Đọc sách

"Tuyn tp Chân dung Văn hc Ngh  thut & Văn hóa"

của Ngô Thế Vinh

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

        Vài tuần trước đây anh Hân gửi cho tôi một quà tặng, nói là của anh Ngô Thế Vinh gửi. Mở bọc giấy ra, tôi thấy quyển sách "Tuyển tập Chân dung Văn học Nghệ  thuật & Văn hóa" , tác giả Ngô Thế Vinh. Sách bán ở Amazon, ấn bản mầu $71.20, ấn bản đen trắng $29 dollars. Hoặc có thể liên lạc với vietecologypress@gmail.com.

Ngô Thế Vinh (Ảnh: Uyên Nguyên)

 

        Thú thật là lâu lắm rồi tôi không đọc sách. Lư do là v́ vợ tôi. Nàng mê đọc sách. Ở nhà đọc sách, du lịch đọc sách, đi cruise cũng đọc sách. Buổi tối ở nhà tuy rằng cả hai vợ chồng  leo lên giường cùng một lúc, nhưng trong khi tôi mơ tưởng đến chuyện ái t́nh Hùng Cường và Mai Lệ Huyền trong phim "Mănh lực đồng tiền" th́ vợ tôi cầm iPad say mê đọc sách hết trang này đến trang khác. Ban đầu th́ tôi c̣n ráng thức chờ đợi, nhưng v́ tôi dậy rất sớm, 4:30, 5:00 giờ sáng nên chỉ trong ṿng 15, 20 phút là tôi mệt quá lăn đùng ra ngủ. 

        Lần đầu tiên thấy nàng đọc quá lâu mà tôi trong t́nh trạng đê sắp vỡ, tôi đă lịch sự không dám nói thẳng với nàng là "Tắt đèn, cất iPad, đi ngủ đi em". Tôi khéo léo đánh Morse code, phất cờ Hải quân làm tín hiệu, đốt khói như người Mọi da đỏ truyền thông tin, đủ mọi cách cố t́nh cho nàng biết thế nhưng nàng vẫn tảng lờ giả điếc không hay không thấy nên từ đó đến nay  tôi đành câm nín tuân theo định luật chuyển động của Newton: nếu vợ không bị chồng chi phối hay khều khều th́ nàng sẽ tiếp tục việc đọc sách, chẳng đế ư ǵ đến chồng.

        Đọc sách do đó ngăn ngừa và cản trở t́nh yêu lâm ly bi đát của hai vợ chồng chúng tôi. V́ đọc sách mà vợ tôi thờ ơ nhiệm vụ quan trọng số Một trong đời sống vợ chồng. V́ thế mà tôi ghét lây ra sách, chẳng buồn đọc nữa.

        Thế nhưng khi mở quyển sách "Tuyển tập Chân dung Văn học Nghệ  thuật & Văn hóa"  lướt qua hơn 400 trang giấy, tôi thích ngay lập tức v́ có nhiều ảnh đen trắng lẫn ảnh mầu. Nó làm tôi ṭ ṃ v́ liệt kê nhiều nhà văn tên tuổi, kèm theo dung nhan mùa Hạ (đích thị là tên tuổi v́ các bậc viết lách ở đây đều vào tuổi già kỳ cựu).

 

 

        Khi nói đến văn học nghệ thuật, văn thi sĩ có điểm bất lợi lớn so với ca sĩ: ca sĩ nổi tiếng hơn. Ảnh hưởng của ca sĩ trải rộng đến khắp các tầng lớp, từ lao động đến trí thức, từ tôn giáo đến chính trị. Một chị người làm ngồi giặt quần áo ban tối không có điện vừa chà quần áo vừa hát: "Phố đêm đèn mờ giăng giăng mầu trắng như mầu đen tắt đèn tối thui...", hoặc anh săi tu ở trong chùa ngồi ngâm nga: "Sao em không đến chiều nay Thứ Bẩy? Sao em không lại đường vắng em đi?...", hay vua Tự Đức hát bài: "Khi vua kéo quân về t́nh cờ gặp một giai nhân..." là một h́nh ảnh rất có thể xảy ra.

        Ảnh hưởng của văn sĩ trong xă hội th́ ngược lại: có giới hạn. Chị Hai bán vịt lộn hay anh Tùng tốt nghiệp kỹ sư chưa chắc là đă đọc  Sau Giờ Giới Nghiêm của Mai Thảo,  Bắt Trẻ Đồng Xanh của Vơ Phiến, Ǵn Vàng Giữ Ngọc của Doăn Quốc Sỹ, Thềm Hoang của Nhật Tiến, hay Tháng Ba Gẫy Súng của Cao Xuân Huy.

