Những ai sống dưới thời Việt Nam Cộng Ḥa đi học Trung học, ngoại trừ người nào tiêu khiển cả quăng đời niên thiếu trưởng thành dưới đường ṃn Hồ Chí Minh đêm ngày hát bài "Bác đang cùng chúng cháu hành quân", đều nhớ thuộc ḷng bài "Tôi đi học" của Thanh Tịnh: "Hằng năm cứ vào cuối thu, ngoài đường rụng nhiều trên không những đám mây bàng bạc, ḷng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

...Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài hẹp. Con đường này tôi đă quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, chính ḷng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học..."

 

Bài thứ hai, không nổi tiếng bằng bài trước, nhưng câu mở đầu cũng in sâu vào trí năo mọi người, "Ǵ cũng cười" của Nguyễn Văn Vĩnh: "An Nam ta một thói lạ thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng h́, dở cũng h́; quấy cũng h́. Nhăn răng một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang."

 

Khi c̣n đọc bài "Ǵ cũng cười", tôi đă thầm nhủ sao ông Nguyễn Văn Vĩnh khó thế. Lớn lên th́ tôi mới suy luận chắc ông ta bị mười bồ gạt trắng trợn, khi lấy vợ th́ bị vợ đ́ nên ông ta mới hận đời đen bạc, hận kẻ bạc t́nh, hận luôn người cười trên sự đau khổ ái t́nh của ông ta:

 

Thân em như giẻ lau nhà,

Thân anh như cái sàn nhà em lau.

 

Không em, đời buồn như chó cắn. Có em rồi, thà chó cắn c̣n hơn.

 

Nhận được thư em lúc nhá nhem, Mừng mừng tủi tủi mở ra xem.

Trong thư em viết dăm ba chữ: "Anh ạ, ngày mai lấy em".

 

Nếu Nguyễn Văn Vĩnh ghét cái cười của người khác họ cười trên sự đau khổ ái t́nh của ông ta, tôi hoàn toàn thông cảm. Cái chứ nếu bị gạt ái t́nh th́ cùng đau đớn, người gạt th́ tội không đến nỗi lăng tŕ nhưng đáng bị tạt nước mắm Ba Con Cua. Nhưng nếu đọc kỹ lư do ông ta đưa ra để ghét người Việt "ǵ cũng cười" th́ chẳng là trọng tội: họ cười láo xược, cười khinh người, cười khinh bỉ, cái cười làm ông giận điên lên những người đàm thoại với ông ta thay trả lời bằng câu nói th́ lại chỉ cười h́: "Thực không tức bằng cái tức phải đối đáp với những kẻ nghe ḿnh nói chỉ lấy tiếng cười mà đáp. Phản đối không tức, kẻ bịt tai chẳng thèm nghe cũng không tức đến thế..."

 

Thay mặt cho ṭa Thượng Thẩm xứ G̣-Công, tôi tuyên bố những lư do Nguyễn Văn Vĩnh đưa ra để kết luận người Việt tính "ǵ cũng cười" xoàng, n'importe quoi!, hổng dám đâu!, không đáng để kết tội người Việt "ǵ cũng cười".

 

Dân An Nam Mít đọc đến đây đừng vội thở phào nhẹ nhơm là Nguyễn Văn Vĩnh sai lầm về tính của người Việt chúng ta. Tôi đồng ư với Nguyễn Văn Vĩnh người Việt cái cũng cười, thưa quư Ṭa, thưa Luật bị cáo, bằng chứng tôi đưa ra những vở hài kịch do người Việt đóng từ Paris By Night.

 

Tuy rằng tôi ít nghe nhạc (không bao giờ vợ chồng tôi nghe nhạc vào ban ngày), nhưng nếu nhạc hay, tôi vẫn thích nghe: tôi thích nghe nhạc Oldies của Mỹ, vài bản nhạc Pháp quen thuộc tôi nghe thời Trung học, gần đây, thỉnh thoảng tôi nghe nhạc Lệ Quyên trước khi đi ngủ. Lệ Quyên người Bắc nên phát âm tiếng Việt thật chính xác, giọng hát ta làm tâm ḷng người nghe rung cảm được ư tưởng của bài nhạc.

 

Hài kịch người Việt đóng th́ trái lại, tôi không thể nào chịu nổi. Chỉ cần nghe vài phút tôi nổi điên, cảnh sát lẽ nên bắt giam tôi vào Khám Chí Ḥa nếu không, tôi không đập vỡ cây đàn đập vỡ computer, tôi không giết người trong mộng trở thành tay ám sát Lee Oswald, tôi lên núi Lơn xa vợ vĩnh viễn, hát bài: "Thôi, em đi về đi. Đau thương này anh xin dành mang. Không bao giờ anh xem kịch nữa đâu..." .

