Kể Chuyện Lễ Tạ Ơn

Vit Hi

 

 

 

Ngày mai là ngày Lễ Tạ Ơn, theo ư nghĩa của Lễ Tạ Ơn th́ ngày lễ đầu tiên được tổ chức vào năm 1621. Sau khi gặt hái được vụ mùa đầu tiên, nhóm người di dân tiên khởi sớm nhất từ Anh Quốc t́m sang Tân thế giới, họ đă tổ chức một buổi lễ để ăn mừng và cũng để cảm tạ Thượng Đế đă dẫn dắt họ đến bến bờ tự do, bảo vệ cuộc sống b́nh an cho họ khỏi những hiểm nguy trên vùng đất xa lạ và ban cho họ những sản vật trong mùa gặt đầu tiên. Những nhóm người di dân khác đến đất nước này về sau cũng tiếp tục lưu giữ truyền thống cao đẹp về ngày lễ Tạ Ơn để dâng lên đấng Tạo Hóa lời cảm tạ và ḷng biết ơn. Dù Ngày Tạ Ơn được khai sinh vào thế kỷ 17 (năm 1621) như đă nói, nhưng măi đến thế kỷ 19, tức cho đến hơn hai trăm năm sau, vào năm 1863 dưới thời Tổng Thống Abraham Lincoln, lễ này mới được chính thức trở thành một quốc lễ, là ngày lễ cho cả nước được nghỉ ngơi qua thủ tục mà quốc gia nh́n nhận.

 

Nếu Việt Nam có ngày nhớ ơn nguồn gốc từ thuở Vua Hùng Vương, th́ tại Hoa Kỳ có ngày lễ nhớ ơn liên quan đến nhóm người di dân đầu tiên, ngày lễ này được tổ chức vào thứ 5, tuần lễ thứ 4 trong tháng 11 hằng năm, dịp cuối tuần dài như là một "long weekend". Nhiều người được nghỉ một lèo 4 ngày cuối tuần, quá đă nhỉ? Đa số được nghỉ làm hay nghỉ học vào ngày thứ Năm và thứ Sáu của tuần Lễ Tạ Ơn. Lễ Tạ Ơn ta có thể cho "thư giăn" ra hay cho trại ra là cám ơn những người ta chịu ơn, như nhà thơ Du Tử Lê cho bài thơ "Tạ Ơn Em", rồi nhạc sĩ Từ Công Phụng phổ thành nhạc, cho nên hằng năm ca sĩ Thanh Loan Houston nhắc vị phu quân qua bài hát này khi xơi gà tây và món pumpkin pie truyền thống Hoa Kỳ, do ông HQ Hồ Ái Việt đứng chủ bếp.


http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=L0bszGZiZV

 

 

Sáng nay khi thức giấc được email của chị Trần Lai Hồng, một nhà văn, nhà văn hóa gửi cho xem bài viết của cô giáo Phan Bích Thủy, bài "Một Thoáng Thanksgiving Hạnh Phúc", cô dạy trẻ em cấp pre-school tại Costa Mesa, Nam Cali. Đây là một love story thật t́nh người, thật nhân bản và thật cảm động. Tôi thích phim "Kramer vs. Kramer", nhưng chuyện của Phan Bích Thủy hay hơn truyện của tiểu thuyết gia Avery Corman (American novelist) nhiều lắm. I just love it after all. Mặc dù Avery Corman chuyên viết truyện buồn, truyện dở dang, ôi những truyện t́nh gian truân, những đôi t́nh nhân tranh căi, mắng nhiếc nhau, những truyện t́nh ai oán, không trọn vẹn, như A Perfect Divorce, The Boyfriend from Hell,... Kramer vs. Kramer, truyện t́nh yêu do Robert Benton dựng thành phim, chính ông viết kịch bản kiêm đạo diễn. Phim do hai tài tử gạo cội Dustin Hoffman và Meryl Streep thủ diễn thật tuyệt vời.


Tuy nhiên, tôi vẫn thích kết cuộc của chuyện t́nh cảm giữa David và Bích Thủy hơn. Chuyện như truyện thần tiên trong sách vở thuở ấu thơ có ông tiên hoặc bà tiên cầm chiếc đũa thần biến hóa những con người trong trắc trở gặp nhau trong hạnh phúc thánh thiện. Thật vậy, "Một Thoáng Thanksgiving Hạnh Phúc", có cô giáo Thủy hóa phép để ông toubib đăm chiêu fulltime trở nên con tim yêu đời như khúc ca "Và con tim đă vui trở lại".

