Đi cruise Hong Kong, Vit Nam, Thái-Lan,

Cambodia, Singapore

– Phn 1: Hong Kong, Vnh H Long

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

          Vợ chồng tôi thích đi cruise. Mỗi năm muốn đi du lịch nơi nào cũng được, đi bao nhiêu lần cũng không sao, nhưng ít nhất một trong những chuyến du lịch phải là cruise. Năm nay, cùng với anh chị em của vợ tôi, chúng tôi đi cruise Đông Nam Á hai tuần, khởi hành từ Hong Kong, chấm dứt ở Singapore.

          Tôi có đề cập trong những bài viết trước là nếu ai muốn t́m những chuyến du lịch “sale” hạ giá th́ cứ ghi email với các trang web về du lịch như Travelzoo, Tripmasters, Vacationstogo, ShermansTravel… Hầu như tuần nào họ cũng quảng cáo giá sale. Dĩ nhiên không phải mọi quảng cáo đều hấp dẫn, thế nhưng thỉnh thoảng sẽ có những “deal” rẻ.

          Trang web Travelzoo.com vào tháng 4 năm ngoái quảng cáo đi cruise hai tuần khởi hành từ Hong Kong. Tầu ghé Vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Mỹ (Saigon) ở Việt Nam, Sihanoukville ở Cam Bốt, Laem Chabang và Koh Samui ở Thái Lan, chấm dứt ở Singapore. Giá sale có hai loại:

a. Pḥng có hành lang (balcony room): $3100/một người/ hai tuần

b. Pḥng có cửa sổ (window room): $2600/một người/ hai tuần

Giá này bao luôn không tính tiền:

- Máy bay khứ hồi Los Angeles/Hong Kong + Singapore/Los Angeles (trị giá $1400 dollars).

- Thêm ba đêm ở khách sạn năm sao Singapore với điểm tâm sau khi tầu ngừng (trị giá $1350 dollars).

- Tất cả phí tổn chuyên chở từ phi trường Hong Kong đến cảng Hong Kong, từ cruise  đến khách sạn Singapore, từ khách sạn Singapore ra phi trường Singapore bay về Mỹ, và một ngày tám tiếng chở đi tour ở Singapore (trị giá $300 dollars).

          Chúng tôi chọn pḥng có hành lang nh́n ra biển, hai người $6200 dollars ($3100 x 2). Trừ hết ba số tiền “miễn phí” $3050 này ($1400+$1350+$300), giá cho hai người hai tuần đi cruise c̣n lại $3150 ($6200-$3050). Chia cho hai người/hai tuần th́ giá mỗi người/một tuần là $787. $787 dollars cho một tuần đi cruise với pḥng có hành lang (balcony) th́ quá rẻ. V́ thế, chúng tôi đặt mua vé. Cùng đi với vợ chồng tôi là hai chị em của vợ tôi, một cặp vợ chồng anh của vợ tôi sống ở Paris, cả thảy sáu người.

          “Của rẻ là của hôi”, hạng ghế Economy của China Airlines (Taiwan) hăng cruise mua cho chúng tôi chật chội nhất so với ghế Economy các hăng EVA, Asiana Airlines, ANA (All Nippon Airways) đi từ Los Angeles về Taipei. Chẳng những chiều rộng ghế hẹp hơn, chỗ để chân nhỏ hơn và đường đi cũng chật hẹp hơn nữa. Thiên hạ đi lên xuống cứ đụng tôi ngồi ở ghế ngoài b́a. Nếu ai bay xa mua vé Economy, đừng bao giờ bay China Airlines.

          Sau hơn hai tiếng trễ giờ v́ máy bay quá tải, v́ xe truck đẩy máy bay ra khỏi gate bị hư, máy bay cất cánh đi Taipei lúc một giờ sáng. Tôi chỉ có hai tiếng chuyển tiếp nên trễ chuyến đi Hong Kong khi đến Taipei. Thế nhưng hành khách không phải lo lắng đái ra quần v́ China Airlines làm việc hữu hiệu: vừa xuống Taipei là họ xuất vé mới cho chúng tôi đi Hong Kong trên chuyến bay kế tiếp.

          Nhân viên của hăng cruise Holland America đă đợi sẵn ở phi trường để đón khoảng chín chục hành khách, kể cả chúng tôi. Khi tất cả mọi người hiện diện, xe bus chở mọi người trực chỉ Tai Kak Cruise Terminal ở Kowloon. Một giờ rưỡi trưa ngày Thứ Tư 31-Jan-2018, sau khi qua hết mọi thủ tục, chúng tôi có ch́a khóa vào pḥng. Bụng đói meo, mọi người lên tầng số Tám ăn trưa buffet ở nhà hàng Lido của con tầu Volendam, Holland America.

          11 giờ tối hôm đó, tầu nhổ neo đi Vịnh Hạ Long.

          Phần kế tiếp của bài viết tôi sẽ chia ra làm ba phần: passport, chi tiết về tầu Volendam, và lịch tŕnh tầu đi.

 

I. PASSPORT:

Trước khi đi, nên xem trước quốc gia ḿnh đến có cần xin visa hay không. Trường hợp của người Mỹ th́ Thái Lan và Singapore không cần, nhưng Việt Nam và Cam Bốt đ̣i visa (Vợ chồng anh của vợ tôi người Pháp th́ Việt Nam miễn visa, nhưng cần visa Cam Bốt).

          Nên làm visa trước khi đi. Visa Việt Nam th́ travel agent Việt ở Mỹ  ai cũng lo được, giá $100 dollars/ hiệu lực năm năm. Cam Bốt th́ tôi lái xe đến thẳng Ṭa Lănh sự Cam Bốt ở Long Beach (chỉ có một nhân viên!) làm lấy liền, $40 dollars, hiệu lực ba tháng.

