Nói Chuyện Với Phan Ni Tấn

 

Nguyễn Mạnh Trinh

 

 

Phan Ni Tấn? Nhà thơ? Nhà văn? Nhạc sĩ? Tôi tự hỏi ḿnh khi đọc một vài bài thơ và nghe một vài bài hát của anh. Có nỗi rung động thầm thầm từ ngôn ngữ. Có niềm thiết tha từ nốt nhạc, từ ca từ... H́nh như, có một không gian thời gian nào, lúc xa vắng lúc gần cận, nhắc nhở đến những kỷ niệm, những mộng mơ ban sơ, của những ngày tháng không thể nào quên...

Cứ tự hỏi rồi thắc mắc cho đến khi gặp Phan Ni Tấn. Một vài câu hỏi, để hy vọng trong câu trả lời, chúng ta sẽ hiểu rơ hơn một chân dung đích thực của người nghệ sĩ.

 

Mời độc giả theo dơi bài nói chuyện sau đây:

 

Nguyễn Mạnh Trinh (NMT): Anh có phải là người bạc t́nh với thơ và say mê với nhạc?

 

Phan Ni Tấn (PNT): Tôi không nghĩ như vậy. Mới đây cả bốn ông nhà văn, nhà thơ Nguyễn Ngọc Ngạn, Song Thao, Lê Hữu và Luân Hoán đều gán cho tôi là “tay thơ, tay nhạc” th́ đâu có lư do ǵ tôi lại bị “mang tiếng” là người bạc t́nh với thơ và say mê với nhạc. Không phải như vậy đâu. Người khác ra sao tôi không biết, riêng cá nhân tôi th́ thú thiệt dù không tự vạch ra cách làm việc nhưng tự nhiên tôi lại vướng phải một “chu kỳ sáng tạo nghệ thuật”. Nghĩa là khi tôi làm thơ th́ âm nhạc tự nhiên chạy đi đâu mất tiêu, có cố níu kéo cũng không thành phẩm và ngược lại. Tóm lại tôi không có thói quen hành xử cùng một lúc vừa viết nhạc lại vừa làm thơ.

 

NMT: Vậy, một cách thành thực, anh là nhạc sĩ, hay thi sĩ, hoặc cả hai như một người lang chạ?

 

PNT: Cả hai, nhưng không phải như một người lang chạ.

 

NMT: Trường hợp nào anh làm thơ?

 

PNT: Ban đêm dễ làm thơ nhất. Đêm càng sâu thơ phát tiết càng nhiều. Nhưng mà ban ngày ban mặt, nếu cần tôi cũng có thể “luồn” thơ ra , kiểu “xúc cảnh” th́ “thành thi” không kể ngày hay đêm. Có điều tôi hơi khó tính trong việc sáng tác. Bài nào dở hơi hay thiếu máu tôi bỏ ngay, không kể thơ, văn hay nhạc.

 

NMT: Và trường hợp nào anh làm nhạc?

 

PNT: Thú thiệt với anh là tôi có một khuyết điểm khó chấp nhận lúc viết nhạc. Tức là tôi không có thói quen mộng mị vu vơ, hay hoang tưởng về những cảnh vật hay nhân vật nào đó mà sáng tác được. Cá nhân tôi khi viết nhạc tôi bắt buộc phải dựa vào một đề tài, một h́nh bóng thật, một nhân vật thật trước mắt, hoặc đào xới những kỷ niệm nào đó trong quá khứ xong tôi chọn lọc, chắt chiu, phác thảo rồi lấy đó làm khuôn mẫu mà viết ra. Có khi tôi hoàn tất một bản nhạc thật dễ dàng trong ṿng trên dưới một giờ đồng hồ; có khi cả tuần, cả tháng hoặc cả đời “sanh” cũng không xong.

 

NMT: Nhạc có làm cho ngôn ngữ của anh bay bổng hơn thơ không (có nghĩa là nhạc được nhiều người hưởng ứng hơn và... nhạc sĩ oai hơn... thi sĩ?)

 

PNT: Tôi nhận thấy ngôn ngữ trong âm nhạc quả t́nh có bay bổng, phóng túng hơn trong thơ nhiều. Chắc anh cũng hiểu là tôi đang nói về phần sáng tạo của riêng ḿnh thôi. Tuy nhiên, điều đó không có nghiă là nhạc sĩ lại oai hơn thi sĩ như anh nghĩ. Tôi th́ tôi cho nó vẫn vậy. Chẳng ai oai vệ hơn ai.

