V min Tây, Cái Bè – SàiG̣n v đêm

Th Năm 20-Sep-2012

 

(Về  Việt Nam Dự Đám Cưới, 13-Sep đến 26-Sep-2012)

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

Sáng nay th́ vợ chồng chúng tôi phải dậy trước 5 giờ. 5 giờ rưỡi vợ chồng anh Lâm và chị Hương sẽ chở chúng tôi đi về miền Tây, Cái Bè. Nói "chở" như thế nhưng hầu hết người có xe hơi ở Việt Nam đều có tài xế. Lương tài xế cho tư nhân ở SàiG̣n trung b́nh khoảng 4 triệu đến 6 triệu ($200-$300 dollars/ một tháng. T́m được một chân tài xế thường trực cho tư nhân tương đối khó v́ số lượng xe hơi không nhiều, do đó rất nhiều người chạy taxi. Nói đến những từ ngữ sau 1975 tôi không quen thuộc, người ngoài Bắc c̣n gọi tài xế là "lái xe", như trong câu "Lái xe Nguyễn Văn Nam tông xe vào bụi cây".

 

Vợ chồng chị Hương rất sốt sắng muốn dẫn tôi ra Sapa, Lào Cai ngoài Bắc hay Nha Trang, nhưng tôi không muốn đi xa SàiG̣n, mất th́ giờ. Tôi đă định ra đường Đề Thám liên lạc với một công ty du lịch ở đó để đặt một tour về miền Tây như Mỹ Tho, Vĩnh Long... sáng đi chiều về, nên nói với chị ấy đi Mỹ Tho cho tiện. Hai vợ chồng có công ty, có nhà hàng, thế mà cả hai đều nghỉ một ngày để dẫn chúng tôi đi chơi làm chúng tôi rất cảm động. Đi Việt Nam lần này chúng tôi gặp rất nhiều người tốt bụng.

 

Trước 1975 khi ở SàiG̣n, tôi đi chỉ có hai nơi: Vũng Tầu và Đà Lạt. Vũng Tầu v́ hai anh tôi học ở Thiếu Sinh Quân, và Đà Lạt v́ có một lần vào năm lớp 9, trong cương vị thuyết tŕnh viên, tôi được trường Hùng Vương cử đi viếng thăm Lycée Yersin Đà Lạt. Một khi đă về Việt Nam th́ muốn đi xem thành phố nào chẳng được, thế nhưng tôi chỉ thích đi miền Tây, thứ nhất v́ cảnh trí sông ng̣i, nhà cửa đơn sơ mộc mạc quá khác xa bên Mỹ, và thứ hai, tôi yêu thích sự chất phác hiền ḥa của người dân miền Tây.

 

Đúng 5 giờ rưỡi sáng xe đă đến khách sạn đón vợ chồng chúng tôi. Trời vừa sáng mà chợ búa ở Cầu Ông Lănh trên Bến Chương Dương đă tấp nập. Tôi chưa bao giờ đến Chợ Cầu Ông Lănh. Rau trái bày bán quá thú vị đối với tôi v́ họ bày bán ngay trên lề đường.

 

Tôi thấy những biển tuyên truyền, khuyến cáo, nài nỉ tương tự  như thế này khắp nơi trong SG. "V́ hạnh phúc của gia đ́nh và toàn xă hội, hăy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ". Ai tốn tiền cắm những cái bảng này vô ích, v́ tôi nghĩ chẳng ai theo: dân chúng nghèo khổ, đồng tiền kiếm được bữa đói bữa no th́ họ sẽ lo cái bụng cho họ trước. Hăy làm cho họ có cơm no áo mặc, tâm thần khuây khỏa không phải lo kiếm miếng ăn th́ họ sẽ theo. Hơn nữa, nếu ḿnh muốn người khác làm ǵ theo ư của ḿnh th́ ḿnh phải làm gương cho họ trước. Ai cũng biết khi đi xe nếu  bị cảnh sát thổi ngừng lại th́ chỉ cần hối lộ là xong ngay. Ḿnh không nghiêm chỉnh th́ không thể nào bắt người khác nghiêm chỉnh được.

