Du lịch Âu Châu

Phần 1: Paris

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

 

          Chúng tôi đi cruise nhiều lần, nhưng tất cả khởi hành từ Mỹ: từ Seattle xem Alaska; từ Los Angeles xem Mexican Riviera phía Tây của Mexico; từ Miami hay Fort Lauderdale của tiểu bang Florida xem vùng biển Caribbean. Chưa bao giờ đi cruise Âu Châu nên vào ngày Thứ Bẩy 6 Tháng 5, tôi đặt cruise đi một tuần khởi hành và chấm dứt vào ngày 13 Tháng 5 ở Venice, Italy.

 

          Sang Venice mà không ghé Paris để vợ có dịp thăm bạn là tội lăng tŕ, tru di tam tộc. Chuyến cruise này không ghé Rome, không ghé ṭa nhà nghiêng nổi tiếng ở thành phố Pisa, Italy, nên lần này tôi phối hợp cuộc du lịch đến nhiều nơi. Tôi đi trước ngày cruise một tuần, đến ở Paris ba đêm và Venice ba đêm. Sau đó đi cruise một tuần. Khi trở lại Venice, chúng tôi bay qua Rome ở thêm hai đêm rồi bay về Los Angeles. 

 

          Càng ngồi lâu trên máy bay hạng ghế phổ thông càng là một cực h́nh cho những người có tuổi tác. Chuyến bay Paris của tôi không bay thẳng, ngừng   Philadephia ba giờ.

 

Philadelphia, nơi khởi sinh Hoa Kỳ

 

          Năm tiếng từ Los Angles đến Philadephia rồi bẩy tiếng từ Philadelphia đến Paris, tổng cộng là mười hai giờ bay. Quá ư là lâu lắc. Buồn là sau khi tôi ngủm củ tỏi th́ có lẽ ba mươi hay bốn mươi năm nữa nhân loại mới phát minh ra phi cơ dân sự đi như taxi bắn một phát đùng bay ra quỹ đạo rồi đáp xuống Paris trong vài giờ đồng hồ để đi máy bay không c̣n là một cực h́nh oằn oại.

 

          Ngoại trừ hăng hàng không Virgin America với phi cơ mới toanh, có monitor với đủ loại phim và chương tŕnh TV cho khách xem và các cô cậu tiếp viên trẻ tuổi, tôi ghét đi hăng máy bay Mỹ như United Airlines hay American Airlines. Phi cơ không có TV xem; các tiếp viên nhiều người tuổi già hơn Tam Tạng, mập ph́ di chuyển khó khăn; nhan sắc họ thật là đổ nước nghiêng thùng. Tôi nghĩ Mỹ phải ban lệnh mới cấm trẻ em trên 50 tuổi hành nghề tiếp viên hàng không.

 

          Phi cơ đáp xuống phi trường Charles De Gaulle 8 giờ sáng Chủ Nhật. Tôi đến Paris sáu, bẩy lần. Những năm đầu tiên tôi chê bai CDG quá cỡ thợ mộc v́ phi trường chật hẹp cũ kỹ, cảnh sát Immigration làm việc lâu lắc, thế nhưng lần này tôi thấy rơ ràng người Pháp có một tiến bộ nhẩy vọt. Khu vực phi trường đă tân trang, thoải mái hơn xưa. Cảnh sát Immigration Pháp làm việc như sao xẹt, dù rằng hàng đợi thật dài nhưng họ xét rất nhanh, trong tích tắc vài giây đă đóng dấu passport rồi trả lại cho tôi. Nhanh đến nỗi sau khi qua Immigration, tôi chờ một thời gian rất lâu hành lư mới đến.

 

          Bây giờ th́ tôi thay đổi ư kiến: cảnh sát Immigration khó chịu thứ nh́ trên thế giới không c̣n là Pháp mà là Hoa Kỳ. Khó chịu thứ nhất, và không bao giờ mất ngai vẫn là công an cửa khẩu Việt Nam.

