Lời Nói Đầu

 

Tôi viết thơ văn phần lớn nhờ hai người chính yếu: bố tôi và vợ tôi.

1.  Bố tôi : 


Ôi Bách Cốc quê hương ta đó, 
Bởi v́ đâu ta bỏ mà đi?
  
Hiện nay di tích c̣n ǵ? 
Hay là cây cỏ xanh ŕ mà thôi? 
                      
 Nguyễn Tài Bồi   

 

1954. Sau hiệp định Genève, bố tôi cùng trăm ngh́n người Bắc khác di cư vào Nam định cư ở Sàig̣n. Đă khá lớn tuổi, ông về hưu, thú điền viên là làm thơ và dậy học cho các con. Tôi c̣n nhớ khi tôi bập bẹ bắt đầu biết đọc ông đă dùng thơ của Trần Tế Xương, Nguyễn Công Trứ để dậy tôi tập đọc. Bố tôi rất khe khắt nhưng không ai có thể đoán được cái cá tính nghiêm khắc đó nếu đọc thơ ông sáng tác. Thơ ông viết khá nhiều, hầu hết là thơ Đường Luật theo lối trào phúng, gần hết một cuốn vở đi học nhưng tiếc thay trong buổi chạy loạn tháng Tư năm 1975, tôi không mang được tập thơ đó để bây giờ nó mất đi vĩnh viễn. 

 

Bố tôi chết khi tôi mới lên 12 tuổi, quá trẻ để giữ lại tất cả thơ văn của ông trong trí nhớ. Tôi chỉ nhớ lơm bơm vài ḍng thơ,  bài nào cũng có ư tưởng trào phúng:

- Bố tôi có ba vợ, ông viết bài "Hội Nghị Tứ Cường":

      Hôm nay có mặt cả ba bà, 
      Kéo ghế tôi ngồi đủ bốn ta.
.....

 

 - Khi ông đau dạ dầy, chỉ muốn chết:

      Muốn chết nhưng nào có chết đâu? 
      Sống lay, sống lốc, sống không cầu. 
      Ḱa người muốn sống sao toi sớm? 
      Nay kẻ xin thôi lại sống lâu?.....
 


- Khi mẹ tôi đẻ tôi, "Đẻ cậu Ngọc":  
      Cha già con đỏ ối trời ơi, 
      Miệng hố gần kề vẫn chửa thôi. 
      Lúc trẻ chanh nhau ba tuổi một 
      Khi già đổi lốt bốn năm đôi.....

Nếu bố tôi đă không có chí kiên tŕ dậy con đánh vần từng chữ một, và đă không có ư giới thiệu thơ trào phúng của các bậc thi sĩ nổi tiếng cho con tập đọc, tôi chắc chắn không có niềm hăng hái viết lách thơ văn như bây giờ.

 

2.  Vợ tôi: 

Viết thơ văn cần có đề tài. Người bạn đời của tôi là đề tài của nhiều bài trào phúng tôi đă viết. Thế nhưng ai cũng biết một trong nghệ thuật chọc cười là nói phi lư không đúng sự thật. Tính nết hiền lành của nàng không những thể hiện qua đời sống vợ chồng thực sự hằng ngày mà c̣n thể hiện qua một vài bài thơ văn trong sách này.  

 

Nguyễn Tài Ngọc

 

 

 

 

phần một: 

 

văn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Chuyện Vợ Chồng

 

 

 

Lật đằng sau chiếc lá của cây hoa thược dược, tôi nghĩ quả không sai: một chú ốc gian xảo âm mưu phá hoại cây cối của chủ nhà  đang trốn tránh động viên quân dịch với hy vọng ḿnh không bị phát giác. Bắt chú ấy bỏ vào bao rác, tôi mỉm cười đắc chí. Hôm nay là sáng Chủ Nhật, ngày thanh tra vườn tược thường trực của tôi. Quen với giờ giấc đi làm nên ngày nào tôi cũng dậy vào khoảng năm giờ sáng. Nàng th́ ngược lại, cuối tuần ngủ long trời lở đất cho nó sướng. Vợ chồng có hai loại: một là tính t́nh giống nhau, hai là ngược hẳn một trăm tám mươi độ. Tôi và nàng thuộc vào loại thứ hai. Nàng thích ra lệnh, tôi thích thi hành. Nàng thích làm xếp, cả đời tôi chỉ mơ làm binh nh́. Nàng thích ăn rau, tôi thích ăn cỏ. Nàng chỉ muốn có một chồng để hành hạ, tôi lại mơ có nhiều vợ để được hầu như trong câu ca dao:

 

       Chồng giận th́ vợ làm lành,

Miệng cười hớn hở rằng anh gọi ǵ?

      Thưa anh đừng giận em chi,

Muốn lấy vợ bé, em th́ lấy cho.

 

Nàng thích kiểm điểm, canh chừng, quan sát, thanh tra hành vi và tư tưởng của tôi. Tôi lại thích viết nhật   ghi lại những uất ức, oan khiên và khổ sở như thế này rồi ráng t́m người đem lậu ra thế giới bên ngoài với hy vọng là có người sẽ mang t́nh cảnh tù đày của tôi ra ánh sáng, đến Hiệp Hội Ân Xá Thế Giới để họ can thiệp với nàng trả lại tự do cho tôi. Cái mơ ước tự do cỏn con ấy có lẽ không bao giờ  hoàn thành cho đến chết. Ngày xưa mới lấy nhau tôi c̣n hăng hái trông chờ, bây giờ th́ không c̣n hy vọng ǵ nữa. Tôi yên phận chấp nhận cuộc sống thực tại như Louis Dega bạn của Papillon khi gần cuối đời tù an phận ra vườn trồng rau trái làm thú tiêu khiển.

 

Hôm nay đă đầu tháng Hai mà trời lại lạnh ghê gớm như mới vừa vào Đông. Tối qua trước khi đi ngủ tôi đă cẩn thận mặc đến hai lớp áo quần, một là vừa để chống lạnh và một cũng là vừa để khỏi bị nàng tấn công đột xuất bất ngờ trong đêm tối. Bao nhiêu năm lấy nhau tôi đă hiểu rơ quá tường tận về nàng trong lối xuất quân bất thần uy hiếp đối phương khi địch thủ sơ hở không đề cao cảnh giác. Thay v́ chọn cái quần có giải “dzút”, suy đi tính lại, tôi đă chọn chiếc quần jean và cẩn thận hơn nữa buộc thêm một chiếc thắt lưng an toàn, hy vọng rằng nó sẽ cầm cự được làn tấn công ồ ạt đầu tiên trong khi chờ đợi quân tiếp ứng. Nói chờ đợi tiếp ứng như thế cho xôm tụ để khỏi nao núng tinh thần quân sĩ nhưng thật ra tôi biết đó là một lời nói láo tự dối ḷng ḿnh như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bảo đảm sự an toàn của dân chúng trong hành tŕnh triệt thoái vùng Cao Nguyên vào Tháng Giêng năm 1975.   Nếu cứ mỗi lần ra trận chuộc lấy đại bại phải bị xuống cấp một chức th́ Tướng Ba sao của tôi nay chỉ c̣n xuống Binh Nh́. Nội công của nàng đă đến mức tột đỉnh, bất kỳ chiêu kiếm tột độ nào của tôi tung ra đều bị nàng hóa giải với kết quả cuối cùng là tôi phải nài nỉ xin nàng cho tử  tội sắp lên máy chém được ân xá khoan hồng. Rơ thật là nếp sống Hoa Kỳ đă ảnh hưởng rất lớn vào đời sống của mấy nàng bốn mươi mí ở xứ Mỹ:

    Trai năm mươi tuổi đă già,

            Gái năm mươi tuổi lại ra xuân t́nh.

