Buôn dưa lê

Li Th Mơ

 

 

Buôn dưa lê là một trong những tiếng lóng mới ở VN, nói về những người thích lê la đầu làng cuối xóm, nghe và kể chuyện thiên hạ. Trong đó không có liên quan ǵ tới chuyện mua bán dưa lê (là loại dưa Tây, màu vàng, lớn cỡ cái chén ăn cơm). Người ta chỉ muốn nói tắt chữ “lê la”. Ngoài ra người thích lê la nói chuyện c̣n gọi là bà Tám, sau đó tám biến thành động từ. Lại tám nữa rồi!

Tôi mới rời xa VN hơn 20 năm, mà bây giờ khi trở về, tôi không hiểu nhiều tiếng mới khi gặp lại người quen. Đây là những tiếng lóng xuất hiện sau ngày quê hương đổi chủ, chứ thời VNCH cũng có tiếng lóng nhưng không nhiều lắm. Ngày xưa muốn biết được nhiều tiếng lóng Saigon, chúng ta phải t́m đọc truyện của các nhà văn viết về giới du đăng (mà ngày xưa ḿnh gọi là dân anh chị) của nhà văn Duyên Anh, Nguyễn thụy Long. Hay viết về mấy cô bán hoa (là mấy cô gái giang hồ) của nhà văn Nguyễn thị thụy Vũ. Mấy ông đi tới động của cô gái làng chơi để mua hoa. Mà chủ động gọi là má ḿ, thay v́ gọi là tú bà, họ thờ thần bạch mi,  ông tổ của giới buôn hương bán phấn. Như vậy chúng ta thấy họ dùng toàn tiếng lóng, chứ đâu có nói huỵch toẹt ra đâu.

Tiếng lóng có loại tiếng lóng sang của những người trong giới văn nghệ, trí thức, và tiếng lóng b́nh dân. Vốn liếng tiếng lóng mà tôi biết trước kia thời VNCH không nhiều, như: cớm (cảnh sát), mèo hai chân (cô bồ là gái giang hồ)...

Ngay sau ngày tan hàng, dân Saigon mới biết chữ đài, đổng, đạp mấy anh bộ đội nói, khi ra chợ trời t́m mua radio, đồng hồ và xe đạp. Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn chỉ bị kẹt có vài năm, nhưng khi ra hải ngoại viết truyện về mấy anh cán ngố cũng chỉ nghe kể lại, nên ông dùng rất nhiều tiếng lóng mới trong truyện của ông. Có điều bây giờ các tiếng lóng đó đă xưa lắm rồi,bỏ đi tám, không ai dùng nữa. Cái nồi ngồi trên cái cốc, đồng hồ cửa sổ không người lái... Dĩ nhiên mọi chuyện trên đời này đều theo qui luật đổi mới và đào thải của thời gian.

Trong việc xử dụng ngôn ngữ, người ta phân biệt hai cách: văn nói và văn viết. Nói th́ b́nh dân, có thể du di, nhưng khi viết th́ phải đúng cú pháp, nghiêm trang. V́ vậy người nghiêm nghị không bao giờ dùng tiếng lóng khi nói chuyện. Nhất là những người lớn tuổi, đó là điều làm tôi ngạc nhiên khi về thăm nhà ở VN, hỏi về cô cháu ngoại sao không thấy. Cô tôi, một bà lăo thất thập, nói rất tự nhiên: chắc nó đi buôn dưa lê đâu đó. Tôi đang thắc mắc, th́ cô lại nói tiếp: suốt ngày chỉ thích đi tám chuyện thiên hạ, chẳng lo học hành ǵ cả.

