Quê Hương là chùm khế ngt ?

Li Th Mơ

 

 

 

Năm xưa, khi thằng con tôi học lớp bốn. V́ biết nó mới qua đây không lâu, nên cô giáo cho bài luận với tựa đề: khi qua đây, điều ǵ làm em thích nhất. Nó viết một mạch, khi qua đây, em thích nhất là ở VN, đi học chỉ có nửa ngày. Nửa ngày c̣n lại tha hồ chạy chơi khắp xóm, chả bị la rầy ǵ cả. Không bị nhốt trong nhà suốt ngày!

 

C̣n tôi? Nếu ai hỏi: tôi thích nhất cái ǵ ở đây? tôi sẽ trả lời ngay, không do dự: đó là tôi không c̣n bị muỗi chích nữa (Muỗi cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Muỗi là đám Công An suốt ngày đêm vo ve hút máu người dân bằng đủ mánh khóe gian ác.

 

C̣n muỗi thực sự, th́ kư ức đưa tôi về những ngày cúp điện. Trong căn nhà tối tù mù chỉ có ngọn đèn dầu nhỏ xíu leo lét sáng, hai thằng con nhỏ phải chui vào mùng, v́ bên ngoài muỗi bay nhiều lắm. Năm nào trẻ con cũng bị bệnh sốt xuất huyết chết như rạ. Bệnh này là hung thần, bà mẹ nào cũng sợ. Để xua muỗi tôi đốt một loại nhang ṿng màu xanh lá cây. Cháy hết 2 ṿng nhang th́ đồng hồ chỉ 9 giờ là có điện trở lại. Hai đứa bé mừng rỡ mở ti vi, dù chương tŕnh phim hoạt họa của trẻ con đă hết, nhưng chúng vẫn ráng chờ đến khi có điện mới chịu ngủ. Lúc này hai cánh tay tôi cũng đă mỏi nhừ v́ quạt, cứ tay nọ chuyển qua tay kia, quạt không ngừng (khí trời ở VN th́ có mát lúc nào). Có điện nghĩa là cái quạt điện bé - bằng cái nắp vung - để trong mùng sẽ chạy suốt đêm, mới đủ mát chút xíu cho cả ba mẹ con. Ngày xưa làm ǵ có máy lạnh nhiều như bây giờ.

 

18 năm sau, nghe nói có nhiều đổi mới. Thằng bé năm xưa cũng theo cha mẹ về quê, lo mộ phần cho ông bà. Dù học xong đại học, khi đi làm cũng đảm nhiệm nhiều việc rất khó khăn, lo chuyện môi trường, cầu cống... Nhưng khi về VN, thằng con tôi cứ trố mắt ra nh́n, và hỏi những câu như con nít.

 

Biết có ba người về chơi, ba người bạn thân đi tới 3 cái xe gắn máy để chở đi thăm bạn bè, đường phố đầy ngơ ngách, mà taxi th́ không vào được. Ngoài đường xe cộ luôn tấp nập, chỗ nào cũng kẹt xe, bất kể giờ tan sở, giờ đến trường, ngay cả khi chiều tối. Chỗ nào kẹt xe cũng như nhau, lúc đầu không bao nhiêu, nhưng chỉ 15’ sau là thành một khối ù tắc, chẳng xê dịch được chút nào, thằng con tôi thắc mắc: như vậy mọi người sẽ bị trễ hết hả mẹ? Ư nó nói đi học hay đi làm. Cô bạn cũng đang đậu xe kế bên nghe vậy, xua tay: không sao đâu con. À ! th́ ra ở VN luật lệ phải uyển chuyển, chứ không khó khăn căng thẳng như bên Mỹ, lúc nào cũng lo bị đuổi việc. Kẹt xe chẳng nhúc nhích được chút nào, nhưng c̣i xe th́ cứ reng lên bíp bíp liên tục. Thằng con lại thắc mắc: sao họ bấm c̣i nhiều quá vậy mẹ! Cô bạn bên cạnh lại nhanh nhẩu trả lời: bấm c̣i để xe phía trước tránh ra. Thằng con lẩm bẩm: tránh ra? Nó đảo mắt nh́n chung quanh, tránh đâu? chỗ nào cũng cứng ngắc. Sau đó th́ nó mới hiểu, họ bóp c̣i liên tục để xe trước tránh ra, cho xe sau leo lên lề đường! Lịch sự th́ cứ đứng chờ. Như vậy cũng vẫn có người tuân theo luật lệ đi đường đấy chứ.