 

NMT: Anh viết cho chính ḿnh? Hay chỉ duy nhất một người, hay cho nhiều người?

 

PNT: Tôi viết cho cả ba thành phần anh vừa nêu ra. Có điều viết cho chính ḿnh th́ cũng nói chung chung chớ không có ư ca tụng cái tôi , vốn chẳng có ǵ hay. Rốt cuộc, trong âm nhạc  tôi thường nhắm vào một hoặc nhiều người.

Thí dụ như bài T́nh Già chẳng hạn:”Mười tuần một lần anh yêu em. Nằm ngồi ḅ càng qua cơn mê. Thương cái răng em nổi trôi trên vùng ngực anh. Thương cái môi em thổi rung rinh ḥn vợ chồng. Ngây ngất anh xin thề muôn ngàn kiếp anh yêu em...” Nghe anh anh em em mùi mẫn vậy đó, tuy một mà hai tuy hai mà lại chung cho nhiều người đấy. Nghĩa là qua bài hát này ai cũng có thể là anh hay là em chớ không nhất thiết phải là tác giả và đối tượng.

 

NMT: Anh nghĩ ngôn ngữ của thơ và nhạc có điều ǵ giống nhau? Anh có nghĩ rằng trong thơ có nhạc và ngược lại...?

 

PNT: Ngôn ngữ của thơ nếu không có nhạc tính th́ hoàn toàn khác với ngôn ngữ trong âm nhạc. Ngược lại trong thơ có nhạc hoặc trong nhạc có thơ th́ cả hai loại ngôn ngữ này đều có sức tác động chuyên chở cho nhau mà bay cao.

 

NMT: Là người làm thơ vừa phổ nhạc, anh có nghĩ đưa thơ đến với đại chúng nhưng lúc ấy không c̣n là thơ nguyên thủy nữa?

 

PNT: Cũng tùy bài thơ mà phổ. Nhưng thường thường người nhạc sĩ phổ thơ ít khi phổ nguyên bài thơ ra thành ca khúc. Họ chỉ lấy ư thơ rồi thêm mắm thêm muối lời của ḿnh vô mới thành một bản nhạc. Tôi công nhận nhạc đưa thơ đến với đại chúng nhưng có nhiều bài thơ khi đưa vô nhạc không c̣n là thơ nguyên thủy nữa.

 

NMT: Cố thi sĩ Tạ Tỵ khi c̣n sinh tiền dù có nhiều bài thơ phổ nhạc nổi tiếng nhưng vẫn cho rằng thơ phổ nhạc không c̣n là thơ nữa. Anh nghĩ sao nhận xét trên?

 

PNT: Như tôi vừa nói là tùy bài thơ mà phổ. Có nhiều bài thơ nổi tiếng như bài Ngậm Ngùi của Huy Cận anh Phạm Duy phổ rất nổi tiếng mà thơ vẫn c̣n là thơ chớ có mất đi đâu. Nhưng cũng Phạm Duy phổ bài Hoa Soan Bên Thềm Cũ th́ rơ ràng bài thơ nguyên thủy của Lưu Trọng Lư chẳng c̣n là thơ nữa.

 

NMT: H́nh như anh có nhiều bản nhạc mang âm hưởng dân ca. Anh có dụng ư nào khi chọn phương cách diễn tả như thế?

 

PNT: Khi lớn lên học ở Sài G̣n tôi đă từng có dịp đi nhiều, sống nhiều, gắn bó nhiều với sông nước và con người vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long nên nhiều bản nhạc của tôi đều mang âm hưởng dân ca Nam bộ. Vậy thôi.

 

NMT: Viết nhạc t́nh, có phải là cách tỏ lộ t́nh cảm của ḿnh trao gởi cho một đối tượng, hay muốn nói thay hát thay cho nhiều người cùng tâm cảm?

 

PNT: Cũng có thể là như vậy, nhưng cũng có thể là mượn cái tâm cảm của nhiều người mà nói hộ ra.

 

NMT: Điều ǵ thôi thúc anh viết nhạc đấu tranh?