          Lư do tôi nói nên lo trước tự túc v́ ngày đầu tiên lên tầu, cruise gửi đơn xin visa đến từng pḥng, nói là sẽ lo visa cho những ai chưa có, giá cắt cổ mổ họng:

- Việt Nam: $65 dollars/hiệu lực chỉ một ngày. $85 dollars/ hiệu lực một tháng.

- Cam Bốt: $63 dollars/ một người. Cảng Sihanoukville không nhận Cam Bốt e-visa (rẻ tiền hơn).

          Tất cả hành khách phải có visa, không cần biết là có muốn xuống cảng hay không. Thí dụ như trường hợp của anh vợ tôi, không muốn xuống cảng Sihanoukville Cam Bốt v́ nó ghê rợn và làm anh ấy nhớ đến kỷ niệm hăi hùng ngày xưa trước 1975 ở đó hai tháng, cũng phải làm visa.

          Ngoài visa, cruise sẽ tính tiền vào account trên tầu của ḿnh 6 dollars/ một người, tiền lo giấy tờ (processing fee) Việt Nam bắt đóng phí. Việt Nam gọi giấy phép này là “THẺ ĐI BỜ CỦA HÀNH KHÁCH”. Lẩn đầu tiên thoáng đọc qua, tôi tưởng họ viết chính tả sai, đáng nhẽ là Thẻ Đi Bộ, nhưng chữ viết đúng không sai: “Đi Bờ”, không phải “Đi Bộ”. Nếu dịch sang tiếng Anh th́ sẽ hiểu ngay: “Landing card”. 

          Tôi đă đi khoảng 12 cruises, ghé bến vài chục quốc gia, nhưng chưa nước nào trên thế giới, trừ Việt Nam, tính phí 6 dollars khách trên tầu vào cảng (Tôi xin nói rơ là tuy rằng có đi du lịch Cộng Sản China, tôi chưa bao giờ ghé vào China bằng tầu nên không biết China có tính tiền này như Việt Nam hay không).

          Tôi biết rất nhiều người Việt di tản vào tháng 4-1975 sinh sống ở hải ngoại Mỹ, Pháp, Canada…, có lẽ cả trăm ngh́n người, vẫn chưa bao giờ trở lại Việt Nam. Điển h́nh như gia đ́nh tôi, anh em sáu người mà chỉ có tôi và một anh của tôi đă về Sài G̣n. Nếu quư vị này muốn thăm quê hương nhưng không thích sự phức tạp phải đi ngang qua Công An Cửa Khẩu ở phi trường Tân Sơn Nhất, hay không cảm thấy thoải mái phải ngủ đêm nhiều ngày trên đất Việt Nam, th́ đi cruise  phương tiện tốt nhất để du lịch quê nhà mà tim không đập phập phồng lo sợ.

          Trước khi vào cảng đầu tiên ở Việt Nam (Vịnh Hạ Long), cruise thu giữ passport của tất cả hành khách (không cần biết có xuống cảng hay không), và phát “Thẻ Đi Bờ” cho mỗi người.

          Ở cảng đầu tiên của Việt Nam, Vịnh Hạ Long, một, hai người Công An Cửa Khẩu của Việt Nam lên tầu, ngồi ở nơi cửa ra vào (gangway). Khi khách ra khỏi tầu, người Công An này đóng dấu vào “Thẻ Đi Bờ”, trả lại cho ḿnh giữ. Khi bước xuống đất Việt Nam, khách chỉ mang hai giấy tờ trong ḿnh: thẻ ID của tầu, và Thẻ Đi Bờ của Việt Nam. Trong tất cả những chuyến "lên bờ" của cruise này, không ai hỏi giấy tờ của chúng tôi.

          Ở ba cảng Việt Nam kế tiếp, khi ra tầu khách không cần đưa Thẻ Đi Bờ cho Công An đóng dấu nữa, dù rằng anh ta ngồi ngay cửa ra vào của tầu.

          Ngày cuối cùng ở Phú Mỹ, khi trở lại tầu th́ có một hộp giấy trên bàn ngay cửa tầu để ḿnh trả lại Thẻ Đi Bờ.

 

II. CRUISE:

Theo tôi, có ba tiêu chuẩn để ḿnh thích một chuyến cruise:

1. Tầu mới: tiêu chuẩn của tôi là chỉ muốn đi tầu đóng trong ṿng mười năm trở lại. Tầu càng mới càng đẹp, càng nguy nga tráng lệ.

2. Tầu to: chứa ít nhất 3000 hành khách trở lên. Tầu càng to th́ càng có nhiều nơi để thư giăn, giải trí, và càng có nhiều ban nhạc chơi rải rác trong tầu. Có nhiều trang web cung ứng information về tầu. Website tôi thường dùng là vacationstogo.com.

3. Những thứ linh tinh khác: nơi tầu ghé vào, thức ăn ngon, ban nhạc hay.

          Tôi rất thất vọng với chiếc tầu Volendam của hăng Holland America này trước khi đi v́ tôi đă Google information t́m hiểu trước. Nó quá cũ, đóng năm 1999, tuy rằng đă tân trang vào năm 2014, nhỏ (chở hơn 1300 hành khách). Thiết kế nội thất lỗi thời, chật chội. Pḥng balcony diện tích nhỏ hơn tầu khác độ 15%. Nhưng chỗ tắm đứng th́ tôi rất thích: rất to so với những tầu khác tôi đă đi. Những tầu khác chỗ tắm đứng chỉ cần quay 360 độ là thế nào mông ḿnh cũng đụng tường, nhưng nơi tắm đứng của tầu này th́ rộng gấp đôi, diện tích tắm rất rộng răi.