 

Lúc đầu chỉ có xe nhỏ leo lề, thằng con cứ trố mắt nh́n. Tới khi thấy cả cái xe bốn bánh cũng leo lên luôn, suưt nữa đụng vào bà cụ đang ôm thúng xôi bán trước cửa quán cà phê bên trong, thằng con tôi giật ḿnh hét lên: OMG! May quá, bà cụ vừa kịp đứng lên tránh kịp. H́nh ảnh một cụ già vẫn c̣n phải kiếm ăn,và hành động ngang ngược của đứa lái xe lại c̣n chửi thề um sùm, làm cho tôi cảm thấy xấu hổ, khi con ḿnh chứng kiến một quang cảnh không đẹp chút nào của quê nhà yêu dấu.

 

Chẳng hề thấy bóng dáng Cảnh Sát giao thông làm việc chỉ đường. Mọi người cứ tự tiện luồn lách lung tung, thiệt vô trật tự hết sức. Đó là h́nh ảnh đầu tiên con tôi thấy khi về VN chưa quá 24 tiếng đồng hồ.

 

Qua ngày hôm sau, đang ngồi trông nhà th́ điện tắt phụt. Cô tôi nói: 6 giờ chiều sẽ có trở lại. Thằng ngốc lại thắc mắc: sao họ biết 6 giờ sẽ có điện. Nó cứ nghĩ, như bên Mỹ, chỉ bị mất điện khi có chuyện ǵ xảy ra, và chờ thợ sửa. Làm sao biết được mấy giờ sẽ có lại?

 

Cô tôi phải giải thích, điện cúp v́ do nhà máy cắt, để giảm bớt mức tiêu dùng, chứ không phải bị hư hỏng đường dây.

 

Sống ở một nơi mà mọi người đều tự giác tuân theo mọi qui định của xă hội, như một lẽ tự nhiên. Đi học hay đi làm đều phải đúng giờ, thằng bé rời quê nhà lúc 6 tuổi, trở về sau 18 năm, cứ đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Một hành tŕnh quá dài, như người ta thường nói: ở bầu th́ tṛn, ở ống th́ dài. Quả thật ngay cả cha mẹ của nó, cũng chẳng c̣n thích nghi với đời sống ở quê nhà. Bố mẹ và con cứ lúng túng với cách sống ở đây. Nhà của cô tôi ở Tân Định, trên đường Hai bà Trưng, chỉ xa phố chính của Sàigon chừng 2 cây số. Vậy mà họ cũng bắt dựng cột đề chữ “xóm văn hóa”. Cảnh thôn quê xen lẫn với thành thị.

 

Để an toàn, dân trong xóm dựng một trạm gác và thuê người gác cổng đàng hoàng, để xét người ra vô xóm. Nhà nào cũng có cổng sắt, trên cổng sắt có thêm một ṿng cung lưới mắt cáo rào kín mít. Cổng có 3 ổ khóa, mỗi khi nghe chuông, người bên trong nh́n ra cổng để biết chắc chắn là người quen biết. Chúng tôi chờ tới hai phút, bởi v́ các cô tôi đă già. Mở khóa cửa chính, rồi mở tiếp 3 ổ khóa cổng. Thằng con tôi thật thà hỏi: bà ơi! sao phải cần tới 3 ổ khóa? Câu trả lời rất tự nhiên và rất nghiêm trang, chẳng hề thấy một chút nào mỉa mai hay tiếu lâm: mở 3 khóa th́ lâu hơn mở 1 khoá, cháu ạ!

 

Ư các cô tôi nói, v́ nếu bọn trộm mất thời gian để mở 3 khoá, hy vọng trong nhà ḿnh biết được. Tất cả mọi cửa nẻo luôn luôn khoá chặt, ch́a khóa không là xâu, mà là một chùm to, đựng trong cái rổ!

