Xâm phm bn quyn

Copyright infringement

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

 

          Ba tuần trước một người emai cho tôi biết bài "Bắc kỳ" tôi viết năm 2010 đăng trên trang web http://saigonocean.com/index.php/en/ bây giờ lại được đăng ở một trang mạng tên là "Nguyệt San Việt Nam".

         

          Viết lách có lẽ cũng giống như ví xách đắt tiền của phụ nữ. Nếu Chanel, Louis Vuitton, Hermès... làm các cô thấy yêu đời hơn khi ra đường th́ tôi cũng thỏa chí tang bồng khi biết được có người thích đọc bài của ḿnh phổ biến trên mạng. Những đêm không ngủ được v́ duyên t́nh trắc trở vợ bế quan tỏa cảng, không biết làm ǵ nên thức đêm viết, ít ra không là công cốc v́ cũng có người buồn t́nh gia đạo, cũng thức trắng đêm đọc bài viết của tôi.

 

          Thế nhưng bài "Bắc kỳ" của tôi trên trang mạng "Nguyệt San Việt Nam" làm tôi bực ḿnh ở hai điểm: thứ nhất, nó không ghi rơ xuất xứ từ saigonocean.com (tuy rằng có ghi Nguyễn Tài Ngọc là tác giả), và thứ hai, tựa đề đă đổi thêm hai chữ: "Phong cách Bắc kỳ".

 

 

 

          Đây là hai vấn đề tôi đă thấy vài trang web trên Internet phạm khi đăng tải thơ văn của tôi. Tôi giải quyết bằng cách thầm lặng viết email thẳng cho những trang web này, yêu cầu họ lấy bài của tôi ra, và khi họ từ chối, tôi viết thẳng cho Google (là chủ của hầu hết blog tư nhân). Mười lần như một, Google xóa hết bài của tôi trên những trang web này v́ copyright infringement - xâm phạm bản quyền. Có một trang web đăng ba bài của tôi, và c̣n thêm vào lời b́nh phẩm trong bài viết. Trang web này vô liêm sỉ đến nỗi tôi viết email yêu cầu xóa bài của tôi mà họ không xóa, tôi phải nhờ Google can thiệp lấy hết bài của tôi ra.

 

          Hôm nay, tôi quyết định viết bài này cho mọi người biết nạn đăng tải trên Internet bài của người khác mà không xin phép.

 

          Ngày xưa đi học chúng ta ai cũng biết làm luận là một cực h́nh. Mỗi lần thi Toán, câu giải dáp chỉ là những con số xào đi xào lại cộng trừ nhân chia. Thi Sử kư, Địa lư, th́ câu trả lời đă có sẵn, ḿnh chỉ cần lôi ra trong trí nhớ. Nhưng làm luận th́ cả một phương trời khác biệt. Người nào không có trí tưởng tượng là đời tàn trong ngơ hẹp. Ai cũng phải vận năm thành công lực tưởng tượng ra lời hay ư đẹp để viết. V́ thế, trong lănh vực Việt Văn, so sánh với người Bắc th́ người Nam thua v́ người Nam không thể nào nói phét bằng dân miền Bắc.

 

          Các Thầy Cô bậc Tiểu học rất... tàn nhẫn với học tṛ qua các đề tài luận văn. Thầy Cô muốn học sinh im phăng phắc, không quấy rầy họ nên đưa ra những tựa đề bài luận thật hóc búa để cả lớp nhức đầu bóp trán ngồi trầm ngâm suy nghĩ, như:  "Viết lại cảm tưởng của em sau 50 năm gặp lại bồ cũ".  Đề luận này bảo đảm nếu không làm cho vài người cần nhập viện cứu cấp v́ suy nghĩ đến nỗi đứt gân máu năo, th́ cũng phải toi mạng v́ bị vợ chém đứt của vật lư do để sống. 

 

          Mặc dù tôi may mắn được hấp thụ công lực của bố tôi là một nhà nho, là một Bắc kỳ rốn chính cống sinh quán tại Huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định, nên việc viết lách đối với tôi tương đối suôn xả, nhưng nó không có nghĩa là dễ dàng v́ tôi cũng phải suy nghĩ, cũng mất th́ giờ khi ngồi xuống viết.

 

          Chép lại nguyên văn, trưng dẫn nguồn của bài viết là nột việc quá đơn giản và dễ dàng, thế nhưng tôi không hiểu tại sao nhiều trang mạng, như "Nguyệt San Việt Nam" này lại không làm trong bài "Bắc kỳ" của tôi. Chẳng những không trưng dẫn nguồn gốc mà họ c̣n thay đổi tựa đề bài viết.

 

          Một bài viết là cả mồ hôi xương máu chiến trận Khe Sanh của người viết (OK, tôi nói quá, không phải chiến trận Khe Sanh mà là Mùa hè đỏ lửa). Tôi không tự phụ nhưng nếu đề tài là Việt Văn, tôi rất tự tin vào khả năng của ḿnh không thua kém người khác, bỏ công khó nhọc viết bài. Những người thay đổi tựa đề bài viết của tôi chẳng những thua kém tôi v́ không có khả năng viết mà lại c̣n bất lịch sự thay đổi nguyên bản không xin phép ư kiến tác giả. Họ c̣n xem thường luật pháp về tôn trọng bản quyền.