 

Nước Mỹ họ không giảng đạo đức  cho người lái xe. Họ cũng gắn bảng, nhưng rất đơn giản, thí dụ như: “Không cài dây an toàn sẽ bị phạt”, hoặc “Lane dành cho hai người trở lên. Xe chỉ có một người sẽ bị phạt $480 dollars”. Ai vi phạm th́ chỉ có một giải quyết duy nhất là trả tiền phạt cho chính phủ. 

 

Việt Nam có những căn nhà "siêu mỏng" như thế này là chuyện thường.

 

Chợ búa ở Quận B́nh Chánh, trước khi vào đường cao tốc TP HCM-Trung Lương

 

Đường cao tốc TP HCM-Trung Lương đi Mỹ Tho.

 

Người nào ở ngoại quốc khi nghe đến chữ "đường cao tốc" là sẽ nghĩ đến freeway với vận tốc 120 km-75 miles/ 1 giờ, hay như ở Đức, vô giới hạn. Thế nhưng trên con đường cao tốc tôi đi hôm nay phần đông vận tốc cao tốc là...60km = 37 miles/ một giờ, c̣n ít hơn vận tốc giới hạn của vài con đường trong thành phố Simi Valley tôi ở, 72 km-45 miles/ một giờ. Ai đọc tin tức VN trên Internet, đầy dẫy tin về đường mới làm mà đă bị ổ gà, bị lún khắp chỗ, th́ quả thật như vậy v́ chính tôi cũng đă mục kích nhiều ổ gà trên đường này.

 

Việt Nam phải áp dụng luật lệ ở phương Tây khi thiết kế đường xá để bảo đảm được hoàn thành tốt đẹp, bền bỉ lâu dài: công ty, thành phố, hay tỉnh lỵ nào xây ẩu tả vô trách nhiệm sẽ bị thưa kiện nhốt tù, phạt tiền,  và bỏ công sức sửa chữa trong suốt thời gian đường c̣n được bảo hiểm.

 

Chúng tôi ghé vào Mỹ Tho ăn hủ tiếu Mỹ Tho.

 

Bến Tre chỉ cách Mỹ Tho có 15 km về phía Nam nên ở đây kẹo dừa Bến Tre quảng cáo rất nhiều.

 

 

Vào ăn món hủ tiếu rồi cần đi toilette, tôi tá hỏa tam tinh v́ cái miếng để ngồi không có. Phần đông những nơi ăn uống b́nh dân là như vậy, toilette không có miếng để ngồi. Năm 2000 tôi dẫn bốn đứa con tôi về VN, khi dẫn cô con gái vào trong toilette ở một tiệm ăn trong SG, tôi vào xem trước khi cho nó vào, th́ thấy không có miếng để ngồi. 12 năm sau, mọi sự vẫn không thay đổi. Ai mở business ở Việt Nam, nhập cảng miếng ngồi toilette th́ chắc chắn sẽ trở thành triệu phú.

 

Trên đường đến Cái Bè, chúng tôi qua Cai Lậy 

 

và sau cùng đến địa điểm đi tour ghe thuyền xem chợ nổi Cái Bè.

 

Lúc này vào khoảng 10 giờ, trời vừa mới mưa xong, chúng tôi đă đến đúng ngay "Điểm đón khách tham quan Chợ Nổi Cái Bè”, thế nhưng khách ở đâu tôi chẳng thấy. Bước vào trong văn pḥng bán vé, một cậu con trai miệng cười hớn hở, đứng trước một bản đồ du lịch Cái Bè, bắt đầu diễn tả cho chúng tôi tour sẽ đi những đâu, phương thức đi như thế nào, và tốn bao nhiêu tiền:

 

"Chúng ta sẽ đi du thuyền lớn nhất thế giới Oasis (chiếc ghe hai mươi chỗ) thăm Chợ Nổi Cái Bè. Rồi chúng ta sẽ ghé xưởng làm chocolate Thụy Sĩ (kẹo dừa Bến Tre), xem cách làm cốm, đi ca-nô siêu tốc vào vườn trái cây (đi ghe có người chèo) nghe ban nhạc Beatles hát (nghe vọng cổ đàn sáu câu)." (Hmm, tôi thêm mầu Eatmancolor thêm)