 

Phải công nhận mưu kế của tôi không được hoàn hảo cho lắm. Có những đêm giật ḿnh thức dậy tự kiểm soát lấy ḿnh th́ vẫn c̣n thấy cái thắt lưng vẫn c̣n buộc, cái giải “dzút” hay giải khăn sô cho Huế vẫn an toàn, chưa phải đổ thêm một gịng lệ cho nước sông Hồng Hà tránh cảnh đê vỡ. Thế nhưng phần lớn những đêm khác chiến lược mặc quần jean và cài thêm dây lưng an toàn trước khi đi ngủ của tôi không mấy ǵ là hiệu nghiệm. Như một tay đánh cờ tướng Nga Sô đại tài, chỉ sau vài nước cờ nàng đă dồn tôi vào thế bí để chiếu tướng. Tôi phải gấp rút nghĩ ra phương cách khác để tranh thủ sống c̣n. Hai tuần nay tôi áp dụng một chiến thuật mới mà t́nh báo sơ khởi cho biết rất là hiệu nghiệm. Thay v́ mặc cái quần jean và buộc thêm chiếc dây lưng an toàn, tôi chỉ mặc chiếc quần xà lỏn và cởi trần khi đi ngủ. Hơn mười năm về trước vào lần đầu tiên đi Pháp, tôi đă chuẩn bị tinh thần cả tháng trước khi đi. Nàng đă cho tôi biết trước đàn bà Âu Châu rất cởi mở, mùa hè mấy cô gái Pháp tắm biển hay phơi nắng ở công viên hoặc bờ hồ sans soutien, tha hồ mà cho tôi thưởng thức kỳ quan thứ ba mươi lăm của thế giới. Khi máy bay đáp xuống phi trường Orly, ngó dáo dác bên trái và bên phải, tôi đă hơi thất vọng v́ ở phi trường không thấy  màn tŕnh diễn thời trang ngoạn mục. Khi anh của nàng đến đón tôi và hỏi tôi có đói hay không, tôi gật đầu trả lời hơi đói. Anh ta bảo như thế sẽ chở tôi đến một khách sạn gần nhà ăn trưa. Nhà hàng của khách sạn này ngay sát bên hồ tắm. Thay v́ ngồi bên trong, chúng tôi ra ngồi ở một trong những bàn đặt chung quanh hồ. Vừa ngồi vào xuống ghế, tôi đă phải lật đật móc túi t́m chiếc kính râm –chạy đôn chạy đáo t́m mua ở bên Mỹ trước khi sang Pháp- và lật đật mang vào: Trong hồ tắm và chung quanh thành bờ là bao nhiêu cô nàng trẻ tuổi đang vui mừng tắm nắng với mỗi một mảnh quần bơi. Tôi như lạc vào tiên cảnh, sững sờ đến độ không thấy đói. Được chứng kiến tận mắt nền  văn minh của nước người, tôi phải nhận thức nước Mỹ quá hủ lậu, không theo kịp được trào lưu thế giới. Đến lúc ra về, ông anh rể phải dắt tay tôi ra xe v́ mầu kính râm tôi đeo quá đậm (để không ai có thể thấy ánh mắt âm mưu đen tối của ḿnh nh́n về phía nào). Khi về đến nhà, trưa hôm sau ai nấy cũng đều đă đi làm. H́nh ảnh mấy cô mặc quần bơi một mảnh vẫn c̣n in sâu đậm trong đầu nên lợi dụng khi mọi người đi vắng, tôi thả bộ ra bờ hồ công viên Créteil gần nhà để mong rằng sẽ gặp lại được những h́nh ảnh làm đàn ông sống lâu trăm tuổi. Trưa tháng Bẩy ở Paris, mặt trời ló dạng với những tiasáng nắng ấm nên dân Paris đua nhau đi phơi nắng cho bơ với những ngày nằm trong tủ lạnh vào mùa Đông. Vừa ngồi xuống băi cỏ, đeo vào cái kính râm quá độ, ông trời không nỡ phụ ḷng tôi: Từ phía bờ hồ, bốn cô gái vừa mới tắm xong tiến đến hướng tôi ngồi. Cách xa tôi độ hai thước là một đống khăn và thức ăn trưa. Tôi tự thán phục thầm cho chính ḿnh đă chọn một địa điểm ưu thế có thể quan sát tường tận rơ ràng từng đường đi nước bước của những mỹ nữ. Cái kính râm quá đen làm tôi không nh́n thấy rơ mấy cô từ đằng xa nên cứ càng một bước tiến đến gần của mấy cô ấy, timtôi càng đập liên hồi loạn xạ và dồn dập như đầu xe lửa sắp sửa trờ đến mặt ḿnh. Khi mấy cô dừng lại cách tôi độ hai thước để lấy khăn lau khô,tim tôi đang đập loạn xạ bỗng nhiên ngừng đập hẳn: Bốn nàng đều mặcsans soutien và những kỳ quan thứ ba mươi lăm đang trưng bày nhan nhăn trước mặt tôi. Chỉ có một chi tiết nho nhỏ không thể nào ngờ được khiến tim tôi ngừng đập: bốn “nàng” mà tôi tưởng, thật sự là bốn bà già tuổi từ sáu mươi đến bẩy mươi. Vũ trụ th́nh ĺnh sụp đổ chung quanh tôi như ăn phở thiếu tương ớt, như mấy cô thiếu hột xoàn, như mấy bà thiếu chồng để ăn hiếp.  Nền  văn minh của Pháp mà tôi nghĩ người Mỹ chưa theo kịp hóa ra không hoàn hảo cho lắm. Có lẽ ngây ngất trước tuổi trẻ của tôi, bốn bà đồng thanh lên tiếng chào xă giao: “Bonjour, comment allez vous?”. Chưa b́nh phục lại  cảm tưởng kinh hoàng, tôi ngượng cười mếu méo trả lời: “Ca va. Et vous?” Không biết  tôi có phải là Alain Delon hay bộ xương cách trí của tôi cấu tạo bằng ba mươi mấy miếng nam châm có một sự thu hút ghê gớm kỳ diệu nào mà cả bốn bà đến vây quanh tôi và sổ tiếng Pháp inh ỏi. Chưa bao giờ tôi lại có dịp được mục kích quá sát mắt và rơ tường tận những kỳ quan thứ ba mươi lăm cổ lỗ sĩ với giá trị khảo cổ vô bờ bến nhưng bán ve chai chắc có lẽ chả ai thèm mua. Tẩu bây giờ là thượng sách trước khi một  trong mấy bà già này cảm thấy tiếng sét ái t́nh như trong phim “Love Story” hay “Romeo and Juliet” mà họ muốn tôi đóng vai chính. Tôi vẫy tay, vẫy chân loạn xạ: “Non, non. Je ne parle bien le Francais. Je suis Américain.  Je ne comprend pas. Let me go! Let me go! S’il vous plait, S’il vous plait!” Cái kinh nghiệm có một không hai ấy cho đến giờ sau mười năm vẫn c̣n in rất rơ trong trí  tôi. Bởi v́ thế, tôi mới nẩy ra ư kiến xoay ngược thế cờ, đi ngủ với bộ xương cách trí và với hai ống chân ốm tong teo như dân Phi Châu trong cơn nạn đói đang chờ đợi viện trợ thực phẩm của Hiệp Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế. Để cho chắc là nàng phải diện kiến thân thể lao công chiến trường chỉ c̣n da bọc xương của tôi, tôi giả vờ trước khi đi ngủ bật đèn sáng lên để đọc sách. Độ mười phút sau tôi mới tắt đèn. Chiến lược này quả thật hiệu nghiệm. Bây giờ đến lượt nàng trước khi đi ngủ mặc hai ba lớp quần áo và quấn chăn kín cả người sợ tôi tổng phản công. Đă thế, có những đêm nàng c̣n chiêu dụ được quân đội tiếp ứng: Nàng thuyết phục được thằng con trai út yêu dấu vào ngủ chung giường nằm giữa bố mẹ. Nó rất khắng khít với mẹ, lúc nào cũng muốn ngủ chung để tṛ chuyện nên sau đêm thứ nhất, mấy đêm sau nó thừa thắng xông lên hỏi mẹ có cần nó ngủ chung nữa không. Dĩ nhiên nàng trả lời là có. Thế là nàng có thêm một chướng ngại vật làm b́nh phong ngăn ngừa mọi tấn công bất hợp pháp. Binh trận đào lũy ấp chiến lược xưa như trái đất của quân đội Hoa Kỳ và Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm áp dụng vào đầu thập niên 1960 để chống Cộng sản bây giờ quá hiệu quả trong việc chống lại mọi âm mưu đen tối làm tôi suy nghĩ có nên từ bỏ chiến lược bộ xương cách trí của ḿnh hay không: mấy tuần nay tôi không được sơ múi ǵ cả. 

 

Tôi và nàng lấy nhau đă mười chín năm trên đất Mỹ. Biến cố Tháng Tư năm 1975 Cộng sản xâm chiếm miền Nam khiến gia đ́nh tôi cùng với cả trăm ngh́n dân An nam Mít khác rời bỏ quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi  dân chúng không học Công Dân giáo dục tiểu tiện khắp nẻo đường đất nước, nơi bà con không biết phép vệ sinh khạc nhổ đầy đường,  nơi cầu tiêu công cộng quái đản mọc khắp nơi trong hang cùng ngơ hẻm, nơi mọi người thi nhau ăn cắp xăng quân đội bán lậu khắp phố, nơi nạn giật bóp, giật nón xẩy ra như cơm bữa, nơi tham nhũng như con mối gỗ đục khoét mất ḷng liêm khiết từ Tổng Thống đến Binh Nh́, để sang Hoa Kỳ t́m tự do mà cả đời ḿnh chưa bao giờ hân hạnh biết được. Có ai biết được cái tự do ấy sống rất ngắn hạn khi tôi quyết định lên xe hoa-huyền-tù về nhà nàng. Nàng là một giai nhân tuyệt sắc từ Pháp sang Mỹ đi du lịch nghỉ hè. Sắc đẹp Brigitte Bardot của nàng đă làm tôi chóa mắt, hứa dâng hết-trọn-tất-cả-hoàn-toàn-một-trăm-phần-trăm đời ḿnh cho nàng. Lấy nhau về tôi mới biết là cho dù đă nhận được bao nhiêu dữ kiện mật về nàng của Cơ quan T́nh Báo C.I.A. và Cơ Sở Cảnh sát Quốc Tế Interpol, Sở Di Trú Ngoại Kiều Hoa Kỳ đă thất bại trong việc ngăn ngừa nàng -một người quyết tâm âm mưu xâm chiếm tự do của tôi- sang Mỹ sinh sống.

