Ci cách tiếng Vit?

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

        Tám, chín tháng nay tôi nhận nhiều email chuyển tiếp và tôi cũng đọc trong Facebook một đề tài làm hầu hết dân chúng phẫn nộ. Đó là dự án đề nghị cải cách tiếng Việt của Phó Giáo   Bùi Hiền.

 

        Bùi Hiền là một giảng viên tiếng Nga, từng là Phó Hiệu Trưởng của trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ  Nội. Ông được bổ nhiệm làm Phó Viện Trưởng viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Ông về hưu năm 1993.

 

        Ngôn ngữ là một công tŕnh phức tạp, là kết quả và biến đổi trong mấy trăm năm của đàm thoại trong dân gian   biên soạn của nhiều học giả nên khi nghe một ông Phó giáo sư ở một trường Đại học Hà Nội hiên ngang một ḿnh trở thành Phù Đổng Thiên Vương đề xuất cải cách, tôi chỉ cười thầm trong bụng, không muốn bàn cập về đề tài này làm ǵ.

 

        Tôi "hiền như ma soeur" nhưng dư luận chống đối ông Bùi Hiền th́ như ong vỡ tổ, như nước tràn đê vỡ. Vào Youtube t́m đề tài "Bùi Hiền cải cách tiếng Việt" th́ trong phần b́nh phẩm, mười người cả mười ai cũng chửi hơn tát nước.

 

        Ba hôm trước, một anh bạn Trung học gửi cho tôi xem một video về sách dậy tập đọc lớp 1 ở Việt Nam. Xem xong tôi thấy quá kinh hoàng, và nhận thức ngay sở dĩ tôi kinh hoàng v́ có cái clip video ấy là bằng chứng (tôi kèm theo ở cuối bài). Tôi nghĩ ngay đến đề xuất của ông Bùi Hiền là tôi không thể nào chê bai khi tôi không biết nó ra sao. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Tôi chỉ biết người mà không biết ta th́ làm sao trăm trận trăm thắng?

 

        Do đó tôi đau khổ hy sinh v́ đại nghĩa, hy sinh cho những người chửi rủa lối cải cách tiếng Việt của Bùi Hiền mà không biết hư thực ra sao: tôi vào mạng t́m hiểu rơ ràng để đưa ra một nhận định khách quan, dở th́ nói dở, hay cũng nói dở (xin lỗi, tôi viết nhầm, hay th́ nói hay).

 

        Đây là thí dụ một đoạn viết của  Điều 7- Luật Giáo dục năm 2017 ông Bùi Hiền đưa ra, viết tiếng Việt thường và viết theo lối cải cách của ông ấy. Tôi xin phép cảnh cáo mọi người trước không nên đọc phần tiếng Việt cải cách v́ sau khi đọc xong, tôi uống đến mười viên thuốc ngừa thai mà vẫn không hết nhức đầu cho đến năm ngày hôm sau, ảnh hưởng trầm trọng đến hạnh phúc pḥng the của vợ chồng chúng tôi:

 

        Viết bằng tiếng Việt hiện hành:

 

LUẬT GIÁO DỤC

 

Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ.

 

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

 

2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc ḿnh nhằm giữ ǵn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ...

 

        viết bằng tiếng Việt cải cách:

 

LUẬT ZÁO ZỤK

 

Diều 7. Qôn qữ zùq coq n’à cườq và sở záo zụk xák; zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số; zạy qoại qữ.

 

1.Tiếq Việt là qôn qữ cín’ wứk zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ wể về nội zuq záo zụk, Wủ tướq cín’ fủ kuy dịn’ việk zạy và họk bằq tiếq nướk qoài coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák.

 

2. N’à nướk tạo diều kiện dể qười zân tộk wiểu số dượk họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk ḿn’ n’ằm zữ źn và fát huy bản sắk văn hoá zân tộk, zúp co họk sin’ qười zân tộk wiểu số zễ zàq tiếp wu kiến wứk xi họk tập coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Việk zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số dượk wựk hiện weo kuy dịn’ kủa Cín’ fủ...