 

 

          Ban nhạc th́ cũng lèo tèo vài người, 5 giờ chiều mới bắt đầu. Sân khấu chính nhỏ so với các tầu khác. Mỗi tối cruise nào cũng có một show ca nhạc chính hát hai lần, 7 và 10 giờ tối, tầu Volendam này cũng thế. Có một đêm ở Đà Nẵng, giấy chương tŕnh quảng cáo là tối có show ca hát giới thiệu phong tục Việt Nam, diễn viên là người Việt địa phương. Màn mở đầu là…múa lân với mấy cô gái đánh trống. Rất đơn giản, mộc mạc dễ dàng, có lẽ cháu gái Ellie và Natalia của tôi đánh cũng được. Khoảng chục anh đứng dàn hàng phía sau với trang phục lính xưa đánh trống và thổi kèn không khác ǵ kèn đám ma. Bắt đầu mỗi bản nhạc khác nhau là một cô ra sân khấu đứng giới thiệu, đại khái nói bài nhạc đó diễn tả một phong tục của Việt Nam. Khổ nỗi là cô ta nói tiếng Anh không trôi chẩy, phát âm tiếng Anh giọng Việt Nam nên khán giả chẳng hiểu cô ta nói ǵ. Show về phong tục Việt Nam thế mà khi múa may, họ mang ra những cái liễn với chữ Tầu!

          Show dài 40 phút nhưng tôi ngồi nghe đúng 10 phút rồi đứng dậy đi ra, không thể nào xem được nữa. Khán giả, phần đông là người da trắng, nhiều người cũng bỏ đi về như tôi. Tôi nghĩ những người Việt tŕnh diễn hôm đó rất hănh diện, thế nhưng họ không biết rằng ca hát của họ quá ấu trĩ làm chính tôi phải xấu hổ cho họ.

          Một anh người Canada ngồi ăn sáng gần bàn tôi sáng hôm sau, chê show Việt Nam thậm tệ. Anh ta nói là cruise Volendam xem thường khán giả mới cho phép show như thế tŕnh diễn. Anh ta phê b́nh một câu rất chí lư: “Tôi có cảm tưởng như xem một buổi tập dượt rehearsal của con gái học lớp Năm của tôi, tŕnh diễn cho trường Tiểu học của nó vào ngày hôm sau”.

          Internet của tầu Volendam giá vừa đắt mà lại vừa chậm, chúng tôi không mua. Đây là một điều tốt v́ ở nhà ngày nào hầu như cũng lệ thuộc vào Internet, đi cruise có một lúc ba ngày chúng tôi không đụng đến; có dùng th́ cũng chỉ vài phút khi cặp bến vào bờ.

          Thức ăn của cruise Volendam này tôi rất thích. Sáng sớm nước cam orange juice là cam thật miễn phí, không như nước hóa học như các hăng cruise khác. Khoai tây chiên ngon số dách. Cà-rem có từ sáng đến khuya. Ngày nào cũng có đủ thứ trái cây như ở Việt Nam: ổi, nhăn, khế, chôm chôm, thanh long, lê Tầu, đu đủ, chanh dây, cam, quit, me, mít, dừa. Măng cụt và dừa th́ chỉ có một trong một ngày, măng cụt rất ít. Đặc biệt là mỗi ngày đều có món ăn của một nước Á Đông: Tầu, Thái Lan, Nhật, Đại Hàn hay Việt Nam. Những món ăn họ quảng cáo là Việt Nam như phở, ḿ Quảng, bánh ḿ… cần thưa lính bắt v́ hoàn toàn không giống một tí nào; thế nhưng ít ra nuốt cũng trôi v́ không phải ăn thức ăn Âu Mỹ suốt 14 ngày trên chuyến đi.

 

 

          Trước khi đi, tôi đă lo sợ là sẽ có nhiều hành khách người Trung Quốc v́ họ ở sát bên Việt Nam. Tôi cũng e ngại tầu có nhiều người Việt như những chuyến cruise đi từ Los Angeles. Người Việt th́ xí xa xí xô, người Trung Quốc th́ quá nổi tiếng về tư cách bất lịch sự không đếm xỉa người khác, chỉ coi trọng ḿnh (một thiểu số người Việt cũng thế). Nhưng tôi ngạc nhiên ít gặp du khách Trung Quốc. Đại đa số khách là người da trắng, Mỹ và Canada là nhiều nhất. Dân Canada đi nhiều v́ họ trốn lạnh. Người Á Đông mà tôi thấy nhiều là người Việt chứ không phải người Trung Quốc.

          Có hai nhóm người Việt tôi thấy trên tầu, một từ Canada khoảng 50 người, một từ Mỹ, khoảng 14 người, đều là những người già từ 65 đến 200 tuổi.

          Đây là ba thí dụ tôi gặp trên tầu để giải thích lư do tại sao tôi do dự khi đi du lịch chung với người Việt:

          Một ngày đẹp trời nằm ghế trên boong tầu, tôi vừa thiu thiu ngủ th́ nghe tiếng nhạc Việt Nam eo éo từ kế bên. Mở mắt ra, tôi thấy một ông bà ngồi ở ghế cạnh tôi, bà vợ mở iPad nghe nhạc Việt Nam, không dùng earphone mà mở volume tối đa, không cần biết là bà ta đang làm phiền ḷng tôi hàng xóm đang nằm ngủ kế bên.

          Hôm khách phải đi thang máy xuống tầng cuối cùng phía gangway để lên tầu nhỏ chở vào bờ, thang máy của tôi người đă đông chật ních, thế mà một ông Việt Nam cao tuổi vẫn cố chen vào. Cửa thang máy không đóng được nên ông ta bước ra. Cửa đang đóng vào th́ ông ta lại cố bước vào một lần nữa. Cửa thang máy lại mở ra. Tôi sùng thằng bố, bảo ông ta bằng tiếng Anh là đi ra,  dùng thang máy khác.

