Dùng ch kiu mi

Vit Nam

Nguyn Tài Ngc

http://saigonocean.com/trangNTN.htm

 

 

định cư ở Mỹ bốn mươi năm,

mạch huyết trong tôi vẫn không lầm:

nguyên thủy o-ri- zin Mít đặc,

nói toàn tiếng Việt, bất phân vân.

 

đem so tiếng Mỹ với An Nam,

English tôi đây chỉ nói càn,

tiếng Việt, tôi ḥ nhanh lưu loát,

đêm trường thổn thức, phải ai can!

 

tôi nghe tiếng Việt ở Việt Nam,

nhức óc, ê mông, lệ rớt tràn,

nhói nhĩ, tâm thần không ổn định,

về nhà chỉ muốn tính... sang ngang:

 

tiền thu ở trạm bót giao thông,

"thu phí" xưa nay vẫn thường dùng.

"thu giá", bây giờ ḿnh đổi lại,

do rằng doanh nghiệp, chẳng là công*.

 

Bảng mới đổi tên từ "Trạm thu phí" sang "Trạm thu giá" (Ảnh An Long, báo Tuổi Trẻ)

 

đường dài Hà Nội có Trường Chinh,

lúc trước phom phom thẳng đ́nh huỳnh,

tái thiết dốc công xây sửa lại,

bây giờ có khúc...méo, cong nghiêng. 

 

dân t́nh thắc mắc hỏi "mần răng"?

nhà nước ôn tồn đáp trả rằng:

chẳng cong, mà là "cong mềm mại",

nghe mà ứa máu, tục tung văng**.

 

Đường Trường Chinh ở Hà Nội trước thẳng sau cong.

 

giao thông  kẹt cứng ở Sài-G̣n,

"ùn tắc"? sai đấy nghe con.

tắc nghẽn, giao thông nằm ứ đọng,

mới là "ùn tắc", bất lon ton.

 

đằng này xe vẫn nhích từng ly,

nhúc nhích ô-tô tiến chậm ŕ,

di chuyển đàng hoàng, sao "ùn tắc"!

đừng dùng xảo ngữ, bất lương tri!***.

 

Khu vực đường Đinh Bộ Lĩnh - Ung Văn Khiêm - Xô Viết Nghệ Tĩnh kẹt xe  vào giờ cao điểm. Ảnh: T.S (báo Lao Động)

 

miền Trung lụt lội khắp nhân gian,

"xả lũ" gây thêm mạng bỏ ngang.

ấy, "đúng quy tŕnh" nên thực hiện,

dân mà có chết, mặc người than.****

 

Nhà máy thủy điện Hố Hô (giáp ranh Quảng B́nh và Hà Tĩnh) xả (ảnh Dân Trí)

 

mùa mưa nước lụt cả bánh xe,

gắn máy, ô-tô, chết lắm xe.

nhưng chớ gọi là đường "ngập nước"

gọi là "tụ nước", mới đúng nhe!*****

 

Nước ngập trên đường Hồ Học Lăm, Quận B́nh Tân ngày 19/5/2018 nhưng được Bộ Giao Thông Vận Tải xác định chỉ là "tụ nước"(Ảnh: HỮU KHOA, Tuổi Trẻ)

tôi nghe chữ mới nhức u đầu,

Thượng Đế làm ơn bớt nỗi đau,

cho tôi không nói & nghe tiếng Việt,

khi làm giờ Tí suốt canh thâu.

 

Ghi chú:

 

*Trạm thu phí: Tháng 8 năm 2017, sau khi đường đi nhanh hơn (Việt Nam gọi là đường tránh) hoàn thành ở Quốc Lộ 1A vùng Cai Lậy, thay v́ đặt trạm thu phí BOT trên đường tránh để chỉ có người nào muốn dùng đường tránh th́ mới trả tiền,  nhà nước đặt trạm ngay trên Quốc Lộ 1A, bắt tất cả xe cộ phải trả phí, không cần biết có muốn dùng đường tránh hay không. (BOT là viết tắt của tiếng Anh: Build-Operate-Transfer, có nghĩa: Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao. Công ty tư nhân bỏ vốn xây dựng trước (build) thông qua đấu thầu cho một chương tŕnh của chính phủ, sau đó khai thác vận hành một thời gian (operate) và sau cùng là chuyển giao (transfer) lại cho nhà nước).

