Du lịch Paris, London April-2011

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/

 

 

Ngày xưa khi mới quen nhau tính đến chuyện hôn nhân, có một việc tôi giấu không cho vợ tôi biết v́ sợ khi biết được th́ nàng sẽ hủy bỏ lời thề non nước: tôi thích con nít nên muốn nhiều con. Khi đă lấy nhau nàng chỉ muốn hai đứa. Tôi th́ muốn ít nhất bốn con nên với kinh nghiệm đầy ḿnh học hỏi từ Kissinger ở Hiệp Định Ba-Lê trong việc thương lượng, tôi nói với nàng là tôi muốn mười đứa. Dĩ nhiên làm ǵ mà nàng bằng ḷng, do đó tôi đề nghị hai bên nên nhường nhau một tí: tôi hy sinh thay v́ muốn mười th́ bớt bốn chỉ c̣n sáu, nàng cộng thêm bốn th́ con số cũng là sáu. Nàng nhất định không. Lúc ấy th́ tôi mới bớt thêm hai đứa nữa, chỉ c̣n bốn. Tôi nói với nàng như thế là tôi đă nhân nhượng quá mức  rồi, không thể nào xuống hơn được nữa. Nàng mà không hợp tác th́ tôi sẽ đến Ngă Tư Trần Quư Cáp t́m đại chị Năm Hàng Xén nào quỳ gối van xin chị ấy cho tôi “liên hệ t́nh cảm” sinh sản cho tôi vài chục tá con nít. Lời hăm dọa của tôi xem thế mà có hiệu lực: nàng sinh ra bốn đứa con. Khi chúng nó c̣n nhỏ th́ vài năm viếng thăm Disneyland, Universal Hollywood hay Six Flags Magic Mountain là đủ. Thế nhưng khi chúng nó đă đến tuổi hiểu biết, và trước khi chúng nó trưởng thành sống đời tự lập, tôi muốn cả gia đ́nh thăm viếng hai quốc gia: Việt Nam và Pháp.  Việt Nam là v́ đó là nơi “đêm đông lạnh lẽo tía nó sinh ra đời”.  Pháp là v́ vợ tôi có một quan hệ đặc biệt học tiếng Pháp từ nhỏ và vẫn c̣n nói tiếng Pháp lưu loát, không như tôi học tiếng Pháp chương tŕnh Việt bây giờ chỉ c̣n nhớ vài chữ  “đờ-manh ma-tanh”, và gặp một cô gái nào đẹp th́ xổ nho: “Vous êtes très jolie”. Mười năm trước cả gia đ́nh đă đi Việt nam. Năm nay là năm cuối cùng cậu con út học Trung học, ít  c̣n cơ hội gia đ́nh đi đâu chơi xa chung với nhau nên nhân dịp lễ Phục Sinh cậu út được nghỉ một tuần, chúng tôi đi Paris.

 

La Tour Eiffel:

Người Mỹ sống ở West Coast, mé biển phương Tây, có lợi hơn người sống ở East Coast, mé biển phương Đông, khi đi Việt Nam v́ thời gian ngắn hơn, thế nhưng khi đi Paris th́ ngược lại: đi thẳng không ngừng từ Los Angeles mất 11 tiếng, trong khi từ New York chỉ mất 7 tiếng. Bận về cộng thêm một giờ. Máy bay rẻ nhất bay không ngừng từ L.A. là Air Tahiti Nui. Của rẻ là của hôi: hành khách phải nghe nhạc eo éo của thổ dân Tahiti, anh em bà con của nhạc Ấn Độ, trong suốt quăng đường bay. 11 giờ đồng hồ ngồi trên máy bay nghe nhạc thổ dân Tahiti, cái cực h́nh đó không thua ǵ sự tra tấn phải ngồi xem hết 45 phút kịch của một show Paris By Night.

