Vũ tr, tôn giáo,

con ngưi

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

Ảnh NASA

 

 

          Ba weekend trước vợ chồng tôi dự một đám tang. Khi c̣n trẻ, chúng ta chỉ bận rộn lo về đời sống, nhưng đến tuổi gần đất xa trời, không ai mà không nghĩ đến một ngày nào khi nằm xuống, chúng ta sẽ đi đâu, Bến Hải hay Cà Mau?

 

 

          Tôi đă đến cái tuổi không c̣n thiết tha với nấu bánh chưng mỗi lần Tết đến, không nghĩ đến mỗi lần lái xe phải ngồi lên chiếc Lexus hay Mercedes cho êm mông, khi ra đường chỉ cần mặc quần xà-lỏn cho thoải mái thay v́ diện mạo chỉnh tề, muốn vất hết đồ đạc dư thừa trong nhà từ quần áo đến TV bàn ghế để chỉ sống với khoảng không trống vắng: tôi đă sẵn sàng chờ đợi chuyến xe sang ngang nửa đêm về sáng, không phải sang ngang về nhà vợ mà về một phương trời thăm thẳm ở bên kia thế giới.

          Nói "sẵn sàng" th́ cũng hơi vô lư v́ làm sao một người có thể sẵn sàng rời bỏ một thế giới thực tại với xă hội quen thuộc cả chục năm, có thể tách rời những vật chất tạo cho ḿnh có một đời sống thoải mái, có thể vĩnh viễn bỏ lại gia đ́nh với t́nh cảm gắn bó. Thế nhưng từ giă thế giới là một sự bắt buộc chứ không phải là một điều chọn lựa. Nó là một hành quyết đau khổ giữa trưa đúng ngọ nhất định sẽ xẩy ra chứ không phải là ân ái sung sướng giờ Tí canh Ba không thực hành cũng chẳng sao, thành thử ra một người phải chuẩn bị cho cái ngày xấu trời đó.

          Từ xưa đến nay, chưa một người nào sau khi ngủm củ tỏi, thân xác đă đốt thành tro hay chôn ở nghĩa địa, lại trở lại sự sống v́ ghiền xem giải Túc Cầu thế giới hay muốn đi shopping ví xách Louis Vuitton. Có những người chết đi sống lại trong một khoảng thời gian ngắn ngủi trên bàn mổ hay lâm vào t́nh trạng coma bất động, nhưng trong giây phút ngắn ngủi chết đó, họ chỉ thấy một khoảng không tối mực, một đường hầm đen đúa, chứ không một ai thấy thế giới bên kia.

          Chính v́ sự hoang mang không biết sự ǵ sẽ xẩy ra sau khi chết mà người ta tin vào tôn giáo, với hy vọng là nếu hiện hữu, họ không xuống địa ngục mà lên thiên đàng với sự sống đời đời.

          Thay v́ người khác luyện chưởng Kim Dung đọc mấy chục truyện kiếm hiệp, thay v́ người khác vào mê hồn trận xem TV mấy trăm tập phim t́nh cảm Hàn Quốc, tôi bỏ nhiều th́ giờ thức trắng đêm khuya không viết lại nhật kư của hai đứa ḿnh nhưng t́m hiểu về nguồn gốc của con người, của vũ trụ. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng và phân tích chi tiết, tôi nghĩ chết là hết, không có thế giới bên kia. Chết là đớn đau vĩnh viễn chứ không phải chết trong ḷng một ít như lời một bài nhạc nào đó.

          Lập luận của tôi dựa trên hai dữ kiện: thứ nhất, chẳng có tôn giáo nào đúng, và thứ hai, vũ trụ quá mênh mông, quả đất chỉ là hạt cát th́ con người trên trái đất sống chết chẳng có nghĩa lư ǵ.