Thế là tôi hiểu ngay, tới khi đi chợ, rồi lúc xem truyền h́nh, đặc biệt là trong các phim hài tôi lại càng ngạc nhiên, tiếng lóng dùng rất nhiều. Thật sự nếu xem nhiều chúng ta có thể hiểu, v́ dựa vào hoàn cảnh khi người ta dùng, dù nhiều chữ có nguồn gốc từ phim bộ, như chữ Osin, chữ Tám. Thực sự lúc đầu là danh từ riêng, Osin là tên cô gái giúp việc nhà, Tám là tên một bà thích ngồi lê đôi mách. Sau đó osin vẫn là danh từ gọi người giúp việc (nhà), nhưng tám thành động từ.

Các cô tôi đă già yếu, nên chỉ quanh quẩn ở nhà. Tôi muốn gần gũi với các cô (v́ không có nhiều cơ hội về VN) nên cả ngày cũng chỉ dán mắt vào truyền h́nh, chứ biết làm ǵ cho hết ngày. Bây giờ VN, cả 3 miền Bắc Trung Nam, đều có nhiều đài truyền h́nh riêng với đầy đủ các chương trình, khó mà phân biệt đâu là trung ương, đâu là địa phương. Chỗ nào cũng hấp dẫn người xem (để thu quảng cáo). Người mẫu, ca sĩ tha hồ chạy show mệt nghỉ. Mọi thứ rập khuôn nước ngoài, có khi c̣n nhiều  tới mức lạm phát :Việt Nam Idol, hoa hậu vũ trụ, dạ vũ quốc tế… Nhưng nhiều nhất là phim bộ, v́ dùng nguyên bản, chỉ cần thuyết minh, lồng tiếng. Khỏi tốn tiền kiếm diễn viên, đạo diễn. Tôi phải dùng chữ mới thôi, v́ họ gọi như vậy, ngắn gọn hơn chữ cũ: phim bộ, tấu hài.

Tôi kiên nhẫn im lặng ngồi xem phim, mà xót xa trong ḷng. Phim Đại Hàn quá nhiều, toàn những cảnh bi thương, khóc lóc sụt sùi. Các cô tôi thích xem phim bộ v́ yên lặng hơn hài kịch, tấu hài, người già không cười nổi, nhưng ai cũng yếu tim, xúc động quá cũng không tốt. Tôi không dám có ư kiến, v́ các cô tôi không biết dùng ebook, nghe truyện th́ tai nghễnh ngăng, không có Ipad, đành ngồi xem tivi, chữ được chữ mất, nhưng có c̣n hơn không. Tiền trả cho lệ phí tivi rẻ hơn internet.

Về sau này có quá nhiều cuộc thi hoa hậu, người mẫu, ca sĩ khắp các tỉnh trong toàn quốc. Các cô này là h́nh ảnh mơ ước của nhiều cô gái trẻ, v́ sau đó họ sẽ được mời đóng phim, quảng cáo. Họ sẽ đổi đời thành chân dài, và sẽ thành người t́nh của những ông nhiều tiền lắm của gọi là đại gia. Đôi khi họ c̣n gọi những cô bồ, vợ hờ của mấy ông quan đại gia bằng những tiếng xách mé: gà móng đỏ, xếp các cô vào cùng loại những cô gái ăn sương, gái bán hoa,,buôn hương bán phấn. Ngày xưa các tú bà cần có một cái động, là nơi để hành nghề, nên khi cảnh sát mở chiến dịch bài trừ gái măi dâm, th́ chỉ việc nhào vô xét giấy gái giang hồ. Đọc truyện của các nhà văn thời Pháp thuộc, chúng ta cũng biết gái măi dâm cũng có loại chui là những cô không có giấy phép hành nghề. Nói ra th́ có vẻ kỳ cục, thật sự ra thời Pháp thuộc và thời VNCH, cũng như một số nước bây giờ. Nếu không thể dẹp th́ đành chấp nhận công khai, măi dâm là chuyện đương nhiên có khi xă hội vẫn có nam và nữ. Chỉ có điều nhờ giáo dục con người có ư thức được việc ḿnh làm hay không. Măi dâm, ma túy, hành khất là những tệ nạn của xă hội. Thời Pháp và thời VNCH các cô gái bị bắt để cho đi khám chữa trị bệnh hoa liễu, tránh cho bệnh này lây lan trong xă hội. Ngày xưa thời Cộng Ḥa, bà Huyện Thanh Quan nổi tiếng với câu thơ: nhớ nước đau ḷng con quốc quốc.