 

Chương tŕnh quá hấp dẫn, giá chỉ có 250,000 đồng (12 dollars) một người, năm người là một triệu hai trăm năm chục ngh́n.  Thế nhưng chúng tôi đang ở Việt Nam nên dĩ nhiên phải có sự trả giá. Sau vài lời qua lại, hai bên đồng ư giá một triệu đồng  (50 dollars) cho cả năm người.

 

Hôm nay chúng tôi rất may mắn không có khách nên cả một chiếc ghe lớn hai chục ghế chỉ dành riêng cho năm người chúng tôi. Chụp h́nh chị Hương và vợ tôi trên bờ trước khi lên thuyền, tôi để ư thấy một hàng chữ bằng tiếng Anh: "Good luck to you! See you again!" làm tôi không khỏi thắc mắc trong đầu: tại sao họ lại chúc cho tôi "Good luck" ? Đi tầu có cơ hội sẽ bị  ch́m hay sao mà họ phải chúc cho tôi được may mắn? Tôi đang phân vân nếu tầu ch́m th́ tôi sẽ cứu cái bao máy chụp h́nh của tôi hay là vợ tôi trước th́ tôi đă thấy trong nóc tầu treo rất nhiều phao nổi. Người Việt ḿnh cần có sự huấn luyện nên dán bảng tiếng Anh nơi nào cho đúng chỗ, chẳng hạn như ở toilette ḿnh không thể nào gắn một bảng chữ : “Good luck to you!”

 

 

Anh hướng dẫn rất thân thiện, giới thiệu tên anh ta là Vũ. Vũ học xong ba năm đại học, trong khi chờ đợi học tiếp nữa th́ làm nghề hướng dẫn du lịch kiếm sống. Lương Vũ chỉ có ba triệu (150 dollars) một tháng, nhưng anh ta sống nhờ vào tiền "bo" (pourboire) của khách.

 

Vũ giải thích chợ nổi tấp nập từ tang tảng sớm đến 8 giờ, chúng tôi đi quá trễ nên sẽ không thấy  sự tấp nập đó. Ngày xưa có thời cả 700 chiếc thuyền bán, bây giờ chỉ có vào khoảng 300, 400 chiếc thôi. Người ta sinh sống trên thuyền, nên thuyền cũng là nhà của họ. Một chiếc thuyền như thế này bán 120 triệu đồng, 6000 dollars.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ở đầu thuyền có một cây giăng cao, gọi là bẹo. Thuyền nào bán ǵ th́ họ treo sản phẩm đó trên cây bẹo. Ở đây, chiếc thuyền này có trái bí treo trên bẹo, có nghĩa là họ bán bí.

 

 

Giá thực phẩm bán th́ rẻ vô cùng, 10,000 đồng (50 cents)/ 10 kí-lô khoai lang. Tôi không hiểu làm sao người ta có thể sống với lợi tức như thế.

 

Chạy ngang qua một thuyền bán dưa hấu, chị Hương muốn mua cả chục trái v́ chị có nhà hàng. Cách thức di chuyển dưa hấu giữa hai thuyền thật là ngoạn  mục, tuy rằng có một trái rớt xuống sông v́ Vũ bắt không kịp. Lần đầu tiên tôi biết dưa hấu nổi, không ch́m. Chúng tôi chỉ vói tay móc nó lên ở dưới sông.

 

 

Rất khó tưởng tượng là những người sống trên thuyền và những người có nhà sống dọc theo sông Tiền Giang và Hậu Giang dùng nước sông đục ngầu mầu cà phê sữa này cho tất cả nhu cầu nước thiết yếu  trong đời sống: nước rửa bát, nước tắm, nước giặt giũ, nước uống. Nước uống th́ họ c̣n dùng phèn lọc nước rồi đun sôi, chứ c̣n tất cả mọi thứ nước dùng khác, ngay cả nước giặt quần áo hay nước rửa bát, họ dùng thẳng nước sông, không lọc ǵ cả. Dùng nước sông giặt quần áo đôi khi ngứa ngáy v́ nước bẩn, và quần áo của họ mau bị ố vàng.

