Tt C Cho Người Phong Cùi

 

 

Vit Hi

 

 

Có một lúc nào chúng ta lắng đọng tâm hồn nghĩ đến số phận của những nạn nhân phong cùi hay chăng ? Điều chắc chắn không ai muốn căn bệnh quái ác đó đến với chúng ta hay thân nhân ta. Trăm lần không vạn lần không. Khi tôi viết về nhà thơ nổi danh trong văn học Việt Nam là Hàn Mặc Tử, những nỗi mặc cảm của ông khi bị người t́nh Mộng Cầm phụ rẩy phủ phàng, thơ cho nỗi ḷng dâng trào sầu khổ khi người yêu bỏ đi lấy chồng, Hàn Mặc Tử qua thơ được tin Mộng Cầm đi lấy chồng:

 

"Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ

Em lấy chồng rồi hết ước mơ

Tôi sẽ đi t́m mỏm đá trắng

Ngồi lên để thả cái hồn thơ."

(bài "Lấy Chồng")

 

T́nh đắng cay, đau thương được diễn tả qua bài thơ trăng thật éo le, trắc trở dưới đây của Hàn thi nhân:

 

"Hôm nay có một nửa trăng thôi,

Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi !

Ta nhớ ḿnh xa thương đứt ruột!

Gió làm nên tội buổi chia phôi !"

(bài "Một Nửa Trăng")

 

 

Trong nỗi mặc cảm, buồn tủi v́ căn bệnh quái ác dằn vật tâm hồn và hủy hoại thể xác trở nên xấu xí, rồi như Cao xanh thấu hiểu nỗi ḷng Hàn thi sĩ nên cho ông một người bạn gái khác, Mai Đ́nh đáng thương, một thiếu nữ trẻ đẹp đă cải lời mẹ cha dâng hiến t́nh yêu cho Hàn thi sĩ, dù là bị gia đ́nh trừng phạt đánh đ̣n ngăn cấm, rồi t́nh thương không ngăn cản được con tim của người thiếu nữ, nhưng biết thân phận ḿnh Hàn thi sĩ đă không lạm dụng t́nh yêu ấy, hăy nghe những lời yêu thương của người t́nh thủy chung Mai Đ́nh:

 

"Em đă yêu anh đến dại người

Ḷng em ngày tháng dễ nào nguôi

Yêu anh trên hết t́nh yêu mến

Và sẽ yêu anh suốt một đời"

 

Nàng không hề gớm ghiết chứng bệnh nan y của chàng, mà con t́nh nguyện chăm sóc người yêu. Tôi thật sự xúc động cái tâm t́nh nhân loại, người đối người như vậy:

 

"Yêu anh trong lúc anh lâm chung

Mới thấy t́nh em yêu lạ lùng

Rải khắp bầu trời kia chưa lấp

Mong anh lành mạnh mới đáng công"

 

Nàng sẵn ḷng dâng trọn thân xác và tâm hồn của ḿnh cho người yêu đáng tội nghiệp thay:

 

"Anh lành, anh sẽ tặng em chi

Tặng cả đời anh, cả hồn thi

Với cả những ǵ anh ước vọng

Cả hồn, cả xác, cả t́nh si"

 

Mai Đ́nh và Hàn Mặc Tử

 

Đó là một t́nh thương hay t́nh yêu cho người lỡ vướng mắc bệnh phong cùi. Tôi phải nhập đề bằng câu chuyện văn học vô cùng thương tâm đó để nêu lên cái ư niệm ở đời, nếu trên quả địa cầu này có những khổ đau th́ cũng có những bàn tay nhân hậu, những tấm ḷng vị tha sẵn ḷng đến với cái xui xẻo, cái đau khổ để san sẻ và để xoa dịu phần nào những nạn nhân, những linh hồn sống vất vưỡn nhờ vào ḷng từ tâm, thương hại bố thí của người khác.

 

Vâng, thưa đó là hai yếu tố tương quan trong cuộc sống này: Người Cùi và Bạn Người Cùi. Tôi có người bạn, anh Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu tôi với Hội Bạn Người Cùi. Xin hăy mở ḷng đối với những ai kém may mắn cho cuộc sống có ư nghĩa hơn.