          1. Tôn giáo: Thế giới có 7.6 tỷ người. 75% dân số thế giới tin vào một trong năm tôn giáo sau đây:

          Tôn giáo                                      Số tín đồ                   Tỷ lệ của dân số thế giới

                                                                                                         (7.6 tỷ người)

          1. Thiên Chúa giáo                    2,420 triệu                33%

          2. Hồi giáo (Islam)                    1,800 triệu                23.2%

          3. Ấn Độ giáo (Hinduism)      1,150 triệu                15%

          4. Phật giáo                                    520 triệu                7.1%

          5. Do Thái giáo (Judaism)          17 triệu                    .02%

          Thiên Chúa giáo ra từ Do Thái giáo. Thế mà ở nước Do Thái, chỉ có 2% dân chúng tin Thiên Chúa giáo. 74.7% tin Do Thái giáo. Jesus là người Do Thái. Kinh Thánh là lịch sử của dân Do Thái. Dân Do Thái không tin Chúa Jesus th́ tại sao Thiên Chúa giáo - là người ngoại cuộc-, có thể nói dân Do Thái sai?

          Phật giáo phát xuất từ Ấn Độ. Số người tin Đức Phật ở Ấn Độ chỉ có 0.7%! Số người tin Thiên Chúa giáo ở Ấn Độ, 2.3%, c̣n nhiều hơn người tin vào Phật giáo. Đại đa số dân Ấn tin vào Ấn Độ giáo, 79.8%. Quốc gia theo Phật giáo nhiều nhất là Trung Quốc,  Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, Việt Nam, Sri Lanka, Cam Bốt, Hàn Quốc, Taiwan...

          Ấn Độ là nơi xuất xứ Phật giáo nhưng chính người Ấn Độ không tin vào Đức  Phật th́ tại sao các quốc gia Á Châu lại tin? Tôi không tin vào Đức Phật v́ một lư do rất đơn giản là Đức Phật cũng là người như tôi, không phải là Đấng sáng tạo loài người. Đức Phật cũng mơ ước một đời sống êm đẹp sau khi chết nên chỉ đưa ra một giả thuyết là nếu tu luyện th́ sau khi chết có thể sẽ được lên Niết bàn. Đây chỉ là một giả thuyết, 100% là không đúng v́ Đức Phật chưa bao giờ có kinh nghiệm chết khi c̣n sống, và Đức Phật sau khi chết không bao giờ trở lại từ thế giới bên kia để xác định giả thuyết của ḿnh là đúng.

          Hồi giáo và Ấn Độ giáo tôi lại càng không tin v́ Hồi Giáo dă man triệt hạ người không tin đạo của ḿnh. Ấn Độ giáo tin vào Đấng Thiêng Liêng muôn h́nh vạn trạng, nhưng không đưa bằng chứng Đấng Thiêng Liêng này sáng tạo loài người.

          Nói chuyện về tôn giáo th́ chán ngấy nên tôi tóm tắt sơ lược các tôn giáo ở phần cuối bài v́ không muốn làm phiền ḷng hàng xóm đang cần sự yên lặng nghỉ ngơi. Ai bỗng dưng có ư nghĩ đi tu ở núi Tà Lơn v́ người yêu đă đi lấy chồng, muốn vài phút t́m lẽ thật trong khi cả thế giới đi lang thang trong sa mạc Sahara t́m sự sống trong mấy ngh́n năm th́ xin đọc phần cuối.

          2. Vũ trụ: Trong thời kỳ phôi thai của lịch sử con người, trái đất là một cường lực huyền bí, vĩ đại  nên quốc gia nào cũng tin là có thần thánh, từ văn minh Hy-Lạp đến văn minh Trung Quốc. V́ không biết là tṛn, ai cũng tưởng trái đất đi muôn ngh́n vạn dặm không bao giờ đến. Họ đặt trái đất là trung tâm của vũ trụ. Thế nhưng khi ngành thiên văn tiền phong của Hy-Lạp, Ai-Cập bắt đầu hiện hữu th́ người ta  mới thấy trái đất chẳng những không là trung tâm của vũ trụ, mà chỉ là hạt cát so với cả tỷ  ngôi sao khác.

          Năm 1927, một khoa học gia -và cũng là linh mục- người Bỉ tên George Lemaitre, đưa ra một giả thuyết là vũ trụ bắt đầu từ một sự bùng nổ to lớn (Big Bang), bắn ra gas và bụi bặm khắp nơi.

 

 

          Năm 1929, với viễn vọng kính đường kính 100 inch đặt ở núi Mount Wilson, California, nhà thiên văn Edwin Hubble khám phá ra  các ngôi sao không nằm rời rạc loạn xạ, mà nằm chung với nhau trong những dải ngân hà, galaxies. (Mỗi dải ngân hà trung b́nh có 100 tỷ ngôi sao. Trái đất chúng ta nằm trong dải ngân hà Millky Way, có thể có đến 250 tỷ ngôi sao).