 

Nước sông nguyên thủy đă bẩn, nay lại c̣n bị ô nhiễm v́ đủ mọi lư do: các doanh nghiệp và các cơ sở chăn nuôi quy mô rộng lớn thải nước bẩn vào sông, dân chúng cũng như hăng xưởng dùng thuốc khử trùng, thuốc bảo vệ thực vật.... Theo một bản tin của  Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đăng ngày 28 tháng 2 năm nay, 2012, các tỉnh lỵ, đô thị loại II (như thành  phố Mỹ Tho) cho đến nay vẫn chưa có kế hoạch để đối phó với sự thải nước bẩn ô nhiễm này!

 

Phương tiện di chuyển giữa hai bờ sông vẫn là phà, 1000 đồng một người, xe gắn máy thêm 1000 đồng nữa.

 

Thuyền ghé đến chỗ bán nước trà pha mật ong để mời khách mua. Anh Vũ tŕnh bày cách lấy mật ong,

 

và rồi cách thức làm kẹo dừa ở Bến Tre.

 

 

 

 

 

Qua gian hàng kế bên, Vũ chỉ cho chúng tôi biết cách thức làm cốm. Lần đầu tiên tôi thấy "pop rice", "cốm rang". Tôi có quay phim ở link sau đây:

http://www.youtube.com/watch?v=4tokvN0X95k&feature=plcp

 

 

 

Thuyền chạy đến một chỗ khác để đổi sang ghe nhỏ, đi vào vườn trái cây. Vũ giải thích thuyền nào có một mảng lá dừa khô treo trên một cây chống là thuyền ấy treo bảng bán, như thuyền này (để ư cây dựng đứng bên phải của vải mui tầu).

 

Chúng tôi lại thấy thêm nhiều ghe trên chợ nổi.

 

 

 

 

Thuyền của tôi chạy qua một ghe nhỏ do một cô gái trẻ đang chèo rồi ngừng lại độ khoảng 50 thước trước cái ghe đó. Vũ giải thích cho tôi là hai chiếc ghe nhỏ sẽ chở chúng tôi vào vườn cây ăn trái, ghe cô này là một trong hai chiếc.

 

 

Anh trên thuyền chặt cho chúng tôi mỗi người một trái dừa. Anh Lâm và chị Hương leo vào một chiếc ghe.

 

Vũ và vợ chồng tôi leo lên chiếc ghe của cô trẻ tuổi.

 

 

 

Tôi cảm thấy thật xấu hổ v́ một người to con như tôi mà lại để cho một cô gái chèo nên hỏi cô ấy để tôi chèo được không, v́ sợ cô ấy mệt. Cô gái cười khúc khích, nói là không sao, cô ấy chèo quen rồi nên không mệt, nếu đưa cho tôi chèo, ch́m xuồng th́ tất cả sẽ bị  nguy khốn. Nói chuyện tôi mới biết cô ấy đă có một con trai. Càng nói chuyện trong khi cô ấy chèo trong hai mươi phút, tôi càng trở nên bẻn lẽn. Cái hăng say của tôi được ngồi trên ghe đi sâu vào đời sống của dân t́nh miền quê để t́m hiểu đời sống của họ bây giờ đă tan biến, để thay thế vào sự suy nghĩ làm sao cũng là người mà tôi được sống trong một quốc gia quá phong phú giầu sang, đồng lương tôi t́m không mấy khó khăn bằng trí óc, trong khi một cô gái mảnh khảnh, có con phải nuôi nấng, lại khó nhọc kiếm sống trong một môi trường mộc mạc đơn sơ. Càng xấu hổ hơn nữa khi tôi nghĩ đến tôi tướng tá to con, vai u thịt bắp, cân nặng hơn 180 pounds (81 kí-lô), từ xưa đến nay chỉ muốn mang cái trí óc, cái tâm năo, cái ḷng nhiệt huyết, cái sức khỏe của ḿnh để giúp đỡ người bất hạnh hơn ḿnh, người yếu đuối hơn ḿnh, người nghèo khổ hơn ḿnh, người cần sự giúp đỡ của ḿnh th́ hôm nay tôi lại để chính người đó, một cô gái cân nặng chỉ chừng 95 pounds (43 kí-lô), mệt nhọc chèo xuồng cho tôi để tôi được sung sướng.