Biến cố September 11 làm đi máy bay bây giờ không c̣n là một thú vui nữa. Chẳng những trước khi vào khu chờ đợi máy bay bị xét lên xét xuống qua máy chiếu quang tuyến, cảnh sát L.A. cũng cho xe lính chận xét ngay từ ngoài đường đi vào phi trường. Tôi không hiểu thiết lập chận kiểm soát xe có dụng ích ǵ v́ mười lần tôi dừng xe lại th́ mười lần cảnh sát chỉ nh́n rồi vẫy tay cho tôi lái  qua không hỏi han, không mở cốp xe xem có dấu bom hay vũ khí hay không. Lần tới lái xe vào LAX, tôi thử viết một bảng chữ to tổ bố để trên kính xe: “Tài xế của bin Laden” để thử xem cảnh sát có chận xe tôi lại khảo hạch hay không.

Lần cuối cùng vợ chồng tôi đến Paris là bốn năm trước, 2007. Tổng Thống Pháp lúc bấy giờ là Jacques Chirac, Tổng Thống Mỹ là George Bush. Các nhà chính trị Pháp lúc bấy giờ ghét chính sách gungho của George Bush, chống Mỹ tới cùng ở Liên Hiệp Quốc trong việc Mỹ quyết định đánh Iraq. Bốn năm sau, thái độ của dân Pháp đối với Mỹ đă thay đổi: Mỹ bầu Obama có chính sách tả phái như Pháp, và Tổng Thống Nicolas Sarkozy là một người bảo thủ, xung phong đem máy bay Mirage oanh tạc Lybia. Nhưng đó chỉ là thay đổi duy nhất v́ khi máy bay đáp xuống phi trường Charles De Gaulle, tất cả vẫn y hệt như lần đầu tiên tôi đến Paris 25 năm về trước ở Terminal 2A: Building cũ mèm chật hẹp, trần nhà thật là thấp. Cái restroom đàn ông ở khu chờ đợi 25 năm trước chỉ có một toilette, bây giờ vẫn có một toilette. Khu vực lấy hành lư cực kỳ nhỏ với hành khách đứng chen chúc 3,4 lớp người tranh nhau xem hành lư ḿnh đă ra chưa. Ai đến LAX hay tất cả các phi trường lớn của Mỹ sẽ thấy là họ bành trướng, tân trang, khuếch trương, cập nhật hóa không ngừng, trần nhà cao cả chục thước thật khoảng khoát, trong khi Terminal 2A Charles De Gaulle như một con khủng long đứng lại ở một điểm cố định trong thời gian. Phi trường của một cường quốc thế giới mà c̣n lỗi thời hơn phi trường Burbank của thành phố địa phương kế bên thành phố của tôi ở. Tệ hơn nữa, c̣n thua Tân Sơn Nhất của Việt Nam! Thảo nào mà phi trường Charles De Gaulle, cùng với anh em láng giềng phi trường Anh Quốc Heathrow Airport luôn được xếp hạng là phi trường tệ nhất thế giới. Thay v́ bỏ tiền làm bom oanh tạc Lybia, chính phủ Pháp nên phá sập những terminal này, xây lại cho mới v́ phi trường quốc tế phải đại diện cho niềm kiêu hănh của một quốc gia: đây là nơi đầu tiên du khách ngoại quốc mục kích quốc gia ḿnh (Tôi phải chú thích thêm ở đây là tôi chỉ nói về Terminal 2A, nơi các hăng máy bay nghèo như Air Tahiti, Air Canada, Aeroflot, British Airways (À há! Dân Pháp không thích dân Anh!)...đáp và cất cánh. Terminal 1 th́ rất là tân kỳ hiện đại).  

Ra đón chúng tôi ở phi trường là ca sĩ tài tử Trâm Anh và anh của vợ tôi. Gia đ́nh chúng tôi quá đông, sáu người, gần bằng gia đ́nh của Lạc Long Quân và Âu Cơ nên phải cần hai xe. May là xe của Trâm Anh là xe van Renault Espace mới chở đủ cả người và hành lư. Một hành lư to tướng chỉ chứa những thứ anh vợ tôi muốn mua ở Mỹ v́ món ǵ ở Mỹ cũng quá rẻ so với bên Pháp (muốn mua từ Pháp cũng không được v́ phần lớn các hăng Mỹ không gửi hàng ra ngoại quốc). Trâm Anh là bạn học Regina Pacis của Loan. Chuyến đi này chúng tôi sẽ ở apartment của vợ chồng Anh Nghĩa và Trâm Anh. Hai cô con gái buổi tối sẽ qua apartment của một cô bạn nữa của Loan, Phương Nga, ở cách Trâm Anh chỉ có hai block.