 

          Vợ tôi có một người anh ở Paris. Anh ấy ra đón chúng tôi ở phi trường, đưa về Hotel Park Hyatt ở trạm Porte Maillot, ngay building Le Palais des Congrès. Nga, bạn thân của vợ tôi làm việc gần l’Arc de Triomphe cách đây chỉ 15 phút đi bộ nên hai lần đi Paris vừa rồi, chúng tôi ở khách sạn này. Chỉ mới 9 giờ sáng mà họ đă có pḥng, và một điều tôi không ngờ trước là họ upgrade chúng tôi lên ở tầng thứ 21 với view của tháp Eiffel. Lần này đi Paris tôi đă dự định lên ṭa nhà Montparnasse chụp h́nh bao quát thành phố  nhưng bây giờ th́ khỏi tốn 20 Euro nữa. Trong ba ngày kế tiếp, nằm trên giường ngủ tôi cũng thấy tháp Eiffel tỏa sáng ánh đèn khi trời tối. Thật không c̣n ǵ romantic bằng!

 

                   ban đêm ở Paris,

                   chưa bao giờ t́nh thế,

                   ôm chặt anh đi em,

                   ḿnh vào cơn mê ly…

 

 

 

 

          Việc đầu tiên của tôi ở Paris là đi thăm cựu Đại Tá Chỉ Huy Trưởng trường Quân Y,  Bác Hoàng Cơ Lân. Qua bài viết, tôi có dịp quen biết ông khoảng ba, bốn  năm trước đây. Sang Paris mà không gặp Bác sĩ Lân là bị phạt trọng cấm 30 ngày ở Khám Chí Ḥa nên tôi rất vui mừng khi ông báo cho biết là không đi đâu chơi xa trong thời gian tôi đến.

 

          Lần này cả hai vợ chồng tôi đều đi v́ hai năm trước đến Paris tôi một ḿnh đến thăm, ông không có dịp gặp vợ tôi. Hai năm trước ông mời tôi ra tiệm trước nhà ăn trưa, nhưng lần này th́ ông đề nghị món ăn khác mà chỉ có người Việt mát dây thần kinh mới ngu xuẩn từ chối: phở gà do vợ ông nấu (thật là ngon).

 

 

Với Bác sĩ Cựu Đại Tá Chỉ Huy Trưởng trường Quân Y Hoàng Cơ Lân và bà Lân

 

          Hẹn ông 11 giờ sáng nhưng tôi đến sớm 10 giờ v́ vợ tôi hẹn gặp bạn bè ở Paris. Tôi vẫn chưa quên đường đến nhà. Khi ông ra mở cửa, tôi rất vui mừng v́ mặc dù đă ngoài 80, ông vẫn khỏe, nói năng lưu loát không khác ǵ lần đầu tôi gặp ông hai năm trước.

 

          Chuyện hi hữu là tôi gặp ông đúng vào ngày 30 tháng 4, ngày lịch sử 42 năm trước miền Nam rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt khiến cả triệu người hy sinh mạng sống đi t́m tự do ở các quốc gia phương Tây. Kể từ ngày đó, cả hai bên đều kỷ niệm. Bên Cộng Sản Bắc Việt vinh quang ngày thắng trận. Bên VNCH bùi ngùi nhớ lại cảnh thua trận thương đau. Ngày 30-4-2017 hôm nay bên kia bờ đại dương Cộng Sản Việt Nam ăn mừng ngày lễ nghỉ. Ngày 30-4-2017 hôm nay ở Paris tôi gặp vị cựu Chỉ Huy Trưởng trường Quân Y, một quân nhân đại diện cho chính thể VNCH. Không cần một lời diễn tả, không cần một tiếng nói nhắc lại dĩ văng xa xưa, tôi biết chắc ông cũng như tôi âm thầm nhớ lại một thời kiêu hùng trăm ngh́n binh lính miền Nam đă đổ máu bảo vệ cho sự sống c̣n của tất cả người dân sống trong tự do từ vĩ tuyến thứ 17 trở xuống.

 

          Trước chuyến đi, tôi có hỏi là ông có bận rộn đi tham dự biểu t́nh vào ngày 30-4 hay không. Ông trả lời hầu như năm nào cũng đi, nhưng năm nay v́ tôi đến thăm nên ông sẽ ở nhà để gặp tôi.  Lời nói chân t́nh của một vị huynh trưởng từng lănh đạo trong quân đội VNCH dành cho tôi làm tôi cảm động, nhất định sẽ không giữ ư tứ của người Bắc phải dè dặt khi được mời ăn, tôi sẽ xin bà Lân ăn hai hay ba bát phở chứ không phải chỉ một mà thôi.