 

Chúng tôi được ngủ trên lầu 2, bên ngoài có ban công. Đêm hôm đó trời mưa, nhiệt độ bên ngoài có vẻ dễ chịu, nhưng các cô tôi không cho mở cửa ra ngồi ở ban công, v́ sợ bị cướp. Con tôi năn nỉ bà ơi, có cổng gác mà bà. Các cô tôi nhất định không chịu, bảo rằng ông bảo vệ đă về quê mấy hôm rồi. Các cô tôi sợ, chúng tôi ra ban công chơi, rồi khi ngủ quên đóng cửa, nên giấu rổ ch́a khóa. Mọi người chỉ được loanh quanh trong nhà.

 

Tuần lễ đầu tiên về VN, chúng tôi bị nhốt như tù giam lỏng!

 

Ở bên Mỹ mọi người sống trong một xă hội mà mọi qui củ đă thấm vào đời sống. Làm việc ǵ cũng phải đúng giờ, lề lối làm việc trẻ con cảm nhận từ khi c̣n rất nhỏ (lười biếng ngủ dậy trễ, đi học không đúng giờ là bị la rầy, cảnh cáo). Không xả rác nơi công cộng, không leo lên thảm cỏ, không bứt hoa hái trái nếu không được phép, không được vào khuôn viên nhà người khác, không được mở thùng thư của bất cứ ai. Rất nhiều cái không được, nhiều lắm,không thể kể ra hết. Nó như một điều tự nhiên, một chất liệu thẩm thấu vào từng thân xác của mọi con người ở nơi xứ lạ quê người. Bạn sẽ thấy dù là trẻ con mới học mẫu giáo,cũng biết ở chỗ nào,dù trong trường học,ở nhà, hay nơi công cộng, phải xếp hàng theo thứ tự ,chờ tới lượt. Mọi người giữ phép lịch sự, nơi công cộng hay chỗ riêng tư, chẳng cần ai nhắc nhở. V́ vậy sau 18 năm trở về quê cũ, thằng con tôi cứ rụt rè e ngại, khi thấy mọi người trong một quán ăn, rất tự nhiên lùa hết rác trên bàn ăn xuống đất, ngay chỗ ngồi, c̣n bạn tôi th́ giải thích: như vậy lát nữa người ta quét dọn nhanh hơn!

 

Xứ Mỹ phân biệt rườm rà, paper towels, napkins, tissue… mỗi loại có công dụng khác nhau. Thằng nhỏ lúc học mẫu giáo cần giấy chùi mũi,mà đưa napkins là khăn ăn, nó lắc đầu nguầy nguậy, làm bà mẹ bực ḿnh v́ sợ trễ giờ. Thế mà về VN, giấy là giấy, đừng thắc mắc lôi thôi. Ngoài hàng quán và ở nhà trên bàn ăn (hoặc trên bàn trong pḥng khách), chỉ có cuộn giấy tṛn loại dùng trong nhà vệ sinh, giấy này dùng chùi miệng, chùi tay, chùi mũi. Bây giờ có giấy là sang trọng lắm rồi. Ngày xưa c̣n dùng giấy báo, ra ruộng dùng lá chuối th́ sao? Đừng có mà phú quư rồi sinh lễ nghĩa, người ta lại chửi cho. Ở VN bây giờ người ta rất dễ dàng sinh sự, lớ ngớ là nghe chửi- bún chửi, cháo chửi - có khi c̣n bị nhào vô đánh hội đồng. Đừng trông mong gọi Công An hay Cảnh Sát, họ đứng đó nhưng giả vờ không biết, có hỏi th́ họ trả lời không phải phận sự của họ. Chẳng phải như bên Mỹ, thấy sắc phục Cảnh Sát là niềm tin tưởng, là hy vọng cho người bị nạn.

 

Có một câu chuyện về một cậu bé học mẫu giáo, hàng ngày được bố chở đi ngang một căn nhà cỏ mọc um tùm.Cậu bé thấy, sao bố hay xuống xe.Có khi sửa lại thùng thư đă tuột đinh, treo lủng lẳng trên cái cột gỗ, khi th́ cắt cỏ… có một lần thắc mắc cậu hỏi: bố ơi, bố làm những chuyện này mà chủ nhà có biết không bố? Bố cậu ngọt ngào nh́n thẳng vào mắt cậu nói rằng: con ạ, có những điều ḿnh làm, không cần ai biết. Nhưng Chúa biết con ạ.