        Văn sĩ có thể không có thể nổi tiếng bằng ca sĩ, nhưng các tác phẩm văn chương theo thời gian sẽ trường tồn trong khi nhạc phẩm sẽ biến mất trong kư ức của các thế hệ về sau. Tác phẩm "Anh phải sống" của Khái Hưng và Nhất Linh là một thí dụ. Trăm năm sau nó vẫn c̣n nằm trong kho tàng văn học Việt Nam, trong khi Lệ Quyên có hát "Kiếp cầm ca" hay đến mấy, "khi biết em mang kiếp cầm ca, đêm đêm pḥng trà dâng tiếng hát cho người đời bỏ tiền mua vui, hỏi rằng anh ơi c̣n yêu em nữa không...?" nó cũng sẽ biến mất như những xóm hẻm "Khu văn hóa" ở SàiG̣n.  

        Chính v́ lư do này mà "Tuyển tập Chân dung Văn học Nghệ  thuật & Văn hóa" là một quyển sách giá trị cho văn học Việt Nam, đặc biệt nếu chúng ta nghĩ đến rất nhiều tác phẩm của các nhà văn học thời VNCH đă từng bị chính quyền Cộng sản Bắc Việt ra lệnh thiêu hủy sau khi chiếm miền Nam tháng 4 năm 1975.

        "Tuyển tập Chân dung Văn học Nghệ  thuật & Văn hóa" là một công tŕnh  biên soạn công phu  về 16 nhà văn Việt Nam nổi tiếng thời VNCH cùng tác phẩm của họ, cộng thêm hai nhà khoa học, xếp theo thứ tự năm sinh (danh sách tôi chép ở phần cuối bài viết). Nhà văn Việt Nam nổi tiếng trước 1975 th́ khá nhiều, không thể nào nhớ hay viết cho hết trong một quyển sách, như B́nh Nguyên Lộc, Doăn Quốc Sỹ, Nhă Ca, Trần Dạ Từ, Hà Thúc Sinh, Viên Linh, Túy Hồng, Lê Tất Điều, Phan Nhật Nam, Duyên Anh, Nguyễn Thụy Long, Dương Hùng Cường, Hồ Hữu Tường, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Khắc Khoan...(xin lỗi nếu tôi có để sót tên ai). Đây  chỉ là một số nhà văn tác giả liên hệ nhiều nhất.

        Mỗi biên soạn về một tác giả không những Ngô Thế Vinh cho biết tiểu sử, sinh hoạt đời sống, mà c̣n kèm theo h́nh ảnh chân dung của tác giả, bạn hữu liên hệ, h́nh ảnh sách báo, thủ bút thơ tay, liệt kê tác phẩm, những mẩu chuyện giao dịch văn học & xă hội giữa Ngô Thế Vinh và tác giả. Cộng thêm câu văn ngắn gọn, quyển sách trở nên linh động và lôi cuốn người đọc. Cảm tưởng của tôi khi đọc là sách viết chi tiết, kèm theo tư liệu rất tỉ mỉ; bảo đảm tác giả phải mất một thời gian khá lâu, nhất định là hơn chín tháng mười ngày mới viết và soạn xong sách.   

 

 

        Một đặc biệt hiếm người viết sách nào có thể có là không những Ngô Thế Vinh là một nhà văn, ông c̣n là bác sĩ. V́ thế, trong khi 82 triệu người ở Việt Nam khi chết chỉ v́ một lư do... trúng gió, Ngô Thế Vinh giải thích cho chúng ta biết rơ bệnh t́nh của mỗi tác giả trong sách như thế nào. Chẳng hạn như Nguyễn Xuân Hoàng đau lưng ban đầu tưởng là chỉ "thoái hóa cột sống" nhưng sau này khám nghiệm ra là bị một căn bệnh hiếm khác: sarcoma ở sống lưng, hay Đinh Cường bị prostate cancer ung thư tuyến tiền liệt nhưng theo bác sĩ Ngô Thế Vinh th́ v́ tiến bộ y khoa nên  thể chữa dễ dàng: có người bị ung thư tuyến tiền liệt lúc 30 tuổi nhưng vẫn sống đến 90. Tôi đọc đến câu này mà thở dài nhẹ nhỏm v́ tuy rằng tôi không bị prostate cancer, tôi bị prostatitis. Cả hai chữ "prostate cancer" và "prostatitis" đều có chữ "prostate", nên trước đây tôi tự cảm thấy ḿnh nên ... run là vừa.