          Ngày cuối cùng ở đảo Koh Samui, Thái Lan, khách phải đi tầu nhỏ để trở về cruise đậu ngoài khơi. Trên tầu nhỏ có những băng ghế, một băng ngồi được tám người. Khoảng cách để chân giữa những hàng ghế này rất eo hẹp, đầu gối gần đụng băng ghế trước. Một ông già Việt Nam vào trước, không muốn ngồi tận bên trong nên ngồi ở ngoài cùng b́a. Đến lúc những người sau đi lên, phải đi qua ông ta để ngồi vào bên trong, thế mà ông ta không chịu đứng lên cho họ đi vào, cứ ngồi ́ một chỗ. Một bà ráng đi vào nhưng không được, than phiền với ông ta bằng tiếng Anh “Could you move so I can get in, please”. Thay v́ đứng hẳn lên bước ra cho người ta đi vào, ông ta vẫn ngồi một chỗ, chỉ xoay chân ra phía ngoài như sợ nếu đứng lên th́ người khác sẽ ngồi vào vị trí ghế của ông ta. Từng người một len lỏi, chân đụng đầu gối của ông ta mới vào được bên trong. Một người Việt Nam thật dị hợm.

 

II. LỊCH TR̀NH TẦU ĐI:

 

1. Thứ Tư 31-Jan-2018: Hong Kong, 50F/ 10C, rời bến khởi hành 11PM:

          Mỗi lần đi chơi xa ra nước ngoài, tôi thường xem thời tiết để mang quần áo mặc. Lần này quá khinh thường nghĩ rằng đi Việt Nam, Singapore lúc nào cũng nắng nóng chẩy mỡ nên tôi không check trước, chỉ mang một áo lạnh sweater mỏng chủ ích mặc cho ấm trên máy bay. Bước lên tầu ở Hong Kong tôi mới ngă ngữa v́ mưa mù mịt và gió lạnh cắt da, buốt cả thân thể.

          Hong Kong mang cho tôi kỷ niệm ngậm ngùi v́ năm năm trước tôi đến đây lần đầu tiên với vợ chồng anh Cương và Phương Dung. Chúng tôi như lạc vào tiên cảnh với hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Xe Rolls Royce đón chúng tôi từ phi trường về khách sạn Peninsula, hotel duy nhất trên thế giới có 12 chiếc Rolls Royce mầu cẩm thạch đưa đón khách hàng.

 

Anh Cương và Phương Dung ngồi trên một chiếc Rolls Royce

 

Vợ chồng tôi ngồi trên chiếc thứ hai.

 

          Pḥng chúng tôi ở tầng trên cùng ngay góc, cảnh nh́n ra bến Hong Kong. Tường là kính trong suốt.  Peninsula quá sang trọng, điệp viên Roger Moore 007 trong phim “For your eyes only” đóng ở hotel này.

 

tôi trở lại chốn xưa tích cũ,

anh đưa tôi đến viếng Hong Kong.

đối với tôi một có, hai không,

hotel cực kỳ sang trọng.

 

từ cruise, tôi vẫn thấy h́nh bóng

của Peninsula ở phía bên kia.

ngày hôm ấy tôi thức suốt khuya,

ngắm hải cảng vô cùng tuyệt mỹ.

 

hôm nay tôi ḷng không hoan hỷ,

trở lại nơi cảnh cũ, chốn xưa,

ḷng tôi buồn, trời cũng giăng mưa,

tôi c̣n đây, anh rời trần thế.

 

          Hong Kong là thành phố có dân chúng sống theo chiều cao -apartment nhiều tầng- so với diện tích đất đai nhiều nhất thế giới nên một người chỉ thấy toàn là cao ốc. Điều kiện sinh sống rất chật hẹp và tù túng ở nhiều nơi.  Đây là ảnh Hong Kong tôi chụp từ cruise trong chuyến đi này:

 

 

2. Thứ Năm 01-Feb-2018, 55F/ 13C: tầu chạy suốt ngày trên biển.

3. Thứ Sáu 02-Feb-2018: Vịnh Hạ Long, 60F/ 16C, 7AM đến 11PM.

          Vịnh Hạ Long không có cảng cho tầu cặp bến nên tầu đậu ngoài khơi rồi chở khách vào đất liền bằng thuyền nhỏ -tiếng Anh là tender-.

 

 

          T́nh cờ tôi ngồi chung với một nhóm người Việt Nam độ 50 người từ Canada đi theo tour, tất cả tuổi vào khoảng tiên ông và tiên bà. Đây là chuyện thật tôi không bịa đặt: có một cặp vợ chồng bà vợ tên là Hoài, và ông chồng tên là Thục. Tên hai người chồng vợ đọc chung là “Thục Hoài”. Không cần dùng trí tưởng tượng để đoán “Thục Hoài” là ǵ v́ cả hai vợ chồng mặt mày phờ, xuống sắc.

          Những ai chưa từng đi cruise th́ tôi xin giải thích là cruise chỉ chở ḿnh đến cảng. Nếu ḿnh muốn đi xem thắng cảnh thành phố th́ một là mua tour -excursion- của cruise bán, hai là tự ḿnh lo tự túc.

          Giống như tất cả những cruise khác, tầu VOLENDAM bán excursions đi thắng cảnh ở mỗi nơi ngừng, nhưng giá này rất đắt. Ở Vịnh Hạ Long, hành khách có 15 tiếng trên đất liền nên ai không xem Vịnh Hạ Long th́ có đủ th́ giờ để đi Hà Nội. Giá rẻ nhất tầu bán đi Hà Nội là $180 dollars (12.5 tiếng). Giá rẻ nhất đi vịnh Hạ Long, xem động Thiên Cung và ăn trưa (4.25 tiếng) là $100 dollars.

          Tôi đại hà tiện hạng nặng nên không bao giờ mua excursion của tầu mà chờ khi xuống bến mặc cả với người địa phương. Làm kiểu này th́ giá dĩ nhiên là rẻ hơn nhưng thất lợi lớn là ḿnh có thể bị lừa, bị cướp, hay trễ tầu. Nếu đi tour tầu bán th́ tầu sẽ bảo đảm đợi ḿnh nếu xe bus chở ḿnh về lại tầu trễ. Cướp th́ tôi không sợ v́ có ǵ th́ tôi sẽ bỏ chạy. Vợ tôi không thể nào chạy nhanh hơn tôi.