 

BS Mạc Văn Ḥa

 

 

 

Ôn chút lch s

 

Trn Hoàng Nam

 

Bệnh cùi hay phong cùi có lịch sử từ lâu đời rồi. Người đầu tiên khám phá ra vi khuẩn cùi dưới ống kính hiển vi là Bác Sĩ Armauer Hansen, người Na-Uy, năm 1873. Từ ngày vi trùng cùi được t́m ra, xă hội con người đă thay đổi rất nhiều trong việc chữa trị và đối xử với người phong cùi. Bệnh cùi đă tác hại và gây ra khổ đau cho rất nhiều người, đặc biệt các vùng trong miền nhiệt đới. Trong những thập niên của thế kỷ 20 vừa qua người ta đă dùng đậu Chaulmoogra để trị bệnh cùi, nhưng cách trị bệnh đau đớn này chỉ có hiệu quả cho một số ít người, và không có hiệu quả lâu dài.

Rồi nước Mỹ năm 1941 lần đầu tiên trong công tác chế ngự bệnh cùi, nên đă dùng thuốc Promin được bác sĩ Guy Faget tiêm cho bệnh nhân cư ngự trong trại cùi Carville thuộc tiểu bang Louisiana, dù thành công trong thuở phôi thai của quyết tâm pḥng ngừa và chữa tri bệnh cùi, nhưng phương pháp này cũng rất đau đớn, hành xác bệnh nhân v́ phải tiêm đi tiêm lại nhiều lần.

 

Đến thập niên 1950 bác sĩ R. G. Cochrane chế ra thuốc Dapsone nhưng khi tiêm riết rồi vi trùng cùi quen thuốc, lại lờn thuốc. Đợi đến 2 thập niên sau, nền y khoa con người t́m ra được linh dược, niềm hy vọng ức chế bệnh cùi. Thuốc được thử nghiệm trên đảo Malta trong thập niên 1970 đă đem lại nhiều kết quả hữu hiệu. Liều thuốc này là một hỗn hợp thuốc (gọi là MDT) gồm có ba loại thuốc Dapsone, Rifampicin và Clofazimine. Bệnh nhân phải dùng liều thuốc này từ sáu tháng đến một năm hay là phải lâu hơn nữa mới khỏi dứt bệnh.

 

Bệnh cùi có lây không ?

Thưa rằng có chứ, bệnh cùi lây trong trường hợp sống chung đụng, va chạm thiếu cẩn thận trong một thời gian dài với người đang mang bệnh. Nhưng thông thường th́ 95% người có sức khoẻ b́nh thường có sức đề kháng mạnh chống lại vi trùng cùi hữu hiệu. Họ không bị lây ngay cả đến việc giao tiếp hằng ngày với bệnh nhân.

 

Khi người bệnh uống thuốc vào th́ hầu hết các vi trùng trong người bị chết ngay trong vài ngày đầu, và sau hai tuần, thường th́ người cùi không c̣n lây nữa. Để diệt trừ bệnh phong cùi, ngày nay bệnh nhân không cần thiết phải bị cô lập, tách riêng họ ra một nơi, ra khỏi xă hội, khỏi làng xóm, khỏi những người thân trong gia đ́nh. Tội nghiệp cho họ lắm.

 

Nên nhớ bệnh cùi không lây qua sự giao hợp giữa vợ chồng hay di truyền cho con cái qua việc sinh sản. Những người cùng chung trong một gia đ́nh với người bệnh không cần thiết phải uống thuốc trị bệnh phong cùi, nhưng nên đi khám và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.

