Vợ gặp bạn ở Orange County

Nguyễn Tài Ngọc

https://saigonocean.com/index.php/en/

 

 

Tôi nhớ khi c̣n bé cấp tiểu học học rất nhiều ca dao tục ngữ về cách làm người. Nói về đoàn kết th́ có nhiều câu như:

Một con ngựa đau, cả tầu không ăn cỏ.

 

Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên ḥn núi cao.

 

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

 

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

 

Thiếu cơm thiếu áo chẳng màng,

Thiếu t́nh đoàn kết, xóm làng không vui

       

Thế nhưng nhờ có cơ hội ra nước ngoài sinh sống mà tôi khám phá ra bộ mặt thật của những người ăn nước mắm giống tôi. Mặc dù mọi người đều đă học “Đoàn kết th́ sống, chia rẽ th́ chết”, nhưng khi đến tuổi trưởng thành th́ không ai hiểu câu đó: bất cứ hội đoàn người Việt nào ở ngoại quốc sau khi thành lập một thời gian th́ sẽ lộ ra là ai cũng nghĩ ḿnh đúng, tất cả sai hết, và muốn chính  ḿnh -moi- là Chúa tể. V́ thế mà sự đoàn kết tan ră nhanh chóng. Đoàn kết th́ sống, nhưng chia rẽ có lư hơn, không ai muốn hiệp một.

Các câu ca dao do đó cũng thay đổi, không c̣n có nghĩa như tôi học thuở ấu thơ:

Một con ngựa đau, cả tầu ăn hết cỏ.

 

Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại? Kiếm ṃn con ngươi.

 

Bầu  thương lấy bí cùng,

Th́ là động đất, ngh́n trùng may ra.

 

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

An Nam cùng máu, khác xương, khác ḷng.

 

Thiếu cơm thiếu áo chẳng màng,

Thiếu nàng vợ bé th́ chàng không vui.

 

Bạn bè v́ thế mà tan ră, đường ai nấy đi. Từ “bạn” trở thành “thù” không đội trời chung rất nhanh chóng.

Vợ tôi tính t́nh hơi khác biệt người thường, nhất định là khác hơn tôi: nàng không để ư đến người khác, không để hành động của người khác làm phật ḷng ḿnh nên có lắm bạn. Tuần vừa rồi vợ tôi có cô bạn tên Thủy ở tiểu bang phía Đông nước Mỹ đến chơi. Thủy học chung với vợ tôi ở Đại học Văn Khoa sau khi các đồng chí “giải phóng” miền Nam. Các bạn cũ hẹn gặp nhau ăn trưa ở khu Việt Nam dưới Orange County, miền Nam California.

Mai (con gái Thủy) và Thủy

 

Mọi người hẹn gặp nhau lúc 11:30 sáng. Chúng tôi đến sớm để đi chợ và mua vài món thức ăn Việt lặt vặt. Trong khi vợ tôi mua sắm th́ tôi đi lang thang hát bài Một ḿnh qua phố của Trịnh Công Sơn: Ϲhiều một ḿnh qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em... Ấy chết, vợ tôi nghe được th́ tôi sẽ bị đày côn đảo, xin hát lại:  Giờ  một ḿnh trong phố tôi t́m khắp chỗ đi xem…”   

 

Sạp bán chạp phô như thế này th́ có khác ǵ Việt Nam?

 

Ngoại trừ vài trái như vú sữa, c̣n không th́ trái ǵ ở Việt Nam cũng có bán ở California: xoài, na, măng cụt, mít, sầu riêng, nhăn, mận, cam, quít, bưởi, đu đủ, dừa… Mười mấy năm trước khi mới có th́ mít giá đắt, thế nhưng bây giờ chợ Mễ khu tôi ở đôi lúc bán hạ giá mít trồng ở Mexico chỉ có $1 dollars/1 kí-lô. Rất ngon và ngọt.

  

Tôi vào chợ xem giá nước mắm khu người Việt bán bao nhiêu v́ chợ Mễ gần nhà tôi bán một chai nước mắm Việt Hương 24 oz (.72 lít) là $11.99. Chợ ở đây bán chỉ có $6.99 dollars. Giá này là hai hiệu người Việt ở Mỹ thường dùng: Việt Hương và Phú Quốc Sư tử bay.

