Ri đâu li vào đy

Li Th Mơ

 

 

 

Ngày xưa mỗi khi đi đâu, mẹ tôi thường dặn anh em chúng tôi làm việc nhà. Nhưng khi trở về chẳng thấy ǵ thay đổi, mẹ tôi thường chép miệng “đâu lại vào đấy”.

 

Nay tới phiên chúng tôi. Bạn bè khắp nơi, khi hỏi thăm chuyện gia đ́nh chồng con. Đứa nào cũng nói “cùng một giuộc”, mà tôi không biết giuộc là cái ǵ?

 

Hóa ra lúc trước chúng tôi c̣n bé, nhưng nay các ông chồng th́ rất lớn, nếu lịch sự không muốn nói chữ già! đều giống như nhau.

 

Khi kể cho nhau nghe, trước khi ra khỏi cửa, chúng tôi cũng dặn ḍ mấy ông chồng lúc máy giặt ngừng, bỏ quần áo qua máy sấy. Sợ ông chồng than thở, tụi tui trấn an không cần xếp. Công việc chỉ mất 5 phút, nhưng khi về nhà quần áo vẫn nằm yên trong máy giặt. Dù dặn ḍ bằng cách nào:

 

Nếu nói: anh bỏ vào máy sấy. Chàng trả lời: không nghe, v́ nghễnh ngăng.

Nếu ghi giấy: anh bỏ vào máy sấy. Rất hồn nhiên chàng bảo: không thấy, nếu có đọc cũng không hiểu.

 

Chuyện đâu rồi lại đấy trong đời thường chẳng có ǵ ầm ĩ, như gió thoảng bên hè.

 

Nhưng chuyện chẳng có ǵ thay đổi ở quê tôi, th́ quá kinh hoàng, có thể đưa tới diệt vong cả một dân tộc.

 

Những tin tức biển bị ô nhiễm ở quê nhà làm mọi người khắp nơi trên thế giới bàng hoàng, chẳng lẽ nào…?

 

Sau Đệ nhị Thế Chiến, nạn diệt chủng tưởng như chấm dứt. Ṭa án Quốc Tế đă xử án tội phạm. Sau đó có các quốc gia bị chia đôi theo thể chế chính trị Cộng Sản và Dân Chủ là Đức Tàu Hàn Việt… Ba nước kia không có chiến tranh nội chiến.

 

Chỉ có bọn CS miền Bắc VN cố t́nh vi phạm Công ước Quốc Tế. Chúng vẫn t́m cách chiếm đoạt phần c̣n lại. Chúng lén lút đưa quân vào miền Nam, và tạo ra bức màn sắt vô h́nh không cho dân miền Bắc liên lạc với thế giới bên ngoài.

 

Tuyên truyền và nhồi sọ. Cuộc sống dân chúng đói khổ, bọn cầm quyền ngu dốt đă đưa đất nước tôi đến t́nh trạng bi thảm như ngày nay.

 

Trong khi đó nước Đức đă vô cùng sáng suốt. Toàn dân và chính nhà cầm quyền Cộng Sản phía Đông Đức đă nh́n ra sự thật. Ḷng yêu nước đă đưa họ lại gần nhau. Nước Đức từ bỏ chế độ CS, thống nhất đất nước không đổ một giọt máu.

 

Làm thế nào cho quê hương VN của chúng tôi cũng theo gương nước Đức.

 

Năm 54 một triệu dân miền Bắc được di cư vào Nam, để được sống dưới chế độ dân chủ. Thời Đệ Nhất Cộng Ḥa những người di cư được cấp nhà thực phẩm và tiền mặt, ít nhất một năm. Người lớn được học nghề, c̣n trẻ em học chữ.

 

Tất cả các trường tiểu học đều miễn phí. Mỗi ngày mỗi trẻ bậc tiểu học được uống một ly sữa (bột) và ăn một khúc bánh ḿ, do chương tŕnh chống suy dinh dưỡng do Liên hiệp Quốc đài thọ. Những thùng hay sữa viện trợ có h́nh hai bàn tay bắt tay nhau.

 

Chính phủ lo cho dân mọi mặt, thể hiện ḷng nhân đạo. Trường học miễn phí.

 

Bệnh viện cũng miễn phí. Nhà thương Từ Dũ mỗi ngày đỡ đẻ cho hơn một trăm sản phụ. Bệnh viện Nhi Đồng 1 và bệnh viện Nhi Đồng 2 điều trị cả ngàn trẻ nhỏ mỗi ngày. Bệnh viện da liễu lo cho cả những người mắc bệnh xă hội.

 

Rất nhiều nhà máy được thành lập tạo công ăn việc làm cho dân nghèo.

 

Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm đặt ra phương châm: NGƯỜI VIỆT NAM DÙNG HÀNG VIỆT NAM.

 

Cấm người nước ngoài hành nghề trong một số lănh vực. Đó là lư do tại sao chúng ta  thấy có rất nhiều người Việt gốc Hoa.

