Đi cruise Hong Kong, Vit Nam, Thái-Lan,

Cambodia, Singapore 

- Phn 2: Đà Nng, Hi An, Nha Trang,

Phú M (Vũng Tu)

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

Đà Nẵng

 

Hội An

 

Vũng Tàu

 

 

4. Saturday 03-February-2018, 50F/ 12C, tầu chạy suốt ngày trên biển.

5. Sunday 04-February-2018, Đà Nẵng, 66F/ 19C, 7 AM – 10:30 PM

          Hôm qua tầu đi cả ngày trên biển. Bắt đầu chiều trời gió động mạnh, lên đến 31 knotts/ một giờ. Hơn mười năm đi cruise, tôi chưa bị tầu lắc cho đến hôm nay. Buổi tối ngồi ăn đầu quay ṿng ṿng làm tôi phải trở về pḥng uống thuốc trị say sóng, nằm xuống cố ngủ quên. Đi du lịch quá nhiều nên tôi như nhà thuốc Tây di động mang theo đủ thứ thuốc: thuốc nhức đầu, thuốc say sóng, thuốc cảm, thuốc ho, thuốc tiêu chẩy, thuốc ngừa thai, thuốc phá thai. Ở tuổi chúng tôi, thuốc phá thai là quan trọng nhất v́ nếu nhỡ có thai vào tuổi này th́ chỉ ráng cầu nguyện cho bị sẩy thai hay hư thai. Không cần dưỡng thai v́ bảo đảm bào thai sinh ra sẽ là quái thai.

          7 giờ sáng tầu ghé vào cảng Đà Nẵng. Tôi chưa bao giờ đến Đà Nẵng, Huế, hay Hội An. Tuy đây là lần đầu tiên vào Việt Nam bằng đường cruise, tôi không có cảm giác ǵ đặc biệt, khác với lần đầu tiên máy bay đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất 22 năm về trước, tôi khóc như bồ chết.

           Ở những thành phố rộng lớn của quốc gia tân tiến, hải cảng du lịch cho tầu cruise đậu và hải cảng thương mại vận chuyển hàng hóa là hai nơi riêng biệt. Việt Nam c̣n nghèo nên một là không có bến đậu như Vịnh Hạ Long, cruise bỏ neo ngoài khơi rồi chở hành khách vào bờ bằng tầu nhỏ, hai là như ở Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Mỹ: tầu dùng bến chung với cảng hàng hóa.

          Giống như Vịnh Hạ Long, tầu đậu bến ở Đà Nẵng thời gian tối đa từ 7 giờ sáng  đến 10 giờ rưỡi khuya để nếu ai không vào Đà Nẵng th́ có thể đi Huế cách ba giờ đồng hồ lái xe. Thời gian chuyến đi chín tiếng, cruise tính tiền $150 dollars/một người.

          V́ Huế quá xa, đa số du khách chỉ viếng Đà Nẵng và Hội An.  Đà Nẵng cách cảng 15 phút lái xe. Hội An xa hơn về phía Nam, đi thêm 35 phút nữa. Viếng thăm Hội An và những nơi trong địa phận Đà Nẵng: băi biển Mỹ Khê (lính Mỹ GI thời chiến tranh Việt Nam gọi là China Beach), núi Ngũ Hành Sơn, tiệm bán tượng đá mài, núi Linh Ứng, cruise tính tiền $125 dollars/một người, thời gian 7.25 tiếng.

          Tôi xem video chỉ dẫn trên cruise cho biết ở cảng Đà Nẵng, đường đi bộ ra đến cổng xa khoảng một cây số (cổng là nơi ngăn chận không cho người và xe bên ngoài không được vào bên trong). Chỉ có xe bus kết nối tour du lịch của cruise, hay trong trường hợp ở Việt Nam, xe tour tư nhân được nhà nước cho phép, đậu sát bên tầu khi khách bước xuống. Trên video nói là những ai đi tour tự túc với dân địa phương như tôi th́ v́ đoạn đường đi bộ khá xa nên có hai xe điện mầu xanh lá cây năm băng ghế, mỗi băng ngồi hai người -nhét vào th́ được ba-, chở miễn phí ra cổng.

          Đi bộ ra khỏi tầu không đầy một phút th́ hai anh người Việt địa phương kèm sát tôi và anh vợ tôi, nói đừng dùng dịch vụ xe tour ở đây, đắt tiền. Nếu theo họ ra cổng th́ rẻ hơn. Họ nói nhỏ nhẹ như công an ch́m đang điều hành một công tác bí mật.

          V́ tôi và anh vợ tôi người này không biết người kia có người gạ dùng dịch vụ xe của họ, cả hai chúng tôi đều thương lượng với hai người khác nhau. Khi khám phá ra th́ chúng tôi chọn người nói chuyện với anh vợ của tôi tên là Tuấn v́ anh vợ tôi đă đồng ư giá cả, trong khi tôi th́ chưa.