 

C̣n nước mắm hiệu không được ưa chuộng th́ giá rẻ hơn nhiều: $3.99 dollars/1 chai hiệu Phú Quốc Coconut tree:  

 

        Như thế th́ chợ Mễ nơi tôi ở bán chai Việt Hương $11.99 dollars là quá đắt, tương tự như Amazon. Biết được khu người Việt bán nước mắm vẫn không đắt lắm làm con tim tôi vui trở lại.

Nói đến nước mắm, tôi xin ra ngoài đề một tí. Vài anh chị viết email cho tôi, nói tôi nên thử nước mắm hiệu Red Boat, ngon hơn Việt Hương, ngon hơn Phú Quốc, ngon … nhất trần gian. Tôi có đọc loáng thoáng đây đó là nhiều chefs nấu ăn ở Mỹ dùng nước mắm hiệu Red Boat. Riêng tôi th́ xuất thân chân lấm tay bùn, tía em miền Cà Mau, không phân biệt được độ ngon dở của cà-phê, nước mắm, nên với tôi th́ hiệu nào cũng như nhau.

Nước mắm Red Boat đắt tiền: Amazon bán một chai 17 oz (nửa lít) giá $12.95 dollars. Anh chủ nước mắm Red Boat tên Cuong Pham cùng hai cô Tien Nguyen và Diep Tran viết và xuất bản  quyển sách: “The Red Boat Fish Sauce Cookbook”:

 Tien Nguyen là cháu của tôi, đang dạy học ở Đại học USC, Nam California.  Ai đọc tiếng Anh và có tâm hồn nước mắm muốn nấu thử vài món ăn Việt dùng nước mắm Red Boat th́ xin mời đọc. Đây là link của báo Los Angeles Times đề cập quyển sách đó:

https://www.latimes.com/food/newsletter/2022-03-05/red-boat-fish-sauce-cookbook-cuong-pham-tien-nguyen-diep-tran-tasting-notes

Trở lại đề tài, khách ngoại quốc đến khu người Việt Orange County bảo đảm sẽ tưởng ḿnh ở ngh́n năm văn vật đất Thăng Long chứ không phải là nước Mỹ. Muốn đón từ phi trường về khách sạn th́   người Việt đón. Ở khách sạn toàn là người Việt. Sáng ăn điểm tâm tô cháo ḷng với hột vịt lộn, vừa ăn vừa nghe tiếng cải lương văng vẳng phát ra từ pḥng khách số 202. Đọc báo chí, cắt tóc, gửi tiền, đi chợ, ăn uống, tất cả đều là  người Việt, tiếng Việt, thức ăn Việt. McDonald’s,  Pizza Hut, Starbucks nếu cả gan mở tiệm cạnh tranh với hàng quán  Việt Nam ở khu phố người Việt Westminster, Garden Grove, Santa Ana, th́ bảo đảm chỉ có chết đến bị thương.

Cắt tóc đàn ông chỉ có $8 dollars! Con rể Mỹ của tôi cắt tóc ở tiệm Mỹ gần nhà tôi, giá là $25 dollars. Cho thêm tip $5 dollars nữa là $30 dollars. So với tiệm VN $8 dollars th́ tiệm VN quá rẻ!

 

Báo chí 25 cents, kinh Phật miễn phí. Ở Mỹ khỏi cần học tiếng Anh!

 

 

Chỉ có bốn cô Hải Đường, Thu Lan, Mai, và vợ tôi  sống ở miền Nam California đến hôm nay để gặp Thủy. Vài cô khác bận không đến được.  Tôi may mắn rời Sài G̣n tháng 4 năm 1975, không bị kẹt lại vào Đại học dưới chính quyền Cộng Sản nên cũng hơi do dự Đến hẹn lại lên hôm nay với các cô xưa từng bỏ cả năm học sinh ngữ Nga, kể lại chuyện xưa học tiếng Nga các chữ như Mốt-cô-va (Moskva, Moscow), Bôn-sê-vít (Bolshevik), chủ nghĩa Mác-Lênin (Marx-Lenin)…(Để cho những ai không biết, tôi nói ngon thế nhưng xin lưu ư là thời bấy giờ, con cái của  gia đ́nh Ngụy như gia đ́nh tôi th́ làm ǵ được phép vào Đại học).  