 

 

          Chính sách này làm dân có xe đi ngang phải trả tiền lệ phí phẫn uất, dùng đủ mọi cách để phản đối như trả bằng tiền lẻ. Sự phản đối này làm giao thông tê liệt, kẹt cứng hàng giờ, bắt buộc nhà nước phải "xả trạm" (không thu tiền phí để tất cả xe đi qua). Sự căng thẳng không giải quyết này -thu phí rồi phải xả trạm -vẫn c̣n xẩy ra cho đến hôm nay.

 

          Tháng 5 năm nay trong một sớm một chiều, các bảng treo ở trạm thu phí BOT đă được đổi mới. Thay v́ tên là "Trạm Thu Phí", bảng tên mới viết là "Trạm Thu Giá"! Dân chúng nhao nhao phản đối chữ dùng không đúng th́ Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Nguyễn Văn Thể giải thích lư do trạm thu phí đổi tên thành trạm thu giá: "Phí th́ liên quan đến Hội đồng nhân dân, Quốc hội quyết định. C̣n giá là dịch vụ của một doanh nghiệp cung cấp. Đây là sản phẩm của doanh nghiệp th́ sẽ được điều chỉnh cho hợp lư". 

          Tôi không biết ông Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể tốt nghiệp Trung học trường Kampuchia nào mà giải thích "giá là dịch vụ của một doanh nghiệp cung cấp" ? Tiếng Việt, hay cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp, th́ phí - không phải giá- là tiền trả cho một dịch vụ (như lệ phí trường học), c̣n giá là tiền trả cho một sản phẩm (như giá xăng, giá nhà).

 

          Nếu là giá th́ người mua phải được sản phẩm trao đổi cho họ để họ làm chủ, như (giá) TV, (giá) tủ lạnh..., một khi tiền đă trả ṣng phẳng...Đằng này có ai được gỡ...một phần đường lộ đem về nhà đâu?  Tiền tài xế trả để có quyền dùng đường đi là phí chứ không phải là giá.

 

          Ông Bộ Trưởng mập mờ đánh lận con đen đổi "thu phí" sang "thu giá" v́ muốn tăng phí th́ phải do Hội Đồng Nhân Dân, Quốc gia quyết định nên rất ư là lâu lắc, c̣n tăng giá th́ nhanh chóng cái rụp v́ chính ông ta muốn tăng lúc nào th́ tăng!

         

          Lời giải thích của ông Bộ Trưởng Thể này rất hợp với câu thành ngữ Mỹ: "The end justifies the means" ("Mục đích biện minh cho phương tiện"). Câu này có nghĩa là dùng bất cứ phương pháp nào, cho dù có thể là bất chính, để đạt đến mục tiêu. 

 

 

** Đường cong mềm mại: Đường Trường Chinh ở Hà Nội sau khi tái thiết, có đoạn trước thẳng, bây giờ lại thành cong. Sau hàng loạt chất vấn của báo chí muốn t́m hiểu lư do tại sao, vào ngày 8/4/2014 trong một cuộc họp báo ở Hà Nội, ông Dương Đức Tuấn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Thành phố Hà Nội cho biết là đường Trường Chinh không cong hẳn mà "cong mềm mại".

Đường Trường Chinh trước thẳng, bây giờ "cong mềm mại"

*** Ùn tắc: là ứ đọng, tắc nghẽn giao thông. Trước 1975, Việt Nam Cộng Ḥa  dùng chữ "kẹt xe". Ai đến Sài-G̣n đều biết là vào giờ đi làm hay giờ tan sở th́ có những đường  kẹt xe khủng khiếp, kéo dài cả giờ đồng hồ. Thế mà vào cuộc họp báo vào ngày 29/9/2015, Sở Giao Thông Vận Tải công bố thống kê cho thấy vào chín tháng đầu của năm 2015, không có một vụ ùn tắc giao thông nào trên 30 phút. Ùn tắc trên 30 phút th́ chỉ có 18 vụ thôi.