 

Cậu bé kia không hề biết rằng, đó là căn nhà của một cụ già neo đơn. Mấy chục năm trước, khi bằng tuổi cậu,bố cậu đă biết từng ngơ ngách của căn nhà này. Ông c̣n ngủ qua đêm, v́ đây là nhà của người bạn học cùng lớp mẫu giáo khi xưa. Vật đổi sao dời, căn nhà ngày xưa lúc nào cũng ồn ào, đầy ắp tiếng cười, v́ có tới ba thế hệ cùng sống chung trong căn nhà đó. Rồi mọi người lần lượt ra đi, người quá văng, kẻ dọn đi v́ công ăn việc làm. Bây giờ chỉ c̣n một cụ bà, bà ngoại của người bạn thời thơ ấu.Ôi, cuộc đời là vô thường, chẳng biết tới bao giờ tới lượt chúng ta.

 

Một thành phố nổi tiếng từ lâu là Ḥn ngọc Viễn Đông, ǵ mà, chen kẽ những căn nhà lụp xụp với những căn nhà có cấu trúc bắt chước một vài đô thị lớn của phương Tây. Những khu Shopping mall có đủ các bảng hiệu nổi tiếng như Gucci, Gap, Victoria's secret… những siêu thị, những ṭa nhà chọc trời. Ngay cả xe cũng dùng nhăn hiệu đắt tiền. Những Rolls-Royce, Mercedes, Lexus... nghĩa là họ muốn chứng tỏ về đẳng cấp tiêu dùng, họ cũng chẳng thua ai. Đường phố chật hẹp, nhà th́ chen chúc, xây cất loạn xạ như bàn cờ, nhưng bắt buộc phải có xe hơi, v́ xe hơi là biểu tượng cho sự giàu sang. Điện thoại th́ phải dùng loại mới nhất, có khi c̣n được mạ vàng bên ngoài. Ngay cả những đại gia bán đất bán ruộng để mua xe, mua điện thoại đời mới, họ sống thật xa thành phố, nhưng vẫn sắm đủ mọi thứ: xe gắn máy, xe hơi “trùm mền”. Chẳng biết họ có biết tận dụng mọi đặc điểm của những món đồ họ có hay không? Nhưng chẳng hề ǵ, bởi v́ mọi cái đều dựa vào tiêu chuẩn bên ngoài, như một thứ trang trí.

 

Trong khi bên này, cái xe để đi cày, bất kể cũ hay mới. Không có dư để trùm mền. Điện thoại và computer dùng cho những chuyện cần thiết cho cuộc sống, không phải để khoe của. Giá trị của chúng có đáng bao nhiêu mà khoe.

 

Nhà các cô tôi ở trong “khu xóm văn hóa”, nghĩa là nơi toàn những người có văn hóa ở. Thế mà gần nửa đêm vẫn có tiếng dô dô, vọng về của đám nhậu cuối xóm, chen lẫn với tiếng kèn thổi í e suốt đêm. V́ nhà đó có thằng con chỉ mới tuổi teen, nhưng vừa chết v́ x́-ke. Đám tang kéo dài cả tuần lễ, làm hàng xóm không ngủ được trong khu xóm văn hóa!

 

Tôi về lại quê nhà vào đúng dịp 30 tháng Tư. Quê tôi bữa nay cũng bắt chước nước ngoài, cũng cho nghỉ nối với cuối tuần để thành long- weekend. Từ khi vớ được miền Nam béo bở, họ đă cho nghỉ 2 ngày: 30/tháng Tư và ngày Quốc Tế lao động mùng 1/ tháng Năm. V́ họ cho rằng nhờ giai cấp lao động vô sản, họ mới giành được chiến thắng này. Có điều nếu c̣n 2 ngày nữa là tới cuối tuần, th́ họ cũng cho nghỉ luôn, để dân vui chơi, hay để cán bộ du hí cho thoải mái?

 

Làm việc th́ họ không bắt chước, nhưng cho nghỉ long weekend th́ họ muốn cho dân thấy: họ c̣n sung sướng hơn ở Mỹ rất nhiều. Có đâu như ở Mỹ, Thankgiving là chiều thứ Năm, nếu sáng thứ Sáu không vô làm, th́ cứ việc ở nhà luôn cho được việc. Dân xứ Mỹ quả là cày như trâu!