 

Một điều rất thú vị khi xem những hài kịch người Việt đóng, trong khi tôi nổi da gà, không cười nổi với những câu chọc cười của người tŕnh diễn, đôi lúc c̣n tự xấu hổ cho những câu chọc cười vô duyên th́ khán giả lại cười nắc nẻ, cười say, cười thích thú. Xem cùng một kịch cảnh hai phản ứng khác nhau: tôi xấu hổ, rùng ḿnh, méo mặt, trong khi khán giả cười vỡ rạp.

 

Tại sao lại hai phản ứng khác nhau? Tôi xin giải thích do tại sao tôi không chịu nổi khi xem hài kịch Việt Nam:

 

1.   Hét: tôi không biết tai mấy người đóng kịch điếc hay không mà khi nói chuyện, họ thường la to tiếng. Đóng kịch tŕnh diễn một t́nh huống trong đời, càng xác thực chừng nào th́ càng lôi cuốn khác giả có cảm tưởng chứng kiến một cảnh thật sự ngoài đời, quên đi ḿnh đang xem một vở kịch. Lúc căi nhau, lúc kinh ngạc, tôi đồng ư phải to tiếng, nhưng nói chuyện b́nh thường th́ tại sao khi đóng kịch phải to tiếng? Tưởng tượng tôi đang trong trạng thái yêu đương, th́ thầm nhỏ nhẹ với vợ lúc 9 giờ tối: "Em ơi, tối nay ḿnh đi ngủ sớm nhe?", rồi vợ tôi hét lớn trả lời: "Ừ! ANH MUỐN TH̀ EM NGHE THEO. MẤY GIỜ M̀NH LÀM GIỜ CANH BA?", th́ phải tất cả háo hức, bồn chồn, hào hứng của tôi chờ đợi giờ đi ngủ sớm bay mất hết không?

 

2.   Làm bộ tịch thừa thăi không cần thiết: Nếu giải đóng kịch về

Overacting -Làm bộ tịch quá lố- , tôi sẽ trao cho phần đông những người đóng hài kịch Việt Nam. Tôi cảm tưởng theo sau mỗi câu nói họ phải chân, múa tay, nhăn mặt, găi mông, lom khom, trề miệng.... Một người đứng nghiêm trang trong thế đứng chào cờ nói một câu nói nếu thật buồn cười th́ cử tọa sẽ cười, không cần nhờ sự giúp đỡ của tay chân múa may.

 

Vài năm đầu tiên khi mới sang Hoa Kỳ, chị tôi lấy chồng Mỹ. Năm 1984, anh rể người Mỹ dắt vợ chồng tôi đi Vegas xem ba show: show nhạc ABBA hát, show ảo thuật Siegfried and Roy, show chọc cười của Don Rickles. Don Rickles một danh hài nổi tiếng nước Mỹ. Không đàn, không trống, không múa may diễn xuất, show của ông ta chỉ là một ḿnh ông ta đứng trên sân khấu nói chuyện khôi hài. Trong 45 phút, chỉ đứng nói chuyện -không điệu bộ múa tay chân- ông ta làm khán giả cười lăn lộn, nghiêng ngửa.

 

Don Rickles quá giỏi với nghệ thuật cù-léc khán giả đến nỗi Frank Sinatra, ca nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ, nghe tiếng. Một hôm, vào đầu thập niên 1960, Sinatra đến nghe Don Rickles tŕnh diễn. Bấy giờ có tin đồn Frank Sinatra liên hệ mật thiết với Mafia. Mafia lộng hành giết nhiều người Las Vegas nên khi Rickles khám phá Frank Sinatra ngồi ở hàng ghế đầu xem ḿnh tŕnh diễn, Rickles nói diễu: "Cám ơn Frank đă đến đây xem show của tôi. Sao ông không đứng dậy bắn chết vài người thử xem?" Sinatra không nhịn được cười suốt cả show. Từ đó, Don Rickles trở thành bạn rất thân của Sinatra.

 

Viết văn khôi hài cũng thể xem như một loại standup comedy: người viết không được hóa trang, không giả giọng, không biến ḿnh thành một người khác, không la lối, không làm nên điệu bộ, chỉ có mỗi một computer đánh máy ra chữ viết để các hàng chữ chọc cười độc giả. Kịch Việt Nam quá ấu trĩ khi người đóng kịch phải tỏ ra điệu bộ để hưởng được một tiếng cười.

 

3.   Đề tài của chuyện cười nghèo nàn, đơn sơ, ít kiến thức, như vợ chồng lục đục, nhà quê lên tỉnh, mượn tiền trả nợ... Hoa Kỳ một show hài hước ca nhạc mỗi tối Thứ Bẩy gọi Saturday Night Live. Màn bắt đầu chương tŕnh kịch đóng chế giễu thời sự chính trị hiện đại. Dĩ nhiên khán giả phải kiến thức thời sự tổng quát mới thể hiểu những lời họ nói để cười. Hài kịch Việt Nam th́ trái lại: câu chuyện thật đơn giản người nhà quê xem cũng hiểu.