 

Từ ngày lấy nhau đến giờ, nàng đồng ư nấu cơm cho tôi ăn và giặt ủi quần áo cho tôi mặc. Ngược lại, tôi phải giao phó cho nàng tiền lương của tôi, lau chùi nhà cửa, pḥng tắm, hồ tắm, xe cộ và cắt cỏ. Hai đứa làm giấy cam kết và đồng kư tên để sau này không ai đổ lỗi cho ai. Người nào ngu đến đâu đi nữa cũng sẽ chẳng đồng ư đến điều kiện như tôi đă nêu trên. Bản cam kết ấy không khác ǵ nàng là cai tù nuôi cơm tôi ăn ngày hai bữa trong khi  tôi phải giao hết tiền bạc và làm lao động lao công chiến trường cho nàng suốt đời. Nhưng người ngu ấy lại là tôi. Ngây ngất trước sắc đẹp của người cai tù, ấy chết,  vợ hiền  sắp cưới, tôi đă đồng ư kư bản cam kết ấy, viết bằng tiếng ...Pháp, cho dù rằng tôi không hiểu đến một chữ! Tôi chỉ đọc được, sau một hàng tràng giang đại hải lầy bầy tiếng Pháp, là bốn chữ viết to vĩ đại : “JE T’AIME, MON AMOUR” , và chữ kư của nàng. Bốn chữ duy nhất mà tôi hiểu  làm tôi rơi nước mắt  xúc động trước t́nh yêu vô bờ bến mà nàng đă tỏ ra cho tôi. V́ thế, không đắn đo ngần ngại, tôi đặt bút kư tên đồng ư và c̣n viết thêm vào vài chữ tiếng Pháp mà tôi biết: “Oui, Oui, ma chérie!”, cộng với dấu tán thán to tổ bố để cám ơn nàng đă rộng lượng chọn tôi làm chồng.

 

Là người quân tử, cho dù rằng ḿnh đă bị mắc mưu diệu kế Khổng Minh, tôi vẫn làm tṛn phận sự của tôi như trong bản giao ước. Tôi khám phá ra ngay sau khi lấy nhau, v́ lương của tôi nàng quản lư, tôi không c̣n đi đâu được nữa mà không có nàng. Mà có đi th́ cũng không c̣n th́ giờ đâu mà đi sau khi phải làm hết tất cả bao phận sự nàng giao phó. Tiền bạc bây giờ xem như nàng là Banque Nationale de Paris, Bank Of America, Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam cả ba cộng lại. Trái lại, tôi là hội viên của lắm thứ hội: Hội Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam, Hội Lao Động Làm Ngày Đêm Không Nghỉ, Mặt Trận Phu Quân Đ̣i Quyền B́nh Đẳng, Hội Mấy Ông Chồng Yêu Vợ Xả Thân Làm Tôi Mọi, Hội Cựu và Đương Kim Tù Nhân Đ̣i Trả Lại Tự Do. Đă mấy lần tôi rén rút dấu nàng tham dự những buổi họp thường niên của những hội này để học hỏi kinh nghiệm làm tăng uy tín của người chồng, thế nhưng không lần nào có kết quả thành ra tôi đâm ra chán chường, bỏ không tham dự nữa. Tôi nhớ lần cuối cùng nhận giấy mời của Mặt Trận Phu Quân Đ̣i Quyền B́nh Đẳng vào Thứ Tư trong tuần tại Trung Tâm Hội Nghị Anaheim (tổ chức vào cuối tuần, mấy nàng nghỉ ở nhà biết được chồng đi họp th́ có đường toi sớm), đến nơi th́ tôi không thể tưởng tượng con số mấy ông chồng đến tham dự quá đông, cả hơn ba ngh́n người. Chương tŕnh định bắt đầu từ tám giờ sáng nhưng v́ số người đến tham dự đông hơn dự định và v́ kẹt xe không thể đến đúng giờ, sau khi đọc điểm danh xong th́ đă gần 12 giờ trưa. Tất cả lúc ấy đồng ư ăn cơm trưa trước, một giờ sẽ bắt đầu họp. Một giờ bắt đầu mới vào độ một phần tư chương tŕnh th́ đă ba giờ. Đùng một cái bỗng dưng tôi nghe tiếng cả ngh́n người lao nhao loạn xạ cả lên, sau đó th́ tất cả mấy ông chồng, kể cả anh bên trái anh bên phải của tôi hối hả tranh dành nhau hướng về lối cửa đi ra ngoài. Tôi với tay chụp anh ngồi bên phải để hỏi xem chuyện ǵ xẩy ra. Lúc đó mới biết là mọi người hấp tấp đi về cho kịp trước năm giờ, phải về nhà trước vợ không thôi nàng biết được th́ chỉ có chết.  Cho dù là chương tŕnh chỉ vừa mới bắt đầu, hoặc chưa học hỏi kinh nghiệm ǵ được cả, ưu tiên số một vẫn là bảo toàn mạng sống. Tôi lúc ấy giật bắn ḿnh, cũng lật đật ùa theo làn sóng người, đạp lên đầu, lên chân, lên tay hết ông chồng  này đến ông chồng  kia,  chạy gấp rút ra xe lái về nhà. May mà kịp lúc, về nhà nàng vẫn c̣n trong sở. Cái kinh nghiệm họp với hành lần cuối cùng ấy suưt tí nữa làm tôi bị đứng tim nên từ đấy về sau tôi đành cam phận, không muốn học hỏi thêm bí quyết giải thoát nào nữa. Có những đêm khuya mệt mỏi sau một ngày làm việc nhà quần quật, tôi cũng đă muốn bắt chước ông Cao Bá Quát “Gơ nhịp lấy đọc câu Tương Tiến Tửu: Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy, thiên thuợng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi. Làm chi cho mệt một đời! (Anh có thấy nước sông Hoàng từ trên cao xuống thấp, chẩy măi ra biển  không bao giờ quay ngược lại”), thế nhưng văng vẳng sau gáy tôi lại nghe tiếng của nàng: “Có làm mới có ăn!”. Cái câu tục ngữ ấy tuy rằng viết nôm na đen trắng, đọc không nghe thanh lịch nhẹ nhàng như con tầu lướt sóng, âm thanh không lúc bổng khi trầm như những câu thơ tiếng Hán, thế nhưng nó đạt được ngay hiệu quả, người đọc không cần có bằng văn chương mẫu giáo Thăm-huyền-Bồ, Toi–sắc-Sớm cũng biết ngay là ḿnh phải làm ǵ. Tôi bây giờ  bỏ hết tất cả ước mơ giải phóng, chỉ chú trọng vào làm thế nào để trở thành một người chồng lư tưởng.

 

Ngắm mấy con cá vàng bơi lội trong hồ nước nhỏ sau vườn, tôi thấy cuộc đời của chúng cũng giống của tôi lắm. Khoảng nước hồ tương đối rộng, mỗi ngày chúng đều được tôi thả thức ăn cho ăn,  muốn bơi đi đâu th́ bơi, nhưng cuối cùng hết năm suốt tháng cũng quanh quẩn ở trong hồ. Nhà của tôi hai bên và đằng sau là ba hàng tường gạch cao quá đầu người. Tuy rằng không có hàng rào kẽm gai sắt hay trụ gác với đèn pha chiếu sáng, nó cũng tương tự như Hỏa Ḷ Hilton Hà Nội hay Trung Tâm Cải Huấn Chí Ḥa. Tôi, Nguyễn Tài Ngọc, là t́nh nhân số một và là người tù cuối cùng của nàng. Đôi khi tôi ước ao cái thứ tự ấy được đổi ngược: tôi là người tù số một và là t́nh nhân cuối cùng. Người tù số một có nghĩa là phải có số hai, án tù của tôi do đó không phải là chung thân khổ sai nữa. Nếu là t́nh nhân cuối cùng chắc có lẽ nàng sẽ ít khe khắt hơn, v́ nếu đă là t́nh nhân cuối cùng, tôi bỏ đi th́ c̣n lấy ai đâu mà khe với khắt?