          Leo lên chiếc xe điện th́ đă có một người tài xế và một người khác kế bên ngồi sẵn. Người ngồi kế bên tài xế hỏi chúng tôi đi tham quan phố? Tôi trả lời “Vâng”. Anh ta nói tiếp: “Tụi tui có xe đợi ở bên ngoài sẵn sàng chở các anh đi”. Đă đồng ư với anh Tuấn (cũng theo chúng tôi ngồi vào xe điện), tôi trả lời cám ơn nhưng không cần v́ tôi đă có xe rồi. Vừa nghe tôi nói không đi v́ đă có xe, anh chàng gay gắt ra lệnh cho chúng tôi xuống xe, đi bộ ra cổng.

          Chúng tôi không một ai rời khỏi xe. Hướng về anh Tuấn ngồi ở hàng ghế cuối, anh ta hằn học nói:

          -Ai cho phép mày vào đây câu khách? Mày đừng ḥng qua mặt tụi tao.

          -Tôi có giấy phép của hăng xe tôi. Anh bày chuyện th́ giỏi gọi công an vào xử lư xem? Tuấn nói.

          Hai bên căi nhau kịch liệt, và một lúc sau, chiếc xe chở chúng tôi ra cổng. Ở trước cổng đă có độ chừng 30 người tài xế đợi khách, bắt đầu túa ra vây quanh chúng tôi. Anh chàng Tuấn nói với tôi nếu hỏi th́ đừng nói là bao xe đi cả ngày mà chỉ nói đi gần đâu đấy.

          Chúng tôi vừa bước theo Tuấn ra hướng xe, vừa lịch sự trả lời đám đông vây quanh là không cần đi khi họ mời mọc. Khi chúng tôi  đă ngồi vào xe th́ một người đàn ông khác bước đến cửa bên tài xế, nắm chặt vô-lăng, không cho Tuấn ngồi vào, chửi thề:

          -Mẹ, mày không đi đâu hết. Mày dám qua mặt tụi tao đón khách hả?

          -Tôi đâu có đi đâu xa. Chỉ chở khách đi gần đây. Tuấn trả lời.

          Bây giờ đến phiên người này và Tuấn lời qua tiếng lại, đại khái là Tuấn dám qua mặt, lấy khách của hệ thống đă đặt sẵn, trong lúc cả đám đông vây quanh xe nhao nháo loạn xạ. Tôi đoán là anh chàng Tuấn này âm thầm lẻn vào bến tầu, lấy khách của đám xe tư nhân đă ăn có sẵn với quyền lực nào đó cho họ vào trong cổng đón khách nên bây giờ anh ta “tới số”. Độ chừng mười phút trôi qua, sau khi hứa với Tuấn là “Tao sẽ xử mày”, anh chàng kia bỏ tay lái vô-lăng ra cho xe đi.

          Nước nào nghèo th́ việc giành giật khách ở bến tầu thế nào cũng xảy ra. Tôi chỉ ngạc nhiên là ở Vịnh Hạ Long mọi sự êm đẹp, không có t́nh trạng vô kỷ luật giành khách.

          Tuấn cho tôi biết gia đ́nh anh ở ngoài Bắc, làm nghề chài. Năm 1973 khi đánh cá ở ngoài khơi thuộc hải phận Bắc Việt th́ bị giông băo, tầu trôi vào hải phận Đà Nẵng. Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa cứu vớt cả gia đ́nh vào bờ và từ đó, gia đ́nh anh định cư luôn ở miền Nam. Khi Cộng Sản chiếm thắng miền Nam năm 1975 th́ gia đ́nh anh bị ghép vào tội phản động, không một ai được đi học hay làm cho nhà nước. Tôi đoán anh ta trạc bằng tuổi tôi, thế nhưng như hầu hết những người lam ở Việt Nam, cái nóng chói chang và điều kiện y tế vệ sinh kham khồ làm anh ta già thêm mấy chục tuổi.

          Như đă thỏa thuận, Tuấn chở chúng tôi đi khắp nơi ở Đà Nẵng và Hội An, chiều tối về.

          Với 1.35 triệu dân, Đà Nẵng nằm trong vùng đất xứ Quảng, là thành phố lớn thứ tư ở Việt Nam, sau Sài G̣n, Hà Nội, và Hải Pḥng.

          Đà Nẵng hơn 2000 năm trước thuộc vương quốc Chăm Pa, tiểu quốc Amaravati. Thủ đô của Amaravati là Indrapura, hiện giờ là làng Đông Dương ở Quảng Nam.

          Vào nửa sau của thế kỷ thứ 10, vương triều Amaravati xung đột với nước Đại Việt của ḿnh, bấy giờ thủ phủ ở Hoa Lư gần Hà Nội.

          Năm 982, ba sứ thần của vua Lê Đại Hành* gửi đến Chăm Pa bị bắt giữ. Lê Đại Hành gửi quân giết chiết vua Chăm, và từ đó, Chăm Pa bỏ rơi Indrapura.

(*Lê Đại Hành sáng lập nhà Tiền Lê, trị v́ năm 980-1009. Nhà Hậu Lê do Lê Thái Tổ sáng lập, trị v́ năm 1427-1789)

          Vào năm 1306, vua Trần Nhân Tông gả con gái ḿnh là Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm Thành Chế Mân. Chế Mân nhường hai châu Ô, Lư -bao gồm phần đất  Đà Nẵng- cho nhà Trần. Từ đó Đà Nẵng thuộc về đất Việt Nam.