Lễ Tạ Ơn đang đến trước mặt, xin quư bạn tạ ơn trời đất, và đừng quên "tạ ơn em" hay "tạ ơn anh". Chúc phúc đến mọi người... Mời tất cả hăy đọc...

 

VHLA

 

 

Chuyển quư bà con bạn hiền một bài viết đơn giản mà ư nghĩa về Lễ Tạ Ơn Thanksgiving.  Chúc mọi người có những ngày lễ thật ấm cúng hạnh phúc gia đ́nh tràn đầy, và không quên nghĩ đến nhiều người bất hạnh khốn cùng, nhất là nơi quê nhà.

LH

 

 

Một Thoáng Thanksgiving Hạnh Phúc

 Phan Thuỷ

 Tác giả là một giáo viên Pre- school tại Costa Mesa, tên thật Phan Bích Thủy, người đă hai lần viết về "Một thoáng Halloween" năm ngoái và năm nay. Bài mới của cô lần này là một thoáng của mùa lễ tạ ơn hạnh phúc.

 

 

                                  

 

Mười phút ngồi chờ nơi pḥng cấp cứu bệnh viện sao lâu quá . Tôi sốt ruột, một tay th́ xoa nhẹ chân Sang, con tôi, một tay th́ sờ măi lên trán nó. Cái cảm giác nóng ở ḷng tôi như chuyền vào trán Sang làm nóng hơn thêm. Nhà có hai mẹ con, chưa gặp cảnh này, tôi quá bối rối , không biết làm ǵ hơn là ngồi chờ.

 Vừa mới đây tôi đang dạy học th́ nhân viên trường báo tin có điện thoại của trường con tôi đang học. Th́ ra con tôi trong giờ thể dục đă bị té bong gân. Nhà trường đă chuyển con tôi vào bệnh viện M. để cấp cứu. Tay chân tôi rụng rời ,quưnh quáng ghi vội địa chỉ bệnh viện rồi xin phép trường nghỉ để phóng xe nhanh vào bệnh viện.

Nhân viên nhà trường đă sơ cứu cho cháu và làm mọi thủ tục với bệnh viện , kể lại sự việc rồi bàn giao tất cả cho tôi.

Tôi xót xa nh́n con tôi . Sang luôn kêu khẽ, nhăn mặt đau đớn làm tim tôi thắt lại từng cơn. Nước mắt tôi muốn ứa ra nhưng tôi cố ḱm giữ sợ làm con tôi thêm sợ hăi.

 

Tấm màn ngăn các pḥng kéo ra, hai nhân viên bệnh viện bước vào, một nam một nữ đều là Mỹ trắng . Người đàn ông lên tiếng :

- Bác sĩ David, phụ trách case này  ( Xin chỉ viết đối đáp bằng tiếng Việt)

Tôi ah lên một tiếng ngạc nhiên, xúc động lên tiếng chào.

David nh́n tôi và tiến đến bắt tay, miệng mỉm cười :

- Không ngờ gặp Tâm ở đây.  C̣n bé này là ǵ của Tâm?

Tôi bối rối : 

- Dạ, Đó là Sang, con trai tôi.

David đến giường khám cho con tôi.  David vừa khám vừa trao đổi với cô y tá về những việc phải làm.

Xong chàng bảo:

- Cô đừng lo lắng quá, hôm nay cô phải ở lại chờ cháu chụp X Ray. Sau khi có kết quả sẽ được chữa trị. Sang sẽ nằm lại đây 1 ngày để theo dơi rồi sẽ được về đi học lại. Có điều sẽ phải dùng nạng để đi trong vài ngày. Bây giờ phải đưa bệnh nhân đi chụp h́nh. Cô có thể ngồi đây chờ hay vào pḥng tôi một lát không?

Tôi đi như cái máy theo Bác sĩ vào pḥng mạch.

 Ngồi trên ghế, tôi rụt rè nói ngụ ư là không ngờ anh là Bác sĩ và làm việc ở đây. Nhờ bác sĩ cố gắng giúp cho con tôi.