 

Nói cho đúng tôi cũng không nên than phiền ǵ cho lắm v́ nàng rất nhân đạo và xử sự với tôi theo đúng mục khoản đối xử tù nhân của hiệp định Genève. Tôi được nàng cho ăn ngày hai bữa, và tuyệt đối không bị đánh đập, hành hạ, hay tra tấn. Gần hai mươi năm lấy nhau, tôi không hiểu tại sao tôi lại sợ nàng đến thế nên một hôm trốn nàng, dùng tiền để dành nhịn đói ba tháng ăn trưa, tôi đến văn pḥng một bác sĩ phân tâm học để t́m hiểu tại sao. Ông bác sĩ sau khi đi sâu vào thời niên thiếu của tôi đă t́m được lư do, và từ khi t́m hiểu được nguyên nhân, tôi an phận không thắc mắc nữa: Ngày xưa sống trong căn nhà nghèo nàn chật chội ở chợ Bàn Cờ, nhà kế bên tay phải có một cô gái trạc tuổi với tôi. Bố tôi là một ông cụ nhà nho rất khó nên ít cho tôi giao thiệp nhiều với những trẻ con khác trong xóm. Tôi chỉ chơi thân với cô này nhiều nhất v́ cô ấy ở sát bên. Nhà tôi nghèo, bố tôi già đă về hưu nên không đi làm mà chỉ để cho mẹ tôi chạy tần tảo nuôi hết mọi người. Mẹ tôi không thành công lắm trong việc kiếm tiền nên gia đ́nh lúc nào cũng đói. Bất lực v́ không đủ khả năng kiếm tiền cho vợ con sinh sống, bố tôi thường dùng bài thơ của ông Nguyễn Công Trứ vừa tự chế diễu ḿnh trong cảnh nghèo, vừa dậy các con không nên xem tiền bạc là quư:

 

“Ngày ba bữa vỗ bụng rau b́nh bịch, người quân tử ăn chẳng cần no,

Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho, đời thái b́nh cửa thường bỏ ngỏ.”

 

“Quân tử” là hai chữ có trị giá lớn lao hơn tiền bạc. Ngày qua ngày tôi bị bố tôi nhồi sọ bằng những bài học về công dân giáo dục trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư: ḿnh phải là người chân chánh liêm khiết, không thể bán rẻ lương tâm v́ tiền bạc.

 

Một ngày đẹp trời năm tôi học Đệ Thất, một người bạn cùng lớp rủ đi ciné vào Thứ Bẩy. Biết rằng xin đi ciné bố tôi sẽ không cho đi v́ đó là một lệ khoản tiêu tiền xa xí phẩm, tôi nói láo xin đến nhà bạn chơi. Một khi đă được cho phép, tôi phải nghĩ đến giai đoạn kế tiếp, lấy tiền ở đâu ra mà mua vé.  Sau khi đă ôn lại trong trí óc tất cả những bài dậy làm người trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư mà bố tôi đă bỏ ṛng ră bao nhiêu năm trời dậy con để trở thành người liêm khiết, tôi...vất hết tất cả vào thùng rác. Tôi gặp Phượng –tên cô bạn kế bên nhà- và đưa ra tối hậu thư: nếu cô ấy không cho tôi mười đồng trước tám giờ sáng ngày mai Thứ Bẩy, tôi sẽ nghỉ chơi với cô ấy. Khác với tôi không có tiền ăn sáng, cô ta được ông bố phát cho mỗi sáng hai mươi đồng tiền điểm tâm. Tôi vẫn c̣n nhân đạo chỉ đ̣i Phượng có một nửa, gặp những người không lương tâm khác có lẽ đă đ̣i hết hai mươi đồng! Vừa nhận được tối hậu thư, Phượng đă bảo tôi ngay: “Nhưng ngày mai sáng sớm sáu giờ ba chở Phượng đi thăm bà nội ở Thủ Đức, mà mai ba mới cho tiền ăn sáng”. Hai cá tính cần thiết một người lănh đạo giỏi (như tôi) cần  phải có là sáng suốt nhận định và ḷng cương quyết. Tôi sáng suốt nhận định ngay là nếu không có mười đồng, và nếu tội  nghiệp cho Phượng th́ ai tội nghiệp cho tôi? Ngày mai làm sao tôi có tiền đi ciné? Do đó tôi trở nên cương quyết và nói thẳng với Phượng là không cần biết lư do, nếu ngày mai tám giờ sáng mà cô ta không đưa tôi mười đồng th́ xem như hai đứa không là bạn nhau nữa.

 

Chiều hôm ấy, năm giờ, rồi sáu giờ, bẩy, tám, chín, mười giờ tối, tôi không thấy Phuợng gặp tôi để đưa tiền. Trước khi đi ngủ, tôi hậm hực v́ không ngờ Phượng lại có thể hy sinh một người bạn quá tốt như tôi. Sáng hôm sau mở mắt dậy, nh́n  xuống đường qua bên phía nhà cô ta, chiếc xe gắn máy của ông bố không c̣n đậu ở hành lang. Gia đ́nh đă đi thăm bà nội từ sáng sớm! Tôi buồn bă, xuống lầu định mở cửa qua nhà Phượng xem thật sự đă đi hay chưa th́ khi cánh cửa vừa hé mở,  nh́n xuống đất tôi thấy đồng bạc cắc mười đồng. Phượng đă sợ lời hăm dọa nghỉ chơi của tôi mà nhét đồng bạc cắc dưới khẽ hở của cái cửa.

 

Cái bạc cắc mười đồng ấy nó thay đổi con người của tôi cho đến bây giờ. Những bài học dậy làm người trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư chôn vùi trong tâm năo không biết bao nhiêu năm nay, ngay giây phút ấy đùng đùng đổ đầy nặng trĩu trong lương tâm tôi. Tim tôi ray rứt như cả ngh́n con đỉa đang đua nhau cắn xé thành trăm mảnh. Tôi  quá hối hận đă lợi dụng ḷng tốt của một người bạn gái để đem lợi về cho ḿnh,  quyết định không đi ciné nữa, đợi Phượng về để trả lại mười đồng. Cái mặc cảm tội lỗi ấy, theo ông bác sĩ,  theo đuổi tôi từ lúc ấy cho đến bây giờ và đó là lư do từ giai đoạn ấy trở đi, tôi đâm ra ngoan ngoăn nghe lời con gái để trả nợ lương tâm ray rứt. Cũng may là cái mặc cảm ấy nó đă vơi nhẹ rất nhiều khi tôi trở lại Việt Nam lần đầu tiên năm 1995. Trở về căn nhà cũ với vợ, tôi quyết tâm gặp Phượng để xin lỗi, và để hàn gắn cơi ḷng như những cựu quân nhân Hoa Kỳ phải trở về Việt Nam thăm lại một quăng đời của ḿnh khi trẻ tuổi. Có những người lính  cần diện kiến quá khứ  của họ để nối lại vết thương ḷng mà chiến tranh đă mang lại. Vai vác một túi xách tay cũ mèm đựng máy chụp h́nh mà tôi đă cố t́nh mang từ bên Mỹ về để không ai để ư, đứng trước căn nhà cũ ở chợ Bàn Cờ, tôi thật xúc động khi Phượng nhận ra tôi. Áy náy và ấp úng chưa biết xin lỗi Phượng bằng cách nào, cô ta đă cười toe toét: “Trời ơi, Ngọc mới ở Mỹ về hả? Bên đó ăn cái giống ǵ mà bây giờ sao cao lớn dữ vậy? C̣n cái túi chụp h́nh này đem dzục đi cho rồi. Việt Kiều ǵ mà mang cái ǵ cũ ghê vậy? Bên này c̣n hổng ai thèm mang huống chi là Việt kiều!” Nh́n nét vui tươi của người bạn gái cũ quên hẳn đi chuyện xấu xa tôi đă  làm ngày nào, lương tâm tôi bỗng nhẹ hẳn đi mấy chục kư lô cảm giác tội lỗi. 

  

Cắt tỉa những hoa tàn và cành cây vàng lá, tôi  nhiều khi mơ tưởng: “Giá mà...thế này. Giá mà...thế nọ”. Sau một tai nạn xe cộ, ḿnh thường nghĩ nếu hôm ấy không đi con đường đó, hoặc đến trễ hay sớm hơn một tí th́ tai nạn sẽ không xẩy ra. Giá mà ngày xưa khi nàng từ bên Pháp qua chơi đến dự nhà thờ của tôi, tuần đó tôi không đi th́ làm sao gặp được nàng? Trong khi ngược lại, cho dù là bao nhiêu anh chàng khác xếp hàng lấy số xin được se duyên kết tóc, nàng dùng quyền phủ quyết  Liên Hiệp Quốc bác bỏ tất cả  để đợi đúng người: tôi,  lấy về để uy hiếp:

                                               

      Ai về tôi gửi bức thư,

            Cô Tám ở lại, cô Tư lấy chồng.