 

Edwin Hubble

 

          Hubble tưởng là các dải ngân hà gần xa đủ loại có cái đang bay về hướng trái đất chúng ta, có cái bay ra xa, nhưng ông khám phá là tất cả đều càng ngày càng bay xa trái đất (giống như khi trái lựu đạn nổ th́ các miểng đạn bung ra tứ  hướng), phù hợp với giả thyết của Lemaitre.

          Vào thập niên 1960, nhờ một sự t́nh cờ trong khi thiết lập antenna để nghe tín hiệu âm thanh giữa các dải ngân hà, hai thiên văn gia Arno Penzias và Robert Wilson (sau này được trao giải thưởng Nobel về Vật Lư) bắt nghe được tiếng vang âm ỉ trong vũ trụ mà sau này họ khám phá là tiếng vang từ  "Big Bang".

 

Arno Penzias và Robert Wilson

 

          Năm 1991, nhờ viễn vọng kính Hubble trên vệ tinh Cobe đo được phông của bức xạ tàn dư từ thời điểm nổ Big Bang trong quá khứ mà khoa học xác định giả thuyết vũ trụ phát xuất từ "Big Bang" của Lemaitre là đúng.

          Suy diễn ngược thời gian tính toán sự giăn nở của vũ trụ, vị trí, sự di chuyển... của các ngôi sao, các dải ngân hà, khoa học hiện đại xác định nguồn gốc của vũ trụ như sau đây:

          13.81 tỷ năm về trước, một tiếng nổ phát xuất từ một điểm duy nhất, bắn tung gas và bụi bặm, liên tiếp gấp đôi thể tích với tốc độ sao xẹt, 34 con số không trước một giây (10-34 giây)! 380000 năm sau cho đến bây giờ, những thể vật này -bây giờ là những trái banh helium và hydrogen gas-, trở thành những ngôi sao khổng lồ, dính chùm vào nhau trong những giải ngân hà.

 

 

          Nếu c̣n sống, Phật năm nay 2563 tuổi, Jesus 2018 tuổi, Muhammad 1448 tuổi. Những năm tuổi này không nghĩa lư ǵ so với khủng long sinh sống ở trái đất 247 triệu năm trước, tuổi của trái đất là 4.543 tỷ năm, và dĩ nhiên tuổi của vũ trụ 13.81 tỷ năm (Sọ thủy tổ loài người hiện hữu trên trái đất xưa nhất mà nhân loại t́m được là 300,000 năm ở Morocco).

 

Những sọ của thủy tổ loài người xưa nhất (giống sọ người hiện đại bây giờ) mà nhân loại t́m ra được hầu hết là ở Phi Châu. Sọ xưa nhất mới khám phá vào tháng 6 năm ngoái, 2017, là ở Morocco (cao nhất bên trái).

 

Xương khủng long T. Rex t́m được c̣n nguyên vẹn nhiều nhất (90%) ở tiểu bang South Dakota, Hoa Kỳ vào năm 1990, ước lượng sống từ 67 đến 65,5 triệu năm trước . Người ta đặt tên nó là Sue theo tên của bà Sue Hendrickson, người khám phá ra nó chôn trong chân núi. Hiện giờ nó được trưng bày ở Field Museum, Chicago. Tôi đến Bảo tàng viện này vào năm 2012. 

 

          Đi máy bay từ Mỹ về Việt Nam và ngược lại, đường dài xa vời vợi. Ngừng chuyển tiếp ở Taiwan, tổng cộng thời gian bay là 19 tiếng đồng hồ. Đối với con người th́ trái đất quá mênh mông, quá to lớn. Thế nhưng nếu so sánh với vũ trụ th́ trái đất chẳng nhằm nḥ một tí ti ông cụ nào:

          Chu vi của trái đất là 40,070 km (24,900 miles), một con số khá to. Nhưng so với mặt trời th́ trái đất chỉ là hạt cát: mặt trời to hơn trái đất 1.3 triệu lần!

 

Mặt trời đỏ ở giữa. Trái đất chỉ là một chấm trắng nhỏ tí bên trái.