          Đà Nẵng là thành phố lịch sử trong chiến tranh Việt Nam: 53 năm trước, tháng Ba năm 1965, 2000 lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ Đà Nẵng bằng đường biển với nhiệm vụ bảo vệ căn cứ Không Quân Hoa Kỳ. Lần đầu tiên phát hiện lính của "đế quốc Mỹ" trên băi biển Đà Nẵng, gián điệp Cộng Sản đă phát hiện một lỗi lầm lớn lao của địch quân: binh lính Mỹ mang quá nhiều quân trang, quân dụng và vũ khí trên người, quá nặng nể trong chiến tranh du kích.

Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ Đà Nẵng ngày 9-Tháng 3-1965. Ảnh AP  

          Đà nẵng, cũng như Nha Trang, c̣n thưa thớt xe cộ và dân cư so với Sài G̣n.

          Băi biển Mỹ Khê, ngày xưa lính Mỹ gọi là China Beach:

          Ngũ Hành Sơn: tên gọi năm mỏm núi, gồm Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn. Người Mỹ gọi Ngũ Hành Sơn là Marble Mountains v́ núi đá ở đây là đá mài. Do đó, cả một kỹ nghể khắc tượng đá mài ở đây.

          Chùa Linh Ứng:  Ở việt Nam, các thành phố đua nhau xây tượng Phật, rất to so với các tượng Phật trước 1975. Hoàn thành vào năm 2010, chùa Linh Ứng có tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao nhất Việt Nam, 67 mét.  

          Cá chép hóa rồng này là ăn cắp ư 100% của tượng Merlion của Singapore. Chẳng lẽ ḿnh nghèo ư tưởng đến nỗi phải mượn đỡ ư của nước khác?

          Lái xe về phía Nam độ 40 phút, chúng tôi đến phố cổ Hội An.

          Nhờ công của Kiến trúc sư Kazimierz Kwiatkowski người Ba-Lan khảo cứu sưu tầm và đệ đơn lên UNESCO,  Hội An được liệt vào Hạng Di Sản Quốc Tế. Kwiatkowski là người không nổi tiếng ở chính quốc gia ḿnh Ba-Lan, nhưng được Việt Nam rất tri ân v́ gắn bó với Việt Nam suốt 17 năm cuối của cuộc đời. Ông mất ở Huế năm 1997.

          Hội An chia ra làm hai phần, một phần ngày xưa người Nhật ở, và một phần là người Trung Quốc ở.

          Căn nhà xây trên cầu nay do người Nhật xây, h́nh hiện giờ in trên tiền giấy 20000 đồng Việt Nam.

          Hội An vui nhộn, đông người, nhưng không "cổ" và ngộ nghĩnh bằng phố cổ ở Trung Quốc tôi đă có dịp đi xem.

  

          Năm giờ chiều, xe trở lại tầu. Tôi đang ở trong xe đếm tiền  Việt Nam, 3.4 triệu, (170 dollars) trả cho anh ta th́ một người bảo vệ Việt Nam ở bền tầu mở cửa xe, giọng hằn học nói với anh Tuấn:

          -Đang thu tiền hả? Thu tiền xong rồi mày để xe đó ra đây tao nói chuyện. Mày làm nhiều lần quá rồi, không qua mặt tụi tao được nữa.

          Thêm  tiền ăn trưa, chuyến đi tham quan Đà Nẵng & Hội An cả ngày từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, chúng tôi tiêu $40 dollars/ một người thay v́ $125 dollars/ một người nếu mua excursion của cruise.

          Tôi không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra cho anh Tuấn, nhưng cùng lắm là anh ta phải chia tiền cho những người có quyền lực ở bến tầu Đà Nẵng hạch sách anh ấy.

 

6. Monday 05-February-2018, Nha Trang, 75F/ 24C, 6:30 PM - Ngủ đêm trên tầu ở Nha Trang:

          Rời Đà Nẵng 11 giờ đêm hôm qua, tầu chạy suốt đêm và cả ngày hôm sau. Đến 6:30 tối th́ tầu cặp bến Nha Trang. Tầu ở đây đến chiều mai nên khách ngủ đêm trên tầu ở Nha Trang.

          Cruise loan báo là họ bán vé xe bus đi vào phố, cách bến độ 10 phút, giá khứ hồi là 12 dollars. Ăn cơm tối trên tầu xong, chúng tôi xuống tầu, định đi bộ ra cổng nhưng trời tối om, không thấy cổng ở đâu. Có độ chừng chục nơi giăng đèn leo lét bán quần áo, souvernir, nên chúng tôi hướng về phía ánh đèn hỏi xem cổng ở đâu. Một chị bán hàng chỉ hướng, nói là đi bộ khoảng một cây số. Tôi nghĩ là xa, nhưng khi đi th́ mới thấy chị ấy đoán khoảng cách sai, có lẽ 500 thước là cùng.