 

        Đây là vài nhận định chính yếu của tôi:

 

1. Bùi Hiền tự ḿnh tuyên dương lối phát âm của người Hà Nội là chuẩn, là chính xác. Do đó sự cải cách tiếng Việt dựa trên phát âm của người Bắc Hà Lội! Lập luận này ngu không thể tả v́ chính Bùi Hiền, người Bắc, phát âm sai chữ "r" (thí dụ "rót nước" người Bắc nói là "dót nước",  "con rể" nói là "con dể"). Bùi Hiền đề nghị ba chữ  "d","gi", và "r" đổi thành một chữ "z"  (Thí dụ "dù" thành "zù", "gieo" thành "zeo", "rắc" thành "zắc")!

 

2. Ba chữ "c", "k", "q" Bùi Hiền đề nghị đổi thành "k" (thí dụ "cấm" thành "kấm", "quốc" thành "kuốc", "kiếm" giữ nguyên là "kiếm"). Riêng chữ "c", Bùi Hiền đề nghị dùng "c" thay cho vần "tr" và vần "ch".

 

        Quư vị có biết tại sao không? Nhiều người Bắc phát âm vần "tr" sai giống như vần "ch". Thí dụ "trên lầu" th́ nói "chên lầu" , "trước mặt" th́ nói "chước mặt", "trịnh trọng" th́ nói "chịnh chọng". Bùi Hiền cũng không phân biệt được hai âm này nên thay cả hai âm "tr" và "ch" bằng âm "c"!

       

        Tiếng Việt có cả tiếng Việt và Hán Việt. Chữ "cuốc" là tiếng Việt, nghĩa là cái cuốc làm ruộng. "quốc" là tiếng Hán Việt, có nghĩa là nước, như "quốc gia". Bây giờ đổi cả hai chữ "cuốc" và "quốc" thành một chữ "kuốc" th́ làm sao biết tiếng nào là tiếng Hán Việt (để biết nghĩa là ǵ)? Thay v́ sự hiểu biết của một người phong phú hơn v́ tiếng Hán Việt, nó lại trở nên nghèo nàn hơn.

 

3. Bùi Hiền và người Bắc phát âm sai hai chữ "x" và "s" như một. Thí dụ "sáng sớm" đọc là "xáng xớm", sai. Người Nam phát âm đúng: "sháng shớm". Thành ra Bùi Hiền đề nghị bỏ chữ "x", chữ nào cũng dùng chữ "s". Thí dụ "xinh xắn" trở thành "sinh sắn".

 

        Dĩ nhiên đây là một sự thay đổi không suy xét v́ chữ "xinh" và "sinh" hai nghĩa khác nhau, không thể nào đổi cả hai thành một chữ "sinh" mà thôi.

 

4. Ngày xưa chắc Bùi Hiền bị bẩy cô bồ tên Nguyệt, Nghiêm, Khanh, Thủy, Nhă, Ghi, Chúc bỏ nên vẫn c̣n hận đời đen bạc cho đến bây giờ. Ông ta đề nghị dẹp hết những âm ghép, thay vào đó chỉ là một chữ mà thôi:

 

        - ng thành q:            Nguyệt thành Quyệt. tiếng thành tiếq.

        - ngh cũng thành q: Nghiêm thành Qiêm. nghĩ thành qĩ.

        - kh thành x:            Khanh thành Xan'. khác thành xák.

        - th thành w:     Thủy thành Wủy. than thở thành wan wở.

        - nh thành n':           Nhă thành N'ă. chính phủ thành cín' fủ.

        - gh thành g:            Ghi thành gi. ghe thành ge.

        - ch thành c:    Chúc thành Cúc. chính thức thành cín' wứk

  

        Các giáo sĩ Bồ-Đào-Nha và Alexandre De Rhodes sáng tạo chữ quốc ngữ dựa trên tiếng La-Tinh. Tiếng Anh, tiếng Pháp cũng dựa trên tiếng La-Tinh. V́ thế, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt cho dù không giống nhau nhưng đều có sự kết nối cùng qui tắc với tiếng La-Tinh, chữ viết sao th́ đọc như thế.