 

PNT: Quê hương, đất nước và thân phận con người.

 

NMT: Khi sinh hoạt du ca, và cho đến bây giờ, in tuyển tập nhạc và phát hành CD, quan niệm về sáng tác của anh có thay đổi không?

 

PNT: Có, thưa anh. Tôi đă và đang sáng tác được số ca khúc có chủ đề “dục tính trong âm nhạc”. Mới nghe qua cảm thấy ghê nhưng thật ra chủ đề ca khúc của tôi không lộ liễu như Tục Ca một thời của Phạm Duy đâu.

Thí dụ bài Quỳnh Lan vừa ráo mực chẳng hạn: “Em yêu anh lặn vào đôi tay. Anh yêu em ngợp bờ mi say. Miếng môi tham em ngậm anh tràn đầy. Đêm lung linh soi mù ngọn lan bay. Cảm ơn anh rộng ṿng tay bao dung. Ôm em trôi qua suốt mùa trái cấm. Níu vai nhau ta cuộn nhau thành một. Sài G̣n nghe em nở đóa quỳnh thơm...”.

 

NMT: Anh có nghĩ một phương cách nào để phổ biến nhạc của anh không? Như chọn ca sĩ thích hợp với nhạc của ḿnh hoặc cộng tác với những trung tâm có nhiều phương tiện?

 

PNT: Ra mắt CD là một trong những phương cách phổ biến nhạc của ḿnh. Phương tiện truyền thông, truyền h́nh, hoặc báo chí cũng là một cách quảng cáo khá tốt. Nhưng hữu hiệu nhất vẫn là cộng tác với các trung tâm băng nhạc. Có điều lọt vô được những trung tâm này quả là một vấn đề nan giải. Tài năng đă đành nhưng nhiều khi cũng không phải v́... tài năng.

 

NMT: Xin anh cho biết một vài chi tiết về tuyển tập nhạc và CD “Sinh Nhật Của Cây Đàn”?

 

PNT: Tuyển tập T́nh Khúc Phan Ni Tấn là tựa của tôi, gồm khoảng 100 ca khúc vừa viết lời vừa phổ thơ, dầy 186 trang không kể trang b́a. Chỉ có một vài bài bản cũ trước 75, kỳ dư đều viết ra sau này.

CD Sinh Nhật Của Cây Đàn gồm có 12 ca khúc trong đó có hai bài phổ từ thơ Luân Hoán và Quế Phượng. Vừa t́nh ca đôi lứa vừa dân ca miền núi lẫn dân ca Nam bộ.

 

NMT: H́nh như anh đă sáng tác hơn một trăm nhạc phẩm? Anh chọn lựa thế nào cho tác phẩm tuyển tập và CD này?

 

PNT: V́ tuyển tập này mang tên là T́nh Khúc Phan Ni tấn nên nội dung thuần túy viết về t́nh yêu đôi lứa, không có bóng dáng “tay cờ, tay súng” ǵ ở đây.

Về CD th́ cũng vậy. Cũng nhẹ nhàng về t́nh ca đôi lứa, chen lẫn với dân ca miền núi và dân ca Nam bộ.

 

NMT: Trong đó bài nào anh đắc ư nhất?

 

PNT: Công tôi mỗi khi sanh thành đều khó nhọc nên bài nào tôi cũng... đắc ư.

 

NMT: Anh có kỷ niệm nào về những bản nhạc đă sáng tác không?

 

PNT: Như tôi đă nói với anh lúc năy là ca từ của tôi đều dựa vào một sự thật mà nên. V́ vậy bản nhạc nào cũng mang một kỷ niệm đặc biệt mà tôi khó mà quên được sau này.

Hai anh bạn của tôi, Hà Thúc Sinh và Nguyễn Ngọc Ngạn từng nói tôi là nhà thơ nên ngôn ngữ thơ làm cho ca từ của tôi mượt mà hơn. Nghe xong tôi ra chiều ... khoan khoái lắm.

 

NMT: Anh có dự tính nào tiếp theo không cho thơ và nhạc...

 

PNT: Dĩ nhiên là có dự tính chớ anh, nhưng v́ chưa có thành phẩm nên không muốn nói ra. Th́ cũng là thơ, văn và nhạc mà thôi.