Phải bà là phụ nữ nên tên bà được dùng để đặt tên cho bệnh viện chữa cho các cô gái giang hồ: bệnh viện Thanh Quan, nằm ở đường Hồ xuân Hương, Saigon. C̣n các con gà móng đỏ bây giờ có bệnh viện nào lo cho họ không? Thời new technology gái bán hoa không cần động, họ sẽ được điều động bởi một đường dây có bảo kê. Băi đáp của mỗi phi vụ là những nhà nghỉ, đánh nhanh rút lẹ. Tiền trả bây giờ không dùng tiền đồng VN, v́ con số lớn quá triệu, tỉ. Mà hầu như cả nước họ dùng tiền đô, gọi ngắn gọn là Tờ. Mới tinh gọi là mới cứng (v́ tiền cũ bèo nhèo).

Tiếng lóng ngập tràn khắp nơi, học tṛ Tiểu học cũng đă biết, v́ hàng ngày nghe người lớn nói chuyện, c̣n học tṛ lớn th́ khỏi nói. Họ cho rằng nói nhiều tiếng lóng, càng chứng tỏ đẳng cấp, đỉnh cao trí tuệ, không xài những thứ thời thượng.  Ôi thôi, tiếng lóng bây giờ như một cao trào của văn hóa dân gian, mà người ta gọi là quần chúng. Xem tất cả các hài kịch, phim ảnh bạn sẽ thấy người điều khiển, lẫn diễn viên đều nói lung tung, không phân biệt danh từ hay động từ. Chỗ nào cũng dùng tiếng lóng, xem như đó là lối làm cho người ta cười.

Một cậu bé ở trong nhà mà bố mẹ gọi măi không nghe trả lời, rất lâu mới thấy cậu ra. Nghe cha mẹ hỏi, cậu trả lời: con đang ở trong worldcup. Tôi hỏi tại sao nói Worldcup, cậu giải thích Worldcup WC, là cái nhà cầu đó. Thời gian này đang có giải túc cầu thế giới, nên chữ Worldcup rất thông dụng, c̣n WC được ghi chính thức thay cho chữ nhà vệ sinh ở những nơi công cộng. Xem Worldcup, chứ không ai nói ở trong Worldcup. Không cần phân biệt động từ, tĩnh từ, danh từ. Miễn lạ làm người ta cười là ngon lành.

Trở về Mỹ tôi cũng ráng xem một số hài kịch, phim bộ để học thêm tiếng lóng mới. Vui nhất là mấy ông nhà văn hải ngoại viết bài dùng tiếng lóng trong nước, v́ mấy ông này là “dân chữ nghĩa  cũng như cái lọc . Thay v́ lọc nước, mấy ổng “lọc chữ” dùm cho ḿnh, nên đọc bài của mấy ổng yên chí hiểu dễ hơn xem hài kịch. V́ sống trong nước 20 năm, nên chữ vc đă vô trong đầu quá nhiều, khi gặp bạn cũ nhiều người cứ “ chọc ghẹo” tôi xài tiếng mới. Thật t́nh khi nói xong là tôi biết ngay là ḿnh đă không dùng tiếng của VNCH. Tất cả chỉ là phản xạ, khó sửa quá, đến nỗi bây giờ tôi cứ nói “ tỉnh bơ”. Đăng kư chưa? Phản tác dụng rồi. Phát huy, biến chất…