Ngày xưa thời đại học mọi người ở lứa tuổi thanh niên thiếu nữ mới bước vào lứa tuổi 20 nên xuân t́nh phơi phới, tràn đầy nhựa sống. Bây giờ th́ ai nấy đều trên sáu bó, người đến trước ngồi trông ra cửa xem kẻ đến sau có ai chống gậy hay chưa. T́nh bạn vẫn c̣n đó, nhiệt huyết vẫn c̣n đó, nhưng sức khỏe suy sụp  trầm trọng. Mọi người không c̣n gánh được mười thùng nước như xưa, không c̣n nhanh nhẹn đi xe gắn máy hai bánh v́ chậm chạp yếu sức thế nào cũng ngă, trừ khi đạp xe vững chắc như xích lô ba bánh.

Địa điểm hẹn là nhà hàng 98 Shabu-Grill Seafood Buffet, 8526 Westminster Blvd, Westminster, CA 92683. Shabu là từ chữ Shabu-shabu, một món ăn lẩu phát xuất từ Osaka, Nhật Bản, vào khoảng thập niên 1950.  

Thủy, Mai, Hải Đường, Thu Lan, Cẩm Loan

 

Anh Hiển (bạn Hải Đường), anh Thành (chồng Mai), anh Nhàn (chồng Thu Lan), và tôi.

 

Tiệm ăn này rất rộng, mỗi một bàn ăn là bốn người với một bếp vỉ nướng để nướng thịt. Lẩu th́ mỗi người có một nồi nước lèo nhỏ dành cho riêng ḿnh, tiện lợi khỏi phiền hà một người bỏ vào gắp ra v́ họ cần sự yên lặng nghỉ ngơi.

Hôm chúng tôi ăn trưa, khách vắng hoe. Tiệm ăn này giống ở Việt Nam ở điểm: không bật máy lạnh!  

 

Mai, Hải Đường, Cẩm Loan, Thủy, Mai (con Thủy)

 

Thịt, tôm, cá, để nướng

 

Rau và seafood bên cạnh để nấu lẩu

 

Ngoài thịt nướng và lẩu th́ c̣n có hai món gỏi,

 

một lô thức ăn khác như ghẹ rang, tôm chiên, thịt nướng, cá, scallop, chả gị…,

 

bốn món ốc luộc với món chem chép. Đủ loại nước mắm để chấm với ốc, bảo đảm ăn xong về nhà v́ quá mặn mà mọi người sẽ lên tăng-xông chết không kịp ngáp:

Chem chép (Tôi chép lại chữ “chem chép” viết trên tờ giấy dán trên món này. Lần đầu tiên từ khi sinh ra đời tôi mới biết con ṣ này gọi là chem chép. Sai hay đúng th́ tôi không biết).

 

Vào bất cứ tiệm ốc và lẩu nào ở đây mua một đĩa ốc, giá ít nhất là $13 dollars. Thành ra chỉ trả gấp đôi giá tiền mà ăn được triệu con ốc, con chem chép, và bao nhiêu là món ăn khác th́ quá rẻ.

 

 

Tráng miệng th́ có trái cây  hai món chè.

 

Giá tiền buffet  $20/1 người/buổi trưa từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, $25/1 người/buổi chiều 7 ngày/buổi trưa Thứ Bẩy&Chủ Nhật.

 

Nước uống họ bán nước mía mua 3 tặng 1. Tôi là người thông minh xuất chúng nên đến lúc trả tiền th́ tôi nói với mọi người là tôi uống ly nước mía thứ tư miễn phí (mua 3 tặng 1), chứ 3 ly kia v́ không đụng đến nên tôi không trả tiền nước mía.

Tướng cướp Bạch Hải Đường

 

Thức ăn ở đây nhiều đến nỗi quân dân cán chính tập trung tối đa vào việc ăn uống, xem việc gặp nhau nói chuyện là một sự phiền toái lớn lao cản trở phe ta đang ở chín từng mây thưởng thức món ăn.

