Xin đng làm ca sĩ

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

Trong tất cả các phương pháp tra tấn tù nhân, waterboarding là một trong những phương thức hữu hiệu nhất. Người tra tấn không cần tốn sức lao động, không cần vũ khí gây ra máu me mà tù nhân đă vội vàng đầu hàng, t́nh nguyện trả lời vấn cung.

Waterboarding (Water: nước, board : tấm gỗ) là một h́nh thức tra tấn, tù nhân nằm dài trên một miếng gỗ, hai chân và hai tay bị xiềng xích, mặt của tù nhân bị bịt kín bằng một miếng vải hay một miếng plastic có một lỗ hở thông qua khẽ mồm. Tấm gỗ nằm nghiêng 30 độ hay 45 độ với tù nhân nằm ngửa nh́n lên trần nhà, đầu  hướng về phía đất. Người tra tấn sẽ đổ nước từ từ vào mặt tù nhân. Cảm giác chết ngộp trong khi tay chân bị trói là một cảm giác kinh hoàng. Waterboarding có thể làm tù nhân chết đuối trên cạn, dry drowning, óc và phổi hủy hoại v́ thiếu dưỡng khí, xương tay chân có thễ bị gẫy v́ tù nhân oằn oại cố vẫy vùng để tránh khỏi chết ngộp.

Waterboarding - Tranh vẽ của cựu tù nhân Vann Nath bị tra tấn thời Khmer Rouge.

Tranh trưng bày ở Bảo Tàng Viện Diệt Chủng Tuol Sleng, Cam Bốt

Ảnh diễn lại waterboarding - Ảnh lấy từ Internet

Mặc dù nhiều người cho rằng waterboarding là vô nhân đạo, -ngay cả chính phủ Hoa Kỳ đă xử tử vài người lính Nhật Bản đă dùng phương thức waterboarding tra tấn lính Mỹ đến chết ở Thế Chiến Thứ Hai-, Cơ Quan T́nh Báo  C.I.A. chính thức công nhận đă dùng waterboarding tra tấn ba tù nhân Al-Qaeda: Khalid Sheikh Mohammed, Abu Zubaydah, và Abd al-Rahim al-Nashiri vào năm  2002 và  2003 ở Vịnh Guantánamo*.

Tra tấn lối waterboarding tuy đơn giản nhưng hữu hiệu. Các nhân viên t́nh báo của Cơ Quan T́nh Báo C.I.A. trong thời gian huấn luyện t́nh nguyện bị tra tấn kiểu này th́ trung b́nh họ chịu nổi chỉ có 14 giây là đầu hàng vô điều kiện. Khi tin  chính quyền George Bush Con dùng phương thức  waterboarding tra tấn tù nhân được tiết lộ vào năm 2007, phe tả phái ở Hoa  Kỳ phẫn nộ và làm lớn chuyện. Họ cho rằng waterboarding là một cách tra tấn hành hạ (torture) tù nhân, hành động Hiệp Ước Genève cấm kỵ (Chính quyền Bush bất đồng ư, nói waterboarding không phải là tra tấn mà là một kỹ thuật chất vấn -interrogation).  Nhiều đài truyền h́nh đă cho kư giả của ḿnh t́nh nguyện bị tra tấn bằng phương pháp waterboarding để quay phim rồi chiếu cho dân chúng xem. Tuy rằng có một người chịu đựng đến 16 giây, hầu hết tất cả chỉ trong ṿng có vài giây là khủng hoảng tột độ, yêu cầu chấm dứt.

Waterboarding  gây cảm giác kinh hoàng tột cùng. Không cần bị bắn hay đâm chém mà tù nhân phải đầu hàng, nhanh chóng tiết lộ bí mật. Tù nhân không có một dấu vết thương tích như vừa mới trải qua một cơn tra tấn, v́ thế nó là một trong những kỹ thuật C.I.A. dùng để khảo cung tù binh.