 

          Cuộc đàm thoại đưa chúng tôi về chuyện xưa tích cũ. Ông kể nhờ một người bạn cố vấn Mỹ can thiệp, một ngày cận kề 30-4-1975, Trưởng ban T́nh báo CIA Hoa Kỳ ở Việt Nam, Thomas Polgar, hẹn gặp ông tại Cercle Sportif ở vườn Tao Đàn. Ông được Polgar cho biết là về nhà soạn hai valise, đưa gia đ́nh đến Tân Sơn Nhất để được di tản. Ông và tôi cùng rời SàiG̣n trong hoàn cảnh bất ngờ không nghĩ rằng ḿnh sẽ được đi, cùng trong thời gian ngắn hẹp đột ngột, cùng được di tản sang Hoa Kỳ.

 

          Nhưng khác với tôi định cư tại Mỹ, v́ bằng cấp bác sĩ của ông được Pháp chấp nhận nên sau khi ở Hoa Kỳ ba tháng, ông sang Pháp hành nghề bác sĩ cho đến lúc về hưu nhiều năm trước đây.

 

          Cuộc hội ngộ của chúng tôi ngắn gọn chỉ hai giờ đồng hồ v́ tôi c̣n phải tháp tùng vợ tôi gặp bạn. Nga và Mai đă lái xe đến chờ ở ngoài. Ông nhất định đưa tiễn chúng tôi ra tận ngoài đường. H́nh ảnh ông đứng vẫy tay tạm biệt làm tôi liên tưởng đến lần đầu tiên tôi đi học tiểu học, bố tôi dẫn tôi đến lớp rồi đứng bên ngoài vẫy tay chào con, và lần đầu tiên tôi vẫy tay chào tạm biệt con gái tôi khi đưa nó đến ở apartment đi học xa ở University of San Diego cách nhà hơn ba tiếng lái xe. H́nh ảnh đó thể hiện t́nh yêu thương mật thiết của bố dành cho con, của ông dành cho tôi. Cả hai lần năm xưa tôi đều bật khóc v́ quá mủi ḷng: khi bố tôi vẫy tay chào tôi ra về, và khi tôi vẫy tay chào con gái tôi ở lại. Ngày bố tôi vẫy tay chào tôi tôi chỉ mới là cậu bé 6, 7 tuổi. Năm mươi năm sau, nỗi xúc động t́nh cảm dễ dàng thể hiện trong tôi vẫn không thay đổi: hai giọt nước mắt lăn tṛn trên má tôi lúc nào không biết khi xe lăn bánh bỏ ông ở lại đứng vẫy tay chào tạm biệt.

 

 

          Vợ tôi có nhiều bạn thân ở Paris, xưa học chung Trung học Regina Paris. Nga (với em là Mai) và Trâm Anh là một trong những người bạn thân đó. Lúc nào hai cô - và Ngọc Lan - cũng sốt sắng gặp vợ tôi và chở nàng đi đó đây.

 

Nga, Mai, Trâm Anh, và vợ tôi

 

L’Arc de Triomphe

 

Với Cúc, bạn Loan

 

          Hôm nay chúng tôi ăn trưa ở một tiệm ăn trên đường Champs-Élysées. Mặc cho một tên khủng bố điên Isis vừa mới nă súng giết chết một lính Pháp mới một tuần trước (nơi anh ta chết bây giờ đầy hoa tưởng niệm dân chúng để phân ưu), con đường Champs-Élysées đông đảo người qua lại, du khách lẫn người địa phương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          Mỗi lần quân khủng bố tấn công thành phố nào là nơi đó bị thiệt hại về kinh tế: khách không dám đến viếng thăm v́ sợ chết. Theo tôi, chết th́ ở đâu cũng chết, nhất là nếu kiếp trước ḿnh là tướng cướp th́ bây giờ có ở nhà, một ngày đẹp trời ra đường đạp cứt chó ngă vỡ sọ cũng chết. Chúng ta không nên để quân khủng bố điều khiển, đe dọa, hay ảnh hưởng đời sống ḿnh mà vẫn nên sinh hoạt b́nh thường. Trường hợp của tôi th́ sống đă đủ nên chết lúc nào cũng chẳng sao. V́ thế trong chuyến đi chơi lần này, đêm nào tôi cũng nài nỉ xin vợ tôi cho tôi chết.