          Ra đến cổng, tôi chọn một taxi của hăng VinaSun. Tôi hỏi anh tài xế tên Sơn muốn đi dạo một ṿng Nha Trang độ hai tiếng rưỡi th́ bao nhiêu tiền. Anh ta nói 600000 đồng Việt Nam, tip 200000 đồng nữa. 800000 đồng Việt Nam chỉ là 40 dollars. Chia cho 6 th́ mỗi người chỉ tốn 7 dollars, mà c̣n đi khắp nơi trong hai tiếng rưỡi, trong khi cruise tính 12 dollars chỉ chở khách bỏ ở phố nên tôi không mặc cả, đồng ư lên xe đi. Cũng như ở Đà Nẵng, tôi viết xuống giấy số tiền hai bên đồng ư, pḥng ngừa tài xế trở mặt nói số tiền thỏa thuận là sai. Và cũng như ở Đà Nẵng, tôi nói chỉ trả tiền sau khi đă đi xong, pḥng ngừa nếu ḿnh trả tiền trước th́ tài xế có thể bỏ chạy luôn sau khi cho ḿnh xuống một nơi nào đó.

          Anh Sơn chở chúng tôi đi một ṿng Nha Trang vào ban đêm,

 

vào một khách sạn uống cà phê,

chờ chúng tôi đi mua sắm ở chợ.  

          Trở về tầu lúc 9 giờ rưỡi tối, tôi rất tín nhiệm anh Sơn nên hỏi ngày mai tôi muốn đi bốn tiếng ṿng ṿng Nha Trang th́ bao nhiêu tiền. Anh ấy nói 800000 đồng. Quá rẻ nên tôi hẹn anh ấy 9 giờ sáng ngày mai.

          Sáng hôm sau khi ra cổng một cậu trẻ tuổi thấy chúng tôi, nói là anh Sơn bận hôm nay, nhờ cậu ấy chở dùm. Cậu ấy gọi anh Sơn, đưa cho tôi nói chuyện để tôi yên tâm tin lời cậu ấy.    

          Tôi có đến Nha Trang vào năm 1995, khi lần đầu tiên về Việt Nam. Xe chạy ngang qua Tháp Chàm (nhỏ tí, chẳng đáng xem). Tôi bao cả một con thuyền ghé 7, 8 đảo ǵ đó, xem hồ cá trên một trong tám đảo. Nhưng đi chưa tất cả đảo th́ tôi nói thuyền quay về v́ không c̣n hứng đi xem nữa.

          Cruise bán tour bốn tiếng, giá $70 dollars/một người  đi xem Tháp Chàm Po Nagar, chạy ṿng ṿng bờ biển Nha Trang, chùa Long Sơn, chợ Đầm. Cậu trẻ này chở chúng tôi đi cũng như thế, trừ chợ Đầm, nhưng cậu ấy chở chúng tôi đến Ḥn Chồng, trưa ghé tiệm Đặng Văn Quyên ăn nem nướng Ninh Ḥa. Thời gian đi là bốn tiếng rưỡi, giá chỉ là 800000 đồng cho cả xe.

          Tháp Chàm Ponagar: tôi chỉ đứng ngoài, không vào v́ đông người quá, và cũng chẳng đáng xem.

          Chùa Long Sơn: Nếu đi theo tour của cruise, xe bus quá to phải đậu trước mặt tiền, khách phải leo 152 bậc thang mới đến đỉnh. Cậu tài xế dùng một con đường rất hẹp, chỉ vừa đủ chiều rộng chiếc xe van 7 chỗ, lái thẳng tới đỉnh, chúng tôi không phải đi bộ lên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         

          Tiệm nem nướng Ninh Ḥa Đặng Văn Quyên:

          Ḥn Chồng:

          Trở về pḥng lúc 1:45 PM, tôi mang kính râm nên trong tầu thấy tối tăm. Tôi mở cái bị backpack để t́m kính cận thị đeo th́ không thấy. Mỗi lần đi du lịch, tôi mang theo cái kính râm,  đeo khi trời nắng. Lần này có lẽ khi thay kính râm, tôi để quên kính cận thị ở nơi nào đó. Tôi nghĩ là tôi để quên một là ở tiệm nem nướng Ninh Ḥa Đặng Văn Quyên, hai là ở quán cà phê ở Ḥn Chồng.

          Tôi trở ra cổng định t́m một chiếc taxi th́ một ông lái xe ôm người đen đúa như đi chài ba mươi năm trên biển, hỏi tôi đi đâu, có cần xe hay không? Tôi nói tôi mất kính, muốn t́m taxi trở lại hai chỗ tôi đă đến để t́m. Ông ta nói đừng đi taxi, mà đi xe ôm ông ta chở, nhanh hơn. Ông ta đưa giá 150000 đồng. Tôi thấy đắt nhưng không muốn mặc cả nên nói OK. Ông ta đưa cho tôi đeo mũ bảo hiểm, và rồi tôi phiêu lưu Nha Trang trên chiếc xe ôm.

          Trên đường đi, ông ta khuyên tôi lần tới có về Nha Trang th́ đừng dùng taxi mà đi xe ôm của ông ta, rẻ hơn rất nhiều. V́ thấy tôi cầm camera, ông ta nói thêm là vừa đi tôi có thể vừa chụp h́nh bất cứ lúc nào, không như taxi. Tôi đồng ư với ông ta là đi xe ôm rẻ hơn, nhưng chúng tôi có đến sáu người th́ làm sao?

          -Không sao, tui sẽ kêu thêm năm người nữa. Mỗi người ngồi trên một chiếc xe ôm.