 

        Thí dụ như chữ s, tiếng Việt sáng, sắp, sinh, sửa..., hay tiếng Pháp  sur, solidaire, soutenir, ses..., hay tiếng Anh style, structure, self, struggle..., tất cả chữ s phát âm cùng một kiểu.

 

        Tất cả những chữ khác cũng tương tự, như chữ d, tiếng Việt  dấm, duy, dính, dương..., hay tiếng Pháp dimanche, dans, dos, dont..., hay tiếng Anh direct, devastate, design, decorate...

 

        Người nào mới tập đọc th́ chỉ cần theo cùng một qui tắc, nh́n chữ  có thể đoán ngay phát âm như thế nào. Đằng này, Bùi Hiền quẳng hết luật lệ, thay thế vần ghép thành một chữ khác, không lư do, không nguyên tắc, th́ làm sao một người có thể đọc chữ Quyệt cải cách là Nguyệt, chữ Wủy cải cách là Thủy, chữ N'ă cải cách là Nhă? (chữ n' là chữ mới tự Bùi Hiền sáng chế để thay thế cho chữ nh).

 

         Cải cách là làm cho tốt đẹp, hiệu quả, dễ dàng hơn. Cải cách của Bùi Hiền là tột đỉnh vinh quang ngu xuẩn v́ biến lối đọc trở nên cực kỳ khó khăn, phức tạp, u mê ám chướng Tiến sĩ cũng chẳng hiểu, nói chi là Phó Tiến sĩ hay con nít mới học mẫu giáo.

 

        Một vài đề nghị Bùi Hiền đưa ra có lư  như thay thế "ph" thành "f", bỏ hẳn "p" chỉ dùng "b",   nhưng ư kiến này xưa như trái đất, nhà ngôn ngữ học Nguyễn Bạt Tụy đă đề cập trong các sách ông xuất bản.  Nguyễn Bạt Tụy sinh năm 1920 ở Hà Nội, vào Nam năm 1943, mất ở Đà Lạt năm 1995. Ông có rất nhiều công tŕnh nghiên cứu về ngôn ngữ học, dân tộc học, và có thể xem như là học giả đầu tiên nghiên cứu rất tỉ mỉ về tiếng Việt.

 

Tiểu sử Nguyễn Bạt Tụy, sách Tác giả Việt Nam, Lê Bảo Hoàng sưu tập


        Kết luận của tôi sau khi đọc những qui tắc về cải cách tiếng Việt của Bùi Hiền là dở hơi, không nguyên tắc, chỉ nói phét là giỏi. Không cần bàn thảo đến chi tiết khác, Bùi Hiền là người Bắc phát âm tiếng Việt sai, không thấy ḿnh sai mà lại dựa trên phát âm sai lầm của ḿnh để muốn thay đổi chữ Quốc ngữ th́ rơ ràng ông là một người không biết xấu hổ. Có lẽ v́ lư do này mà suốt đời Bùi Hiền chỉ là Phó: Phó Giáo sư, Phó Tiến sĩ, Phó Hiệu Trưởng, Phó Viện Trưởng. Chẳng ai dám phong chức cho Bùi Hiền lên hơn một cấp nữa.

 

        Đề xuất cải cách của Bùi Hiền chỉ là của một cá nhân, và may thay có lẽ sẽ không đến đâu v́ Viện Trưởng Viện Ngôn ngữ học Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Văn Hiệp, đă trả lời. Nếu ai muốn đọc, tôi copy cả nguyên bài ở phần cuối bài viết này (chữ nghiêng), hoặc bấm vào link thứ nhất trong phần "Tài liệu tham khảo" bên dưới để đọc trên mạng.