 

          Chiều nay Chủ Nhật con trai của anh của vợ tôi ở Paris tên là Vincent nghỉ không đi làm nên cậu ta cũng ăn trưa với chúng tôi. Sau đó, Vincent nói biết là tôi đă đi xem hết Paris nên có lẽ c̣n một nơi tôi chưa xem là những con đường shopping xưa trần nhà lợp bằng kính, cậu ấy muốn dẫn tôi đi xem. Hai chúng tôi thật là thần giao cách cảm v́ chính tôi cũng muốn đi xem một khu như thế trong chuyến đi Paris này, chẳng hạn như Passage du Grand-Cerf. Lượt đi chúng tôi lấy Metro, nhưng lượt về  Vincent muốn cho tôi xem một thứ lạ khác ở Paris: mướn xe hơi chạy bằng điện. Paris là thành phố đầu tiên có ư kiến cho du khách mướn xe đạp với trạm ngừng khắp nơi, khách có thể mướn chỗ này trả nơi khác. Bây giờ họ cho mướn cả xe hơi, gọi là autolib’. Hệ thống cho mướn như mướn xe đạp. Khách chỉ để thẻ vào máy, lấy xe lái đi rồi trả nơi nào cũng được. H́nh như giá mướn tính từng nửa giờ. Nhiều người ở Paris không mua xe hơi v́ tiền mua lẫn tiền mướn parking đắt đỏ. Có xe hơi điện để mướn chỉ khi nào cần th́ rất tiện dụng cho giới người này.

 

 

 

 

 

 

          Nói đến shopping, ai muốn biết dân Trung Cộng giầu đến đâu th́ cứ đến những cửa hàng ví hiệu đắt tiền như Chanel hay Louis Vuitton ở Paris. Ở Mỹ, thành phố lớn nào cũng có hằng hà sa số những tiệm sang trọng này, bước vào mua lúc nào cũng được v́ vắng khách. Tiệm Louis Vuitton ở Beverly Hills c̣n dụ tôi mua một ví cho hai ly chè chuối mà tôi có thèm vào mua đâu? Thế mà ở Paris, muốn mua là phải xếp hàng dài thườn thượt. Nh́n ba bức h́nh tôi chụp dưới đây, một ở tiệm Louis Vuitton trên đường Champs-Élysées, và hai   tiệm Chanel bên trong và bên ngoài Galeries  LaFayette, những người sắp hàng đợi đến lượt ḿnh vào mua toàn là dân tóc đen Trung Quốc (thiểu số là người Nhật)! Vincent nói với tôi là dân Tầu vào LaFayette shopping đông quá, họ mở luôn một tiệm chỉ bán cho người Tầu! 

 

Tiệm Louis Vuitton trên đường Champs-Élysées

 

 

 

Tiệm Chanel bên trong và bên ngoài Galeries LaFayette

 

          Tối hôm nay Trâm Anh dẫn chúng tôi đến một nhà hàng vừa ăn tối, vừa nghe nhạc ở phố Tầu Quartier Treisième. Tôi đă có dịp đến đây một, hai lần. Lần này th́  một anh chơi nhạc sống, phần đầu người ta lên hát karaoke, phần cuối có ca sĩ thứ thiệt Trâm Anh lên hát hai bài,và cô ca sĩ số một Paris Thanh Thanh hát liên tục đến khi chấm dứt.

 

 

 

          Nhận xét đầu tiên của tôi về buổi ca hát tối nay là tôi chưa bao giờ ăn ở một nhà hàng với nhiều người Việt già cú đế nhiều như thế, và thứ hai là tôi cũng chưa bao giờ nghe thợ-hát-hay-hát-nhất-định-dở-hơn-hát-hay hát Karaoke lạc tông, lạc giọng quá kinh khủng (trừ hai ca sĩ thứ thiệt Trâm Anh và Thanh Thanh). Những ca sĩ Karaoke với ước mộng thầm lén được nổi tiếng này có lẽ là hội viên của hội “Những người già trước khi ra đi muốn để lại đời nhiều tiếng xấu”. Họ không biết rằng chính v́ họ mà quân khủng bố Isis muốn tiêu diệt Paris!