Tuần vừa rồi vợ chồng chúng tôi đi dự một đám cưới, và giống như hầu hết mọi đám cưới Việt Nam  chúng tôi đi dự ở bên Mỹ, lễ lộc tŕnh làng nhà trai nhà gái b́nh thường không có ǵ để nói. Chỉ cho đến khi bắt đầu giờ văn nghệ giúp vui, các ông bà tranh nhau lên khán đài  xin cống hiến một bản nhạc để "giúp vui chương tŕnh" th́ lúc ấy quan khách mới kinh hoàng, có cảm tưởng bị tra tấn không thua ǵ waterboarding: cơ thể không có dấu vết ǵ là bị hành hạ nhưng tinh thần th́ sa sút tột độ như chồng bị vợ cấm cung hai tháng.

Con người từ thưở khai thiên lập địa đă thích ca hát. Nhạc cụ xưa nhất thế giới người ta t́m được là một chiếc sáo làm bằng xương khoảng 35,000 năm trước đây. Trong văn hóa của bất cứ quốc gia nào th́  ca nhạc đều đóng góp một phần quan trọng trong đời sống của dân chúng, từ văn hóa La Mă, đến Ai Cập, Trung Hoa, hay Ấn Độ. Thế nhưng tất cả những quốc gia ấy không thể nào so sánh bằng sự yêu chuộng âm nhạc của văn hóa Việt Nam. Khi quân nhà Nguyên xâm lăng nước ta, vua Trần Thánh Tông hội họp quần thần vào năm 1284 để t́m phương thức đối phó địch quân th́ Đại Nhạc Hội Trung Tâm Asia đă triệu tập ca sĩ hát bài Hội Nghị Diên Hồng: "Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến....". Khi quân nhà Hán xua quân đánh nước ta ở Bến Bạch Đằng vào năm 938, Ngô Quyền không đủ lính tráng nên đă hô hào trai tráng t́nh nguyện tham trận. Duy Khánh đáp lời kêu gọi đi quân dịch nên đă hát bài "Xuân này con không về", gửi gấm tâm t́nh của đứa con trai cho mẹ trước khi lên đường nhập ngũ.

Ở hải ngoại giá trị đồng tiền to lớn,  kiếm tiền không khó khăn so với các Đệ Tam quốc gia  nên việc mua sắm hàng hóa trở nên dễ dàng. Việt Nam có những gia đ́nh không có tủ lạnh hay TV nhưng ở hải ngoại hai thứ đó là căn bản tối thiểu của đời sống như bát đũa, nồi niêu, soong chảo, không gia đ́nh nào không có. Ở Mỹ hay Canada tôi thấy có một thứ khác, ở Việt Nam thuộc vào loại xa xí phẩm, nhưng ở đây th́ hầu như nhà nào cũng có: máy hát karaoke. Chỉ cần hai trăm đô-la là một người có thể mua máy karaoke về nhà cuối tuần tập luyện cho hàng xóm nghe điên cả óc, phải xin vào dưỡng trí ở nhà thương điên Biên Ḥa. Mọi người có karaoke một sớm một chiều  trở thành ca sĩ cố-ư-không-bất-đắc-dĩ. Đây là sự khác biệt của làn sóng di cư năm 1954 và đoàn người di tản năm 1975: những người di cư năm 1954 đều là những người bất tài không có năng khiếu về nghệ thuật, trong khi những người di tản năm 1975 sau khi mua máy karaoke mang về nhà, tất cả  đều khám phá ra ḿnh có một biệt tài xưa này không bao giờ nghĩ đến. Cái biệt tài đó là trở thành ca sĩ.