         

          Báo chí nhao nhao phản đối v́ mỗi ngày đều có cả chục ùn tắc giao thông th́ làm sao có thể đưa ra thống kê trong 9 tháng chỉ có 18 vụ ùn tắc?, th́ Giám Đốc Bùi Xuân Cường của Sở Giao Thông Vận Tải giải thích là nếu xe nhúc nhích th́ không thể nào gọi là ùn tắc: "Các vụ việc kẹt xe kéo dài ở TP HCM chỉ là ùn ứ v́ xe vẫn có thể nhúc nhích được"!

 

          Nhờ Giám Đốc Bùi Xuân Cường mà cả chục triệu người kẹt xe cả tiếng đồng hồ hàng ngày bây giờ mới biết v́ bánh xe họ c̣n nhúc nhích nên không thể nào nói là ùn tắc giao thông, mà chỉ là ùn ứ.

 

          Tôi tra Từ Điển Tiếng Việt của Nhà Xuất bản Khoa học Xă hội, Trung Tâm Từ Điển học Hà Nội để t́m hiểu định nghĩa của chữ ùn ứ là ǵ, có phải là "ùn tắc nhưng bánh xe c̣n nhúc nhích được"? thế nhưng ông Giám Đốc dùng chữ quá cao siêu, trong tự điển không có! 

 

Bánh xe c̣n nhúc nhích nên không phải là ùn tắc!

 

**** Xả : là mở đập cho thoát nước. Ngày 14/ Tháng 10/2016, nhà máy thủy điện Hố Hô (giáp ranh giữa Quảng B́nh và Hà Tĩnh) bất ngờ xả lũ ồ ạt khiến hàng ngh́n người huyện Hương Khê ngập sâu trong biển nước. Trao đổi với báo chí, ông Vũ Mạnh Hùng, Giám Đốc nhà máy thủy điện Hố Hô cho rằng việc xả là "đúng quy tŕnh" (mặc dù có thể gây ra tai họa như người chết).

 

 Nhà máy Thủy điện Ḥa B́nh xả (Ảnh của Zing)

 

***** Tụ nước: Tháng 5 năm nay, sau một trận mưa lớn, 22 nơi ở Sài-G̣n bị ngập lụt trầm trọng. Thế nhưng thay v́ dùng chữ "ngập nước", báo cáo của Trung Tâm chống ngập của Thành Phố Hồ Chí Minh nói là có 22 điểm "tụ nước" chứ không phải "ngập nước".

 

          Tôi thấy nói "tụ nước" thế mà hay. Ḿnh là Trung Tâm chống ngập của Thành Phố Hồ Chí Minh nên nếu nước chỉ "tụ", mà không "ngập" th́ ḿnh thư giăn, đâu có việc ǵ cần làm? đâu cần lo thoát nước cho dân nhờ?

 

Đường Phan Huy Ích sau cơn mưa tối 19/5/2018 (Ảnh báo Lao Động)

 

 

Thế này là "tụ nước" chứ làm ǵ mà ngập nước?

 

Nguyễn Tài Ngọc

June 2018

http://saigonocean.com/

 

 

Tài liệu tham khảo:

 

https://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/bo-truong-gtvt-nguyen-van-the-ly-giai-vi-sao-tram-thu-phi-doi-thanh-tram-thu-gia-n20180522210021268.htm

 

https://thanhnien.vn/thoi-su/duong-truong-chinh-khong-cong-han-ma-cong-mem-mai-83819.html

 

http://enternews.vn/thuy-dien-ho-ho-xa-lu-dung-quy-trinh-dan-tro-tay-khong-kip-102636.html

 

https://baomoi.com/xe-van-nhuc-nhich-duoc-co-phai-la-ket-xe/c/17641677.epi