        Có đọc sách này mới biết là các nhà văn thời VNCH đều bị Cộng Sản ghép tội tác phẩm của họ là đồi trụy và ai cũng bị gửi đi cải tạo. Một số chết trong tù, một số vượt biên. Mai Thảo là một trường hợp đặc biệt: ông ta gan lỳ không ra tŕnh diện, trốn chui trốn nhủi trong ṿng hai năm trời, và rồi vượt biên thành công. Trong số người xả thân giúp Mai Thảo trốn, Ngô Thế Vinh nêu ra một người đặc biệt: "phải kể tới Nhă Ca rất can trường, với cả một đàn con, chồng th́ c̣n trong tù, bị canh chừng theo dơi nhưng đă bất chấp hiểm nguy che giấu Mai Thảo trong một căn nhà trên đường Tự Do cho tới khi Mai Thảo đi thoát được như một thuyền nhân tới Mă-Lai".

        Có hai điều thú vị đối với riêng tôi,  tôi chỉ biết khi đọc quyển sách này là:

        Thứ nhất, nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam chống đối chính quyền Ngô Đ́nh Diệm nên bị bắt bỏ tù (theo Wikipedia, Nhất Linh ủng hộ Đại Tá Nguyễn Chánh Thi và Trung Tá Vương Văn Đông đảo chính nhưng cuộc đảo chính thất bại). Đến ngày ra ṭa xử th́ Nhất Linh uống độc dược quyên sinh, viện lư do không một ai ngoài lịch sử mới có thể xử ông. Ông tự vẫn vào ngày 7-7-1963, sau khi Thượng Tọa Thích Quảng Đức tự thiêu, cũng v́ lư do chống chính quyền Ngô Đ́nh Diệm.

        Thứ hai, theo sách "Tác giả Việt Nam" của Lê Bảo Hoàng sưu tập, ba họa sĩ vẽ tranh và tŕnh bày b́a sách nhiều nhất ở hải ngoại là Khánh Trường, Đinh Cường, và Nguyên Khai. Tôi đă có dịp đến nhà Khánh Trường và được anh cho xem tranh anh vẽ. Nhờ sách này mà tôi được biết thêm vài tranh vẽ tuyệt đẹp của hai họa sĩ kia, Đinh Cường và Nguyên Khai.

 

 

        Những nhà văn nổi tiếng đều là những người có công đóng góp cho nền văn học Việt Nam. Trong khi họ viết những bài đầu tay gửi đăng báo th́ tôi nằm trên gác ê a "Cho tôi được một lần nh́n em trong pḥng tắm, được một lần nh́n em cởi soutien...", "Ước ǵ nhà ḿnh chung vách, anh khoét tường anh đến với em...". Trong khi họ đă có tác phẩm in thành sách th́ tôi ngồi trong rạp Đại Đồng trên đường Cao Thắng xem phim "For A Few Dollars More" với Clint Eastwood,

 

 

Soleil Rouge" với Alain Delon và Charles Bronson,

 

hay "Đường Sơn Đại Huynh" với Lư Tiểu Long.

 

 

Trong khi họ ngồi trong tù cải tạo v́ tác phẩm của họ bị loại vào hạng đồi trụy th́ tôi mê say được lái xe trên freeway nơi xứ Mỹ. Phải có những người khác, trong nước hay hải ngoại, tiếp tục cầm đuốc nối tiếp họ đóng góp vào kho tàng văn học của nước nhà.  

        Một sự thật lư thú mà sách này chứng minh: văn thi sĩ thường là người Bắc hay người Trung. Trong 16 tác giả th́ 8 là người Bắc, 7 là người Trung, chỉ có 1 là người Nam (vợ chồng hai nhà văn Trần Dạ Từ & Nhă Ca cũng là một miền Bắc, một miền Trung, không có miền Nam). Lư do dễ hiểu là khác với miền Nam có đất ph́ nhiêu trồng trọt, có sông lắm nhánh để bắt cá, người miền Bắc và miền Trung nghèo khó cạp đất mà ăn. Có khổ th́ mới có động cơ viết lách.

        Tôi tuy là người Bắc nhưng sinh trong Nam nên miền Nam có một cảm t́nh đặc biệt trong tâm khảm tôi. Chúng ta không thể nào để miền Nam thua xa hai miền Bắc, Trung như thế. Chúng ta phải áp dụng chính sách đổi mới để đào tạo nhân tài người miền Nam. Tôi đề nghị các phụ nữ  miền Nam khi có bầu sắp sinh th́ nên ra Bắc sinh con ở chợ Long Biên, Hà Nội, hay sinh con ở dăy Trường Sơn nơi dù là Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, cả hai nơi đều đất cày lên sỏi đá. Chẳng chóng th́ chầy những đứa bé gốc Nam Kỳ này sẽ được Bắc Kỳ hóa, Trung Kỳ hóa, để rồi trở thành những nhà văn miền Nam lỗi lạc.