 

        Như đă đề cập ở trên, lư do tôi phải t́m hiểu lối cải cách chữ Việt của Bùi Hiền v́ tôi xem video sau đây. Video này không liên hệ ǵ đến Bùi Hiền, nhưng nó rất kinh hoàng, đáng để chúng ta  quan tâm hơn v́ lối dạy con nít đánh vần tiếng Việt cấp 1 đang thực sự được dùng để dậy con nít tập đọc tiếng Việt ở Việt Nam:

 

https://www.facebook.com/haithietchu.official/videos/2170114266568180/

 

        Thay v́ học cách đọc của từng chữ, học sinh chỉ học thuộc ḷng như con vẹt những ô vuông hay ô tṛn mà hoàn toàn không biết đọc chữ viết như thế nào. Tôi Google Internet th́ thấy phương pháp này là của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, một nhà khoa học giáo dục, học ở trường Đại học Lomonosov, Moscow, Nga. Năm 1978 Hồ Ngọc Đại sáng lập ra Trung Tâm Công nghệ Giáo dục. Năm 2013, Bộ Giáo dục quyết định cho phép cuốn Tiếng Việt 1 của Hồ Ngọc Đại được áp dụng toàn quốc (Wikipedia dùng chữ "áp dụng đại trà").

   

        Tôi định viết vài lời b́nh phẩm, nhưng phản ứng của anh chàng bố trong video clip này đă quá đủ, không cần tôi viết thêm một lời nào. Xin cảnh cáo trước là anh bố ở đây chửi tục vô cùng, dù rằng nói chuyện trước mặt vợ và con nhỏ. Lối nói chuyện của anh ta làm tôi cười vỡ bụng v́ 43 năm từ ngày sang Mỹ, lần đầu tiên tôi nghe lại những tiếng chửi thề quen thuộc đàn ông con trai dùng không ngứa mồm trong khu xóm lao động Bàn Cờ xưa cũ của tôi.

 

 

Nguyễn Tài Ngọc

September 2018

http://saigonocean.com/

 

 

Phụ lục:

CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ, CHUYỆN KHÔNG NÊN BÀN NỮA

- Viện Trưởng Viện Ngôn ngữ học Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Văn Hiệp

Tưởng chuyện này đă êm rồi (xă hội c̣n nhiều chuyện cần bàn hơn) nhưng hôm nay đọc những ḍng giận dữ của GS Trần Đ́nh Sử, tôi thấy cần lên tiếng để ủng hộ GS Trần Đ́nh Sử, góp thêm tiếng nói bác bỏ đề nghị cải cách chữ Quốc ngữ của PGS Bùi Hiền (thông qua Bản đề xuất của tác giả).

Những điều tôi viết ra đây cũng là ư kiến của Viện Ngôn ngữ học gửi lănh đạo cấp trên (tháng 1/2018), nhân có chỉ đạo đề nghị Viện Ngôn ngữ học cho ư kiến về Bản đề xuất cải cách chữ viết của PGS Bùi Hiền (một người mà trong quan hệ b́nh thường hàng ngày tôi rất kính trọng).’

Hội đồng khoa học của Viện Ngôn ngữ học đă họp (mở rộng) thảo luận về đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiển, sau đó đă tổng hợp các ư kiến để báo cáo lên lănh đạo cấp trên. Ư kiến của Hội đồng khoa học Viện Ngôn ngữ gồm có 3 phần:

-Vài nét về lịch sử phát triển của chữ Quốc ngữ (bao gồm những điểm bất cập và những đề nghị cải tiến, sửa đổi trước đây).

-Những bất hợp lí trong đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền

-Kết luận của Viện Ngôn ngữ học:

Với tư cách là Viện trưởng, tôi là người tổng hợp các ư kiến của Hội đồng khoa học mở rộng, tôi cũng trao đổi ư kiến với một số chuyên gia về ngữ âm, chữ viết có uy tín như GS Nguyễn Văn Lợi, PGS Hoàng Dũng …V́ đây là nội dung được gửi lên lănh đạo cấp trên (chắc không có ai là nhà ngôn ngữ học) nên cách viết phải giản dị, tuy nhiên vẫn không tránh được một số thuật ngữ chuyên môn. Sau đây là những nôi dung được tổng hợp:

1 Vài nét về lịch sử phát triển của chữ Quốc ngữ

Chữ Quốc ngữ được h́nh thành trong khuynh hướng chung của các giáo sĩ Tây Phương muốn Latin hóa các chữ Á Đông nằm trong địa bàn truyền giáo của họ. Quá tŕnh xây dựng chữ Quốc ngữ là một quá tŕnh lâu dài, với sự góp sức của nhiều người, trong đó có người Việt Nam.