 

          Nếu là một blog tư nhân đăng tải bài viết của người khác để bạn bè đọc cho vui th́ tôi đă không màng. Đằng này, "Nguyệt San Việt Nam" là một trang web chính trị, mục đích ghi rơ ràng ở trang Nhà: "Tạp chí văn học đấu tranh cho một tự do dân chủ" với ảnh cờ vàng ba sọc đỏ bên tay phải. Ở cuối trang ghi "Chủ biên: Hải Triều", "Tiếng nói của những người góp phần đấu tranh cho một Việt Nam tự do, thực hiện bởi nhóm 'Freedom for VietNam', phổ biến trên mạng lưới toàn cầu".

 

          Một trang web chính trị lấy bài của tôi đăng chẳng những không xin phép mà c̣n thay đổi tựa bài, không ghi rơ xuất xứ. Tôi không thể nào im lặng v́ nhiều lư do:

 

          Thứ nhất, nếu tôi không có khả năng viết th́ tôi không bao giờ sáng tạo một blog rồi lấy bài của người khác đăng tải mà không xin phép.

         

          Thứ hai, nếu blog nào có ư định lấy bài của người khác đăng, ít ra họ cũng nên đăng tải một hàng chữ thật lớn ở trang Nhà: "Những bài đăng ở đây chưa xin phép tác giả. Nếu tác giả nào thấy sai hoặc phật ḷng, xin cho biết. Thành thật xin lỗi và cảm ơn trước cho phép chúng tôi đăng".

 

          Thứ ba, chủ trương của trang web này rơ ràng là chính trị. Người đọc sẽ tưởng là tất cả bài đăng tải đồng ư với chủ trương của trang web. Đây là một điều hoàn toàn sai sự thật, thí dụ điển h́nh là tôi. Tôi không biết họ lấy bài của tôi đăng.

 

          Thứ tư, Nguyệt San Việt Nam dùng chữ dao to búa lớn khi nói chủ trương của họ là: "Tạp chí văn học đấu tranh cho một tự do dân chủ". Bài viết của tôi 100% chẳng có liên hệ ǵ đến đấu tranh cho một tự do dân chủ v́ nó chỉ miêu tả dí dỏm cá tính của người Bắc. Nó chẳng nói ǵ về liệt sĩ Nguyễn Tài Ngọc bị chém đầu ở Hà Nội v́ tội viết bài "Bắc kỳ". Nó chẳng nói ǵ về điệp viên Nguyễn Tài Ngọc không tặc máy bay, xâm nhập Sài-G̣n kêu gọi mọi ngưởi dùng sách "Bắc kỳ" làm giấy chùi toilette. Thế th́ tại sao lấy bài của tôi đăng tải ở một diễn đàn tranh đấu cho tự do dân chủ?

 

 

          Thứ năm, theo địa chỉ email "Contact me"  của "Nguyệt San Việt Nam", vào ngày 25 Tháng 7, tôi viết email cho nsvietnam@gmail.com yêu cầu họ xóa bài viết của tôi. Đây là copy:

 

From Taingoc <taingoc1@yahoo.com>

To nsvietnam@gmail.com

 

Jul 25 at 7:12 PM

 

Tôi tên là Nguyễn Tài Ngọc. Ông đăng bài "Bắc kỳ" của tôi ở saigonocean.com mà ông sửa lại tựa là "Phong cách bắc kỳ", không đề source, không xin phép. Yêu cầu ông xóa bài này ra khỏi trang web của ông. Thành thật cảm ơn.

 

Nguyễn Tài Ngọc 

 

Sent from my iPad

 

          Đă lấy bài của tôi đăng thế mà khi tôi viết email yêu cầu xóa bài th́ không một ai trả lời. Một tuần sau, tôi viết email cho Google (chủ của blog), than phiền là Nguyệt San Việt Nam xâm phạm bản quyền, lấy bài "Bắc kỳ" của tôi đăng không xin phép. Tôi trưng dẫn bài viết nguyên thủy, tác giả là tôi, Nguyễn Tài Ngọc, đăng trên saigonocean.com vào năm 2010:

 

http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/NguyenTaiNgoc/backy.htm

 

 

          Bốn ngày sau, Google làm việc chớp nhoáng, xóa ngay bài viết "Bắc kỳ" của tôi trên trang mạng "Nguyệt San Việt Nam" v́ đăng không xin phép tác giả.

 

 

          (câu "Sorry the page you were looking for in this blog does not exist" có nghĩa là "Xin lỗi, trang quư vị muốn đọc ở blog này không c̣n nữa")

         

           Tôi không dùng bút hiệu. Tất cả thơ văn của tôi đăng ở http://saigonocean.com/index.php/en/ đều viết dưới tên thật là Nguyễn Tài Ngọc. Chân dung mùa hạ của tôi cũng đăng trên trang web. Anh Lê Hân, người sáng tạo http://saigonocean.com/index.php/en/, cũng dùng tên thật. Tôi không ngần ngại bày tỏ quan điểm của tôi trong một số ít bài viết của tôi liên quan đến chính trị, với tên thật. Sở dĩ tôi nêu ra điểm này v́ tôi không sợ hăi một điều ǵ, hănh diện với thơ văn của tôi.

 

          Thế nhưng, dùng bài viết của tôi không hỏi ư kiến, không trưng dẫn xuất xứ, đổi tựa đề bài viết, đăng  trong một blog chính trị,  tự phụ là "đấu tranh cho một tự do dân chủ" trong khi người (hay những người) chủ trương không trả lời email của tôi than phiền dùng bài của tôi không xin phép, là hành động tôi cực lực phản đối, tôi muốn mang ra ánh sáng.

 

          May thay tôi ở nước Mỹ có luật pháp hẳn ḥi về tôn trọng bản quyền.   

 

Nguyễn Tài Ngọc

August 2018

http://saigonocean.com/