Biết ḿnh sai, nhưng khi nói chuyện với  em họ ở ngoài Bắc th́ tôi c̣n nhức đầu hơn. Cô lớn lên khi cuộc chiến tới hồi khốc liệt, nên khi vào Nam, cho tới bây giờ, cô nói chuyện dùng rất nhiều tiếng lóng mới, mà cô không hề biết phân biệt khi nói chuyện nghiêm chỉnh. Có lẽ cô cũng không biết văn nói và văn viết khác nhau thế nào. Cô viết thư dùng toàn tiếng mới. Chị ơi con em muốn đổi công tác vào Nam, nhưng không có tiền tươi, để mà bôi trơn, điếu đóm mấy ông thủ trưởng nên đơn xin hoán chuyển cho con trai vẫn nằm im như thóc. Chuyện cũ như cái mũ, mà ḿnh nhỏ như con thỏ. Con em cứ kêu chán như con gián, em th́ lăn tăn không biết gơ cửa nào cho cháu phấn kích hồi dương. Nghe mà nổi da gà, để cháu đừng buồn phiền, trầm cảm mà gọi là hồi dương.

Nhờ chịu khó “t́m đọc” báo trong nước, tôi cũng hiểu lăn tăn là thắc mắc, là trăn trở. Tưởng đâu chỉ phim kịch nhảm nhí mới dùng tiếng lóng, ai dè báo chí, đài truyền h́nh, giáo sư Tiến Sĩ cũng xài luôn. Chịu thua. Biết nói ǵ đây? Khi hai đường đời ngăn chia ḿnh rồi. Đúng là người Việt quốc ngoại và quốc nội  bây giờ, là hai đường đời ngăn chia ḿnh rồi. Nói ra th́ đám quần chúng sẽ ném đá tơi tả, từ chết đến bị thương. Dân ḿnh rất thâm thúy, vốn có khiếu hài hước, mỉa mai, buồn vui họ đều mượn chữ nghĩa để giải bầy. Tiếng lóng là phản ánh tâm tư t́nh cảm của người dân. H́nh như dân càng uất ức, càng nhiều tiếng lóng h́nh thành. Bởi vậy sau ngày tan hàng tiếng lóng mới nghe có vẻ cay đắng hơn những tiếng của thời VNCH. Tiếng lóng hồi xưa gọi cảnh sát là cớm, chỉ là nhái theo tiếng Anh là Cop. C̣n tiếng lóng XHCN gọi cảnh sát là bọn ḅ vàng v́ uất ức nhưng không làm ǵ được.

Con ông cháu cha là những người mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu. V́ họ là những người có “ô dù” che chắn, nhà mặt phố, bố làm to. Học hành lớt phớt, ngồi trong lớp “cho có tụ”, yên tâm khi lớn lên đều có chức phận, toàn làm chánh như Quan đầu Tỉnh. Các quan này không ai xét bằng cấp v́ đă có lư lịch cách mạng mấy đời. Sanh sau khi ngưng tiếng súng, nhưng đă có bố ở Trường Sơn Đông gặp mẹ ở Trường Sơn Tây, cả hai vào bộ đội khi vừa học xong Tiểu học. Điều này không hề ǵ, chuyên là tŕnh độ học vấn không quan trọng, hồng là thời gian tham gia cách mạng mới quyết định là ông chánh hay Phó. Bởi vậy mấy ông quan này làm việc văn nghệ. Làm việc lớt phớt, không chuyên cần th́ gọi làm văn nghệ. Bởi v́ văn nghệ theo nghĩa bây giờ hiểu là đàn ca hát xướng (nhảm nhí).

Từ bộ phim có tên “Có mặt trên từng cây số”, khi muốn nói có ở khắp mọi nơi, người ta dùng nguyên cái tựa đề dài thọng như vậy luôn.  Dân bị gậy có mặt trên từng cây số, đông như quân Nguyên kéo về. C̣n nói cứ tới mỗi chu kỳ lại xảy ra, th́ người ta bảo “đến hẹn lại lên”, cũng là tựa của một cuốn phim cũ. Không hiểu ǵ hết là “trên trời rơi xuống” từ phim có tựa đề: Cô bé trên trời rơi xuống. V́ cái ǵ cũng lạ với cô.