Các tài liệu cho thấy vào thế kỉ 17, chữ Quốc ngữ đă có một diện mạo khá ổn định, gắn với việc xuất bản cuốn Từ điển Việt – Bồ Đào Nha – Latin (Dictionarium Annamaticum Lusitinum et Latinum) của linh mục Alexandre de Rhodes tại Roma, năm 1651.

Có thể nói, thế kỷ 17 với sự ra đời của Từ điển Việt – Bồ Đào Nha – Latin (Dictionarium Annamaticum Lusitinum et Latinum) của Alexandre de Rhodes đă đánh dấu diện mạo hiện đại của chữ Quốc ngữ. Thế kỷ 18, 19, chữ Quốc ngữ tiếp tục hoàn thiện và có h́nh thức như ngày nay.

Chữ Quốc ngữ là loại chữ ghi âm tương đối khoa học. Tuy nhiên nó vẫn có nhiều điểm không hoàn hảo như tất cả bộ chữ ghi âm khác. Ở diện mạo hiện nay, chữ Quốc ngữ vẫn tồn tại một số nhược điểm sau đây:

– Cùng một âm nhưng được ghi bằng những con chữ khác nhau. Ví dụ, 3 chữ cái “c”, “k” và “q” đều được dùng để ghi âm /k/, chữ “y” và “i” đều được dùng để ghi âm /i/;

– Âm đệm có lúc ghi là “u”, có lúc ghi là “o”;

– Các nguyên âm đôi có cách ghi lưỡng khả, phụ thuộc vào vị trí của nguyên âm đôi trong âm tiết, ví dụ: iê/yê/ia/ya, ươ/ưa, uô/ua;

– Vị trí đánh dấu thanh không theo nguyên tắc nhất quán: lúc th́ đánh vào âm chính, lúc th́ đánh ở giữa âm tiết cho cân đối.

Đây chính là lí do trong một thời gian dài, liên tục có những ư kiến cho rằng cần phải cải tiến chữ Quốc ngữ trên nhiều phương diện khác nhau.

Năm 1902, một Uỷ ban cải cách chữ Quốc ngữ đă được thành lập (do Jean Nicholas Cheon đứng đầu).

Năm 1956, ở Miền Nam, Uỷ ban Ngôn ngữ cũng đưa ra đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ; năm 1973 Uỷ ban Điển chế Văn tự cũng ra đời. Ở Miền Bắc, Hội thảo Cải tiến Chữ Quốc ngữ được tổ chức năm 1960.

Từ đó đến nay đă có nhiều hội thảo khoa học tiếp tục đề cập đến chuyện cải tiến chữ Quốc ngữ. Gần đây nhất, trong ba cuộc hội thảo lớn về chữ Quốc ngữ (năm 2015 tại Phú Yên, năm 2016 tại B́nh Định và tại Quảng Nam) đều có những tham luận nói đến những nhược điểm và ư tưởng cải tiến chữ Quốc ngữ.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, vấn đề cải cách chữ quốc ngữ đă từng được bàn đến nhiều lần, trên nhiều phương diện và đề xuất của PGS. TS Bùi Hiền không phải là một ư kiến mới trong giới ngôn ngữ học.

Tuy nhiên, ngôn ngữ nói chung và chữ viết nói riêng là một sản phẩm của cộng đồng và mang tính quy ước. Chính cộng đồng sẽ quyết định sự phát triển của chữ viết, chứ nó khó ḷng bị chi phối bởi ư chí, nguyện vọng hay đề xuất của một cá nhân hoặc bị cưỡng bách thực thi bởi một mệnh lệnh hành chính. Chính v́ thế, cho dù đă có những Hội nghị về cải tiến chữ Quốc ngữ với hàng loạt các đề xuất của các nhà ngôn ngữ học nhưng tất cả đều không được áp dụng vào thực tế.

Cho đến nay, đại đa số các ư kiến đều cho rằng, mặc dù có những nhược điểm như trên, chữ Quốc ngữ vẫn là một loại chữ ghi âm rất tốt, và hiện nay vẫn đang thực hiện tốt chức năng là chữ viết thống nhất của nước Việt Nam, dùng để ghi lại tiếng Việt v́ những lí do sau đây:

Thứ nhất, chữ Quốc ngữ có đủ khả năng để ghi lại toàn bộ các âm có thể có trong tiếng Việt hiện đại. Không có một âm nào trong tiếng Việt lại không thể dùng chữ Quốc ngữ ghi lại.