David chống tay vào cầm nh́n tôi cười lặng lẽ :

- Cuộc đời hay thật ! Rồi có lúc tôi được giúp lại cô. Cố nhiên, tôi sẽ làm những ǵ tốt nhất.

- Không biết nói ǵ hơn. Tôi xin cám ơn Bác sĩ.

- Nếu cô cần trở lại trường th́ cứ việc. Tôi sẽ săn sóc cho Sang và sẽ gặp cô sau tại nhà cô.

- Ồ không, cám ơn Bác sĩ, tôi đă xin nghỉ hôm nay và sẽ ở lại chờ tới khi xong mọi việc cho cháu.

- Vậy cô cứ ngồi đây mà chờ, đừng ngại. Tôi e cô sẽ chờ hơi lâu, tôi xin phép đi làm việc tiếp. Có tin ǵ tôi sẽ trở lại cho cô hay.

Chàng đi rồi, tôi mới hồi tưởng mối liên hệ của chúng tôi.

Tôi là cô giáo của Katie, con gái của chàng, lớp Pre-school 4 - 5 tuổi. Cô bé tóc vàng, mảnh mai, mặt xinh như búp bê nhưng lúc nào cũng rụt rè, ít nói, thích chơi một ḿnh. Mỗi sáng tôi nhận Katie từ người cha đưa đến.

Chàng đấy, người đàn ông mạnh khỏe, dáng dấp nhanh nhẹn nhưng gương mặt lúc nào cũng nghiêm trang lạnh lùng ít cười ít nói . Chàng đưa bé Katie đến cho tôi rồi quay lưng đi ngay, họa hoằn lắm mới nói với tôi vài câu, thường là dặn ḍ thuốc uống hoặc giờ đón sẽ muộn...

 

Tôi chưa bao giờ thấy mẹ của Katie đưa đón con. Có lần tôi hỏi con bé th́ Katie chỉ nói : Mẹ đi xa lắm không về nữa đâu... Con bé ứa nước mắt khi tôi hỏi.

- Bao lâu rồi em chưa gặp mẹ ? Katie chỉ nói : Lâu rồi, và khóc thút thít.

Tôi ôm con bé vào ḷng xin lỗi đă làm em khóc.

Từ đó tôi đặc biệt chăm sóc Katie hơn, theo dơi từng việc học, việc chơi, từng miếng ăn, giấc ngủ... Đối lại Katie thương mến, quấn quít tôi lạ thường.

Katie luôn có mặt bên cạnh tôi trong lớp cũng như ngoài sân phụ giúp tôi vài việc.

Tôi giao cho Katie nhiều trách nhiệm hơn các học sinh khác và luôn khen thưởng. Cô bé dần dần hết nhút nhát, thành tự tin, vui vẻ, hồng hào.

Một hôm sắp tới giờ về, cha của Katie đến sớm hơn thường lệ. Chàng ra sân lặng lẽ ngồi một góc nh́n học sinh chơi đùa.

Tôi đang giúp các em đi thăng bằng trên những thanh gỗ dài. Katie lăng xăng đỡ những bạn hụt chân ngă xuống cát. Bọn trẻ cùng cười hồn nhiên. Katie nh́n thấy cha, xin phép tôi chạy đến với cha.

Chàng nắm tay Katie tiến đến trước mặt tôi mỉm cười chào. Lần đầu tiên tôi thấy chàng cười.

Chàng ngỏ lời cám ơn tôi về những ǵ tôi đă làm cho Katie rồi nghiêm trang nói rằng:

- V́ Katie quá yêu mến cô giáo nên Katie muốn cô giáo có mặt trong tiệc sinh nhật lần thứ 5 vào thứ bảy tuần tới. Mong cô giáo nhận lời.

Nói xong chàng lấy trong túi áo tấm thiệp mời trao cho tôi.

Dù rất khó nghĩ nhiều ngày sau đó, nhưng cuối cùng tôi cũng đến v́ ngày nào Katie cũng ôm lấy tôi, nũng nịu, nhắc nhở tôi măi.

Bữa tiệc sinh nhật đó ngoài tôi và chàng, người lớn chỉ có ông Irwin là cha của chàng (mẹ chàng đă mất ) và 3 em gái là học sinh cùng lớp của Katie.