 

Trâm Anh

 

Thanh Thanh

 

          Sáng hôm sau trong lúc các cô sửa soạn tập họp tôi có dịp lang thang đi Metro chụp h́nh. Cảnh vật Paris với tôi quá quen thuộc như tôi đă từng sống ở đây. Paris với tôi như một người t́nh không bao giờ cưới, thỉnh thoảng vài năm tôi có dịp đến thăm. Nàng vẫn lộng lẫy, vẫn thơ mộng mỗi lần gặp nhau, nhưng thà chúng tôi sau đó xa nhau mang nhung nhớ măi trong tâm trí c̣n hơn là kết bạn trăm năm để rồi về nhà cả hai tá hỏa tam tinh khám phá bao nhiêu là thói xấu của người t́nh trong mộng.

 

 

 

 

 

 

 

Ổ khóa gần cầu Le Pont Neuf

 

 

Notre Dame

 

Louvre

 

 

 

          Paris đầy dân Gypsies móc túi, cướp giật, lường gạt  nên du khách đến đây phải cẩn thận: passport để ở nhà, chỉ mang copy theo. Các cô không nên mang ví hiệu,  mang ví rẻ tiền nhất. Luôn luôn cảnh giác người chung quanh muốn đến gần sát ḿnh. Lần này đi metro, tôi vào một toa chật đầy người nên đứng, tay cầm cột xe điện. Một thiếu phụ trạc 45 tuổi người Trung Đông đứng trước mặt tôi bỗng dưng đổi vị trí tay cầm, ra đứng sau lưng tôi khi xe điện chạy. Chỉ vài giây sau đó, tôi cảm thấy ngay một bàn tay thọc vào túi quần bên trái. Trong túi quần đó, tôi để bản đồ Paris gấp lại dầy cộm, trông bên ngoài không khác ǵ ví đàn ông. V́ thế người này tưởng bở định móc túi tôi. Tôi lấy tay trái đập vào bàn tay thọc vào túi tôi và theo hướng bàn tay ăn cắp nh́n lên mặt: chính là bà đứng sát bên tôi. Thấy tôi trừng mắt, bà ta vội vàng xuống toa khi xe điện ngừng ở trạm kế tiếp (nếu bà ta có móc được ví của tôi th́ cũng sẽ thất vọng năo nề: rút kinh nghiệm bị móc túi mất vài trăm Euro những năm trước, bây giờ sang Paris tôi chỉ mang một trăm ngh́n tiền bác Hồ trong ví).

         

          Một tṛ dụ tiền tôi thấy lần đầu tiên trong chuyến đi Paris này: hai lần những thiếu niên trẻ ở ngoài đường, một lần nam, một lần nữ, trên tay cầm giấy trắng có vài chữ kư xin tôi kư chống nạn cần-sa ma-túy và xin tôi cho tiền ủng hộ việc chống ma-túy. Tôi không biết ở Âu Châu th́ sao chứ ở Mỹ cũng có những người đứng ở trước chợ búa xin chữ kư cho một đạo luật mới. Ở cấp tiểu bang, một người có thể đưa ra đạo luật mới của ḿnh cho dân chúng của cả tiểu bang bầu cử biểu quyết chấp thuận hay không. Thế nhưng để tránh hỗn loạn triệu công dân đưa ra triệu đạo luật vào ngày bầu cử, luật pháp tiểu bang đ̣i hỏi đạo luật đó phải có chữ kư của vài trăm ngh́n người có quyền đi bầu ủng hộ. Việc này đ̣i hỏi rất nhiều tiền v́ phải mướn người đứng khắp nơi xin chữ kư. Chữ kư đó phải là của một công dân có quyền đi bầu nên khi kư tên, một người phải viết xuống địa chỉ nhà ḿnh cho họ kiểm soát có gian lận hay không.