          Khi chiếc tender cặp bến, khung cảnh hoang vắng làm tôi phân vân không biết có phải là nơi ngày xưa ḿnh đă đến hay không. Có độ mười lăm chiếc xe minivan và ngay lập tức, một cô bé nhỏ người đến hỏi tôi bằng tiếng Anh có đi tham quan vịnh Hạ Long hay không? Cũng có vài người khác cầm h́nh ảnh vịnh Hạ Long dụ khách như cô bé này, nhưng khi thấy cô ta nói chuyện với tôi, họ không xía vào. Cô ta giải thích tầu đi xem Vịnh hạ Long, tham quan động Thiên Cung khoảng 4 tiếng rưỡi, giá là $40 dollars một người. Thấy tương đối rẻ so với trên cruise nên tôi không kỳ kèo, đồng ư trả tiền 240 dollars cho sáu người.

 

 

          Chưa kịp lo lắng không biết ḿnh có bị lừa hay không v́ chung quanh tôi không thấy đến một chiếc tầu fishing junk quen thuộc của vịnh Hạ Long, một anh khác theo lời cô ta chỉ, dẫn chúng tôi đến một xe 15 chỗ ngồi đă đậu sẵn ngay đó. Group chúng tôi có sáu người. Trên xe đă có năm người Hàn ngồi sẵn. Chờ thêm vài phút họ bán được thêm cho bốn người nữa, chiếc xe van lăn bánh.

 

 

          Tôi ngồi cạnh anh tài xế mặt trông trẻ hơn tuổi thật, 40. Anh ta giải thích cho tôi biết ngày xưa tầu khởi hành từ đây. Nhưng cách đây vài năm, họ xây một cảng tầu cách đây 20 phút lái xe, dời tất cả tầu ra vịnh Hạ Long tập trung ở đó.

          Khi đến nơi, đậu xe trên một đường sát cảng, anh tài xế ra hiệu cho chúng tôi xuống. Một người đă chờ sẵn phát cho mỗi người một vé. Chúng tôi đứng đợi, không một ai giải thích là đợi bao lâu, đợi những ai, làm tôi có cảm tưởng là đang trốn tránh trên đường đi t́m tầu vượt biên. Khoảng 15 phút nữa, sau khi một chiếc xe van khác chở thêm khách đến, anh đưa vé ra hiệu cho mọi người đi bộ theo anh ta một quăng đường thật dài vào trong bến và rồi cuối cùng lên một chiếc tầu.

 

 

          Con tầu này chở được khoảng 50 người. Số hành khách hôm nay vào khoảng 30. Năm người Hàn Quốc, anh chị em chúng tôi sáu người Việt, phần c̣n lại là người da trắng, đa số là Mỹ. Vừa ngồi xuống một bàn ở đuôi tầu đủ chỗ cho sáu người th́ chị trên tầu và một cô bé nữa mang những khay bán vật dụng thủ công nghệ souvenir, ṿng cẩm thạch…đến mời mua. Chúng tôi nói tiếng Việt nên chị ta đàm thoại dễ dàng. Khi mang đến những bàn khác gạ bán, v́ không nói tiếng Anh nên tôi chỉ nghe chị ấy chỉ tay vào vật trong khay, nói, “Oăn đô la!” “Tu đô la!”. Vài người Mỹ hỏi món này làm bằng chất liệu ǵ, giá có bớt không…, th́ chị ta đến bàn chúng tôi, tỉnh kéo tay vợ tôi ra nhờ thông dịch.

 

 

          Ngồi độ mười phút th́ một anh Việt Nam cầm một sách thực đơn h́nh mầu đến hỏi chúng tôi:

- Dạ thưa nhà ḿnh hôm nay ăn ǵ ạ?

          Rời Sài G̣n năm 1975, có hai chữ người Việt thường dùng bây giờ mà tôi nghe lạ tai là “nhà ḿnh” và “bạn” dùng xưng hô giữa bạn bè. Lạ tai là v́ không biết người khác mà người khác cứ gọi “nhà ḿnh”, như đă quen thân lâu lắm. Bạn bè gọi nhau là “bạn” th́ ngược lại, nghe quá xa cách, không thân thiện như chữ dùng “tao, mày” trước 1975.

          Trưa đói bụng th́ óc không thể nào suy nghĩ nên tôi dẹp triết lư sống…cùi để “nhà ḿnh” chọn thực đơn gia đ́nh tám phần, mỗi người 200,000 đồng, sáu người là 1.2 triệu tiền Việt Nam (tương tự là $60 dollars Mỹ, với hối xuất 1 dollar = 22000 đồng Việt Nam). Tính cả ăn, dùng dịch vụ người địa phương chúng tôi chỉ tốn $50 dollars/ một người đi tham quan Vịnh Hạ Long. So với giá tầu bán $100 dollars, chúng tôi chỉ trả phân nửa.

          Anh chàng lấy tiền rồi biến mất. Độ mười phút sau th́ tôi thấy anh ta trở lại, mang một bao tôm cá thịt giao cho chị trên tầu để nấu ăn. Sau này tôi mới biết là anh này không nói tiếng Anh nên chỉ đến hỏi chúng tôi có muốn ăn trưa v́ chúng tôi là người Việt. Đến giờ dọn ăn, hành khách khác nhốn nháo tại sao chỉ có bàn chúng tôi ăn, than phiền là không có ai hỏi họ có muốn ăn trưa hay không. Chị trên tầu sau này nói cho tôi biết là chỉ có hai anh tài công trên tầu được lănh lương tháng, thức ăn chúng tôi đặt mua th́ người chủ tầu lấy lăi, c̣n chị và một cô gái nhỏ nữa làm trên tầu không công. Chị chỉ kiếm sống bằng bán souvenir, và nấu ăn cho khách trên tầu nên trông cậy khách ăn trưa cho tiền tip.