Bọn trẻ rất sung sướng khoe với tôi những tṛ chơi và h́nh chúng nó vẽ cho nhau. Tôi cũng cùng chơi với chúng thân t́nh như lúc ở trong lớp.

Dù bận rộn, tôi cũng nh́n khắp căn pḥng để ư t́m kiếm h́nh ảnh gia đ́nh nhưng ngoài những h́nh của Katie, cha và Ông Bà Nội ra th́ không thấy h́nh người đàn bà nào cả. Tôi nói chuyện với cha chàng th́ được biết mẹ của Katie là một người đàn bà rất đẹp nhưng thích vui chơi, thích làm đẹp hơn là chăm sóc con. Hai vợ chồng thường gây gỗ v́ mẹ Katie hay vắng nhà, không lo lắng cho con. Khi Katie được 3 tuổi hai người ly dị,  cô ấy lấy một ông nhà giàu lắm và theo chồng đi tiểu bang khác không một lần về thăm con. Ông c̣n cảnh cáo tôi :

- Con tôi nó ác cảm với đàn bà lắm đấy !

 

Bấy giờ tôi mới hiểu tại sao không thấy chàng cười và mặt cứ lạnh lùng khó khăn. Nhưng từ sau buổi tiệc sinh nhật của Katie, tôi thấy chàng không c̣n xa cách với tôi nữa. Mặt chàng đă có sinh khí và hay mỉm cười khi nói chuyện với tôi. Chàng lại c̣n hay đến đón con sớm hơn để ngồi nh́n Katie chơi đùa. Thỉnh thoảng trước khi về chàng đưa cho tôi một món quà, khi th́ gói kẹo, khi th́ hộp bánh, khi th́ một thỏi chocolate với mảnh giấy : Thank you for all you do for Katie .

 

Tôi thực sự lo lắng khi chàng muốn đưa tôi về cho biết nhà. Bởi v́ tôi không ngu đến nổi khi vẫn nghe các đồng nghiệp chọc tôi về sự thay đổi này nơi chàng. Bởi cả năm học trước cô giáo nào cũng biết anh chàng lạnh lùng nghiêm khắc thờ ơ với mọi người này.

Nếu chàng thích tôi? Ôi, không được đâu v́ tôi vừa được biết chàng mới 34 tuổi, trong khi tôi đă gần 40 rồi. Tôi đă có chồng, tuy chồng đă mất 3 năm nay, và con trai tôi đă 13 tuổi.

Cả trường không ai biết tuổi thật của tôi, cứ nghĩ tôi chừng 30 tuổi v́ người Á Châu thường trẻ hơn tuổi, thêm nữa tính tôi rất sôi nổi vui vẻ trẻ trung. Chắc chàng cũng tưởng tôi c̣n trẻ lắm, cho nên...

Ôi, nếu chàng biết... Không được đâu. Đừng nghĩ tới nữa.

 

Thế là từ đó tôi cố tránh mặt chàng. Chàng và Katie mời tôi đi ăn kem, đi ăn tối... tôi đều từ chối. Chàng mang hoa đến nhà, tôi tiếp chàng trong nỗi hồi hộp sợ con tôi đi học về nên cứ đứng lên ngồi xuống măi không yên...

 

Và tới hôm nay, chuyện con tôi bị tai nạn bất ngờ gặp chàng ở đây tôi thật bối rối. Chuyện phải đối mặt không tránh được rồi.  A, chàng là bác sĩ, lại trẻ trung tuy có lạnh lùng, đẹp trai như thế, sao lại để ư thương tưởng tới cô gíáo lớn tuổi như ḿnh? Tôi ghét số tuổi của tôi lắm!

Tôi buồn bă thở dài, vừa định đứng lên đi ra th́ chàng bước vào.

Chàng cho biết Sang sẽ được bó bột, h́nh chụp cho thấy không nguy hại đến xương, vết thương không nặng nên chỉ ở lại bệnh viện 1 ngày, sáng mai sẽ được về.

 

-  Giờ cô có thể về nghỉ ngơi ăn uống, hơn một tiếng nữa trở lại thăm cháu được.

Chàng nói đáng lẽ chàng đưa tôi về v́ sợ tôi lái xe trong lúc bối rối không an toàn nhưng chàng chọn ở đây săn sóc cho Sang tốt hơn.