Muốn học hỏi để biết làm bất cứ một thứ ǵ sẽ tốn nhiều th́ giờ. Học nấu ăn th́ phải biết thịt thà loại ǵ, rau cỏ ra sao, đo lường như thế nào, ngâm, nấu trong bao nhiêu lâu. Học sửa xe th́ phải biết nguyên tắc máy phát nổ, biến điện như thế nào, dầu nhớt lưu thông ra sao, thắng xe bóp dăn bố thắng cách nào. Học làm thợ mộc th́ phải biết chọn loại nào là gỗ tốt, dùng máy móc đủ  loại để cưa, cắt, chạm trỗ, đánh vernis thế nào cho đẹp....  Môn nào cũng đ̣i hỏi nhiều thời gian và cũng đ̣i hỏi sự tinh tế của trí óc để nhận định, học hỏi rồi thi hành. Trái lại, hát karaoke th́ không: không cần biết nhạc lư, không cần học Quốc Gia Âm Nhạc, không cần vận động đầu óc hai mươi lăm thành công lực đọc nốt nhạc v́ điệu nhạc đă ghi sâu sẵn vào trí óc của mọi người từ bé. Bây giờ tôi có thể hát lại vanh vách những bài hát của Hùng Cường - Mai Lệ Huyền hát: “V́ cớ làm sao u sầu mà không thèm nói, V́ cớ làm sao anh về mà em chẳng vui…”, “Khoác lên ngực áo anh một ṿng hoa. Cớ sao tự nhiên em lại thẹn thùng…”, “Em biết tại sao lúc này lính dù lên điểm? Đi ra đường phố nhiều cô nh́n nổ con ngươi…? ngày xưa khi tôi c̣n bé, ông Trọng bán tem sát bên nhà tôi sáng Chủ Nhật nào cũng bật máy nhạc magnétophone hát những bài này một tháng cả chục lần. Không cần học nhưng nếu bị trả bài, tôi bảo đảm hát sẽ không sai một chữ,  không lên xuống sai một tông. Ai cũng có thể trở thành Duy Quang, Elvis Phương, Ư Lan, Lưu Bích, Khánh Hà, Diễm Liên.... Ai ca sĩ, ta cũng là ca sĩ.

Đi học th́ sau khi cộng, trừ, nhân, chia, điểm trung b́nh, cuối năm cả lớp biết ngay người giỏi, kẻ dở,  Mỹ th́ theo thứ hạng A,B,C,D,F, Việt Nam th́ theo thứ tự hạng nhất đến hạng chót. Muốn vào đại học hay các ngành chuyên nghiệp th́ phải thi. Ai giỏi thiên hạ biết liền v́ người dở sẽ không đậu. Trái lại, nhân tài hát karaoke th́ khác. Không có tổ chức thi cử nên ai cũng trở thành ca sĩ thứ thiệt. Không có người phán đoán ḿnh hát dở nên ai cũng nghĩ ḿnh hát hay. Không có người ngoài mách nước ḿnh là nhân tài chưa lên mà đă xuống nên ai cũng tưởng ḿnh là một tài năng mới thế giới chưa bao giờ khám phá, một Carrie Underwood  của American Idol, một Susan Boyle của Britain's Got Talent, một Christophe Willem của Nouvelle Star, một Eva Avila của Canadian Idol, hay một Uyên Linh của Vietnam Idol.

Tuy rằng ở nhà tôi không bao giờ nghe nhạc, nhưng nếu đi dự một buổi ca nhạc sống mà ca sĩ hát hay, tôi cũng rất thích. Đi dự đám cưới cũng không khác ǵ đi nghe nhạc sống. Nếu một ca sĩ hát hay th́ tôi cũng như bao nhiêu người khác vỗ tay tán thưởng v́ họ có tài thiên phú thu hút tâm hồn khán giả qua một bài hát. Khổ nỗi những người hát hay thường ít hát hoặc nếu hát th́ chỉ hát một bài v́ họ khiêm nhường muốn dành th́ giờ cho người khác có dịp hát.  Ca sĩ karaoke th́ trái lại, hát bao nhiêu bài cũng không đủ. Tôi  đă mục kích vài lần ca sĩ karaoke vừa hát xong khán giả chưa kịp móc cà chua trong ví chọi lên sân khấu để bày tỏ ư kiến của ḿnh  th́ ca sĩ karaoke đă nói : "Thành thật cảm ơn sự hoan hô nồng nhiệt của quư vị (họ cố t́nh không biết khán giả vỗ tay v́ lịch sự), và để đáp theo lời yêu cầu của số đông quan khách (dù rằng chẳng có  một ma nào yêu cầu), tôi xin hát tiếp bài thứ hai....". Không cần dí súng vào đầu mà bỗng dưng vớ được một cơ hội áp giải cả trăm người tụ họp vào một chỗ, v́ thế các ca sĩ karaoke này lợi dụng cơ hội tŕnh diễn một-bài-không-đủ-hai-bài-mới-phê để chẳng bơ công tập luyện, mà không cần biết bao nhiêu người chỉ v́ nghe giọng hát của ḿnh làm nội tạng của họ bị chấn thương trầm trọng.  