 

 

          Phía sau có một cầu thang dẫn lên boong tầu nên hết người này đến người khác leo lên để chụp h́nh. Chị trên tầu không biết nói tiếng Anh, bận rộn ở đầu tầu nên thỉnh thoảng bắt được người leo lên cầu thang, hớt hăi đi ra cuối tầu và như người á khẩu, hét: “Ê!, Ê!,” ngoắc mọi người đi xuống không được lên, trở vào trong khoang. Tôi đoán là luật lệ quy định không được ai leo lên boong cho đến khi tầu ra khơi. Lời đoán này không lầm khi chị ấy nài nỉ tôi giải thích bằng tiếng Anh cho mọi người. Tôi làm theo lời chị ấy, không biết rằng kể từ giây phút đó, tôi là tour guide bất đắc dĩ không ăn lương cho con tầu Hải Anh 66 chở du khách đi xem vịnh Hạ Long.

 

 

          Một anh Mỹ trẻ ở Florida cùng đi chuyến cruise với tôi thấy tầu đợi quá lâu nên x́-nẹc, hạch sách chị tại sao tầu không rời bến. Chị ta lại chạy đến năn nỉ tôi giải thích lư do là c̣n đợi xong thủ tục giấy tờ. Tôi biết lời nói đó không đúng sự thật v́ họ cố cầm cự giữ tầu trong bến để lấy thêm khách cho đầy tầu, nhưng cũng thông dịch cho anh Mỹ trẻ những ǵ chị ấy nói và ư kiến của tôi. Tôi bảo anh ta nên thông cảm cho họ v́ ḿnh không có ǵ vội, 11 giờ đêm cruise mới nhổ neo. Anh ta đồng ư là không nên trách họ nhưng ít ra họ phải thành thật giải nghĩa cho du khách. Tôi hỏi anh ta làm cách nào chị ta giải nghĩa cho anh ấy khi không nói tiếng Anh?

 

 

          Điểm đầu tiên tầu ghé là Động Thiên Cung, đi bộ mất khoảng 45 phút. Chị ta đến cầu cứu với tôi giải thích cho mọi người bằng tiếng Anh đây là Động Thiên Cung. Khi tầu cặp bến, khách có khoảng 45 phút vào trong động để tham quan. Trước khi xuống tầu, mọi người nên nhớ tên và số tầu “Hải Anh 66” v́ lúc đi ra sẽ có nhiều tầu cặp bến, tầu nào cũng giống nhau.

 

 

          Tôi đă ghé Hang Sửng Sốt trong chuyến đi trước. Động Thiên Cung to hơn và đẹp hơn (Tiếng Việt, “Hang” nhỏ hơn “Động”). Khách vào xem ra về bảo đảm ai cũng có ấn tượng đă mục kích một sản phẩm thiên nhiên vô cùng lạ mắt của tạo hóa. Nhưng v́ không bị cấm, khách vào hang sờ tứ tung nên giống như Hang Sửng Sốt, những thạch nhũ gần tầm tay với của du khách đều chết hết, không tiếp tục chu tŕnh hoàn thành sáng tạo thạch nhũ. Bàn tay người ta có dầu, khi sờ vào thạch nhũ, dầu sẽ làm phần đá bị sờ không phát triển được nữa. 

 

 

          Sau Động Thiên Cung, tầu bắt đầu chạy ṿng ṿng cho mọi người xem một số đảo ở Vịnh Hạ Long. Tôi thán phục sự dũng cảm không hề sợ sệt của chị trên tầu đóng vai tṛ tour guide, mặc dù không biết tiếng Anh nhưng vẫn cố gắng thần giao cách cảm cho khách biết khi tầu đi ngang qua một kỳ quan nào.

          Một lần khi mọi người rải rác trên boong dưới tầu, kẻ xem bên trái người xem bên phải, trầm trồ những con đảo lần lượt đi qua th́ chị dậm chân, vẫy tay để mọi người chú ư, hét lớn: “Đóc!” “Đóc!”.  Mọi người đổ xô vào hướng chị chỉ, ai cũng nhốn nháo hỏi: “What did she say?” “Chị ấy nói cái ǵ?”.

          Biết là mọi người không hiểu hỏi ḿnh, chị lại càng hốt hăi, chỉ tới tấp qua bên trái: “Đóc!” “Đóc!” “Đóc!”. Cả mấy chục người mắt dáo diên nh́n về hướng tay chị ấy chỉ, lại càng không hiểu. Chị ta đến nơi tôi ngồi giải thích:

-Anh ơi, chỗ này là một mỏm đá h́nh giống như con chó.

Hóa ra chị ấy nói “Đóc” là “dog”, con chó. Chị ấy muốn mọi người xem mỏm đá h́nh giống con chó. Trong tṛ chơi mà chị chỉ nói một chữ để cả tầu đoán xem chị ấy nói chữ ǵ, cả tầu chúng tôi thua, Một – Không.

Một lần khác, từ phía đầu tầu, chị chạy như bay ra sau tầu, và cũng dậm châm chỉ tay, hét: “Róc!”. “Róc!”. “Róc”. Mọi người nh́n ra phía sau hướng chị chỉ, nhưng chẳng ai thấy một cái ǵ đặc biệt. Lúc này th́ nhiều người đến hỏi tôi: “What did she say?” Tôi trả lời họ là “Do I look like the tour guide on this fishing junk?” (Ông/Bà nh́n xem tôi có giống là người hướng dẫn cho con tầu này không?) Cho đến khi chiếc tầu chạy đến gần hai cục đá ở giữa Vịnh, chúng tôi mới hiểu chị ta nói “Róc” là rock, hai ḥn đá này. Tiếng Anh mà không phát âm, đánh gió chữ cuối th́ Washington có sống lại cũng không hiểu. “Rock” phải uốn lưỡi phát gió âm “kơ”: Róc(kơ).