Thứ hai, chữ Quốc ngữ đă phát triển đến giai đoạn ổn định, được cả cộng đồng chấp nhận và sử dụng một cách tự nhiên, mang tính quy ước và phổ cập.

Thứ ba, chữ viết của một ngôn ngữ không đồng nhất với kư hiệu ngữ âm quốc tế, nó c̣n ẩn chứa cả văn hoá nữa. Cho nên, không nhất thiết phải áp dụng nguyên tắc “một âm vị ghi bằng một kí tự và ngược lại”. Về nguyên tắc, ngôn ngữ (âm thanh) luôn biến đổi theo thời gian, trong khi chữ viết lại cố định, cho nên qua thời gian bao giờ cũng có sự vênh nhau giữa âm vị cần ghi và kư tự dùng để ghi.

Dĩ nhiên, nhằm giúp chữ Quốc ngữ thực hiện tốt chức năng của ḿnh, giới ngôn ngữ học hiện đang rất quan tâm đến vấn đề chuẩn hóa chính tả (quy chuẩn cách viết), cách viết tên riêng gốc tiếng nước ngoài (đề nguyên dạng, phiên âm hay chuyển tự), tên riêng gốc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đây là những vấn đề mà việc giải quyết một cách triệt để đ̣i hỏi cần phải ban hành Luật Ngôn ngữ ở Việt Nam.

2. Những bất hợp lí trong đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền

2.1.Về mặt pháp lí

PGS.TS Bùi Hiền coi tiếng Việt là tiếng Kinh: “Tạm thống nhất lấy tiếng Hà Nội làm cơ sở ngữ âm cho việc xác định bảng chữ cái tiếng Việt (tiếng Kinh)…(tr.3 của Bản đề xuất)”. Điều này vi phạm nguyên tắc b́nh đẳng dân tộc bởi Hiến pháp của Nhà nước CHXHCN Việt Nam coi tiếng Việt là Ngôn ngữ Quốc gia có nghĩa là của chung toàn dân tộc (Nation) Việt Nam chứ không chỉ của một tộc người. Ngoài ra, về mặt pháp lí, hiện nay chưa có văn bản chính thức nào của Nhà nước quy định tiếng Hà Nội là tiếng chuẩn.

2.2.Về mặt khoa học

Phương án đề xuất Cải tiến chữ quốc ngữ mà PGS.TS Bùi hiền nêu ra rất lộn xộn, chắp vá và hoàn toàn không mang tính khoa học. Điều này thể hiện ở các điểm dưới đây:

– Thứ nhất, đă là nghiên cứu khoa học không thể có cách diễn đạt mơ hồ như ” Tạm thống nhất ..”. Việc xác định tiếng nói vùng nào của Việt Nam làm chuẩn chính âm hiện chưa đươc khẳng định.

– Thứ hai, PGS.TS Bùi Hiền đă có những nhầm lẫn cơ bản về mặt ngôn ngữ học. Trong tiếng Việt, tiếng Hà Nội không phải là tiếng có thể đại diện cho một diện mạo ngữ âm trung thực và khách quan của tiếng Việt. Trên thực tế, tiếng Việt có nhiều vùng phương ngữ, thổ ngữ khác nhau với các biến thể đặc điểm ngữ âm, từ vựng khác nhau. Như vậy, nếu chỉ dựa vào hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nội để làm cơ sở cải tiến chữ viết th́ không phản ánh trung thực và đầy đủ ngữ âm tiếng Việt. Đề nghị của PGS.TS Bùi Hiền sẽ làm tăng vọt số lượng các từ đồng âm, đồng tự, gây khó khăn cho việc đọc hiểu văn bản.

– Thứ ba, PGS.TS Bùi Hiền không phân biệt được các khái niệm ngữ âm – âm vị học, không phân biệt được âm và chữ. Các con chữ mà ông đưa ra không liên quan ǵ tới đặc điểm ngữ âm của nó.