                   Lộc c̣n ẩn bóng cây tùng.

Thuyền quyên đợi khách anh hùng văng lai.

 

Cho dù cô Tư, cô Năm, cô Sáu, cô Bẩy có hồ hởi rủ nhau đi lấy chồng, cô Tám vẫn ở lại v́ nàng là gái thuyền quyên, quyết định đợi gặp đúng người: đợi khách anh hùng. Khổ nỗi nàng đă chọn lầm người v́  tôi không phải là khách anh hùng. Câu ca dao trên phải sửa lại là “Thuyền quyên đợi khách anh khờ văng lai” th́ đúng hơn. Cũng như những người tỵ nạn ở đảo đợi dài cả mơm khi nộp đơn xin cư ngụ ở các nước Tây Phương mà hết nước này đến nước khác khước từ, tôi cũng bị hết nàng này đến nàng khác đá lên đá xuống, xé bỏ giấy nộp đơn xin cưới vào thùng rác:

                                               

      Anh ơi em chả lấy đâu,

            Anh đừng cạo mặt, nhổ râu tốn tiền.

 

Râu cạo bao nhiêu lần đến nỗi con dao phay to tướng c̣n phải cùn th́ may thay tôi được nàng cứu xét hồ sơ. Biết được cái yếu điểm của tôi,Em không lấy anh th́ chả cô nào thèm lấy anh đâu”, nàng bây giờ là Tổng Tư Lệnh Tối Cao  nói ǵ tôi phải nghe đó. Tôi bây giờ đă lớn tuổi, tóc bạc gần hết cả đầu, cứ lau chùi pḥng tắm, hồ bơi, cắt cây cắt cỏ măi như thế này th́ cũng có ngày sẽ lăn đùng ra chết v́ đứng tim. Một lần tôi có nói úp nói mở cho nàng biết là nếu tôi mà chết th́ chắc có lẽ nàng sẽ rất khốn khổ v́ không ai duy tŕ việc nhà. Nàng mỉm cười, trấn an cho tôi khỏi  lo: Nàng đă đóng bảo hiểm nhân thọ cho tôi một triệu đồng. Tôi mà chết, nàng trả hết tiền nợ nhà, mướn Mễ  cắt cỏ, lau hồ tắm, mướn dịch vụ đến lau nhà mỗi tuần, mua một  chiếc Mercedes S500 mới, trả hết lệ phí đại học cho bốn đứa, đủ tiền sống cho đến chết mà vẫn c̣n đủ tiền làm thêm một đám cưới khác! Tôi mới hỏi thế lỡ nàng chết trước tôi th́ sao? Nàng có mua bảo hiểm cho nàng không? Nàng nói nàng chỉ có bảo hiểm sở cung cấp trị giá một trăm ngh́n, chỉ đủ để trả tiền đại học cho hai đứa con đầu, c̣n tiền nhà, tiền ăn, quần áo, đại học cho hai đứa kia tôi phải lo hết. Nàng nói: “Em đă tính rồi, em làm như thế một là anh hết tiền không cô nào lấy anh, hai là anh lo cho con cái, không c̣n một đồng xu nào để có ư nghĩ quẩn trong đầu là đi lấy vợ mới. Anh muôn đời sẽ thuộc về em, không bao giờ chạy thoát”:   

                   Dù chàng năm thiếp bẩy thê,

            Cũng không bỏ được gái sề này đâu.

 

Khi hai người xa lạ sống chung với nhau th́ dĩ nhiên nếp sống sẽ bị xung khắc. Có những chuyện nàng làm tôi không bao giờ hiểu nổi nhưng vẫn phải miễn cưỡng từ bỏ thói quen của  ḿnh. Ngày xưa nằm ở đâu lăn đùng ra đó ngủ một mạch cho đến sáng, chẳng đụng chạm và phiền hà đến ai. Bây giờ th́ nàng nhất quyết bắt tôi lên giường ngủ, viện lư do là ngủ trên giường ngon giấc hơn. Ḿnh đang ngủ trên ghế ngon lành, bị đánh thức ngóc đầu dậy trong cơn say ngủ, có lên giường nệm cao mười thước cũng làm sao ngủ lại cho ngon giấc được nữa? Đă thế, nàng tự phong chức làm Trưởng Ty Vệ Sinh, tối nào cũng kiểm soát xem tôi có tắm chưa trước khi được phép leo lên giường. Rồi đến cái khăn trải giường, lúc độc thân mỗi năm tôi thay hai lần là hợp đúng tiêu chuẩn vệ sinh lắm rồi, bây giờ th́ cứ vài ngày là nàng phải thay cái mới. Nhiều lúc đi ngủ sớm vào ngày thay khăn giường th́ đời sống tôi thật khốn khổ: Nàng nhất định bắt tôi phải lăn từ trên giường xuống đất để thay khăn mới. Thay xong không được ngủ dưới đất lại phải lồm cồm ḅ dậy leo lên giường!

 

Nói chuyện về ngắm gái, ngày xưa mỗi khi đi ra đường tôi c̣n ngó Đông ngắm Tây xem cô nào đẹp mắt ḿnh suưt xoa khen ngợi để tối về nhà thấy đời tươi rói như ánh b́nh minh vừa mới ló dạng. Bây giờ th́ đă có chỉ thị nghiêm chỉnh từ cấp trên đưa xuống cần phải thi hành triệt để: chỉ được nh́n thẳng hay nh́n xuống đường để may ra có t́m được cắc bạc nào rơi trong góc rănh đường phố th́ nhặt bỏ vào túi. Nàng mà bắt được tôi chỉ hơi liếc một cô nào th́ có đường đi lao công chiến trường sớm. Trái lại, quần áo của nàng chứa hơn ba phần tư tủ, giầy của nàng có nhiều ngang ngửa với Phu Nhân Phi Luật Tân Imelda Marcos, trước khi đi đâu nàng phải ngắm nghía dung nhan sắc phục nàng trước tủ, chỉ thiếu có máy bay thả khói bay ngang qua đầu th́ thật giống như nàng sửa soạn đi diễn binh cho Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Nàng điệu như thế dĩ nhiên là cũng để mấy đàn ông khác ngắm và trầm trồ khen ḿnh, thế nhưng nếu tôi mà để cho mấy cô khác để ư đến th́ là một cái tội không thể nào tha thứ được.

 

Chuyện nấu ăn thuở ban đầu chung sống cũng làm tôi chết dở. Tôi hoàn toàn không biết nấu ăn. Trước khi lấy vợ, mẹ tôi là người nấu nướng, tôi chỉ có việc ăn và ngủ. Sau khi lấy nhau về, như đă giao kư ước, nàng là người đầu bếp. So với mẹ tôi mấy mươi năm kinh nghiệm nấu nướng, dĩ nhiên là nàng không thể nào bằng. Tôi không thuộc vào loại người khó ăn, nhưng đôi khi phê b́nh... xây dựng món ăn của nàng. Ban đầu th́ tôi không phát giác, nhưng để ư về sau, cứ món nào mà tôi phê b́nh th́ tự nhiên nó biến mất trên thị trường quốc tế, nàng nhất quyết không nấu lại món ấy. Dần dần th́ phở Bắc, phở Nam, bánh cuốn, bún thịt nướng, bún ḅ Huế, chả gị, bún Quảng, bánh bèo, hủ tiếu ḿ, ḿ xào gịn, ḿ xào mềm...không c̣n trên thực đơn nàng nấu nữa. Đến một lúc liên tiếp bốn tháng món ăn buổi tối nàng làm cho tôi ăn là cơm chiên. Cho đến khi tôi bắt đầu tập dùng những mỹ từ thán phục xa hoa như “Món chả gị em nấu ngon kinh khiếp”, “Phở ngoài tiệm nấu thua em xa lắc xa lơ”, “Món hủ tiếu ḿ em cho gia vị ǵ vào nước lèo mà đậm đà, ngon quá vậy?” th́ lúc đó dần dần tôi mới  được dịp ăn lại những món ăn b́nh thường.

 

Tôi hối tiếc quăng đời vàng son không sợ gái của tôi trước câu chuyện mười đồng bạc cắc. Thời oanh liệt đó bây giờ đă mất đi vĩnh viễn như con hổ trong chuồng của Thế Lữ “Ngậm một khối căm hờn trong cũi sắt”.Đôi lúc ngắm nghía gương mặt ḿnh trong gương, tôi khám phá ra hàng râu của tôi không c̣n cứng rắn, oai phong lẫm liệt mà có vẻ tiu nghỉu, “śu śu ển ển”, không ra vẻ nam nhi một tí nào. Thật đúng là:

 

                  Xưa nay có thế này đâu?