          Tôi nghe câu trả lời của anh ta mà cười thầm trong bụng. Tôi là đàn ông con trai nên có thể ngồi xe ôm, chứ bà chị vợ tôi đă 70, ngồi xe ôm run rẩy “té lọi họng”, và vợ tôi, tiểu thơ đài các dân học trường Tây ngồi Honda ôm ông xe ôm đen đúa (mà c̣n bị bắt đội mũ bảo hiểm), th́ hai h́nh ảnh này muôn đời sẽ không bao giờ xảy ra.      

          Len lỏi giữa traffic, vượt qua nhiều đèn xanh, nhưng khi đến đèn đỏ đầu tiên, ông tài xế xe ôm không ngừng mà chạy qua tỉnh bơ! Tuy rằng không thót tim v́ đường có đèn xanh không có xe chạy ngang, nhưng tôi bảo anh ta:

          -Trời, đèn đỏ mà sao không ngừng, cha nội?

          -Dạ hổng sao, hổng sao. Tui chạy cẩn thận lắm, chưa bao giờ bị đụng. Đèn đỏ nhưng không có ai, ḿnh ngừng mất th́ giờ anh ơi!

          Tôi hết ư kiến, nhưng nôn nóng muốn đi nhanh để t́m kính nên thấy ông ta nói cũng có lư. Đường chắn ngang có đèn xanh nhưng không có xe th́ … ngừng làm ǵ? Khổ nỗi là ông ta không ngừng ở bất cứ một đèn đỏ nào kế tiếp cho dù có xe chạy trên đường ngang đèn xanh. Tôi đă xem tử vi nói là tôi sẽ chết trong ṿng tay của một người đẹp. Ông tài xế xe ôm đen đúa này không phải là một thiếu nữ xinh xắn nên tôi rất yên tâm là số tôi không thể nào bị xe đụng chết với một ông già cằn cỗi trạc tuổi tôi ở đường phố Nha Trang ngày hôm nay.

          Hy vọng tràn trề t́m được kính trước khi đi trở thành thất vọng năo nề khi tiệm nem nướng lẫn quán cà-phê ở Ḥn Chồng nói là không có kính cận thị khách bỏ quên. Chỉ c̣n một cách cuối cùng là gọi anh tài xế taxi đă chở tôi. Tôi có chụp số xe, và biết tên hăng taxi là VinaSun, nhưng bức ảnh tôi chụp không có số phone của hăng VinaSun để gọi tổng đài.

          Ông lái xe ôm thấy tôi tiu nghỉu nên ráng cổ vơ tinh thần tôi:

          -Hổng sao anh. Thế nào ḿnh cũng kiếm lại được cái gương của anh mà (Ông ta gọi cái kính là “gương”). Tui biết ở khách sạn gần đây có xe taxi VinaSun đậu, ḿnh chạy đến đó hỏi số điện thoại tổng đài.

          Nói xong, ông ta đèo tôi chạy trên đường Trần Phú, hướng trở lại bến tầu.

          Đang chạy phom phom, bỗng dưng ông ta thắng gấp xe “Éccccc”! Chưa kịp để tôi hỏi, ông ta giải thích;

          -Ḿnh mới chạy qua một chiếc taxi VinaSun đậu trên đường. Để tui quành xe lại hỏi. Gọi tổng đài là kiếm được cái gương liền.

          Con tim tôi vui trở lại với tấm ḷng kiên quyết của ông xe ôm bảo đảm sẽ t́m lại được kính của tôi. Vói đầu ngược lại nh́n, tôi thấy có một chiếc taxi như ông tài xế xe ôm nói. Người tài xế taxi đang ngồi ở ghế uống cà-phê trên vỉa hè. Khi đă đến gần, ông xe ôm nói:

          -Dạ cho tui hỏi. Anh này (ông ta ra dấu hiệu tay chỉ vào tôi) hồi năy đi taxi VinaSun rồi bỏ quên cái gương. Ảnh có số xe nên muốn gọi tổng đài nói chuyện với anh tài xế. Anh cho tui số điện thoại tổng đài được không?

          Anh tài xế taxi đứng dậy, chậm răi trả lời:

          -Tui không lái cho VinaSun anh ơi. Hăng tui là SunToday.

          Bụng tôi phá lên cười như nắc nẻ khi nh́n gương mặt tiu nghỉu của ông xe ôm khám phá ra là ḿnh xem lầm tên hăng taxi.

          Sau khi lái xe đến hotel có xe taxi VinaSun, gọi phone tổng đài lẫn anh tài xế chiếc xe tôi đi, cả hai chúng tôi thất vọng năo nề trở về bến v́ không có kính của tôi trong xe.

          Buổi chiều hôm đó trên tầu cho đến ngày hôm sau vào cảng Phú Mỹ, chung quanh tôi mọi sự mờ ảo v́ tôi không có kính đeo.

          Nói về tuổi tác, hành khách của chiếc Volendam này già nhất so với tất cả những cruise mà chúng tôi đă đi. Tôi nghĩ v́ ba lư do: 1. Đắt tiền: Cruise đi hai tuần thay v́ một tuần, và phải tốn tiền máy bay bay xa. 2. Những người trẻ ít ngày nghỉ, mất đi hai tuần vacation cho một chuyến đi là quá nhiều 3. Nơi đi xa lạ, không hấp dẫn.