        Trước khi liệt kê danh sách 18 người trong sách, tôi xin vắn tắt chép lại tiểu sử tác giả Ngô Thế Vinh - cũng là một nhà văn kỳ cựu -  từ sách "Tác giả Việt Nam" của Lê Bảo Hoàng:

        Ngô Thế Vinh: sinh năm 1941 ở Thanh Hóa. Y Khoa bác sĩ. Y sĩ trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Sang Hoa Kỳ sau 1975. Định cư ở Long Beach. Hành nghề bác sĩ và giảng huấn tại một bệnh viện miền Nam California.

        Tác phẩm đă xuất bản:  Mây Băo (1963), Bóng Đêm (1964), Gió Mùa (1965), Ṿng Đai Xanh (1971), Mặt Trận Ở SàiG̣n (1996), Cửu Long Cạn Ḍng Biển Đông Dậy Sóng (1999), The Green Belt (2004), The Battle of SaiGon (2005), Mekong Ḍng Sông Nghẽn Mạch (2007)… 

        Và sau đây là danh sách những tác giả trong sách:    

        1. Mặc Đỗ (1917-2015):  Tên thật Đỗ Quang B́nh. Sinh ở Hà Nội. Mất năm 98 tuổi tại Austin, Texas.

        2. Như Phong (1923-2001): Tên thật Lê Văn Tiến. Sinh ở Bắc Việt. Sang Mỹ năm 1994. Mất năm 78 tuổi tại Fairfax, Virginia.

         3. Vơ Phiến (1925-2015):  Tên thật Đoàn Thế Nhơn. Sinh ở B́nh Định. Mất năm 90 tuổi ở Santa Ana, California.

        4. Linh Bảo (1926-    ): Tên thật Vơ Thị Diệu Viên. Sinh ở Huế. Hiện sống ở Nam California

        5. Mai Thảo (1927-1998):  Tên thật Nguyễn Đăng Quư. Sinh ở Nam Định. Sang Mỹ năm 1978. Mất năm 71 tuổi ở Santa Ana.

        6. Dương Nghiễm Mậu (1936-2016):  Tên thật Phí Ích Nghiễm. Sinh ở Hà Đông. Mất năm 80 tuổi ở SàiG̣n.

         7. Nhật Tiến (1936 -    ): Tên thật Bùi Nhật Tiến. Sinh năm 1936 ở Hà Nội. Sang Mỹ 1980. Hiện sống ở Nam California.

        8. Nguyễn Đ́nh Toàn (1936-       ):  Sinh ở Bắc Ninh.  Sang Mỹ năm 1998. Hiện sống ở Nam California.

        9. Thanh Tâm Tuyền (1936-2006):  Tên thật Dzư Văn Tâm. Sinh ở Nghệ An. Sang Mỹ năm 1993. Mất năm 70 tuổi ở Saint Paul, Minnesota.

        10. Nguyễn Xuân Hoàng (1937-2014): Sinh ở Nha Trang. Sang Mỹ năm 1985. Mất năm 77 tuổi ở Bắc California.

        11. Hoàng Ngọc Biên (1938-    ):  Sinh ở Quảng Trị. Sang Mỹ năm 1991. hiện cư ngụ ở San Jose, California.

        12. Đinh Cường (1939-2016):  Tên thật Đinh Văn Cường. Sinh tại B́nh Dương. Sang Mỹ năm 1989. Mất năm 77 tuổi ở Virginia.

        13. Nghiêu Đề (1939-1998): Tên thật Nguyễn Tiếp. Sinh ở Quảng Ngăi. Mất năm 59 tuổi ở San Diego, California.

        14. Nguyên Khai (1940-      ):  Tên thật Nguyễn Phước Bửu Khải. Sinh tại Huế. Sang Mỹ năm 1981. Hiện cư ngụ ở Nam California.

        15. Cao Xuân Huy (1947- 2010):  Sinh ở Bắc Ninh. Sang Mỹ năm 1983. Mất năm 63 tuổi ở Nam California.

        16. Phùng Nguyễn (1950-2015): Tên thật Nguyễn Đức Phùng. Sinh ở Quảng Nam. Sang Mỹ năm 1984. Mất năm 65 tuổi ở Maryland, Hoa Kỳ.

       

hai nhà khoa học:

         1. Giáo sư Bác sĩ Y khoa Phạm Biểu Tâm (1913-1999): Sinh ở Huế. Mất năm 86 tuổi tại Hoa Kỳ.

 

 

        2. Giáo sư Khoa học Phạm Hoàng Hộ (1929-2017):  Sinh ở Cần Thơ. Mất năm 88 tuổi ở Montreal, Canada.

 

 

Nguyễn Tài Ngọc

December 2017

http://saigonocean.com/index.php/en/