ĐÔI BẠN MẮC HOA VÔNG

 

B́nh Nguyên Lộc



         Đêm rằm tháng bảy nầy, trời đă không mưa Ngâu như thường năm mà lại c̣n nóng bức khó chịu. Tuy thế, con đường Ḥa Hưng vẫn vắng hoe. Ở ngoại ô xa, người ta ngủ sớm như dưới tỉnh.Thỉnh thoảng một chiếc xe hơi chạy về phía khám đường. Như giữa truông rừng mà ánh đèn pha hay đuổi thú, ở đây, năm bảy con vật cũng phát nhảy vào lề cỏ. Đó là những con chó đi hứng mát ngoài đường. Chúng tùng tam tụ ngũ nơi đó để t́m bạn, để yêu thương, để kể lể cho nhau nghe những câu chuyện chó của loài người mà chúng được mục kích, để căi nhau, tranh nhau một nhơn t́nh và rất thường khi xâu xé nhau. Thật là rậm rật như chó tháng bảy! Khi ánh đèn bật lên th́ trên màn bạc t́nh cờ ấy, hiện ra nhiều tṛ chó má và khúc phim ngắn kia thật là kém mỹ tục thuần phong. Từng cặp một, chúng thơ thẩn dưới ánh trăng mờ, chơi vơi trong nguồn ân bể ái. Lại có những anh chàng bị hất hủi, đứng vơ tiu nghỉu; có những anh chàng đang lẽo đẽo theo một bóng hồng; có những cặp nhân t́nh như giận nhau, đứng cùng nhau mà mỗi người đang nh́n một ngả.
         Lạ lắm là trong loài giống nầy, cái thiếu mà đực lại thừa. Cho nên đây đó vài trận đánh nổi lên, ai cũng cả quyết tranh nhau người ngọc. Dạ khách là dân tứ chiếng: chó ta, mực, vện, phèn chiếm đa số, nhưng cũng có những bécđê lai, kiêu hănh nhưng quả không hùng dũng chút nào, những con chó vá, lai giống tám mươi đời vương, bé loắt choắt mà cứ làm bộ oai. Những con chó tây chánh hiệu mà me tây nào đó đă bỏ lại khi lui về vườn để hoàn lương, ốm tong teo v́ thiếu  thịt ḅ, bâng khuâng như nhớ thời oanh liệt.
         Ở đây không phân chia giai cấp: chó ghẻ cũng lắm khi may mắn lọt vào mắt xanh của cô nàng, chó rụng lông vẫn ngồi tṛ chuyện được với chó xù, và cả con chó thọt cũng có bạn.Những anh chàng gặp đêm xui xẻo chia nhau đi từng nhà mà rủ ren. Trong đó c̣n nhiều cô nàng khuê môn bất xuất: chủ chúng nó không muốn chó họ đùm đề con dại, càng không muốn chó họ trao thân một cách phiêu lưu để rồi đẻ ra những tạp giống mà họ không thích. Những cô nàng kín cổng cao tường nầy, đẹp th́ không đẹp, nhưng chúng có sức quyến của trái cấm. Thế nên nhiều anh chàng ràng măi trước ngơ mấy nhà khép cửa pḥng thu kia.
         Ôi chao là khổ cho các nhà vô phước nầy. Bên ngoài chàng kêu chàng hú, bên trong nàng hứ nàng hé xuốt đêm. Thật là rậm rật như chó tháng bảy!

         Cái nhà khổ hơn hết là hiệu may Chức Nữ "chuyên may y phục đàn bà" như tấm bảng trước đó đă nêu lên. Hiệu may có che cái thảo bạt phía trước. Thảo bạt đóng bằng cửa song, trong ngoài thấy nhau được. Cổng không kín, tường không cao, bọn nó dễ trao lời nhau và cứ xấn rấn trước nhà đó mà rậm rật.
         Cô tư, cô chủ, ban đầu c̣n la lấy lệ, măi sau phải lấy củi phang ra bên ngoài và quất con Ma-Lên hết mấy roi. Nhưng chứng nào tật nấy, bọn nầy cứ nội công ngoại kích, khó chịu quá đi thôi. Cô tư đàng chịu thua, đi lại giường nằm đọc Liễu Trai để quên chúng nó. Cô t́m dấu đă đánh trên lề tờ sách hồi năy và đọc thấy con ma ấy đang lên trên lầu . Cô bỗng sực nhớ đến tên con chó của ḿnh, nên mỉm cười.