          Do đó hành khách trên chuyến cruise này không phải là các thanh thiếu nữ mà là các bô lăo già nua tuổi từ 60 đến 90.

          Bắt đầu 2 giờ rưỡi trưa từ khi tôi mất kính cận thị, mọi sự chung quanh tôi trở thành mờ ảo. Khắp nơi từ đầu tầu đến cuối tầu, từ tầng trên cùng đến tầng dưới chót, tôi chỉ thấy các nàng tiên tuổi vừa đôi tám.

7. Tuesday 06-February-2018, Nha Trang, 75F/ 24C, rời cảng 3:30 PM.

8. Wednesday 07-February-2018, Phú Mỹ (SaiGon), 87F/ 31C, 8 AM – 9:30 PM

          Rời Nha Trang vào 3:30 chiều hôm qua, sáng nay cruise đến cảng Phú Mỹ lúc 8 giờ. Ít người ở Sài G̣n biết Cảng Phú Mỹ,  huống chi là người Việt hải ngoại. Phú Mỹ là bến tầu gần nhất cruise có thể cập bến để hành khách vào Sài G̣n. Cảng Phú Mỹ nằm gần Bà Rịa, khoảng giữa đường đi Sài G̣n và Vũng Tầu, với hướng đi Vũng Tầu ngắn  hơn chừng 15 cây số.

          Lần đầu tiên tôi biết cảng  Phú Mỹ là vào khoảng 12 năm về trước, khi ông Jim láng giềng người Mỹ của tôi đi cruise về Việt Nam. Ông kể khi tầu ghé Phú Mỹ, vợ chồng ông ta mua tour xe bus của tầu chở  về Sài G̣n. Đường xá bấy giờ kẹt xe dữ dội, ông chỉ kịp vào khách sạn Rex uống nước, mua vài souvenir lặt vặt, ở Sài G̣n khoảng hai tiếng  rồi trở về tầu. Thế mà vợ chồng ông phải trả 200 dollars.

          Trước khi đi, tôi vào Google đọc những lời b́nh phẩm của các hành khách đă ghé vào cảng Phú Mỹ.  Hầu hết mọi người than phiền đi bộ từ bến tầu ra đến cổng khá xa. Bên trong cổng chỉ có xe tour bus của cruise và xe tư nhân đă được nhà nước “cho phép”.

          Đi vào Sài G̣n, cruise bán hai loại tour chính:

          1. Xe chở khách vào Sài G̣n, bỏ khách ở Bitexco Financial Center. Khách tự ư muốn đi đâu th́ đi trong ṿng năm tiếng rồi xe sẽ trở lại đón về cruise. Giá $60 dollars/ một người.

          2. Xe chở khách vào Sài G̣n có tour guide hướng dẫn đi thăm viếng nơi này nơi kia trong 8.5 tiếng. Giá $150 dollars/ một người.

          Chúng tôi quyết định không đi Sài G̣n mà đi Vũng Tầu. Đi Vũng Tầu th́ cruise bán tour ghé vài nơi ở Vũng Tầu trong ṿng 4 tiếng, giá $60 dollars/ một người.

          Từ trên tầu nh́n ra đường lộ, tôi thấy rải rác vài chiếc xe hơi. Trên bến th́ có rất nhiều xe bus du lịch to, và xe van, xe hơi, của các hăng tư nhân “có phép” của chính phủ. 9:45 sáng chúng tôi mới ra khỏi tầu. Các xe bus lớn đă đi hết, chỉ c̣n độ chừng hơn chục chiếc xe tư nhân.

          Vừa xuống tầu, trong khi đang đi bộ tiến ra hướng cổng v́ chúng tôi muốn ra ngoài mướn taxi rẻ hơn, một người bảo vệ của bến tầu nói là chúng tôi không đi bộ được, đ̣i mỗi người trả hai dollars để họ chở ra cổng (đi bộ không đầy năm phút). Tôi đă  xem video hướng dẫn trên tầu, chẳng nơi nào đề cập lệ phí hai dollars/ một người. Sáng nay lúc đứng ở hành lang trên pḥng nh́n xuống khi mọi người túa ra cùng một lúc, tôi thấy không một ai bị bắt đóng lệ phí nên bực ḿnh, tôi  hỏi:

          - Chúng tôi chỉ muốn đi bộ, không cần xe. Tại sao mỗi người phải trả hai dollars? Ban sáng tôi thấy cả chục người đi có ai trả tiền đâu?

          - Ban sáng đông người quá nên không bắt người ta hết được. V́ lư do an toàn nên khách không được đi bộ, phải trả tiền. Người bảo vệ trả lời.

          À, lư do là v́ ban sáng đông người quá nên họ sợ bà con xúm lại chửi họ thu tiền vô cớ. "Lư do an toàn" anh chàng này đưa ra thối không ngửi được: từ chỗ tầu đậu đến cổng là một sân xi-măng rộng bao la, không máy móc, xe cộ, hay nhà cửa th́ làm ǵ mà chẳng an toàn? Hay lư do nguy hiểm ǵ là v́ sợ chính mấy ông "bảo vệ" moi móc tiền khách? Chỉ là một làm tiền trắng trợn ăn cướp giữa ban ngày! Thế mà họ đă gom được ba cô Hàn Quốc, bắt mỗi người trả hai dollars.