Hồi xưa thầy giáo nói học tṛ ngu, đầu toàn đất sét (cứng, đặc quẹo), c̣n bây giờ người ta bảo “đầu chứa toàn đậu hũ”. Tai nạn giao thông bây giờ xảy ra nhan nhản trước mắt mọi người, nạn nhân bể sọ, óc phụt ra trông giống đậu hũ, là thức ăn khi cá thịt biến mất trong bữa cơm hàng ngày.Họ thấy óc giống đậu hũ nên nói vậy có ư chê ngu, cũng như đậu hũ là món ăn rẻ tiền. Thế óc chứa ǵ th́ mới là người thông thái.  Chữ lóng bây giờ không cần hợp nghĩa, chỉ cần tượng h́nh, hay có vần mà thôi. Đôi khi nói ra thấy ngây ngô, như nhỏ như con thỏ, chán như con gián,cũ như cái mũ.

Ngoài ra c̣n vô số tiếng lóng mới, tả  chuyện đi làm lè phè bỏ việc ra ngoài chơi. Mỗi lần là một tăng: tăng 1 uống cà phê. Tà tà tới trưa làm tăng 2 ra quán nhậu sương sương, tức là sơ sơ. Chiều về mới nhậu quắc cần câu gọi là tăng 3, khuya lắc khuya lơ mới về nhà. Hèn chi VN tiêu thụ bia nhiều nhất nh́ thế giới. V́ mọi chuyện làm ăn buôn bán, kư kết hợp đồng đều họp nhau ở quán nhậu.

Bởi vậy bệnh viện mới đầy nhóc người bệnh nằm “tầng tầng nấc nấc”, tức là nằm trên giường và dưới gầm giường, hành lang, cầu tiêu. Thực phẩm ngộ độc, khuất mắt trông coi, không ăn th́ chết, ăn vào th́ chết từ từ. Kệ tới đâu hay tới đó, sống chết có số. Khi nào đi bán muối tức là ra đi không mang va ly, nghĩa là được leo lên bàn thờ để ăn chuối nguyên nải và ngắm gà khỏa thân. Người ta c̣n dùng tiếng lóng thay cho lời than thở, lót tay là đút lót chút đỉnh cho những người xoàng xoàng như lao công, y tá. Phong b́ là đưa cho những người cấp cao như bác sĩ, tiền bỏ vào bao thơ, mà ngoài Bắc gọi là phong b́. Tham ô, móc ngoặc là những người chủ mưu ăn cắp của công, cấu kết với bọn xấu. Bôi trơn cũng là h́nh thức đút lót cấp trên để công việc của ḿnh được trôi chảy.

Chuyện tiếng lóng xă nghĩa (gọi tắt XHCN) chắc không bao giờ chấm dứt, mà c̣n có nguy cơ (khuynh hướng) bùng nổ, v́ có nhiều chuyện dở hơi cám hấp cứ xảy ra trước mắt người dân. Chẳng hạn VN vừa có “Luật đi bộ”, người đi lúc nào cũng phải mang theo như khi chạy xe. Khi phạm luật mà quên mang bằng theo, th́ sẽ bị phạt lột dép. Giống như chạy xe th́ giam xe, chẳng lẽ đi bộ giam người, chỗ đâu mà nhốt cho đủ.  Nghe vậy dư luận ào ào chém gió,  phản đối kiểu hung hăng con bọ xít, như vung dao vung kiếm vào khoảng không chỉ chém được gió mà thôi.

Tiếng lóng xă nghĩa càng ngày càng phát triển đa dạng. Giới nào có tiếng lóng của giới đó, chứ không phải ngày xưa chỉ có dân bặm trợn mới nói tiếng lóng. Lên phây, đi phượt, lướt nét, vô mạng. Buôn dưa lê coi vậy cũng thú vị, v́ có lê la mới nghe được nhiều chuyện trong nhà ngoài phố, xảy ra như những chuyện thường ngày ở huyện.

Lại thị Mơ