Những ca sĩ karaoke tự-ḿnh-nghĩ-ḿnh-là-ca-sĩ-thứ-thiệt không có môi trường tŕnh diễn để thế giới khâm phục tài năng của họ nên khi có dịp ở những buổi tiệc tùng, reunion, đám cưới... th́ họ tranh giành với nhau lên trổ tài. Nếu  chương tŕnh dài quá hạn, khổ chủ phải quyết định cho người này hát, không cho người khác hát th́ hậu quả sẽ hơn quả bom nguyên tử nổ ở Hiroshima.  Tôi có đi dự một đám cưới mà v́ chương tŕnh quá dài, gia đ́nh tổ chức chương tŕnh phải cắt phần tŕnh diễn của một bà chồng là nha sĩ. Bà ta về giận c̣n hơn là mối thù của con quỷ truyền kiếp. Bà ta, vợ của một ông nha sĩ, gia đ́nh giầu có khắp nơi đều biết th́ chuyện bà ta có tiếng hát vượt không gian và thời gian dĩ nhiên là ô-tô-ma-lắc, làm sao những người này cả gan không cho bà ta lên sân khấu  để cử tọa mất đi một dịp may trăm năm mới có một lần chiêm ngưỡng một giọng hát oanh vàng thỏ thẻ (nhưng cũng đầy bao nhiêu ghẻ)?  Thế Chiến Thứ Ba v́ thế lăng nhách bùng nổ, t́nh nghĩa bạn bè chỉ v́ một bài hát mà gián đoạn muôn đời.

Tôi để ư  một điểm là những ca sĩ karaoke hát dở nhưng cứ hăm he đ̣i lên tŕnh diễn hầu hết là những người có tiền tài hay chức vụ trong xă hội. Không một ai nghe chị Hai bán chè hay cô Năm làm nghề tính tiền ở Siêu Thị Vạn Phát khi có tiệc tùng muốn lên hát giúp vui, mà chỉ thấy bà Nha Sĩ Nường, ông Bác Sĩ Đạm, chủ tiệm Nail Hoa Huệ, bà chủ tiệm nữ trang Đại Phát Tài....tranh giành với nhau được lên hát như các lực sĩ chạy đua 100 thước rút. Theo những người này th́ nghề nghiệp, danh vọng, tiền tài, của một người  khi tiêu diêu miền chín suối chưa đủ gây tiếng vang cho hậu thế; chỉ có giọng ca rùng rợn của ḿnh mới thật sự bảo đảm  tiếng tăm lẫy lừng ngh́n đời thế hệ về sau.   

Nghiệp đoàn luật sư tả phái Hoa Kỳ ACLU (American Civil Liberties Union) không đồng ư với C.I.A., cho rằng tra tấn những tù nhân khủng bố Hồi Quốc đă phá sập hai ṭa building World Trade Center ở New York với phương pháp waterboarding là vô nhân đạo nên vào  năm 2004, ACLU thưa chính quyền Bush, đ̣i C.I.A. tiết lộ cách thức C.I.A. tra tấn tù nhân, dùng waterboarding như thế nào**. Tháng 5 năm nay, Ṭa Kháng Án Vùng 2  -The 2nd US Court of Appeals-  xử ACLU thua, cho rằng  phương thức tra tấn của C.I.A. thuộc bí mật quốc pḥng, không nằm trong Freedom Of Information Act nên  C.I.A. có quyền không tiết lộ. (Freedom Of Information Act là một đạo luật bắt buộc chính phủ phải cung cấp tài liệu, nếu được báo chí hay dân chúng yêu cầu).