Bởi chưng sợ vợ, nên râu quặp vào.

 

Trời vẫn c̣n tờ mờ sớm. Tôi quay trở vào nhà, vào pḥng ngủ, leo lên giường trở lại. Nàng vẫn c̣n  say ngủ, xoay ḿnh, choàng tay nàng qua tôi. Ngắm nghía gương mặt kiều diễm và hiền hậu của nàng, tôi không thể hiểu tại sao một giai nhân nhu ḿ như nàng lại làm cho đời sống tôi vất vả đến thế. Chưa t́m được câu trả lời, nàng bỗng nhẹ chớp mắt: “Anh ôm em đi anh!” và kéo tôi sát vào người. Tôi ṿng tay ôm chặt ṿng eo của nàng. Da thịt mát rợi của nàng chạm vào da thịt tôi tạo nên một cảm giác đê mê ngây ngất như tôi đang ở trên chín tầng mây cao mà không bao giờ muốn leo xuống. Bây giờ th́ tôi hiểu tại sao.

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xin Em Tấm H́nh

 

 

 

Tiếng chuông reo vang báo hiệu giờ nghỉ giải lao vang dội khắp sân trường. Một ngày đi học lúc nào cũng nghe bốn hồi chuông: chuông đầu tiên vào lớp học, chuông báo hiệu giờ nghỉ giải lao, chấm dứt giải lao và chuông báo hiệu giờ tan học. Trong bốn hồi chuông, tôi chỉ thích có hai: chuông nghỉ giải lao và chuông tan học. Học sinh giỏi như tôi ai cũng ghét nhất hai tiếng chuông báo hiệu vào học. Nền giáo dục nước ta chậm tiến v́ quá bảo thủ, không thay đổi nề nếp dạy học cho phù hợp với đà tiến của nhân loại. Tôi mà lên chức Hiệu trưởng th́ chắc chắn sẽ băi bỏ bốn hồi chuông, chỉ giữ hai hồi chuông nghỉ giải lao và tan học. Thứ nhất là tiết kiệm tiền điện rung chuông cho ngân sách của nhà trường, và thứ hai là cái phẩm bao giờ cũng quan trọng hơn cái lượng: bốn không có nghĩa lúc nào cũng tốt hơn  hai, trừ trong trường hợp nói về vợ chồng như bốn vợ th́ nhất định là phải hay hơn hai vợ.

 

Cả lớp bây giờ ồn ào tiếng người như vỡ chợ. Lớp tôi hỗn hợp trai gái. Tôi học ở cấp cao nhất nên phần đông học sinh không c̣n nghịch ngợm chạy nhẩy hay chơi đùa như lúc c̣n trẻ lớp 6 , lớp 7. Giờ nghỉ giải lao thường chỉ là để nói chuyện hoặc viết lách chọc ghẹo nhau. Tôi bước ra khỏi bàn cám ơn Thu tuần này đă t́nh nguyện mang chổi để quét lớp. Lớp nào cũng chia ra thành năm hay sáu toán, mỗi toán có một toán trưởng. Các toán thay phiên nhau mỗi tuần phụ trách tất cả mọi việc liên quan đến lớp như quét dọn, đem khăn trải bàn Thầy Cô, phấn viết bảng…. Tôi là toán trưởng của toán thứ năm, và tuần này đến phiên toán tôi. Đầu năm cả lớp đă hùn tiền mua hai cái chổi. Toán nào có trách nhiệm th́ tuần đó một người phải đem chổi đi và đem chổi về. Toán tôi tuy toàn là con trai nhưng không hiểu tại sao luôn luôn có một cô không ở trong toán t́nh nguyện giữ chổi hộ. Buổi sáng tất cả những người trong toán phải vào lớp sớm để quét rác. Móc hết rác trong hộc tủ vất xuống đất, bỏ mấy băng ghế lên bàn để quét cho dễ. Ngày nào cũng như ngày nào, rác bừa băi c̣n hơn một băi chiến trường. Những ngày đầu tiên vào Trung học ở nước Mỹ, tôi rất phục lớp của họ rất sạch sẽ. Tôi để ư ngay đến một sự khác biệt rất nhỏ nhưng đóng một vai tṛ khá lớn trong việc giữ lớp cho sạch: Lớp học nào của họ cũng có một thùng rác nho nhỏ.

 

Lớp tôi học ở tầng thứ ba nên có một tầm nh́n bao quát. Bước chân ra ngoài đứng ở hành lang nh́n xuống, sân trường bao phủ đầy những tà áo dài trắng thật là đẹp mắt. Cái mốt thịnh hành là quần của các cô ống to chừng nào th́ đẹp chừng nấy. Tuy rằng tôi biết mặc quần ống túm với áo dài xem không được:

                  Cái quần ống túm khó coi,

            Khó đi, khó đứng, khó ngồi, khó thương.

                  Khó đi chợ, khó ra đường,

            Về nhà mẹ mắng, ra đường người chê…

thế nhưng nhiều cô mặc ống quần to đến nỗi nhét cả cái TV 27 inch vào cũng c̣n dư chỗ,  không hiểu làm thế nào mà các cô đi đứng được thoải mái.

 

Trà trộn ở chỗ tôi đứng là một nhóm con trai bốn đứa hay đi chơi chung với nhau. Khác hẳn với tôi, mấy cậu này rất dạn và có nhiều bạn gái:

-    Hôm qua em Trinh mới cho tao h́nh nè tụi bay. Vừa nói thằng Trí vừa móc túi lấy ví. Trong ví nó đă có sẵn hai, ba tấm h́nh của vài cô khác. T́m cho ra đúng h́nh cô Trinh, nó ch́a ra cho cả đám xem.

-    Trinh này học lớp nào vậy? Long hỏi.

-    Dưới ḿnh một lớp. Tao xin măi em mới cho đó. Để h́nh em trong ví lâu lâu nhớ đem ra ngắm…

-    Trinh này nh́n được thôi, không có ǵ xuất sắc. Thằng Nghĩa nói.

-    Có em nào cho mày h́nh không mà mày chê vậy Nghĩa? Trí phản kháng.

-    Không có cô nào đẹp hơn Thảo hết.  Huỳnh xen vào. Tao xin h́nh em mấy lần mà em không cho.

-    Thảo nào vậy Huỳnh? Chắc đẹp lắm hả? Tôi hỏi.

-    Học cách ḿnh có hai lớp à. Em đang đứng kế cái cửa sổ với ba,bốn   khác ḱa, tay áo đang vén lên.

Cả đám quay nh́n về hướng Huỳnh chỉ.

- Tụi bay đừng có nh́n chằm chặp như vậy, cô ta biết. Thấy hết sẩy không? Cao ráo, đẹp rùng rợn. Tướng “mi-nhon” nữa chứ.

 

Cách tôi hai lớp, tôi nhận ra Thảo. Cô này đep tuyệt. Gương mặt h́nh trái soan. Xin lỗi, bỏ trái soan đi. Từ bé đến lớn đọc văn thơ tôi cứ thấy người ta diễn tả con gái đẹp có mặt h́nh trái soan mà tôi không bao giờ biết trái soan nó có h́nh thù ǵ. Đến khi tập tễnh viết văn cũng thế, cô nào hơi đẹp là tự khắc tôi cho cô ta có gương mặt h́nh “trái soan”. Bây giờ sắp đến tuổi về chầu Diêm Chúa, tôi không muốn cái sổ nói láo của tôi dưới địa ngục càng ngày càng dầy thêm mấy trang nữa. Phải diễn tả bằng h́nh thù ǵ mà tôi và người đọc có thể hiểu. Gương mặt cô ta thon thon dài dài như quả ...lựu đạn, nhưng chỉ một nửa quả thôi. Hai con mắt to tṛn với cái đuôi trông tuyệt đẹp. Mũi cao dọc dừa. Lại phải xin lỗi một lần nữa. Tôi sinh sống suốt đời ở thành thị, tuy rằng biết cây dừa h́nh dạng như thể nào thế nhưng dọc dừa là cái quái ǵ tôi cũng chả bao giờ hiểu, chỉ biết là ai mũi cao th́ người ta cứ nói là mũi dọc dừa.  Không hiểu mà cứ viết như thế hoá ra là ḿnh nói láo. Xin đổi lại là mũi h́nh số 4 cho mọi người đều hiểu rơ.  Thảo có một gương mặt rất ngây thơ và hồn nhiên, đặc biệt nhất là khi Thảo nhoẻn miệng cười th́ băng đá đến đâu cũng chảy tan ra nước hết. Một người đẹp như vậy, thảo nào Thảo không đưa ảnh của ḿnh cho Huỳnh là phải. Nó vừa thấp người, vừa lại không đẹp trai cho lắm.