Tôi cảm động rối rít cảm ơn chàng, chỉ xin cho tôi vào gặp con tôi một chút. Sang nằm im trên giường, mặt xanh xao, thấy tôi vào th́ giơ tay đón lấy tôi, miệng rít khẽ v́ đau. Tôi ôm lấy con an ủi:

-  Không sao đâu Sang, bác sĩ hứa sẽ lo bó bột cho con ngay bây giờ, sẽ hết đau ngay. Đừng sợ nha, mẹ trở ra ngoài, khi bó xong mẹ sẽ vào với con.

 

Một giờ sau tôi trở lại, David chờ tôi ở cửa, hướng dẫn tôi vào pḥng của Sang.  Gương mặt chàng tươi sáng hẵn, bảo tôi :

- Tôi trả chàng trai này lại cho cô tốt đẹp để trả ơn cô đă chăm lo cho con gái tôi được hạnh phúc.

Tôi cười tươi v́ trông Sang sạch sẽ, hồng hào, thỏai mái lại, hoàn toàn khác với lúc tôi đi về nhà. Sang nói chân đă hết đau và cũng vừa được ăn uống xong.

Tôi nh́n con tràn đầy thương yêu và quay sang David nói lời cảm ơn với ánh mắt thành khẩn nồng ấm.

Cả ngày c̣n lại tôi ở bên Sang săn sóc, kể chuyện cho con nghe. Chàng cũng thường ghé vào pḥng thăm và chúng tôi được một dịp ngồi nói rất nhiều  về đời nhau.

Hết giờ làm, chàng ở lại cùng tôi nói chuyện say sưa tới khuya mới về.

Sang đi học bằng nạng chỉ 3 ngày th́ đi đứng lại như thường.

 

C̣n một tuần nữa là lễ Thanksgiving, David trân trọng mời mẹ con tôi đến nhà dùng cơm gia đ́nh mừng lễ Thanksgiving.

Tôi bảo chàng :

-  Lần trước sinh nhật Katie, anh đă mời tôi để trả ơn cô giáo rồi, lần này cho tôi được mời anh và Katie để trả ơn anh đă săn sóc chu đáo cho con tôi.

- Không, chúng ta không phải trả ơn ǵ cả v́ là người trong gia đ́nh, chúng ta phải lo lắng cho nhau. Thanksgiving phải ở nhà tôi mới đúng.

Tim tôi đập hụt một nhịp. Trời đất, tôi có nghe lầm không?

Chàng nói tiếp: 

- Thêm nữa, hôm ấy có cả ba tôi đến dự để mừng cho chúng ta ...

Tôi đưa tay chận nơi ngực, tim đập th́nh thịch, ấp úng:

- Nhưng, nhưng mà... tôi có xứng đáng không?

- Tại sao không? V́ sao em nói thế?

- V́... v́ em đă có con lớn quá.

- Hahaha th́ ḿnh khỏi phải sinh con nữa.

- Nhưng mà anh có biết em lớn hơn anh tới...tới sáu tuổi.

Tôi mắc cỡ quá không nói được nữa.

Chàng ôm lấy tôi:

- Tội nghiệp em bé quá, vậy mà cũng e ngại. Anh không quan tâm tới điều ấy đâu.

Rồi chàng nh́n vào mắt tôi nói rất nghiêm trang:

- Điều anh quan tâm là em có trái tim lớn. Em yêu thương con em và con của anh rất thật. Và quan trọng hơn hết em đă làm cho anh yêu em.

Trái tim tôi vỡ ̣a, nước mắt tuôn tràn v́ sung sướng.

Mùa Thanksgiving này thật trọng đại, huy hoàng trong đời tôi biết bao nhiêu.

Tôi đem hết tài năng, tâm hồn và t́nh yêu thương để cùng chàng nấu nướng, trang trí căn nhà lạnh lẽo bề bộn của chàng trước kia thành một mái gia đ́nh ấm cúng, tươi sáng, vui vẻ.

 

Trong nhà chàng bây giờ đầy hương thơm của hoa cỏ, đầy màu hồng cam ấm dịu sắc Thanksgiving, đầy thức ăn truyền thống, đầy ánh mắt yêu thương nồng nàn và đầy tiếng cười vui của con trẻ.

Cảm ơn lễ Thanksgiving, cảm ơn cuộc đời.

 

Phan Thuỷ

 

 

 

 

 

.