 

 

Chiếc ghe đă cặp bờ để đi vào vườn trái cây. Tính tôi mít ướt dễ khóc nên không dám nh́n thẳng vào mặt cô ta, tôi dúi trong tay cô ta một số tiền, miệng nói cám ơn rồi bước chân  lên bờ. Tôi đi bộ không đầy một phút th́ ghe cô ta trở đầu lại, chèo cùng phía tôi đi bộ. Cái tính thẹn thùng của tôi từ bé đến lớn vẫn không thay đổi, như trong bài thơ tôi viết sau đây khi tôi 17 tuổi:

 

gió vật vờ trên ngàn cây cỏ ,
nắng phù du che đường dẫn đến trường.
sương dịu dàng ướm nhẹ ngỡ vương,
áo trắng quyện chân con bướm nhỏ.

buổi sáng mưa ướt ngập con đường nhỏ,
đi học về qua ngơ gặp người quen.
ḿnh giả vờ bước chậm, mặt làm nghiêm,
nhưng liếc mắt, cúi đầu len lén ngó.

ngày hôm ấy thẹn thùng hay làm bộ?
quên xanh nắng trở đă bao lần,
rồi hôm nào chợt nhớ, thoáng bâng khuâng
vài năm nữa ai kia c̣n đứng đó...

 

Tôi ngẩng đầu nh́n cô ta khi chiếc ghe chạy ngang tôi. Cô lái đ̣ nhoẻn miệng cười, vẫy tay chào tạm biệt. Tôi mỉm cười vẫy tay chào cô ấy lại, nhưng trong khóe mắt tôi đă có hai giọt lệ lăn tṛn trên má, thương hại cho một kiếp người sinh sống không đúng nơi, không đúng thời điểm.

 

Vườn trái cây chúng tôi đến xem chỉ là nhà của một người dân đă kư hợp đồng với các tour dẫn khách đến xem, có restroom cho ai cần đi toilette. Họ để ra vài chiếc ghế đẩu cho chúng tôi ngồi, cắt vài miếng xoài, ổi không hột, và đem ra vài cành nhăn cho chúng tôi ăn. Ai ăn thử muốn mua th́ họ sẽ lái xe gắn máy đi hái.

 

Chị Hương mua cả vài chục kư, và trong khi chờ đợi họ đi hái, Vũ dẫn chúng tôi đi bộ đến một căn nhà khác nghe hát cải lương, và ăn trưa, nếu muốn.

 

Nơi này cũng là một nhà tư nhân, có nhiều bàn ghế hơn, một anh đánh đàn và một cặp hát. Đây chỉ là nhà người ta ở nên người trong nhà nằm vơng hay ngồi  dưới đất ngắm... khách. Họ dọn ra một mâm trái cây, Vũ giải thích công ty của Vũ trả 90,000 đồng cho một mâm này. Lư do đến đây? Khách nghe vọng cổ, một nghệ thuật đặc thù của dân miền Nam ai nghe chắc cũng thích, và nếu có đói, đặt mua thức ăn, người trong nhà sẽ nấu cho ăn, nhưng khách phải trả tiền.