 

Người bạn thân thiết lâu đời, có con làm cho công ty hải sản. Nhân dịp nghỉ lễ, bạn mời chúng tôi ra Vũng Tàu chơi bằng xe hơi mượn của công ty (không dùng vài ngày) và hănh diện v́ do chính thằng con lái.

 

Sáng hôm đó, chàng trai trẻ mang về một cái xe van 7 chỗ ngồi. Mọi người lục tục kéo vào trong, xe chỉ có 7 chỗ, nhưng nhét 10 người rưỡi (cô con dâu bạn tôi đang có bầu). Bạn thắc mắc làm sao nhét được 10 người? dễ ợt, ông ngồi trước ôm hai cháu (3 và 7 tuổi), c̣n lại 6 người chia ra 2 băng ghế đằng sau. Chạy được chút xíu th́ trời mưa, lúc này mới dùng tới cái quạt nước, hỡi ơi chúng đă gẫy tự lúc nào! Chao ơi là nguy hiểm.

 

Trên xe ai cũng rất ồn ào, vui vô cùng v́ được đi chơi xa. Chỉ có 3 Việt kiều trầm ngâm suy tư, xe không cần seat belt, c̣n tài xế th́ mới có bằng lái xe tuần trước! Tôi nhớ đến câu chuyện vui cười: một bà cụ khi lên máy bay nói với Phi Công đứng ở cửa: cậu lái cẩn thận nhé. Đây là lần đầu tiên bà đi máy bay đấy. Anh chàng Hoa Tiêu cũng lịch sự đáp lại: cụ yên tâm, cháu sẽ lái rất cẩn thận, v́ đây cũng là lần đầu tiên cháu bắt đầu công việc này!

 

Chúng tôi trầm ngâm v́ thấy sao ḿnh lịch sự không phải lối. Khi tới Vũng Tàu, tôi thấy có một xe thùng loại để chở hàng, chỉ có cửa sổ phía trước chỗ tài xế. Hai bên thành xe kẻ chữ Công ty thuỷ sản Hậu Giang. Xe ngừng, hai cánh cửa đằng sau mở toang, người ta ngồi xếp lớp bên trong, xe trống lổng, chẳng có ghế ǵ cả. Lại thêm một nhóm mượn xe cơ quan nghỉ lễ, để đi chơi như tụi tôi thôi. Có điều ngồi chen chúc như chở gà vịt. Người ḿnh chịu khó thật, chỗ nào cũng khắc phục khó khăn, ai cũng coi như chuyện b́nh thường.

Bởi vậy nhà văn Tiểu Tử đă nói: cái ǵ b́nh thường ở bên này th́ lại là bất b́nh thường ở bên kia, và ngược lại. Ông minh họa bằng một tấm ảnh chụp một anh chàng ngủ ở trước cửa một căn nhà ngoài phố. Anh chàng dùng một sợi xích dài, khoá chân chàng ta vào cái xe đạp, không quên máng theo đôi dép. Một h́nh ảnh vừa buồn cười vừa chua xót. Bên này vật chất thừa mứa, người nào cũng đầy một tủ quần áo và giày dép, đôi dép ṃn vẹt kia ai mà c̣n dùng.

 

Những chuyện bất b́nh thườngở Mỹ, gọi là cấm kị, là đánh đập trẻ con. Hay thuê mướn làm việc khi chưa tới tuổi qui định về luật pháp, sẽ bị ra toà. Nhưng khi về VN, bạn sẽ thấy có rất nhiều em bé trong lứa tuổi tiểu học,nhưng đi đánh giày hay lau chùi rửa chén ở quán ăn.Đâu có chủ quán nào bị bắt đâu, chưa kể các em c̣n bị đánh đập tàn nhẫn. Có việc làm trong nhà là may lắm rồi, biết bao em nhỏ vẫn c̣n phơi lưng ngoài nắng, cùng cha mẹ bới móc trên băi rác th́ sao.

 

Mặc dù có gọi giữ chỗ trước hai pḥng. Khi tới nơi, chúng tôi phải dồn vào một pḥng, nếu không muốn trả thêm tiền, v́ họ bảo giá cả đă thay đổi. Họ nhân nhượng cho một pḥng v́ đă gọi trước là tốt lắm rồi. Luật rừng cả nước, chứ đâu có phải chỉ ở chỗ này. Thiệt là miệng thằng ngang có gang có thép!