 

- Bây giờ chỉ cần một tấm h́nh của Thảo thôi là chết tao cũng măn nguyện rồi đó tụi bay. Thằng Huỳnh nói với giọng đầy mơ ước.

 

Chúng tôi đang đứng dựa hành lang, xoay mặt nh́n vào lớp. Qua khoảng trống của cánh cửa chính, mắt của chúng tôi dừng ở bàn giấy của Thầy Cô. Trên bàn giấy là một sấp sổ điểm danh màu xanh lá cây. Thường th́ sau khi ghi lại điểm danh vắng mặt, cô Liên toán trưởng đem lại pḥng Giám Thị giữ. Tôi chợt nghĩ ra một sáng kiến:

 

- Tụi bay thấy mấy quyển Sổ Điểm Danh không?

- Ừ, rồi sao?

- Mỗi một quyển điểm danh là hồ sơ riêng của từng đứa học tṛ, phải không?

- Đúng rồi.

- Giống như Thành Tích Biểu màu đỏ, sổ điểm danh phải có h́nh học sinh…

- Mày nói đúng rồi đó Ngọc.

- Như vậy th́ Thảo cũng phải có Sổ Điểm Danh riêng, và trong đó có h́nh Thảo

- Trời ơi, mày định ..ăn cắp h́nh hả Ngọc?

- Tao không ăn cắp nhưng đứa nào muốn h́nh người đẹp th́ đứa đó ăn cắp.

Thằng Huỳnh lúc này sáng mắt hẳn ra:

- Kế của mày có lư đó Ngọc. Nhưng nếu cô nào học trong lớp ḿnh th́ dễ quá rồi, đằng này lại là lớp khác…

- Có nghĩa là ḿnh phải đến pḥng Thầy Giám Thị rồi  nhân cơ hội Thầy không để ư, t́m xem sổ  điểm danh cất ở đâu. Lúc đó muốn gỡ h́nh ai ra th́ cũng được.

 

Cả bọn tán đồng Mission Impossible này. Từ lúc bố tôi chết đi khi tôi chỉ vừa 12 tuổi, và từ khi tôi phải đi gác Nhân Dân Tự Vệ lúc 15, được họ cấp cho khẩu súng trường Carbine lỗi thời dùng ở chiến tranh Đại Hàn trong Thập niên 1950 và một băng hơn chục viên đạn  giữ ở nhà, tôi trở nên phá phách không sợ hậu quả. Tôi nhớ ngày đi học huấn luyện bắn súng và được phát cho khẩu súng giữ ở nhà, anh Trung sĩ huấn luyện giải thích khi bắn th́ phải nhắm mới có hiệu quả, và đường nhắm bắn của cây súng là từ “lỗ chiếu môn cho đến đỉnh đầu ruồi”. Từ ngữ rất lạ nên đến bây giờ tôi vẫn c̣n nhớ vanh vách. Anh Trung sĩ c̣n giải thích thêm nhiệm vụ của Nhân Dân Tự Vệ là “chận đứng đà tiến của địch quân trong khi chờ đợi quân đội tiếp ứng” (phương thức tự sát của Nhân Dân Tự Vệ mà chính phủ Việt Nam Cộng Hoà dấu kín không cho biết). Sau đó anh cho thí dụ: “Thí dụ như Việt Cộng đă đến góc đường Cao Thắng với Phan Đ́nh Phùng, tôi cần gửi hai tiểu đội Nhân Dân Tự Vệ ra đối phó với địch quân, có em nào xung phong dơ tay lên cho tui xem?” Không có một mạng nào ngu xuẩn dơ tay lên hết! Nhân Dân Tự Vệ chúng tôi chỉ quen đến gơ cửa ḷ bánh ḿ lúc 4, 5 giờ sáng xin bánh ḿ không để ăn sáng (cứ tưởng tượng ông chủ ḷ bánh ḿ sáng sớm đêm vắng nghe tiếng gơ, mở cửa ra thấy một lũ nhóc 15, 16 tuổi bộ mặt non choẹt với súng đạn thật trên vai th́ bánh ḿ chả, bánh ḿ xí-mại, bánh ḿ thịt chuột  ông ấy cũng đem cho chứ huống  ǵ là bánh ḿ không!), hay leo lên cây của nhà dân lúc hai giờ đêm hái trộm mận (một thằng vừa leo lên cây hái th́ đèn nhà đối diện bật sáng. Một bà già trên lầu nh́n xuống làm cả bọn nín thở tắt hơi nằm xuống im lặng trong bóng đêm, trừ thằng đă leo lên cây nên c̣n dính lại trên cây ngồi im thin thít sợ muốn ướt cả quần, hy vọng là bà ta không phát giác. Bà ta cất tiếng nho nhỏ trong đêm khuya tĩnh mịch: “Nhân Dân Tự Vệ đó hả tụi bay?” Không thằng nào dám lên tiếng. Yên lặng rồi lại nghe tiếng bà ấy tiếp: “Tụi bay hái mận của nhà Thằng Bảy hả?” Vẫn không thằng nào dám lên tiếng. “Tụi bay hái hết cho tao. Cái thằng cà chớn. Tao mới căi lộn với nó sáng hôm nay!”Nghe xong mà chúng tôi thở phào nhẹ nhơm. Tất cả đứng dậy lộ diện, vẫy tay cho bà ta thấy để hănh diện là nhờ Nhân Dân Tự Vệ đi tuần tiễu ban đêm mà đời sống dân chúng trong thành phố mới có được an ninh, không trộm cướp!).

 

Mỗi dăy lớp có đều có một pḥng Giám thị. Thầy Giám thị lớp chúng tôi là một người rất hiền lành, tôi ít nói chuyện nhưng bốn đứa kia vẫn thường thỉnh thoảng nói chuyện xă giao với Thầy. Một ngày chúng tôi định bụng vào pḥng Thầy t́m xem Sổ Điểm Danh để ở đâu. Thành công, chúng tôi được Thầy cho vào trong pḥng ngồi nói chuyện trên trời dưới đất. Không đủ ghế nên một đứa phải đứng, nhưng lại càng tốt cho chúng tôi. Tôi ít nói chuyện với Thầy nhất nên để bốn đứa kia ngồi nói chuyện, tôi đi “dạo” trong pḥng. Ban đầu tôi ra cửa sổ nh́n xuống đất để Thầy không nghi kỵ, dần dần tôi đặt chân đến tủ đựng hồ sơ, sổ sách:

 

- Thầy giữ nhiều giấy tờ quá vậy Thầy?

- Bấy nhiêu đó thôi chứ đâu có ǵ nhiều em.

- Ở đây Thầy giữ sổ sách cho mấy lớp?

- Năm lớp.

- Có bao giờ Thầy cần phải xem không?

- Không đâu em.

- Sổ Điểm Danh Thầy giữ trong đây luôn hả Thầy?

- Ờ…

- Lớp tụi em chắc ở trong ngăn này há Thầy?

- Không phải. Cái bên phải đó em.

- Sổ Điểm Danh của mấy lớp kia Thầy cũng để ở ngăn bên phải?

- Có lớp A6 th́ để kế bên tụi em, c̣n mấy lớp kia th́ để bên trái.

 

T́m được ngăn tủ thầy Giám thị giữ Sổ Điểm Danh dễ bao nhiêu th́ lợi dụng lúc Thầy sơ hở để lẻn vào pḥng th́ lại khó bấy nhiêu. Lúc vắng người th́ là giờ học, chúng tôi phải ở trong lớp học. Giờ nghỉ giải lao th́ quá đông học sinh và Thầy lúc nào cũng ở trong pḥng. Có thể đợi đến tối đêm khi học sinh về hết th́ cả bọn trở lại trường, nhưng muốn vào pḥng th́ phải bẻ ổ khoá, một điều mà chúng tôi đồng ư không làm v́ như thế không khác ǵ ăn trộm chuyên môn. Cả mấy tuần trôi qua không làm ǵ được nên chúng tôi đổi sang một âm mưu mới: chờ hôm nào khi chuông reo tan học, Thầy vừa ra khỏi pḥng chuẩn bị khoá cửa th́ vài đứa nhào đến giả bộ nói chuyện với hy vọng đánh lạc hướng Thầy trước khi Thầy khoá cửa. Một đứa khác núp sẵn nhân cơ hội đó lẻn vào pḥng gỡ ảnh chớp nhoáng rồi lại lẻn khỏi pḥng trở ra.