 

 

 

 

Click vào đây nghe hai anh chị này hát vọng cổ:

http://www.youtube.com/watch?v=a5Wngv237sg&list=UU4HgKHBPJSc7IixTnLnfqNw&index=1&feature=plcp

 

 

Ngồi độ hơn hai mươi phút th́ hai anh chị trên xe gắn máy, sau khi hái đủ hai chục kư nhăn, mang đến giao hàng. Đây là điểm chấm dứt của cuộc tour nên chúng tôi đi bộ ra ghe. Trên đường đi, hai người đàn bà mời chị Hương mua vài cây cam con. Chị Hương hỏi:

 

- Cam này là cam ǵ vậy chị?

- Cam này giống ngọt lắm. Trồng tám tuần là có trái rồi.

- Thiệt không? Tám tuần là có trái liền sao?

- Tui nói láo chết liền. Cây tụi tui gieo giống ở đây đều thuộc loại "siêu sớm".

 

Trong đầu tôi vừa suy nghĩ "siêu sớm" là ǵ, th́ nó cũng vừa đưa ra câu trả lời đoán: "siêu sớm" là cây trồng ra quả rất nhanh!

 

Thuyền chở chúng tôi trở lại bến. Lai rai đây đó, khách ngoại quốc cũng đến đây đi tour giống chúng tôi.

 

 

Tôi ra sau nằm vơng trong khi thuyền chạy. Nếu mát hơn một tí nữa th́ nhất định nằm ngủ trên thuyền như thế này thích chí hơn là ngủ trong khách sạn 5-sao The Four Seasons!

 

Chúng tôi ghé vào Nhà hàng Xẻo Mây, Khu 2, Thị Trấn Cái Bè, Tiền Giang, ăn trưa trễ. Pḥng ăn là những cḥi biệt lập rải rác khắp nơi. Trông th́ thơ mộng nhưng không thực dụng. Đặt thức ăn xong, hay cần ǵ, người phục vụ phải đi bộ ra tận đằng trước thông báo, nơi có nhà bếp nấu. Sau đó lại phải đi bộ xa vời vợi mang thức ăn đến cho khách.  Có lẽ họ nên bắt chước người mọi da đỏ đánh tín hiệu bằng khói liên lạc với nhau th́ nhanh hơn.

 

 

Chúng tôi về lại khách sạn trước 4 giờ chiều. Vừa cảm ơn anh Lâm, chị Hương và chú tài xế, chị Hương nói sẽ mang bánh ḿ thịt và nước mía đến cho tôi vào buổi tối.

 

Đường Bến Chương Dương

 

Quận 4, Khánh Hội bên tay phải

 

Phụ nữ chạy xe gắn máy ở SG phần đông mặc áo tay dài, che mặt để nắng không ăn da. Trời thật là nóng mà tôi thấy rất nhiều cô mặc sweater , áo ấm tay dài như ảnh dưới đây. Để ư cậu bé cũng mặc áo ấm!

 

 

Chiều nay tôi phải ra đường Nguyễn Huệ rửa h́nh. Đây là quanh cảnh SàiG̣n chập choạng tối. Trời lại mưa lác đác.

 

Thương xá Tax.

 

Building rạp hát Eden xưa

 

Đường Lê Lợi & Nguyễn Huệ

 

Đường Nguyễn Huệ

 

Rex Hotel

 

Louis Vuitton

 

Hotel Continental

 

Khách sạn Caravelle

 

 

Đường Đồng Khởi (Tự Do cũ)

 

Quốc Hội cũ bên trái, tôi đang đứng trước hiên của Khách sạn Caravelle

 

Block building Eden sau lưng vợ tôi  (đang xây), khách sạn Continental bên tay phải

Sheraton Hotel trên đường Đồng Khởi

 

Khách sạn Palace

---------------------------------------------------

 

Dưới chân tượng Nữ Thần Tự Do ở New York có ghi những hàng chữ sau đây từ bài thơ của bà Emma Lazarus:

 

"Hăy trao cho tôi sự mệt nhọc, sự nghèo khó của các anh,

Khối người của các anh mong mỏi được thở hơi thở tự do,

Những người bị đào thải nhung nhúc ở bờ biển của các anh,

Trao cho tôi người không nhà, người bị ngất ngư sau khi đi vượt đại dương.

Tôi nhấc cao đèn của tôi bên cạnh chiếc cửa vàng."