          Chị ta giải thích hai ḥn đá này có in trong tiền giấy 200000. Một lần nữa, chị ấy thắng người trên tầu với tỷ số: Hai-Không.

 

 

          Tầu đi độ hai tiếng th́ dừng ở một nơi có nhiều ca nô, thuyền nhỏ. Ḥn đảo trước mặt có một lỗ hỗng thật to đủ chỗ cho ca-nô và thuyền chui vào. Tôi lại là official tour guide giải thích bằng tiếng Anh cho mọi người là nếu ai có muốn người ta chèo trên con thuyền nhỏ qua lỗ hổng dưới chân núi ngắm cảnh độ 40 phút th́ cho họ biết để họ đi mua vé, giá 5 dollars/ một người. Giá này là giá phụ trội, không bao gồm trong vé $40 dollars mà khách đă trả.  Anh trên tầu nhấn mạnh với tôi anh chỉ là người làm, giá vé là do nhà nước thu.

 

 

          Tất cả người trên tầu đều đi, trả tiền cho anh trên tầu đi mua vé. Mỗi thuyền chở bốn người. Chúng tôi sáu người đi chung nên tội nghiệp cô gái nhỏ người phận xấu số chèo chúng tôi, phải thêm gánh nặng hai người nữa.

 

 

          Thời tiết lạnh 60 độ F/ 15 độ C, cộng thêm gió thổi cắt da nên dân chài ai cũng đội nón, mang găng và khăn che mặt bít bùng, trừ đôi mắt. Chị chèo thuyền nhỏ người, đứng chỉ đến vai tôi. Tôi đoán tuổi chỉ vào khoảng 30. Khi đi du lịch, tôi thích tṛ chuyện với người địa phương để biết sinh hoạt đời sống của họ như thế nào nên tôi bắt đầu gợi chuyện.

          Chị cho biết chị là một trong số dân thuyền chài ở Vịnh Hạ Long. Khi xưa chị sống vất vả với nghề chài tôm cá đồng được đồng không. Những năm gần đây, nhờ du khách vào Vịnh Hạ Long nên đời sống chị được dễ thở hơn. Dân thuyền chài như chị được mướn chèo chở khách ở khu này bẩy ngày một tuần, một tháng chị được trả ba triệu tiền Việt Nam (150 dollars). Chị sống trên thuyền và mới đây bị nhà nước bắt dời chỗ sang một đảo khác ở. Trên thuyền mọi người sống không có điện, tối chỉ thắp đèn dầu. Chị có hai con, v́ cả đời sống trên thuyền không lên bờ  nên con chị cũng như chị và các dân thuyền chài khác đều mù chữ.

          Tôi hỏi chị sống trên thuyền th́ làm thế nào lên đất liền để sinh đẻ th́ chị cười và nói rằng “Chúng cháu dân làng chài đỡ đẻ cho nhau trên thuyền, tự cắt rốn, cắt nhau cho nhau. Nhờ Trời th́ sinh đẻ cũng suông sẻ, không khó khăn ǵ ạ”.

          Tôi hỏi chị có họ hàng thân thuộc ở trên bờ hay không th́ chị trả lời là không. “Chúng cháu làng chài với nhau là cả họ hàng với nhau đấy ạ. Mọi người sống đùm bọc lẫn nhau. Thỉnh thoảng may có cô nào lấy người nước ngoài th́ gia đ́nh nhờ, được con gửi tiền giúp đỡ lên bờ sinh sống”.

 

 

          Ngồi trên thuyền gió lạnh buốt, thuyền không có tường chắn gió như nhà cửa nên tôi hỏi tối làm sao đủ ấm th́ chị trả lời là chỉ chịu rét, không có ǵ sưởi ấm. “Mùa Đông th́ rét lắm nên đêm thay v́ tám tiếng chúng cháu chỉ ngủ được bốn thôi ạ”.

          Trước khi đi thuyền, tôi đă định bụng cho tip người chèo 10 dollars. Thấy là cô gái, tôi nghĩ tăng thêm 20 dollars. Càng nghe cô ta kể về đời sống, bụng tôi càng quặn thắt, và số tiền tip lại càng nhẩy lên cao một nấc, 30, 40, 50, 60, 70, 80…. dollars. Cho tiền có nhiều đến đâu cũng làm sao có thể giúp đỡ đáng kể cho thân phận đáng thương của những người làng chài như cô này?

          Tôi có đọc đời sống của những người mọi trong khu rừng Amazon không tiếp xúc với nhân loại. Họ trần truồng hoặc chỉ có khố che thân. Thức ăn chỉ là khoai củ, trái cây, hay họa hoằn lắm  được thú vật giết bằng săn bắn với cung tên. Họ không biết ǵ về đời sống văn minh, nói năng một ngôn ngữ biệt lập. Nhà cửa của họ chỉ là màn trời chiếu đất hay những cái lều đơn giản bằng rơm rạ. Họ sống trong rừng rậm sông ng̣i nơi nhân loại không ai bước chân đến.

          Thế nhưng ở Việt Nam hôm nay, nơi khắp nơi có đường cao tốc với xe gắn máy, xe hơi hiện đại lưu thông nhộn nhịp, nơi có phi trường bận rộn với máy bay lên xuống, nơi thành phố cao ốc mọc lên như nấm, nơi ai nấy đều dùng iPad, iPhone…, ở Vịnh Hạ Long tôi không ngờ gặp được những người Việt cùng gịng máu với điều kiện sống như những người mọi ở vùng rừng rậm Amazon: không điện nước, không đi học, không biết ǵ về thế giới bên ngoài, không Internet, không nhà cửa che thân chống nắng mưa thời tiết nóng lạnh, không phương tiện bếp núc.