         Con Ma-Lên của cô không phải là ma, cũng không leo lên đâu cả. Đó là tiếng Pháp-me-Tây để nói Ma-Đơ-Lên (Madeleine).
         Nguyên năm trước, ở xóm có một con mẹ, vợ săn đá, khách hàng khó chịu nhứt của cô; con mẻ tự xưng là Ma-Lên.  Cô tư rất không ưa con mẹ ấy, nên đặt tên con chó như thế cho bơ ghét.

Nhưng Ma-Lên bốn cẳng là bạn thân nhứt của Cô Tư. Tết năm ngoái cô về quê thấy nhà bên cạnh nhà ông ngoại cô, người ta toan đem cả một ổ chó con trấn nước cho chết. Động ḷng thương, cô xin con chó tốt nhứt để nuôi. Không phải chỉ thương chó chết đuối mà thôi đâu, cô thương v́ thấy số phận con chó hơi từa tựa số phận cô ở cái chỗ bị người đời hất hủi một cách bất công.
         Ở nhà quê, chó tháng giêng hay hóa dại, v́ thời tiết nóng quá. Nhơn tháng ấy là tháng hoa vông trổ, người ta lầm lẫn sự trùng phùng ấy với nguyên nhơn bệnh dại, nên gọi bệnh ấy là chứng mắc hoa vông. Chó lớn th́ họ c̣n để sống v́ c̣n cần, chớ chó mới đẻ là họ trấn nước chết hết kẻo chúng nó mắc-hoa-vông mà khốn!

         Cô Tư năm đó bốn mươi ba tuổi, tuổi Dần. Chỉ v́ cái tuổi Dần báo hại ấy mà trai đời xa lánh cô, không sợ cô mắc hoa vông mà sợ cô sát chồng, như trong sách nói. Thuở c̣n trẻ, ở làng, cô cũng được nhiều người coi mắt. Nhưng không đám nào đi tới nữa cả, sau vụ coi thầy, coi tuổi.
Cô Tư không đẹp, nhưng có duyên, có giáo dục lại có của. Thế mà cô phải chịu nh́n năm tháng trôi đi, nh́n tuổi tác cô chồng chất lên măi trong cảnh cô độc lẻ loi. Cuộc kháng chiến đă đưa cô trôi nổi lên Saigon mấy năm nay và cô càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết giữa đô thị đông đúc nầy. Người con gái già, khi qua khỏi tuổi khó khăn bốn mươi, bỗng nghe thân thể và ḷng b́nh thản lại. Cái rạo rực tuổi thơ chỉ c̣n là một kư ức xa xôi. Tuy nhiên b́nh thản không có nghĩa là vui vẻ được. Nếu không có Ma-Lên làm bạn, không rơ cô Tư sẽ buồn đến bực nào. Ma-Lên sạch sẽ, ngoan ngoăn, Ma-Lên tŕu mến chủ, ít đi đâu. Nhưng nó là con gái đang th́, lại không hấp thụ được cái giáo dục tiết chế của con gái loài người, nên nó bắt đầu để cho xác thịt làm chủ nó.
          Cô Tư đọc tới chỗ chàng thư sinh vừa gác bút ngước lên th́ thấy cô gái áo lam đứng trước mặt ḿnh mà mỉm cười, th́ bỗng nghe một tiếng "cẳng", con Ma-Lên đă đánh ngă lọ trầu bà để trên bàn gần cửa song. Cô tức lắm. Cuối xuống đất lượm chiếc guốc mà chọi nó. Ma-Lên hoảng sợ chạy vô riu ríu nằm dưới chân giường. Chủ nó nghiêm sắc mặt mà hỏi xẳng:

         - Vậy đó hả?

          Chắc Ma-Lên chỉ hiểu một phần lời của chủ nó thôi, phần trách mắng tội đánh bể cái lọ. Phần kia, nó làm sao nhận thức được lư do chủ cấm đoán nó đi ra ngoài để yêu đương. Chính chủ nó cũng c̣n chưa hiểu. Nói đúng ra, cô Tư vẫn hiểu nhưng không muốn thú nhận. Những người xấu bụng, hay ghanh tỵ trước hạnh phúc của kẻ khác. Cô Tư là người tốt. Nhưng rủi thay, cô lại là gái già. Thành ra cô vẫn xấu một chút xíu về chỗ đó. Trước kia, mỗi lần trang bạn đi lấy chồng, cô bỗng thấy hết thương người bạn đó. Lắm khi đâm ra ghét họ, và th́nh ĺnh t́m được những lỗi to lỗi nhỏ của họ lu bù. Lâu rồi, cô quả không c̣n ghanh tị với ai, v́ bạn hữu cô đă thành bà nội, bà ngoại hết cả rồi. Nhưng con Ma-Lên đă đến trong đời cô. Cái ngày mà nó đi song song với con chó Mốc trước nhà, cô lại ngậm ngùi nhớ lại tuổi xuân của ḿnh, rồi như trẻ trở lại, cô cả quyết giữ nó, không cho nó "bị hoen ố". Phải, cô xem cái việc nó yêu đương là hoen ố thân nó.
          Mắng Ma-Lên xong, cô Tư lại tiếp tục đọc sách. Thừa cơ chủ lo ra, Ma-Lên đứng dậy, chạy ṿng ṿng quanh nhà như gà mắc đẻ. Ngoài kia mấy con chó hàng xóm vẫn đứng đó mà kêu "hựt ... hựt ... hựt". Thấy dạng Ma-Lên trở ra, chúng nó áp tới xung phong vào cửa. Tiếng cào vào gỗ nghe sột sột, tiếng hựt, hựt càng phút càng to.