Ông chưa nhận diện đầy đủ về hệ thống ngữ âm – âm vị học tiếng Việt. Bảng 16 nguyên âm được đề cập trong phần 2 của Bản đề xuất là không có cơ sở khoa học khi cho rằng có các âm vị /e, ɔ, o/ dài trong đối lập với /e, ɔ, o/ ngắn. Nhiều ví dụ dẫn ra khiến người đọc băn khoăn về sự tồn tại của nó trong tiếng Việt hay tính phổ biến của nó. Tác giả liệt kê âm vị /y/ trong đối lập với /i/ cũng hoàn toàn không có cơ sở khi không đưa được các cặp đối lập tối thiểu âm vị học mà lại dẫn ra các biến thể chữ viết “ti”~ “ty”.

Điều này c̣n được thể hiện khi tác giả xử lí trường hợp nguyên âm đôi /uo/ và tổ hợp bán nguyên âm /w/ + âm chính /o/ giống nhau (trường hợp “cuốc” và “quốc” được thống nhất ghi thành “kuok”, hay “cua” và “qua” được thống nhất ghi thành “kuô” theo phương án của tác giả). Ví dụ này cho thấy ông đă đi ngược lại với nguyên tắc “một chữ ghi một âm và ngược lại” của chính ḿnh.

Bên cạnh đó, cách tŕnh bày của ông trong Bản đề xuất cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết về cách kí hiệu phiên âm quốc tế: phiên âm âm vị học được quy định chung của thế giới là trong gạch chéo /…/, và phiên âm ngữ âm học được quy định chung của thế giới là trong móc vuông […]. Nếu đă không hiểu được các khái niệm căn bản nhất (âm tố, âm vị, ngữ âm học, âm vị học,…) th́ sao có thể bàn tới việc xây dựng (hay cải tiến, cũng như sử dụng) chữ viết cho ngôn ngữ của một cộng đồng dân tộc?

– Thứ tư, PGS.TS Bùi Hiền không có sự hiểu biết về từ nguyên học và ngữ âm lịch sử tiếng Việt. Các chữ cái c-k-q tuy dùng để ghi cùng một âm vị /k/, chữ cái d, gi, r để ghi cùng một âm vị /z/, ch-tr để ghi cùng một âm vị /c/ trên b́nh diện đồng đại (nếu theo hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nội) song về lịch sử chúng ghi các phụ âm khác nhau trong tiếng Việt ở thời ḱ xuất hiện chữ Quốc ngữ (Thế kỉ 17). Sở dĩ các linh mục dùng chữ d để ghi cái âm /z/ thời đó v́ khi đó đối với các từ ghi “da”, “d́” trong tiếng Việt th́ cái con chữ “d “này được dùng ghi một âm có đặc điểm về phát âm gần với phụ âm được ghi “d” trong nhiều ngôn ngữ ở châu Âu. Việc nhập ch- tr và ghi bằng con chữ “c” cũng vậy

– Thứ năm, đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền đi ngược lại hoàn toàn xu hướng chung của các nước sử dụng tự dạng Latin. Không có bất ḱ bộ chữ có tự dạng Latin nào sử dụng chữ cái “w” để ghi âm vị /ŋ/. Đề nghị dùng “w” thay cho “ng” sẽ phá vỡ tính hệ thống trong quan hệ giữa âm và chữ, khiến người học khó học, khó nhớ. Cách làm này khiến người nước ngoài vốn quen với các hệ chữ viết tự dạng Latin khó tiếp nhận chữ Quốc ngữ, v́ thế gây khó khăn cho việc phổ biến tiếng Việt, chữ Việt (chữ Quốc ngữ) ra quốc tế.

Tương tự, không có bộ chữ có tự dạng Latin nào sử dụng con chữ “q” để ghi âm vị /tʰ/. Bên cạnh đó, việc tạo nên một con chữ mới để thể hiện phụ âm /ɲ/, không thể gơ trên bàn phím máy tính gây khó khăn lớn trong việc sử dụng trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Điều này vi phạm nguyên tắc tiện dụng trong xây dựng chữ viết.