 

          Cùng sự so sánh ấy, mặt trời "không thấm thía" ǵ so với cả tỷ ngôi sao  khác trong vũ trụ: có những ngôi sao to gấp tỷ lần - chứ không phải triệu lần- mặt trời! Xin xem đoạn video Youtube này:  

https://www.youtube.com/watch?v=M4M6wlBjU38

Những ảnh sau đây so sánh các hành tinh, mặt trời và các ngôi sao khác từ nhỏ đến to (https://www.iceagenow.com/Solar_System_Relative_Size.htm1):

 Antares là ngôi sao sáng thứ 15 trên trời. Antares cách xa trái đất 1000 năm ánh sáng (vận tốc ánh sáng là 186,000 miles/giây , 300,000 km/giây)!

 

          Ban đêm nh́n lên trời, chúng ta thấy ngh́n ngôi sao.

 

Ảnh NASA

 

Tôi xin giải thích thêm về "ngôi sao" (star) và hành tinh (planet): Ngôi sao như mặt trời, chứa đựng toàn là khí nóng, 75% hydrogen và 23% helium nên tự nó phát ra ánh sáng. Giống như trái đất và mặt trời, sức hút của ngôi sao giữ lại những khí này trên mặt ngôi sao.

          Hành tinh như trái đất, tự nó không có ánh sáng, quay chung quanh một ngôi sao như mặt trời. V́ hành tinh không có ánh sáng và quá xa trái đất nên viễn vọng kính tốt nhất bây giờ không thể thấy được hành tinh khác. Người ta đoán rằng v́ có cả tỷ ngôi sao như mặt trời trong vũ trụ nên chắc cũng có cả tỷ thái dương hệ như của chúng ta (tám hành tinh quay chung quanh một mặt trời).

          Tuy rằng ngôi sao c̣n quá xa, viễn vọng kính không có khả năng chụp h́nh rơ ràng, nhưng từ giữa thập niên 1990 đến nay, nhờ đo sự co giăn của ngôi sao (khi hành tinh quay chung quanh mặt trời, sức hút của nó làm mặt trời co giăn thành một h́nh tṛn méo), mà khoa học gia khám phá được có hơn năm trăm thái dương hệ.

          Mặt trời là một ngôi sao, th́ có bao nhiêu ngôi sao trong vũ trụ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải biết có bao nhiêu ngôi sao trong một dải ngân hà, và bao nhiêu dải ngân hà trong vũ trụ.

 

Dải ngân hà Milky Way (National Geographic)

 

Ảnh JPL-Caltech

 

          Trái đất chúng ta nằm trong dải ngân hà Milky Way, với ước lượng có 240 tỷ ngôi sao. Nhưng có những dải ngân hà nhỏ hơn nên chúng ta chỉ  tính ước lượng trung b́nh mỗi dải ngân hà có 100 tỷ ngôi sao.

          Số lượng dải ngân hà mà khoa học đoán hiện hữu trong vũ trụ là 10 tỷ dải ngân hà.

          Nhân 100 tỷ ngôi sao với 10 tỷ dải ngân hà th́ con số ngôi sao ước lượng có trong vũ trụ là một ngh́n tỷ tỷ ngôi sao. Con số một với 21 con số không theo sau: 1,000,000,000,000,000,000,000 ngôi sao!

          Số lượng ngôi sao đă là khủng khiếp, th́ không gian để  cho 1,000,000,000,000,000,000,000 ngôi sao bay lơ lửng trong vũ trụ c̣n khủng khiếp đến chừng nào.

          Hành tinh xa nhất trong Thái dương hệ của chúng ta là Neptune (Hải Vương tinh), với khoảng cách là 2.8 tỷ miles (4.5 tỷ km). Trạm Phi thuyền Quốc tế (International Space Station) bay ṿng quanh trái đất với vận tốc 17,000 miles/giờ (28,000km/giờ). Với vận tốc này, con người bay 18.3 năm mới đến Neptune [Nếu nói về vận tốc ánh sáng 186,000miles/giây (300,000km/giây) th́ ánh sáng chỉ mất 240 phút, bốn tiếng đồng hồ].