          Sau 35 phút chèo thuyền qua lỗ hổng của hai con đảo, chị mang chúng tôi trở về bến để lên lại tầu. Tôi dúi tay chị tiền tip, chúc chị may mắn, và đi trở lại tầu. Đầu óc tôi c̣n đang miên man suy nghĩ cùng là một con người mà số phận của chị dân chài cách xa số phận tôi đến mấy hành tinh trong vũ trụ th́ chị trên tầu fishing junk Hải Anh 66 kéo tôi về thực tại: chị giật tay tôi, nói tôi làm ơn qua tầu vừa mới đến đậu kế bên, giải thích cho du khách trên tầu đó về tour $5 dollars tôi vừa mới đi.

 

 

          Hóa ra tầu bên cạnh cũng như tầu của tôi: nhân viên trên tầu không nói tiếng Anh nên không thể nào nói chuyện với du khách. Tôi lại làm tour guide bất đắc dĩ, nói tiếng Anh cho du khách trên tầu ấy biết. Tôi vừa mới nói xong th́ trên tầu nhiều người xôn xao là họ đă trả rồi khi mua vé lần đầu tiên.

          Tôi dịch cho cậu trên tầu hiểu là những người này nói đă trả tiền rồi. Cậu ta nói không có, giá ban đầu $40 dollars không bao gồm trip 5 dollars này.

          Quay lại đám khách, tôi nói những ǵ cậu trên tầu giải thích. Cũng đám người đó ùn ùn  nổi giận, bảo tôi là họ đă trả $40 dollars nên không muốn trả thêm 5 dollars.

          Tầu này chỉ có độ 25 người, toàn là da trắng. Làm ơn mắc oán, tôi chỉ đóng vai thông dịch viên không lương mà c̣n bị chửi làm tôi nổi giận. Tôi nói họ không lịch sự: tôi chỉ là người thông dịch không công, không cám ơn tôi th́ chớ, lại c̣n tiếng ch́ tiếng bấc thay v́ nhỏ nhẹ phân trần để tôi dịch lại cho người trên tầu.

          “Tôi không phải là người làm trên tầu. Những người như quư vị không đáng cho tôi nói chuyện. Quư vị có muốn to tiếng, có muốn phàn nàn, th́ nói chuyện với nhân viên trên tầu của quư vị”. Nói xong, tôi bỏ về tầu của tôi, trong bụng rất thỏa măn đă “phang” thẳng tay những người không biết điều, để họ bực bội càng bực bội v́ nhân viên trên tầu không ai nói tiếng Anh nên sẽ không ai hiểu họ nói ǵ, và để dạy họ một bài học đă gặp được ...tôi, nhà văn Thiên Lôi.     

 

 

          Xe van chở chúng tôi trở lại địa điểm tầu nhỏ chở chúng tôi về cruise. Vẫn c̣n dư thời gian, chúng tôi bước sang bên kia đường vào một quán nước uống cà-phê v́ họ quảng cáo có wi-fi. Bốn ly cà phê và hai ly sinh tố, giá tổng cộng là 170000 đồng VN, khoảng tám dollars. Nếu ai muốn đổi tiền dollar sang Việt Nam th́ đổi ở quán cà-phê này, giá tương đối OK.

          Đối với nhiều người chân lấm tay bùn ở Việt Nam, đối với cô chèo thuyền chở chúng tôi, 170000 đồng Việt Nam có thể là một số tiền đáng kể cho mảnh cơm, manh áo; thế nhưng đối với người ở Mỹ như tôi, tám dollars là một số tiền rẻ mạt trả cho sáu người uống nước.

          Chiều 3 giờ, chúng tôi leo lên tầu nhỏ chở về cruise. Tối nay là sinh nhật tôi, và cũng là sinh nhật của anh Lê Hân. Bên kia bờ Thái B́nh Dương, anh Hân tặng cho tôi một bài thơ:

 

          Mừng Bạn Mừng Ta Sinh Nhật,  ngày 2 tháng 2 mỗi năm

          tặng Nguyễn Tài Ngọc

 

          bạn với ta có chung một tuổi

          cùng ra đời một thuở xa xưa

          bạn xứ Bắc c̣n ta xứ Quảng

           cùng khi trời nắng hay mưa?

 

          sự khác biệt ít nhiều cũng có

          nhưng chung chung đại khái vẫn là

          con Hùng Vương giống ḍng Lạc Việt

          máu trong người nguồn cội Quốc Gia

 

          ta lăng đăng xứ người khá sớm

          bạn từ từ rồi cũng lưu vong

          mừng hai đứa ít nhiều thành đạt

          vẫn giữ thơm được một tấm ḷng

 

          năm theo năm đời người thêm tuổi

          bạn cùng ta giàu có tháng năm

          đường trước mặt vẫn mời rong ruổi

          chúng ta chừ đă hết thăng trầm

 

          đốt ngọn nến mừng năm năm tám

          hai tháng hai, ngày đẹp như rằm

          cụng ly nhé, chúng ta sinh nhật

          nuôi t́nh người bát ngát như sông

 

          Lê Hân

 

          ở bên này Thái B́nh Dương, chị vợ tôi mời tất cả vào ăn tiệm "sang trọng" tối nay trên tầu mừng sinh nhật tôi.  Đáng nhẽ đây là một chuyến đi du lịch thư giăn vacation của tôi, thế nhưng mới ngày đầu tiên cruise ở Việt Nam, trong khung cảnh quư phái ăn uống có người hầu hạ của nhà hàng Pinnacle Grill, trí óc tôi căng thẳng nghĩ chuyện éo le cuộc đời khi nghĩ đến cô thuyền chài ở Vịnh Hạ Long.  

(c̣n tiếp)

Nguyễn Tài Ngọc

March 2018

http://saigonocean.com/