 

Vấn đề lương tâm con người về vấn nạn người cùi, hăy xem họ là những con người bất hạnh, cần được giúp đỡ. Những đắng cay và buồn tủi của những người mang bệnh phong cùi là một sự thật trong thế giới hiện tại ngày nay khi mà y khoa thế giới tiến xa vượt bực so với thế kỷ 19 hay đầu bán thế kỷ 20, rất nhiều người thường không mắc bệnh hay bệnh nhân đă không biết đến bệnh cùi có thể được ức chế qua thuốc. Mặc dầu không c̣n là một chứng bệnh nan y bất trị như xưa, nhưng bệnh phong cùi vẫn là nỗi bất hạnh, đau thương và xót xa cho rất nhiều người ở quê nhà. Một xă hội văn minh nhân bản khác với xă hội mà sự thiếu thốn do nhân tai gây ra. Nỗi buồn là bệnh nhân thiếu thốn về mọi phương diện: nhà cửa, thực phẩm, thuốc men và điều kiện vệ sinh tối thiểu để được điều trị lành bệnh.

 

Một xă hội khi mà con số đông người đă bị khuyết tật nặng, chân tay đă bị tàn phế, mất hết cảm giác và không c̣n khả năng để tự chăm sóc lấy bản thân nói chi phải tự túc t́m mưu kế sinh sống. Họ không ngừng vật lộn với những khó khăn thường nhật và những mặc cảm do xă hội gây ra. Nỗi khổ đau của người cùi không phải chỉ là sự tàn tật trên cơ thể mà bệnh nhân mang, nhưng là sự ruồng bỏ của xă hội và thiếu vắng t́nh thương nhân loại. Số người giúp họ quá ít ỏi, c̣n nhà cầm quyền hầu như giao phó cho bên dân sự tự lo do ḷng trắc ẩn. Có những bệnh nhân tự lánh xa chốn đông người, sống ẩn dật, t́m vào trong những hang cùng ngơ hẹp để an phận, quằn quại đớn đau dưới sự tàn khốc của chứng bệnh, của thời tiết, của những thiếu thốn và sự lạnh lùng của xă hội.

 

Theo Hội Bạn Người Cùi (HBNC), một tổ chức vô vị lợi ở California mà một nhóm anh chị em thiện nguyện đă xả thân làm công quả, tổ chức được thành lập vào năm 1995, Hội đang dang tay giúp đỡ khoảng ba mươi trại cùi lớn nhỏ từ miền Nam ra tới miền Bắc 17 năm nay, số bệnh nhân phong cùi  Việt Nam hiện được ước đoán c̣n độ trên dưới ba hay bốn ngàn người mà thôi.

 

 

 

Tôi được biết tôn chỉ của Hội Bạn Người Cùi là "Tất Cả Cho Người Phong Cùi", do một nhóm anh chị em trẻ thiện chí trong cộng đoàn Tustin, tại miền Nam California, Hoa Kỳ, phát khởi năm 1995. Hiện nay ban điều hành của Hội Bạn Người Cùi gồm có các vị sau đây:

 

Cha Linh Hướng : Trịnh Đức Ḥa (214) 384-4528

 

Hội Trưởng: Anh Nguyễn Văn Công (714) 785 - 7950

 

Phụ Tá: Chị Nguyễn Thị Soi (714) 732-8162

Phó Nội: Chị Nguyễn Anna Phụng (714) 622-8734

 

Phó Ngoại: Anh Lê Văn Quang

 

Thủ Quỹ: Chị Bùi Kim Loan  (714) 260-3007

 

Tôi mong sao trên quả địa cầu này bệnh phong cùi sẽ bị tận diệt, không c̣n là cơn ác mộng, nỗi kinh hoàng v́ sự ghê gớm mà nhân loại xa lánh. Hăy cầu mong sao cho một thế giới không c̣n bệnh phong cùi nữa vậy.

 

Trn Hoàng Nam

 

Theo links:

http://leprosypbio.blogspot.com/2011/02/history-leprosy.html

 

http://www.stanford.edu/class/humbio103/ParaSites2005/Leprosy/history.htm

 

http://www.nguoicui.org/hbnc/thongtin/bs_hoa.shtml

 

http://chimvie3.free.fr/19/vhal050.htm

 

http://en.wikipedia.org/wiki/Leprosy

 

http://www.answers.com/topic/leprosy