          Trong khi tôi nhất định không trả tiền th́ một anh chàng đến hỏi đi đâu, anh ta có xe chở. Tôi nói muốn bao một chiếc xe van chở sáu người đi Vũng Tầu từ bây giờ (9:45 sáng) đến 5 giờ chiều. Anh ta nói được, $170 dollars. Tôi nói đắt quá, cám ơn, tôi sẽ đi bộ ra ngoài t́m taxi. Anh ta xuống giá $160, tôi không đi. Rồi $150, $140, $130 dollars. Tôi cũng không đi. Đến $130 dollars anh ta không đeo dính chúng tôi nữa.

          Mấy ngày từ Hong Kong đến Nha Trang trời lạnh phải mặc áo lạnh. Hôm nay là ngày đầu tiên mới thấy cái nóng, nắng gay gắt ở Phú Mỹ, do đó ai nấy đều ngao ngán đi bộ ra cổng đón taxi, nhất là những người lớn tuổi.

          Tôi lẩm bẩm tính, $130 dollars mà không phải trả tụi “bảo vệ” cảng $2 dollars một người, chia cho 6 th́ mỗi người chỉ tốn $22 dollars, rẻ hơn cruise tính $60 dollars/một người. Không những tour của cruise đắt mà xe bus của cruise to, người lạ đông người, và đi chỉ được bốn tiếng. Trong khi đó, đi xe van riêng thoải mái, mới toanh, cũng chở khắp Vũng Tầu muốn đi đâu th́ đi, và đi đến chiều nên tôi đồng ư đi. Tôi nói rơ là chỉ trả tiền sau khi trở lại cảng. Anh ta đồng ư, nói tôi yên tâm.

          Anh này chỉ là người đón khách nên gọi một anh trẻ khác đến, nói với chúng tôi đây là tài xế tên Huy. Chúng tôi leo lên xe. Xe này là dịch vụ của tư nhân, có phép của nhà nước hay chính quyền địa phương nên mới được vào tận ngay tầu đậu để đón khách. Huy được hăng tư nhân mướn làm tài xế.

          Ngồi trên xe tôi mới thấy quyết định đi xe tư ở ngay bến tầu là hợp lư v́ không phải đi bộ giữa cơn nắng chang chang ra đến đường lộ. Từ tầu ra cổng là nửa cây số, rồi từ cổng ra con đường cái là 600 thước nữa, nhưng đoạn đường này đầy đá sỏi không tráng xi-măng. Nếu chúng tôi đi bộ ra đường cái đón taxi, tôi chắc chắn là sẽ rẻ hơn nữa nhưng thật t́nh là không đáng tiết kiệm vài dollars mà nên đi xe tư: vừa không phải đi bộ hai bận khứ hồi, vừa có xe mới êm hơn taxi, vừa an toàn chỉ trả tiền khi xe trở lại bến, và chúng tôi có thêm “extra bonus” là cậu tài xế Huy rất dễ thương.

          Tôi nói với Huy có hai nơi tôi muốn đi trước khi đi xem cảnh: thứ nhất, anh vợ tôi muốn đi cắt tóc, và thứ hai tôi muốn đến một tiệm kính đeo mắt để làm lại kính cận thị tôi mất ở Nha Trang. Huy nói với tôi là sẽ chở chúng tôi đến chợ Bà Rịa, các cô có thể xem chợ khi tôi làm kính và anh vợ tôi cắt tóc.

          Không như ở bên Mỹ một người phải đến bác sĩ đo mắt để lấy prescription (tôi trả $20 dollars deductible, phần c̣n lại bảo hiểm trả), rồi mới đến tiệm kính đưa prescription cho họ làm kính, ở Việt Nam, tiệm kính đo mắt và làm kính cùng một lúc. Sau khi đo mắt, họ hỏi tôi muốn gọng nào, rẻ nhất là 150000 đồng. Tṛng kính cũng thế, tôi muốn thế nào: nặng nhẹ, chống tia nắng mặt trời…Ở nhà tôi vẫn c̣n một kính sơ-cua nên tôi chỉ muốn kính đơn giản nhất đeo trong thời gian c̣n lại của chuyến đi để khỏi bị... mù nên bảo anh ta lấy cả hai thứ gọng và kính rẻ nhất. Nghe anh ta nói giá tiền th́ tôi ngă ngửa v́ quá rẻ: gọng 190000 đồng, kính 190000 đồng, tổng cộng 380000 đồng, 19 dollars (so với kính tôi đánh mất làm rẻ nhất ở Costco bên Mỹ, $140 dollars)! Chưa hết, thay v́ chở mọi người đi chợ và anh vợ tôi đi cắt tóc trong khi tôi làm kính, họ nói chúng tôi đợi đừng đi đâu v́ kính sẽ làm xong trong 15 phút! Only in VietNam!

            Sau đó, chúng tôi vào chợ Bà Rịa trong khi chờ đợi anh vợ tôi cắt tóc:

 

          Vũng Tầu vẫn c̣n kém mở mang như trước 1975. Thành phố thưa thớt người.