 

Tính th́ có vẻ  dễ dàng, nhưng t́m được cái cơ hội đó cũng trần ai: Khi chuông reo tan học, chúng tôi phải xếp hàng, được lệnh di chuyển th́ mới được đi. Ra khỏi hàng xong th́ Thầy cũng đă đóng cửa đi về. Một hai hôm may mắn Thầy chưa về th́ Thầy lại ở lại lâu trong văn pḥng. Nhưng cuối cùng th́ cơ hội cũng đến: Một ngày đẹp trời khi mặt trăng, mặt trời, và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, bốn  đứa tụi tôi đứng trước pḥng Thầy khi tan trường, Thầy mở cửa pḥng đi ra. Không để cho Thầy xoay người khoá cửa pḥng,  chúng tôi ào lại bắt chuyện và vây quanh Thầy khi hướng mắt Thầy vẫn c̣n nh́n về phía hành lang. Thằng Huỳnh nhỏ con nhất nên đă được lựa chọn sẵn, đứng khuất bóng ở đâu đó rồi lẻn vào pḥng sau lưng Thầy. Nó biến vào trong pḥng nhanh c̣n hơn Tề Thiên Đại Thánh khiến  chúng tôi ai cũng vui mừng âm mưu phần đầu thành công mỹ măn. Bây giờ th́ chỉ cần nói chuyện cầm chân Thầy hai, ba phút nữa thôi là đủ th́ giờ để nó vào ngăn tủ lấy Sổ Điểm Danh ra, t́m cho ra cái của Thảo, gỡ h́nh rồi chuồn lại ra ngoài.

 

Ḿnh có câu “Người tính không bằng trời tính”. Đang hăng say trong men chiến thắng nói chuyện bâng quơ cầm chân th́ Thầy Giám thị nói có việc phải về nhà đúng giờ, và quay lưng lại khoá cửa pḥng. Chúng tôi ai nấy đều kinh ngạc v́ thằng Huỳnh vẫn c̣n bên trong nhưng không đứa nào dám hé môi. Khi Thầy vừa khuất bóng dưới thang lầu th́ thằng Huỳnh cũng vừa từ trong góc pḥng chạy ra với gương mặt mừng rỡ, miệng nói khe khẽ:

 

- Tao lấy h́nh được rồi. Thầy Giám thị đâu? Mở cửa ra cho tao lẹ mày!

- Cửa khoá rồi. Mày cúi đầu xuống không thôi bên ngoài người ta thấy.

- Cái ǵ? Cửa khoá là sao? Thằng Huỳnh hốt hoảng.

- Thầy Giám thị khoá cửa đi về rồi.

- Chết mẹ tao rồi. Làm sao tao ở trong pḥng được. Lát nữa lớp chiều đi học, Thầy Giám Thị chiều đến khám phá ra tao ở trong đây th́ sao?

- Th́ chỉ có một ḿnh mày chết mẹ chứ sao. Tụi tao đâu có bên trong đâu mà sợ.

 

Tôi nói xong câu đó, cả bốn thằng bên ngoài phá lên cười. Ở những giây phút thập tử nhất sinh như vầy tôi mới thấy ḿnh thật là khôn ngoan. Bốn thằng ở lại, không giải thoát nó ra khỏi ngục th́ cả năm thằng đều bị tội hết. Thà để một thằng bị kẹt lại, bốn thằng kia trốn về th́ chỉ hy sinh có một người thôi.

- Bây giờ th́ không làm ǵ được. Mày ráng chờ mười phút nữa học sinh về hết, vắng người rồi tụi tao nghĩ cách mở cửa cho mày ra.Trong khi chờ đợi th́ chui lại vào trong góc để người ngoài đi ngang không thấy.

 

Thằng Huỳnh buông một tiếng chửi thề nhưng cũng chui lại vào trong góc:

- Tụi bay phải nghĩ cách nào lẹ lẹ lên.

 

Tôi nh́n cái ổ khoá. Hai cái khoen tṛn bắt xoáy vào hai bên cửa rồi cái ổ khoá móc vào hai cái khoen ấy. Không có ḱm hay cái “tourne vis” th́ không thể nào cạy cái khoen ra được. Thằng Trí chạy xuống lầu ra chỗ đậu xe t́m xe nó để xem trong đồ phụ tùng xe Honda Dame có ḱm búa ǵ không. Tôi dặn nó nếu không có th́ phải chạy về nhà t́m ra cho bằng được. Bức tường trong pḥng đối diện cửa ra vào có cửa sổ, thanh sắttheo thời gian đă siêu vẹo, có thể leo ra nhưng chúng tôi đang ở tầng thứ ba, leo ra th́ cũng sẽ không có lối nào thoát. Tôi  chạy xuống lầu đứng ở dưới đất nh́n lên phía bên đó xem có cách nào Huỳnh có thể leo ra rồi bám tường như thế nào không. Nhất định không được. Trừ khi nó giống như cha con Icarus và Daedalus của chuyện thần thoại Hy Lạp: tôi đưa cho nó hai cái cặp-táp và mấy cái bánh dầy để nó dùng bánh dầy làm …keo, dán hai cái cặp-táp vào hai bên nách thành hai cái cánh rồi bay xuống. Bánh dầy Việt Nam của ḿnh dính tay chặt c̣n hơn là kẹo cao su, không phải như sáp bay gần mặt trời chảy thành nước  khiến cánh của Daedalus tách rời làm chàng chết không kịp ngáp v́ rớt từ trên trời xuống biển. Bánh dầy Việt Nam của ḿnh thật là một phát minh hữu dụng mà thế giới chưa khám phá: có thể dùng để làm keo, hoặc là để thay thế chất silicone gel trong việc giải phẫu ngực phụ nữ, hay nghĩ đến show TV gián điệp Mission Impossible làm tôi nhớ đến công dụng thứ ba: chất nổ. Tôi nhớ anh chàng da đen Grey Norris trong vai chuyên viên điện tử khi mỗi lần cần phá két sắt hay phá cửa, anh ta chỉ dán một loại chất nổ mềm  như chewing gum rồi nó nổ tung ra. Bây giờ chỉ cần hai cặp bánh dầy là tôi có thể cho nổ tung cái ổ khoá này, cứu thằng Huỳnh ra không một chút khó khăn.

 

Trí năy giờ ra xe t́m đồ phụ tùng mà không thấy trở lại, chắc không có nên đă đi về nhà. Huỳnh đang trong ..tù bỗng la lên:

 

- Ê, tụi bay! Có đứa nào muốn h́nh em nào khác không?

- Mày nói sao?

- Có đứa nào muốn h́nh em nào th́ nói cho tao biết. Ở đây tao có nhiều em lắm: em Nhàn nè, em Hoa nè, Thanh Tùng chụp h́nh ănảnh quá tụi bay….

 

Tôi đang  lo sốt vó mà bây giờ v́ đang thưởng thức những ưu đăi đặc biệt chỉ có được trong tù Giám thị, Huỳnh  lại c̣n không màng là đang ở trong tù. Nếu vậy trong trường hợp không giải thoát nó được mà bốn đứa phải bỏ chạy để khỏi bị liên lụy th́ nhất định tôi sẽ không có một cảm tưởng tội lỗi nào hết.

 

12 giờ 15. Trí đă trở lại với ḱm búa trong tay. Trường lớp vẫn vắng lặng v́ học sinh buổi sáng đă đi về hết mà học sinh buổi chiều vẫn chưa đến. Tôi đă lo ngại phải làm trầy trụa hay làm vỡ gỗ cửa khi t́m cách giật cái khoen ra, thế nhưng cái khoen vặn vào cửa tương đối lỏng lẻo nên chỉ cần cầm cái ḱm lung lay vài lần là chúng tôi đă có thể giật nó ra khỏi cửa. Cả bọn thở phào nhẹ nhơm. Chúng tôi giải cứu được tù nhân và thành công trong việc gắn cài khoen lại, tuy hời hợt nhưng không ai có thể biết là có người vừa mới phá cửa vào. Thằng Huỳnh và mấy đứa kia từ đấy được h́nh của em bỏ vào ví để tối ngày mơ mộng và khoe khắp làng khắp xóm là được bồ tặng h́nh.

 

Câu chuyện này xẩy ra 30 năm trước, khi tôi c̣n là một cậu con trai bồng bột và nghịch ngợm, chưa biết suy nghĩ cho tương lai. Bây giờ gần 50 tuổi đầu với mái tóc đă bạc gần hết, tôi nay trở thành một người đàn ông già giặn, biết suy nghĩ, biết cân nhắc phải trái, và biết nắm lấy cơ hội khi cơ hội đến. Bánh dầy Việt Nam của ḿnh thật là một phát minh hữu dụng mà thế giới chưa ai khám phá, đặc biệt khi dùng như là chất silicone gel trong giải phẫu ngực breast implant. Không muốn cho vợ tôi biết v́ tôi muốn nàng thật ngạc nhiên khi vài tháng sau tôi loan báo đă hưởng được kết quả gặt hái một món tiền kếch-sù hậu quả của việc tôi quá thông minh trong ngành đầu tư, tuần tới đây tôi sẽ ra nhà băng vay một triệu đô-la để mở Xưởng Bánh Dầy   Tài-Ngọc.