 

Chúng tôi đi chơi mà ḷng cứ ngong ngóng ngày trở về. Bởi v́ cảm thấy ḿnh bị lợi dụng và có quá nhiều rủi ro.

 

Chơi ở Sàigon vài hôm, chúng tôi soạn quần áo và giày dép mang theo, tặng lại cho gia đ́nh người bạn. V́ thấy họ thích những mặt hàng made in USA. Mà h́nh như cái ǵ họ cũng thích! Mang theo 3 máy chụp ảnh,và một tablet iPad, mang về chỉ c̣n một máy ảnh và mấy cái memory. Họ không thích cho bất kỳ cái ǵ như mỹ phẩm (v́ đồ China rẻ mạt), ngoại trừ đồ kim khí điện máy. Họ bảo rằng khi order online, cũng phải dùng credit card trả trước, nhưng khi nhận th́ chẳng có ǵ bên trong, nếu có cũng bị tráo thứ xấu. Họ dùng chữ bị rút ruột. Kiện? Con kiến mà kiện củ khoai. Kiện ai? ai xử?

 

Bất kỳ cái ǵ của người bên Mỹ mang về đều yên tâm là đồ xịn, xài hoài không hư.

 

Bởi vậy khi trở về Mỹ, tôi chỉ c̣n một bộ dính da!

 

Thăm cô ruột và bạn bè biết mấy chục năm, được 4 ngày ở Sàigon. Chúng tôi dùng xe lửa có giường nằm ra Nha Trang, tôi bị muỗi và rệp cắn nát cả hai bắp chân. Tới Nha Trang chúng tôi ở khách sạn loại trung b́nh, nên pḥng tắm nhỏ xíu chỉ đủ chỗ để đứng, chứ không quay qua quay lại được. Mọi thứ đồ trang bị trong pḥng tắm đều ghi chữ American Standard, theo tiêu chuẩn Mỹ, chứ không phải theo chất lượng. Nệm th́ cứng ngắc, máy lạnh th́ nhỏ xíu có mát chút nào đâu. Đi chơi ǵ mà giống như đi đày, thằng con tôi mặt mày rầu . Ra ngoài băi biển, h́nh ảnh các cô vợ hờ ôm ấp mấy ông già (Mỹ) bụng phệ nhan nhản khắp nơi, chẳng khác nào thời Mỹ qua VN trước kia. Hỏi chuyện th́ một ông vui vẻ khoe rằng, mọi chi phí (bao gồm cả tiền cho cô gái bao)ông tốn không quá  một ngàn đô Mỹ cho một tháng. Về hưu mà lănh một ngàn th́ sống rất khó khăn ở Mỹ, nhưng về VN lại có một bà vợ hờ hầu hạ, cuộc sống ở đây quá là lư tưởng. Nghe họ nói mà tôi thấy bùi ngùi cho phụ nữ của ḿnh. Dưới quê không có ruộng để làm, trên thành phố không có nhà máy sản xuất, dân số tăng vùn vụt. Chính quyền th́ chỉ t́m cách kiếm tiền bằng du lịch, dân th́ buôn bán đủ kiểu: hàng ăn, quán nhậu khắp hang cùng ngơ hẻm, có bia th́ phải có gái phục vụ, cứ thế mà đă 41 năm, sau ngày họ giành được chiến thắng, tệ nạn xă hội cứ thế mà gia tăng .

 

Người quen ở Buôn mê Thuột lái xe xuống Nha Trang để đón chúng tôi. Lại một phen ú tim, ba người lại leo lên cái xe con, đi đường đèo ngoằn ngoèo lên xứ núi. Nào chúng tôi có gọi họ ra đâu, chẳng thà đi máy bay c̣n rẻ hơn. V́ phải trả tiền khách sạn và tiền đi chơi xem thắng cảnh thêm cho họ trong suốt chuyến đi. Dọc đường những xe tải chở hàng chất cao ngất ngưởng, chỉ tích tắc có thể lật xe dễ dàng. Cả ba người sống ở nơi mà sự an toàn luôn luôn là qui định bắt buộc, về lại quê nhà, chẳng có luật lệ ǵ hết, trong bụng ai cũng thắc thỏm, mong cho tới nơi.