          Huy chở chúng tôi đến một nơi có hồ bơi, wi-fi, ngay biển. Giá vào cửa 5 dollars/ một người. Khách chỉ là chừng 12 người Nga và chúng tôi, không một ai là Mỹ.

          Trên đường về, Huy hỏi tôi ở Mỹ đă bao nhiêu năm. Tôi trả lời hơn 43 năm, tôi rời Sài G̣n lúc 17 tuổi. Huy trố mắt ngạc nhiên nói “Các cô chú ở Mỹ lâu quá mà nói tiếng Việt rất sành sơi như người Việt”. Tôi nói với Huy là những người già như tôi th́ không thể nào quên tiếng Việt. Những người trẻ hơn như cháu tôi rời Sài G̣n lúc 6 tuổi th́ có thể quên một số tiếng Việt và nói tiếng Việt với giọng Mỹ, chứ c̣n như tôi th́ không thể nào quên. Tôi nói ở Mỹ khi nói chuyện với người Việt th́ thỉnh thoảng tôi có chêm tiếng Anh vào, nhưng lư do là v́ tôi biết là họ cũng ở Mỹ như tôi, và đôi lúc nói tiếng Anh nhanh hơn và hiểu ngay lập tức. Nhưng mỗi lần về Việt Nam nói chuyện với mọi người, tôi không bao giờ dùng tiếng Anh v́ thứ nhất, tôi dư sức nói tiếng Việt, và thứ hai, tôi muốn tránh mang tiếng là người kênh kiệu.

          Tôi kể cho Huy nghe lần đầu tiên về Sài G̣n năm 1995, dĩ nhiên là lúc nào tôi cũng chỉ nói tiếng Việt, không một tiếng Anh. Khi vào tiệm ăn với một người bạn Trung học cũ, đến lúc người ta hỏi muốn uống ǵ th́ tôi khựng lại không trả lời được. Lư do là v́ tôi muốn uống 7UP, tiếng Anh đọc Seven Up (Sê-vân Ấp). Tôi biết chắc chắn người ở Việt Nam không gọi là “Sê-vân Ấp”. nhưng tôi không biết họ gọi là ǵ nên tôi ngập ngừng. Cuối cùng, tôi mới giải thích cho anh bạn là “Tao muốn uống nước ngọt trắng có số Bảy”. Anh chàng bạn tôi lúc đó mới nói với cô bé hầu bàn: “Cho thằng bạn tôi một lon Bẩy Úp”.

          Tôi nói với Huy là những người Việt cỡ tuồi tôi hay nhỏ hơn vài tuổi đi vào thời gian 1975, hoặc những người Việt mới sang Mỹ sau này th́ không thể nào quên tiếng Việt được. Nếu nói quên tiếng Việt, hay cứ chêm tiếng Anh vào khi nói chuyện, th́ chỉ là những người bịp bợm nổ như tạc đạn muốn ḷe mắt người trong nước.

          Huy nói “Các cô chú ở Mỹ hơn 40 năm mà c̣n chưa quên tiếng Việt, thế mà ở xóm cháu có bà này khoảng năm mươi mấy tuổi, đi Mỹ có vài năm thế mà khi về nhà cứ xổ tiếng Mỹ. Con cháu th́ luôn mồm gọi là Tony với Mary. Có hôm đến nhà cháu, bà ấy chỉ con chó hỏi: ‘Con này con ǵ?’. Gớm, cháu nghe mà chỉ muốn thả chó ra cho nó táp để bà ấy biết (Huy đổi giọng the thé như giọng đàn bà): ‘Dạ thưa con này là con chó ạ!”.     

          5 giờ chiều chúng tôi trở về tầu. Một nhóm nhân viên cruise đứng dàn chào đón khách trở về làm tôi có cảm tưởng ḿnh là Tỗng Thống Idi Amin.

          Huy sinh ở Bà Rịa v́ bố mẹ Huy di cư vào Nam sống vĩnh viễn sau khi Cộng Sản chiến thắng miền Nam. Tôi đă gặp biết bao nhiêu người ở ngoài Bắc vào Nam sinh sống sau 1975, không ngoảnh đầu trở lại quê cũ miền Bắc thân yêu. Điều này làm tôi nhớ lại bản nhạc anh Nhật Ngân sáng tác năm năm sau khi Cộng Sản chiếm Sài G̣n, ca sĩ Ngọc Minh hát:

          "Nếu tôi có được phép thần thông,

          tôi sẽ đưa anh đi thăm Sài G̣n năm năm về trước,

          để cho anh thấy rằng,

          anh giải phóng tôi, hay tôi giải phóng anh?” 

 

https://www.youtube.com/watch?v=kApZMsbcsmo

 

(c̣n tiếp)

 

Nguyễn Tài Ngọc

February 2018

http://saigonocean.com/

 

 

Tài liệu tham khảo:

https://www.npr.org/sections/parallels/2015/05/02/403597845/in-danang-where-u-s-troops-first-landed-memories-of-war-have-faded

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_Ti%E1%BB%81n_L%C3%AA

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_H%E1%BA%ADu_L%C3%AA

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Linh_%E1%BB%A8ng

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kazimierz_Kwiatkowski