Một tô phở bây giờ giá khoảng $13 dollars nên chỉ trả tiền  gấp đôi $25 dollars cho ăn tối, mà được ăn đủ thứ hầm bà lằng kể cả ốc luộc th́ tôi nghĩ tương đối rẻ.   

Anh Thành

 

 Buổi chiều chúng tôi ghé thăm vợ chồng anh Lê Hân & chị Châu.  Anh Lê Hân là người sáng lập trang mạng Saigonocean.com.  Anh chị dẫn chúng tôi đi ăn ở một tiệm bán thức ăn miền Trung tên V-Land, 16033 Brookhurst, Fountain Valley (kế bên là Quán Mii bán bánh xèo, bánh bèo…cũng ngon và sạch).   

 

Bên trong tiệm V-Land to và rất sạch. Tôi sợ đi nhà hàng Việt Nam v́ người ḿnh ở bẩn, không chú trọng vệ sinh cho lắm. Nước ta xui bị Tầu đô hộ ngh́n năm nên máu ở bẩn của Tầu thấm vào máu An Nam Mít tận xương tủy. Phải chi mà Nhật Bản đô hộ ḿnh th́ bây giờ chắc chắn người Việt không đứng đái đầy đường, nhà cửa sạch sẽ bóng láng như Singapore.

 

Nhà hàng này  bán thức ăn miền Trung. Ai từ trước đến giờ không về miền Trung nghe ca sĩ Duy Khánh hát:   Đă bao lâu rồi không về miền Trung thăm người em. Nắng mưa đêm ngày cách trở giờ xa xôi đôi đường... th́ đến đây. Tuy rằng sẽ không gặp bóng giai nhân nào để thăm người em, nhưng thôi, thưởng thức món ăn miền Trung cho đỡ ghiền vậy.

Bánh bèo với tóp mỡ và nước mắm ngon hết sẩy

 

 

Rời nhà 9 giờ sáng, 9 giờ tối chúng tôi lái xe về nhà. Tối không kẹt xe, chạy một giờ rưỡi là đến nơi. Bạn bè cũ gặp nhau  vui, nhất là đối với du khách ngoài California th́ địa điểm gặp nhau ở miền Nam California rất lư tưởng. Thức ăn, nước uống, chợ búa, hàng quán, không khác ǵ ở Sài-G̣n.

 

 

 

Ngay cả ở vài tiệm ăn b́nh dân, cách dọn bàn đĩa người hầu bàn mang ra đúng số bát đũa cho người trong nhóm rồi mặc khách chia bát đũa cho từng người, và cách ăn nói cộc lốc “Ăn ǵ?”, “Uống ǵ?”, “Khô hay nước?”… cũng không khác ǵ người Việt ở Sài-G̣n (Người nào ở Mỹ một thời gian sẽ quen với cách nói lịch sự của người Mỹ : “Thưa ông”, “Thưa bà”, “Làm ơn”, “Cám ơn”... Con nít ở đây muốn xin cái ǵ mà quên nói chữ “please” kèm theo là bố mẹ sửa ngay là c̣n thiếu nói chữ ǵ?)

Văn Phụng ngày xưa viết bài nhạc “Ghé bến Sài-G̣n” nổi tiếng:

  
Cùng nhau đi tới Saigon

Thủ đô yêu dấu nước Nam tự do

Dừng chân trên bến Cộng Ḥa

Người Trung Nam Bắc một nhà

Về đây chung sống hát khúc hoan ca

 

Nếu ai không về được Sài-G̣n th́ cứ đến miền Nam California. Khu phố Bolsa đóng vai sinh hoạt ở Việt Nam th́ cũng được lắm, không cần bay đến Sài-G̣n xa xôi.   

Về đây gặp nhau tán dóc, ăn uống, đi chơi. Thế nhưng chuyện “về đây chung sống hát khúc hoan ca” th́ xin hậu tính.

 

Nguyễn Tài Ngọc

August 2022

https://saigonocean.com/trangNTN.htm