Đi ăn đám cưới vô t́nh phải ngồi hết cả buổi để nghe những ca sĩ karaoke tự phong chức ḿnh là ca-sĩ-thứ-thiệt hăm hở trổ tài hát xướng th́ không khác ǵ tù nhân bị tra tấn với waterboarding. Xứ Mỹ có câu thành ngữ dậy cho tôi “Don’t get mad, get even(“Đừng nổi nóng, hăy trả thù”). Tôi sẽ đệ đơn thưa chủ nhân đám cưới đă mời tôi đi dự tiệc nghe hát làm tinh thần tôi bị khủng hoảng kinh niên, không hy vọng chữa khỏi. Thế nhưng khác với Nghiệp Đoàn ACLU, tôi không lo ngại sẽ bị thua theo số phận của họ v́ khi ra ṭa, tôi sẽ phát h́nh video clip của những ca sĩ nghĩ ḿnh là ca-sĩ-thứ-thiệt này làm bằng chứng cho quan Ṭa xem.

Bảo đảm chỉ cần sau khi xem vài phút là ông Thẩm Phán sẽ bắt tôi tắt video clip ngay lập tức, tay chỉ vào TV loạn xạ, miệng hét lên những tiếng thét hăi hùng:

-Waterboarding! Waterboarding!

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/

September 2012 

Ghi chú:

 

*Guantánamo Bay: Vịnh Guantánamo là một căn cứ quân sự Hoa Kỳ, 45-mile (117.6 mét) vuông, tọa lạc trên vùng Đông Nam của đất Cuba, dùng để giam giữ và chất vấn tù binh chiến trường. Vào ngày 10-Tháng 6-1898, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đánh nhau với Tây-Ban-Nha (lúc bấy giờ Tây-Ban-Nha thống trị Cuba), đổ bộ lên Guantánamo Bay và chiếm đóng từ đó cho đến nay, 114 năm. Vào năm 1903, Mỹ và Cuba kư thỏa ước Mỹ thuê Vịnh này với giá 2,000 đồng vàng một năm. Năm 1959, Cuba đ̣i Mỹ trả lại Guantánamo nhưng lợi dụng một khẽ hở trong hợp đồng khi Fulgencio Batista đại diện cho Cuba kư kết với Mỹ vào năm 1934, Mỹ vẫn giữ Guantánamo Bay cho đến bây giờ (khẽ hở đó là cả hai quốc gia phải đồng ư thảo thuận th́ việc trả Guantánamo Bay cho Cuba mới tiến hành. Mỹ vẫn c̣n bất đồng ư kiến với Cuba nên việc trao trả Guantánamo Bay không thể nào xẩy ra).

 

Căn cứ quân sự ở Guantánamo là địa điểm lư tưởng cho Mỹ giam giữ tù binh chiến trường v́ nơi đây không thuộc về Hoa Kỳ, do đó tù binh ở đây không được hưởng quyền lợi như nếu bị giam giữ trên đất Mỹ.

   

**Đồng ư với quan điểm của Nghiệp Đoàn Luật Sư ACLU là dùng waterboarding tra tấn tù binh Al-Qaeda ở Guantánamo Bay là vô nhân đạo, vào tháng Giêng năm 2009,  Tổng Thống Obama kư sắc lệnh nghiêm cấm C.I.A. và quân đội Hoa Kỳ không được dùng waterboarding để tra tấn tù nhân (Obama không cần biết đến việc Al-Qaeda dă man vô nhân đạo đă dùng 16 cảm tử quân khủng bố giết chết 2,977 dân lành vô tội ở New York, Washington D.C. , Pensylvania, và gây ra cả trăm tỷ đô-la thiệt hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ).

Tài liệu tham khảo:

http://articles.cnn.com/2012-05-21/us/us_scotus-cia-interrogations_1_court-blocks-release-interrogation-waterboarding?_s=PM:US

http://en.wikipedia.org/wiki/Waterboarding

http://1howmany.com/how-many-people-died-in-9-11

 

http://www.historyofcuba.com/history/funfacts/guantan.htm

http://www.theatlantic.com/entertainment/archive/2012/04/did-humans-invent-music/255945/