 

Tinh thần yêu nước ảnh hưởng tới toàn dân. Ngay cả bảng hiệu cũng toàn tiếng Việt. Nhà máy Sakymen là tiếng gọi tắt cho Sàigon kỹ nghệ mền len.

 

Nhà máy thủy điện Đa Nhim, hăng bia con cọp 33, nhà máy nước ngọt Chương Dương.

 

Chỉ hai mươi năm từ 55-75 bao nhiêu nhân tài được đào tạo từ các trường đại học. Chẳng có nạn con ông cháu cha để được bớt điểm. Học lực là tiêu chuẩn duy nhất để được vào đại học. Không có chuyện sưu tra lư lịch ba đời. Biết bao gương Trần Minh khổ chuối con nhà nghèo vẫn bảng hổ đề danh.

 

Thảm họa đă nối tiếp xảy ra cho người dân quê tôi, sau khi CS chiếm được miền Nam.

 

Trẻ con thất học, ma túy tràn lan, lũ lụt khắp mọi miền, chặt cây phá rừng…

 

Khoe khoang những thành tích quái đản: những cái bánh chưng khổng lồ để làm ǵ. Lăng phí tài nguyên quốc gia vô bổ.

 

Y tế và giáo dục không chú trọng. Truyền h́nh từ sáng đến tối toàn ru ngủ bằng phim bộ và hài kịch nhảm nhí. Cả một xă hội hỗn loạn, vô trật tự.

 

Chưa bao giờ câu thơ của bà huyện Thanh Quan lại thấm thía như lúc này: NHỚ NƯỚC ĐAU L̉NG CON QUỐC QUỐC.

 

Quốc tượng trưng cho quốc gia dân tộc.

 

Đại hội đảng kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4… tới nay sau 41 năm th́ trở thành kỳ quái!

 

Nghị quyết này nghị quyết nọ. Hội đồng cấp cao, cấp thấp họp nhau om ṣm rồi đâu lại vào đấy. Người ta liên tưởng tới Hội đồng Chuột đang bàn căi rất hăng say quyết liệt: ai sẽ đeo vào cổ con mèo ác ôn cái chuông? Cái chuông để biết mèo đi tới chỗ nào cho con cháu bảo toán tính mạng.

 

Mèo vẫn nằm chờ trên gác bếp, cạnh ổ chuột!

 

Không treo được chuông vào cổ mèo. Lũ chuột đi cầu cứu Chúa Tể rừng xanh là ông cọp để giúp chuột diệt mèo.

 

Đă có hai ông cọp ghé thăm hang chuột. Nhưng ông nào cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa.

 

Mèo vẫn nằm lù lù trên gác bếp. Nó đă phá gần tan tành ổ chuột. Tiếng kêu chít chít kêu cứu của chuột, hai ông cọp bảo đă biết, nhưng đang tính …

 

Cọp tính ǵ? Chỉ có cọp biết. Chuột ông, chuột cha chạy tới tận nơi ông cọp ngự: vẫn không ăn thua.

 

Ông cọp thứ ba sắp sửa ghé thăm hang chuột. Tiếng kêu cứu lại gào lên thảm thiết.

 

Nạn diệt chủng h́nh như đang dần dần ló mặt.

 

Ngày xưa Hitler tiêu diệt dân Do Thái bằng hơi ngạt, nhanh, nhưng số lượng giới hạn, vẫn đếm được.

 

Chỉ có hai quả bom nguyên tử, mà hơn 60 năm vẫn c̣n những nạn nhân phóng xạ ở Nhật. Nay nước biển nước tôi bị nhiễm độc. Phải làm sao?

 

Người ta đổ thừa cho sự ngu xuẩn. Lư do quá ấu trĩ: ngu xuẩn hay hiểm độc.

 

Cá chết, nước sẽ thấm vào mạch nước ngầm mang chất độc đi khắp nơi.

 

Cá chết, người có sống được không? Câu hỏi đă làm đau ḷng cả thế giới.

 

Người ta cũng bày ra nhiều cách giải quyết, theo kiểu:

 

“Con kiến mày ở trong nhà.

Tao đóng cửa lại, mày ra đàng nào?”

 

Những kẻ gian ác của thế kỷ 21 có biết rằng: bản thân họ và con cháu họ cũng không thể tránh.

 

Bóng tối đang bao trùm quê hương tôi.

 

Suốt 41 năm, trong và ngoài nước có biết bao nhiêu nhà tranh đấu. Không thấy ǵ thay đổi: đâu lại vào đấy.

 

Khuất mắt trông coi.

Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.

 

Không thể mặc bay được nữa.

 

Không thể mũ ni che tai. Bởi v́ ảnh hưởng sẽ lan từ nơi này tới nơi khác.

 

Ngu xuẩn và gian ác là hai kẻ đồng hành.

 

Cháy nhà ra mặt chuột. Ném đá giấu tay.

Bên Mỹ mỗi lần có thiên tai, chính phủ lo di tản dân chúng đến nơi an toàn.

 

Dân miền Trung nước tôi di chuyển đi đâu bây giờ?

 

Có ai nghĩ đến điều đó không?

 

Lại Thị Mơ