         Bị phá rối giữa lúc ham mê câu chuyện, cô Tư lần nầy giận tràn hông. Cô chạy mau ra ngoài, vặn khóa mở cửa để đuổi chó. Cô mở he hé cửa thôi, rồi đứng chắn nơi đó. Nhưng Ma-Lên chen vào hai chân cô, quyết vọt ra. Mưu toan bất ngờ của con chó khiến cô ngạc nhiên. Cô lấy hai chân kẹp cổ nó lại. Nó rấn tới để vuột, mạnh quá tưởng tượng, như có ai đẩy phụ thêm ngoài sau. Nếu cô Tư không khép cửa kịp, th́ chắc cô đă ngă sấp v́ sức xô của con Ma-Lên.
Đóng cửa xong, cô mệt thở hổn hển, đạp một cái lên đầu Ma-Lên rồi đi vào giường.
          Tuyệt vọng, Ma-Lên theo chủ đi vào. Lần nầy nó buồn hiu hiu, nằm gác mơm lên hai chân trước, ra vẻ nhẫn nại chịu số phận.
          Cơn giận nguôi lần, cô Tư nh́n Ma-Lên rồi thương nó hơn bao giờ hết. Nó mới lớn lên, đầy dẫy sinh lực. Tiến gọi xác thịt mà nó nghe theo, tự nhiên quá, có ǵ bậy bạ đâu. Thế mà, tại sao nó lại phải bị bắt làm gái già? Đồng loại nó có lánh xa nó đâu, có coi tuổi coi thầy ǵ để mà sợ nó đâu. Th́ tại làm sao bắt nó chịu số phận của một người không may đẻ vào năm Dần?
Cô Tư vói tay vuốt lên đầu Ma-Lên, Ma-Lên cảm động ngóc mơm liếm tay chủ, mắt nh́n cô Tư nói:

         - Tôi không hiểu sao chủ cấm đoán tôi, nhưng dầu sao tôi vẫn thương chủ. Mà ... buồn quá chủ ơi!

         Cô Tư nghe văng vẳng ai hát:

         Xưa kia ai cấm duyên bà
         Bây giờ bà già bà cấm duyên tôi.

         Cô tiếp tục vuốt đầu con Ma-Lên mà không nh́n chó nữa; cô nh́n vào thuở cô hai mươi, xa lắm rồi. Ngậm ngùi thay một thời xuân đă mất! Khoa coi tuổi đă ngăn cô sống tự nhiên ngoài lễ giáo. Đời cô như c̣n vơi như c̣n vơi những nỗi niềm ǵ, nhưng mà lại đầy ứ những uất khí nó xúi cô xử ác với con bạn mến thương hôm nay. Cô Tư bỗng vụt ngồi dậy, do dự giây lát rồi đứng lên đi ra ngoài. Ma-Lên cứ b́nh tĩnh nằm đó, an phận mà chủ đă định cho. Cô Tư vặn khóa cái rột, mở cửa cái két. Chó bên ngoài hoảng sợ vẹt ra.

          Cô kêu:

         - Ma-Lên! ra đây.

         Ma-Lên như không tin được tiếng kêu của chủ là thật. Nó ngóc đầu, dao dác nghe ngóng, đến chừng chủ kêu lần thứ nh́ nó mới chắc bụng, nên uể oải bước ra. Lần nầy nó không dám hấp tấp. Biết có được đi chăng? Cô Tư vuốt lên đầu nó mà rằng:

         - Đi chơi với chúng bạn cho vui!

Rồi phải xô nó ra nó mới chịu đi cho.

B́nh Nguyên Lộc

(Kư Thác – 1960)