 

4.   Nhân vật của vở hài kịch th́ một sợ sệt, khúm núm, hai dữ dằn, mạt sát người khác thẳng tay. Trong nhiều vở kịch, tôi thường thấy vai tṛ phụ nữ được tŕnh bày như người bị hội, bị chồng xem rẻ, lấn áp. Đây một cách chết tính của người Việt, tiếng Anh sterotype. Tôi nghĩ không nên nhắc đi nhắc lại trên truyền h́nh khi có dịp xem, người ta sẽ nghĩ rằng cách đối xử áp đảo với người khác như thế b́nh thường.

 

5.   Hầu hết hài kịch người Nam; chỉ hai, ba phụ nữ người Bắc trước 1975 (một tên Thúy Nga). Các nam danh hài th́ tất cả là người Nam: Hoài Linh, Chí Tài, Vân Sơn, Bảo Liêm, Bảo Chung..., không đến một người Bắc. Điều này chứng tỏ đàn ông Bắc (trước 1975) không ai "giỏi" tay chọc hề như người Nam. Sở tôi để chữ "giỏi" trong ngoặc kép khác với các khán giả vỗ tay cười khoái chí khi nghe các danh hài người Nam tŕnh diễn, tôi thấy họ duyên, ngoại trừ một người: Hoài Linh. Hoài Linh khả năng chọc cười người khác bằng cách giả nói tiếng Bắc. Hoài Linh cũng giả gái, nhưng đối với tôi, một hai lần th́ OK nhưng đóng hoài th́ nhàm chán làm giảm giá trị phụ nữ.

 

Khôi hài những câu nói làm ḿnh ngạc nhiên. Khi một hoàn cảnh b́nh thường xảy ra th́ ḿnh nghĩ sẽ một cái b́nh thường xảy ra. Nhưng nếu kết quả một chuyện bất ngờ khác th́ sẽ làm cho ḿnh bật cười. Một người biết Hoài Linh người Nam nên nghĩ anh ta sẽ nói tiếng Nam, biết anh ta đàn ông nên nghĩ anh ta sẽ hành động như đàn ông; nhưng khi Hoài Linh nói tiếng Bắc hay giả đàn th́ đó là sự ngạc nhiên bất ngờ không thường t́nh. Sự ngạc nhiên ấy làm cho khán giả ngạc nhiên, bật cười.

 

Các nam danh hài khác không biệt tài như Hoài Linh lại nói năng dở, nghe không quyến , không thanh lịch trong thành phố, nên tôi thấy chẳng hay ho (ai chửi th́ tôi chịu, nhưng sự thật không thể nào chối căi người Nam nói chuyện không hay bằng người Bắc).

 

Phản ứng cười thích thú khi xem kịch nghệ liên quan đến kiến thức của một người. Tôi thể đưa ra hai bằng chứng:

 

1.   Khi tôi c̣n bé, Đài Truyền H́nh Việt Nam thường chiếu hát Bội (hay Hồ Quảng). Dần dần khi tôi lớn lên, Đài Truyền H́nh ít chiếu. Đến bây giờ tôi không biết Việt Nam th́ sao chứ hải ngoại th́ chẳng có dân Việt nào xem hát Bội hay Hồ Quảng. do rất dễ hiểu: hát Bội là một h́nh thức nghệ thuật nhàm chán: kịch vẽ mặt mày rằn ri, hát ải ải điếc tai, cốt chuyện khô khan, điệu nhạc inh ỏi, nghe thêm bực ḿnh.

 

60, 70 năm về trước khi không cải lương, ciné, ca nhạc t́nh tứ... Boléro th́ người ta không để xem, họ phải xem hát Bội. Một khi có cải lương với người soạn tuồng hay th́ người ta không xem hát Bội nữa. Cùng một số phận, cải lương rồi kịch hài (với dạng bây giờ) dần dần sẽ chết. Ciné, nhạc vàng, iPhone, iPad, Facebook, làm kiến thức con người mở rộng với những món giải trí khác hấp dẫn hơn, để rồi họ dẹp cải lương, kịch hài qua một bên.

 

Nếu bây giờ ai c̣n nghe cải lương th́ lẽ chỉ người lớn tuổi từ miền thôn quê. Giới trẻ học không c̣n cậu nào nghe cải lương nữa.

 

2.   Cháu ngoại Ellie của tôi sắp được hai tuổi. Mỗi lần chơi với nó, tôi thường tạo ra điệu bộ làm cười như nắc nẻ: găi đầu, nhăn mặt, nhéo mũi, ngă lên ngă xuống... Những động tác này rất ngây ngô không một người lớn nào cười, nhưng đối với Ellie đầu óc c̣n trong trắng chưa biết th́ quá khôi hài nên cười ầm vang cả nhà.

 

Khi xem hài kịch Việt Nam, trong khi tôi không thấy ǵ để cười th́ khán giả một thiểu số người Việt lại cười thích thú. Họ người Việt cũng như tôi, tôi không cười th́ tại sao họ lại cười?

 

do họ giống Ellie: quá ấu trĩ, cũng cười.

 


Nguyễn Tài Ngọc

January 2018

http://saigonocean.com/index.php/en/