 

          Khi những thanh thiếu niên Gypsies trẻ xin tôi chữ kư, tôi biết ngay là một tṛ xin tiền giả mạo:  rất vô lư khi tôi là người ngoại quốc mà chữ kư của tôi hiệu lực trong việc hành chánh của một quốc gia khác, và họ chẳng hỏi han ǵ căn cước của tôi. Do đó, cả hai lần tôi đều trả lời không. Một hôm đứng trước Shopping LaFayette, tôi thấy một cô bé độ 16 tuổi giở đúng tṛ đó và sắp sửa thành công khi anh chàng người Nhật móc bóp lấy ra tiền giấy lẫn tiền cắc, nhưng đưa cho cô ta tiền cắc, 1 hay 2 Euro. Cô này tham, không chịu lấy tiền cắc mà chỉ vào tiền giấy ra hiệu anh ta đưa cho ḿnh. Tôi la lên “No” đủ để cho anh ta nghe, và vẫy tay bảo anh ta đừng cho tiền. Thấy có tôi can thiệp, cô ta bèn bỏ đi nơi khác.

 

 

 

Trocadéro, phần cuối của khu công viên tháp Eiffel 

 

          Trưa hôm nay đầy đủ các cô gặp nhau. Ngoài Trâm Anh, Nga và Mai, có Thu Hương từ Texas đến từ chiều hôm qua, và Ngọc Lan, Diễm Trang ở Paris cũng đến. Hai cô ở Mỹ, năm cô ở Paris. Chúng tôi ăn trưa ở Bistro Romain trên đường Champs-Élysées. Định ngồi ngoài đường nhưng gió thổi quá lạnh nên tất cả vào nhà lên lầu. Vợ tôi tính t́nh hiền hậu nên đi đến đâu cũng có bạn khắp nơi, trong khi tôi là người khó chịu nên đến thành phố nào, quốc gia nào, cũng sầu muôn thuở hát bài “Đời tôi cô đơn nên đi đâu chẳng ai mong”.

 

 

 

 

 

 

          Các cô tṛ chuyện vui vẻ cả giờ đồng hồ cho đến lúc trả tiền th́ chỉ v́ tranh giành nhau mà suưt tí nữa đă có huynh muội tương tàn, máu nhuộm băi Thượng Hải. Cuối cùng mọi người đồng ư kư kết Hiệp Định Genève biểu quyết người nào có chức tước Cộng Sản to nhất sẽ trả bill. Thế nhưng quyết định này cũng bù trớt v́ không ai quen thuộc với hệ thống quân giai của Cộng Sản, ai quyền hành hơn ai: Đồng chí Thủ Tướng? Đồng chí  Chủ Tịch đảng? hay đồng chí Bí Thư đảng?   

 

 

 

Những ảnh này tôi bắt chước chụp các cô giống như The Beatles đi bộ băng ngang đường Abbey Road ở England.    

 

 

 

 

 

 

          Một thành phố du lịch có xinh đẹp đến đâu, có thơ mộng đến đâu cũng không để lại cảm t́nh sâu sắc trong ḷng người bằng một thành phố có bạn bè hay gia đ́nh thân thuộc. Paris do đó lúc nào cũng đem niềm vui đến vợ chồng chúng tôi v́ không ǵ quư hơn có những giây phút tiêu khiển với bạn bè thân thuộc khi trong đời sống hằng ngày, mỗi người sống xa nhau cách đại dương.

 

 

 

 

Sacré Coeur

 

          Bốn giờ rưỡi sáng ngày Thứ Tư 3-May-2017, vợ chồng tôi gọi taxi đến phi trường Orly bay đi Venice chuyến 7 giờ sáng. Tháp tùng chúng tôi có Thu Hương và anh Sơn, cả hai là dân Mỹ từ Houston.

 

          Chưa bao giờ đến Venice trong đời, tôi sắp sửa khám phá nỗi bất ngờ to lớn là có một thành phố thơ mộng, xinh xắn hơn Paris.

 

 

Venezia (thành phố Venice, tiếng Ư)

 

 

 

 

Kỳ tới : Venice, Italy

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://saigonocean.com/index.php/en/

May 2017