 

"Give me your tired, your poor,
Your huddled masses yearning to breathe free,
The wretched refuse of your teeming shore.
Send these, the homeless, tempest-tossed to me,
I lift my lamp beside the golden door!"

 

Câu này có nghĩa  là Tượng Nữ Thần Tự Do đón nhận tất cả các người nghèo khó, người ngất ngư v́ vượt đại dương đến định cư ở Hoa Kỳ. Bức tượng này là một biểu tượng của nước Mỹ mở rộng ṿng tay tiếp đón người nước ngoài mà khắp mọi người trên thế giới đều mơ tưởng đến nó.

 

Tôi đă từng là một người mệt nhọc, một người nghèo khó, một người không nhà, một người ngất ngư vượt đại dương được Hoa Kỳ tiếp nhận. Nghĩ đến những người đă cùng vào t́nh trạng của tôi hôm nay tôi đă có dịp trông thấy ở Cái Bè, những người nghèo khổ vời đời sống thật b́nh dị, tôi hy vọng là một ngày nào đó họ sẽ có được cái cơ hội đến "cửa vàng" như tôi.

 

Mới vài ngày trước đây, 15 Tháng 10 2012, Felix Baumgartner, một người Úc, từ một phi thuyền nhỏ ngoài không gian trên cao độ 24.26 miles (39 km) trong khí quyển, nhẩy xuống đất, chỉ bọc dù khi gần sát đất, trở thành người đầu tiên trong lịch sử "rơi" trong không gian, không dù, không máy bay hỗ trợ, chỉ thân người rớt xuống với tốc độ cực nhanh, phá vỡ bức tường âm thanh với tốc độ 833 miles (1340 km) /một giờ, hay là Mach 1.24.

 

Nguồn : ABC News

 

Ai muốn xem video của Felix Baumgartner th́ click vào đây:

 

http://www.youtube.com/watch?v=FHtvDA0W34I&feature=g-logo-xit

 

http://www.youtube.com/watch?v=l6nJtxAqocs

 

Video minh họa:

http://www.youtube.com/watch?v=86LqxfddDh8&feature=related

 

Felix Baumgartner phát biểu: "Khi đứng trên đỉnh cao của thế giới, cảm tưởng của tôi là ḿnh quá tầm thường, khiêm nhường... Đôi khi chúng ta phải lên thật cao để thấy ḿnh thật là bé nhỏ".

 

Không ai trong chúng ta gan dạ như Felix Baumgartner ra ngoài tầng khí quyển nhẩy xuống đất. Thế nhưng chúng ta không cần  đi xa như vậy để khám phá ra là ḿnh bé nhỏ, tầm thường, nên khiêm tốn. Ai cũng có thể về Việt Nam đến Cái Bé để thấy người dân sống thật b́nh dị. Tuy rằng đời sống vật chất của họ là một con số không to tướng, nhưng họ rất thân t́nh, rất niềm nở, rất ưu ái, rất thật thà, rất khiêm nhường mà chúng ta, những người sống trong một xă hội văn minh, những người vật chất không thiếu thốn, những người trí thức có bằng Tú Tài, Cử Nhân, Tiến Sĩ, Thạc Sĩ...,  rất nhiều người nhân phẩm không bằng một góc của họ.

 

 

(C̣n tiếp)

Nguyễn Tài Ngọc

October  2012

http://www.saigonocean.com

 

Tài liệu tham khảo:

http://giaothongvantai.com.vn/kinh-te/co-so-ha-tang/201111/o-ga-tren-dCT-TPHCMTrung-Luong-do-be-tong-nhua-khong-dam-bao-32192/

 

http://www.tinmoi.vn/lienquan/Duong-dan-vao-cao-toc-TPHCM-Trung-Luong-bi-nut-241187.html

 

http://www.cwrpi.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1327%3Anuoc-song-tien-ngay-cang-o-nhiem&catid=3%3Atin-tai-nguyen-nc&Itemid=7&lang=vi

 

http://en.wikipedia.org/wiki/Statue_of_Liberty