 

 

          Con người trong vũ trụ không khác nào con kiến trên trái đất. Con kiến chắc mất cả ngh́n năm đi ṿng quanh trái đất th́ con người cũng mất cả trăm ngh́n năm đến những ngôi sao khác. Mất 18 năm mà con người chỉ đến được hành tinh xa nhất trong thái dương hệ th́ không bao giờ nhân loại có thể đến xem các ngôi sao trong dải ngân hà để khám phá huyền bí của vũ trụ.

          Tưởng tượng nếu con kiến nói được tiếng loài người, nếu nghe chúng nói chuyện tin một Đấng nào đó để được lên thiên đàng ở thế giới bên kia, chúng ta sẽ cười thầm v́ chúng nó quá nhỏ bé, quá không đáng kể. Chính v́ lư do này mà khi so sánh con kiến/trái đất với con người/vũ trụ, tôi nghĩ chết là hết.     

          Đây chỉ là quan điểm của riêng tôi, tôi không hề viết bài này với ư đả kích tôn giáo. Thật sự ra mọi người cứ nên tin vào niềm tin của ḿnh, cho dù đó là Chúa, Phật, ông Đạo Dừa, Đức Huỳnh Phú Sổ, hay thờ Ông Bà v́ tôn giáo nào cũng nhấn mạnh đạo đức trong sự dạy dỗ, huấn luyện con người trở nên tốt lành trong đời sống.

          Chỉ có một điều tôi đề nghị là chúng ta không nên tin một tôn giáo để cầu mong được hưởng thụ, hy vọng tôn giáo sẽ đem lợi lộc cho chúng ta về tiền bạc, của cải, t́nh yêu, danh vọng. Nếu một người  thật sự tin có thiên đàng/địa ngục sau sự chết th́ những thứ vật chất kể trên chỉ là phụ trội của một đời sống tạm bợ, vô nghĩa lư. Chúng nó không thể nào so sánh bằng những nghĩa cử và hành động nhân từ quên ḿnh cứu người, xả thân giúp nhân loại, đặt an ninh, quyền lợi, an sinh xă hội của người khác trên của ḿnh trong đời sống hiện tại trên trái đất.

-----------------------------------------------------------------

Phụ chú: 5 tôn giáo chính yếu, niềm tin và xuất xứ:

          1. Thiên Chúa giáo (Công giáo và Tin Lành, Christianity): Tin Đức Chúa Trời sáng tạo vũ trụ, tin Chúa Jesus là con Đức Chúa Trời, tin ba ngôi là một: Đức Chúa Trời, Đức Chúa Con Jesus và Đức Thánh Linh.

          Thiên Chúa giáo khởi nguồn từ Do Thái giáo (cùng tin Đức Chúa Trời và Cựu Ước như Do Thái giáo).  Người sáng lập Thiên Chúa giáo  Chúa Jesus, sinh năm 4 trước Công Nguyên - chết năm 30. Thiên Chúa giáo được chính thức là quốc giáo của đế quốc La-Mă vào năm 395. Căn cứ theo Kinh Thánh th́ Chúa Jesus là người duy nhất sống lại từ cơi chết.

          Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo là Biblos (tiếng Hy Lạp), Bible tiếng Anh.

          Thiên Chúa giáo tin là v́ Adam và Eva phạm tội không nghe lời Đức Chúa Trời nên tất cả mọi người khi sinh ra đều đă có tội. Cách duy nhất để "rửa" tội này và được sự sống đời đời là tin Chúa Jesus. V́ thế Thiên Chúa giáo gọi Jesus là Đấng Cứu Rỗi

          2. Hồi giáo (Islam): Hồi giáo cũng tin vào Đức Chúa Trời, nhưng giống như Do Thái giáo,  tin Đức Chúa Trời là một người duy nhất, không có ba ngôi. Hồi giáo gọi Đức Chúa Trời của họ là Allah. Hồi giáo cũng tin vào Đấng Cứu Rỗi, nhưng Đấng Cứu Rỗi là Muhammad, không phải Jesus. Hồi giáo công nhận có Jesus, nhưng Jesus chỉ là một người tiên tri, không phải Đấng Cứu Rỗi. Muhammad là người sáng lập Hồi giáo, sinh năm 570, chết năm 632.   

          Kinh Thánh của Hồi giáo là Quran hay Koran.

          Hồi giáo tin "nhân chi sơ tính bổn thiện", con người chỉ phạm tội khi trưởng thành, va chạm cuộc sống. Làm việc nhân từ và ăn ở đạo đức theo kinh Koran th́ sẽ được cứu rỗi.  