– Thứ sáu, tác giả c̣n đề xuất thêm tới 04 con chữ cái mới trong phương án cải tiến của ḿnh. Điều này cho thấy hệ chữ viết của ông không tiết kiệm, gọn nhẹ hơn so với phương án cũ.

– Thứ bảy, học tiếng Việt, chữ Việt là quyền lợi và trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau. Đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền làm cho chữ Quốc ngữ trở nên khác xa chữ viết của một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số (phần lớn dựa trên tự dạng Latin), v́ thế gây cho khăn cho người dân tộc thiểu số tiếp thu chữ Quốc ngữ.

2.3. Về mặt thực tiễn

Nếu cải tiến chữ Quốc ngữ theo đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền sẽ làm vô hiệu hóa một kho văn liệu khổng lồ với các ấn phẩm được viết bằng chữ Quốc ngữ, làm đứt gẫy sự liên tục văn hóa của cả một dân tộc. Nếu muốn lưu giữ và truyền tải khối tri thức, văn hóa của dân tộc cho các thế hệ sau, chúng ta sẽ phải tổ chức in ấn, chế bản lại. Đây là một việc làm cực ḱ tốn kém. Không chỉ có thế, sự thay đổi này c̣n ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế, chính trị, xă hội, an ninh… do thay đổi toàn bộ hệ thống văn bản, giấy tờ, dữ liệu hiện hành đang được công nhận trên toàn thế giới.

Với tư cách là một loại chữ viết ghi lại ngôn ngữ dân tộc, trải qua những phát triển lịch sử, chữ Quốc ngữ ngày nay đă trở thành một tài sản văn hóa vô cùng quư giá của người Việt. Bản kiến nghị của PGS.TS Bùi Hiền chỉ là mong muốn của một cá nhân, hoàn toàn không xuất phát từ nhu cầu của xã hội. Chúng ta chưa có những điều tra về nguyện vọng của xã hội về vấn đề này nhưng những phản ứng của cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua đã cho thấy điều đó. Chữ viết, sau khi được xã hội thừa nhận là tài sản chung của mọi người. Xã hội chưa có nhu cầu thay đổi thì cá nhân không thể tùy tiện đề xuất thay đổi, đặc biệt là những đề xuất đó lại rất thiếu cơ sở khoa học như đă phân tích ở trên.

Mặt khác, bản thân hệ thống chữ Quốc ngữ hiện hành vẫn đang thực hiện rất tốt vai trò của mình trong đời sống của xã hội nước ta. Mặc dù có một số bất hợp lí nhưng những bất hợp lí này là có thể chấp nhận được và không cản trở đến quá trình giao tiếp bằng tiếng Việt. Vì vậy, bất cứ một sự cải tiến nào cũng sẽ làm đảo lộn mọi lĩnh vực trong xã hội.

3. Kết luận

Đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền như đă phân tích là ư kiến của một cá nhân có thể có xuất phát từ mục đích tốt nhưng lại thiếu kiến thức chuyên môn; hiểu biết chưa toàn diện về ngữ âm học, kư tự học nên thiếu tính khoa học và thực tiễn, không có tính khả thi. Trong t́nh h́nh chữ Quốc ngữ đang vận hành hiệu quả như hiện nay, Viện Ngôn ngữ học cho rằng hoàn toàn không nên và không cần thiết có bất ḱ cải tiến nào đối với chữ Quốc ngữ.

Tài liệu tham khảo:

http://xahoi24gio.info/2018/09/03/tra-loi-chinh-thuc-cua-vien-ngon-ngu-hoc-ve-de-xuat-cai-cach-chu-viet-cua-ong-bui-hien/

https://news.zing.vn/toan-bo-de-xuat-cai-tien-phu-am-tieq-viet-cua-pgs-bui-hien-post799107.html

https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i_Hi%E1%BB%81n

http://daidoanket.vn/van-hoa/cai-cach-chu-quoc-ngu-goc-nhin-tu-lich-su-tintuc387490

https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Ng%E1%BB%8Dc_%C4%90%E1%BA%A1i

"Tác giả Việt Nam",  Bảo Hoàng sưu tập