 

Buổi sáng ở Buôn mê Thuột, tôi ra chợ xem người Thượng buôn bán. Công vác nặng từ trong rừng ra tới đây, đi bộ rất xa, từ tờ mờ sáng. Để bán được một quầy chuối 50 cent tiền Mỹ. Tôi cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, cái ǵ cũng rẻ quá rẻ quá, ôm cho một đống to,để sau đó phải bỏ lại. Trước một quán cà phê, cặp vợ chồng trẻ bán quần áo may sẵn (toàn đồ Trung Quốc). Họ trải một tấm nylon dưới đất, có sẵn cây dù của quán dành cho khách ngồi bên ngoài, họ treo lên cái móc của cây dù vài bộ. Chủ quán đuổi họ đi, bằng cách dùng nước rửa ly cà phê tạt vào đống quần áo. Người chồng líu ríu mang những bộ quần áo dính dơ, đêm ra xả ở ṿi nước trong chợ. Hai vợ chồng im thin thít, chẳng hề có phản ứng. Chứng kiến từ đầu, tôi cảm thấy tội nghiệp nên nói với người chồng: treo quần áo khô lên, tôi lấy hết những bộ ướt cho. Mà có nhiều nhặn ǵ cho cam, 100 ngàn tiền VN / 3 bộ - tức là 5 đô Mỹ-.Tôi lấy 6 bộ là 10 đô. Chỉ hơn 1 đồng/ bộ, bảo sao VN sản xuất làm ǵ? Bên cạnh đă có Trung Quốc, hàng ngày đám cửu vạn biên giới phía Bắc. Đủ mọi thành phần người bên này, già trẻ lớn bé, dùng sức lao động, tải hàng cho những con buôn của cả hai bên.

 

Bất kỳ h́nh ảnh nào thấy khi về VN cũng gợi cho tôi nỗi xót xa.  Di cư vào Nam, suốt cả hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Ḥa, toàn thể học sinh tiểu học đều miễn phí. Lên tới trung học và đại học vẫn có miễn phí cho học sinh giỏi. Nhưng học phí của các trường tư cũng không cao lắm, mọi người vẫn có cơ hội đến trường.

 

Bây giờ xă hội VN được đi học là một vấn đề, đủ mọi thứ tiền phải đóng. Nên con nhà nghèo đành chịu dốt, lo bươn chải kiếm ăn cùng cha mẹ.

 

Mấy ngày trên BMT, chúng tôi muốn đi tới một nơi khá xa thành phố,th́ được th́ thào: không được. Những chỗ đó bây giờ là nơi sinh sống của những người lạ, họ và ḿnh không cùng ngôn ngữ. Chính quyền cấm chỉ mọi tin tức lan truyền ra ngoài. Cứ xem như: không thấy, không biểt đừng thắc mắc, nếu muốn yên thân!

 

Tôi không về miền Tây, nhưng nghe nói tất cả mọi nơi. Như một thế cài răng lược, hay vùng xôi đậu: người ḿnh và người họ. Có những khu như ở B́nh Dương, họ có những nhà máy rộng bát ngát, với những máy móc trang bị hiện đại như bên Mỹ. Họ sản xuất ầm ầm, hàng hóa chở đi tấp nập bằng các xe tải lớn. Họ dùng đường bộ cho đỡ ồn ào, nhân công toàn người lạ. Người lớn trẻ con sinh hoạt trong khu vực của họ, không lai văng ra ngoài.

 

Th́ ra họ đi mượn, mua, hay chiếm đất. Nào ai biết được, chỉ biết khi họ tới, th́ ḿnh lùi. Lùi, lùi cho tới khi nào rơi vào vực thẳm, trên chính mảnh đất người VN làm chủ.

 

Ở được hai tuần, tôi từ giă chốn b́nh yên ngày xưa, để trở lại chốn b́nh yên bây giờ. Trở lại Mỹ, nhưng trở về Việt Nam. Tôi dùng chữ trở về, v́ đó là quê hương của tôi.

 

Quê Hương là chùm khế ngọt? Sao tôi thấy đắng trong ḷng. Hỏi ai c̣n nhớ ǵ không? Hỏi ai có muốn trở về. Những cái lắc đầu nhè nhẹ, những ánh mắt buồn hiu. Cố hương bây giờ chỉ c̣n là trong hoài niệm.

 

Lại Thị Mơ