          3. Do Thái giáo (Judaism): Tin chỉ có một Đức Chúa Trời sáng tạo vũ trụ. Sáng lập viên là Abraham (sinh năm 1800 trước Công Nguyên). Do Thái giáo tin Jesus chỉ là một người Do Thái b́nh thường, bị đóng đinh v́ khai man là con Đức Chúa Trời, là Đấng Cứu Rỗi.

          Kinh Thánh của Do Thái giáo là Tanakh, tương tự với Cựu Ước của Thiên Chúa giáo.

          Do Thái giáo cũng không tin mọi người có tội v́ Adam và Eva. Ai phạm tội th́  chỉ cần sống theo dạy bảo của Kinh Thánh và thường xuyên cầu nguyện với Đức Chúa Trời để được tha tội. V́ thế Do Thái giáo để ra một ngày chuộc tội và sám hối đặc biệt Yom Kippur để cầu nguyện và xưng tội với Chúa. Ngày này thường xẩy ra vào Tháng 9 hay Tháng 10. Tín đồ tuyệt thực trong 25 giờ đồng hồ để cầu nguyện với Đức Chúa Trời.

          4. Ấn Độ giáo (Hinduism): phát xuất từ Ấn Độ, là tôn giáo xưa nhất trên thế giới, 4000 năm. Không một ai sáng lập ra Ấn Độ giáo.

          Ấn Độ giáo tin một Đấng Tối Cao duy nhất, Brahman. Đấng này muôn h́nh vạn trạng, có mặt khắp mọi nơi, ngay cả trong tâm linh mỗi người, gọi là Atman.

          Ấn Độ giáo tin thuyết luân hồi, đầu thai, nhân quả (karma), và cơi trần tục đầy đau khổ. Nhưng một người có thể thoát sự đau khổ đó để đến chốn thiêng liêng bằng cách t́m hiểu về Atman và Brahman.

          5. Phật giáo (Buddhism): Hiện hữu 2500 năm, không tin có một Đấng sáng tạo vũ trụ. Người sáng lập Phật giáo là Đức Phật, sinh ở Ấn Độ. Khi ra đời vào năm 563 hay 480 Trước Công Nguyên, Đức Phật  Hoàng Tử Siddhartha. Đức Phật tin theo Ấn Độ giáo về thuyết luân hồi, đầu thai, nhân quả (karma), và thế gian đầy khổ đau. Đức Phật nghĩ là muốn thoát khỏi sự đau khổ, thoát khỏi tái đầu thai vào trần tục, thoát khỏi ṿng luân hồi của cơi đời th́ phải tu luyện để đạt đến cơi vô không, Niết Bàn. 

Nguyễn Tài Ngọc

June 2018

http://saigonocean.com/

 

 

Tài liệu tham khảo:

wikipedia

http://christianityinview.com/xncomparison.html

http://www.bbc.com/future/story/20140812-how-was-the-universe-created

https://medium.com/starts-with-a-bang/ask-ethan-99-how-do-we-know-the-age-of-the-universe-64c07c83a80f

http://www.hawking.org.uk/the-origin-of-the-universe.html

https://medium.com/starts-with-a-bang/ask-ethan-99-how-do-we-know-the-age-of-the-universe-64c07c83a80f

https://www.space.com/13336-universe-history-structure-evolution-infographic.html

https://www.express.co.uk/news/science/814435/Homo-sapiens-fossils-East-Africa-Morocco-Hublin-Germany-Richter

https://www.relfe.com/07/solar_system_sun_earth_size.html

https://janus.astro.umd.edu/front/pages/links/Sizes1.html

https://en.wikiquote.org/wiki/Big_Bang#/media/File:The_History_of_the_Universe.jpg

https://kids.nationalgeographic.com/explore/space/milky-way/#milky-way-2.jpg

https://phys.org/news/2017-06-moroccan-fossil-rearranges-homo-sapiens.html

https://www.nationalgeographic.com/science/space/universe/galaxies/#/818.jpg

https://spaceplace.nasa.gov/review/dr-marc-space/solar-systems-in-galaxy.html

https://spacemath.gsfc.nasa.gov/weekly/10Page3.pdf