Paris là thành phố có nhiều du khách ngoại quốc đến thăm nhiều nhất thế giới, 15.1 triệu người vào  năm 2010 (thứ nh́ là London 14.1 triệu, thứ ba là Singapore 11.6 triệu du khách). Thành phố có du khách trong nước và ngoài nước viếng thăm nhiều nhất thế giới là Orlando, Florida với 48 triệu, thứ nh́ là New York City với 47 triệu.  V́ có quá đông người đến phi trường cùng một lúc, phải mất hơn một tiếng rưỡi đồng hồ chúng tôi mới ra khỏi terminal. Lư do mất thời giờ là v́ chờ đợi hành lư chứ Quan thuế Pháp làm việc rất nhanh, không cần điền giấy tờ trên máy bay, chỉ liếc sơ qua passport, đóng dấu rồi cho đi, không xét hỏi. Nếu biết trước như thế th́ tôi đă chuyển lậu mười thùng nước mắm Hai Con Cua để tặng bạn bè mỗi người một chai.

 

Musée de l’Armée:

V́ có một tai nạn xẩy ra trên xa lộ nên mất thêm gần hai tiếng chúng tôi mới về nhà. Apartment của anh Nghĩa & Trâm Anh ở quận 16, một trong những quận đắt tiền nhất ở Paris (có 20 quận). Căn nhà trước mặt là sông Seine, nh́n bên trái là Tour Eiffel, xa khoảng hai miles. Trung b́nh apartment một pḥng ngủ ở Paris là 60 mét ca-rê, hai pḥng ngủ là 80 mét ca-rê. Nhà này đến 100 mét ca-rê, có nghĩa là tương đối lớn. Giá một mét ca-rê ở khu vực này vào khoảng 10,000 -11,000 Euro một mét vuông. Đổi ra hối xuất đô-la, apartment 100 mét vuông (1070 square feet) giá là $1,600,000 đô-la! Beverly Hills là thành phố đắt nhất ở miền Nam California, giá nhà vào khoảng $757 dollars/ 1 square foot (8160 dollars/5495 Euro /1 mét ca-rê). Số tiền này quá rẻ so với nhà Paris ở quận 16 này  $1,450 dollars/1 square foot  (15,591 dollars/10,500 Euro/1 mét ca-rê). Đấy là chưa có chỗ đậu xe. Building nào may mắn có chỗ đậu xe th́ giá bán một chỗ parking là 60,000 Euro. Ở khu building này số apartment đông hơn chỗ cho xe đậu, ai đến trước th́ có chỗ. Có nghĩa là trả 60,000 Euro mà c̣n không bảo đảm ḿnh có chỗ đậu mỗi ngày!

Paris giới hạn chiều cao building tối đa là 37 thước (121 feet) trong trung tâm nên một building có nhiều lắm là 11, 12 tầng. Tất cả cao ốc kỹ nghệ tân thời xây ở khu La Défense, ngoài mép Paris. Một ngoại lệ  duy nhất là cao ốc Tour Montparnasse, cao 210 mét, 59 tầng dùng là văn pḥng, được cho phép xây vào năm 1972 ngay giữa Paris. Nhưng sau khi xây xong, Tour Montparnasse trông quá đơn giản, quá xấu, thiết kế quá lạc lơng so với những building xưa cũ hiện tại đến nỗi làm chính phủ  ban lệnh cấm không cho xây thêm cao ốc trong Paris. Cầu thang máy trong các building cũ rất nhỏ, chứa đuợc bốn  người trong khi cầu thang máy nhỏ nhất ở Mỹ có lẽ lớn hơn gấp ba lần. Building khu nhà anh Nghĩa & Trâm Anh là ngoại lệ, có đến hai thang máy, một cái nhỏ xíu vừa đủ cho một người ở gần cầu thang đi bộ dành cho khách. Cậu con út của tôi to như vơ sĩ sumo vô t́nh không biết lấy thang máy nhỏ này. Khi đến nơi, cửa cầu thang mở ra, nó nh́n tôi mặt tái mét: “Bố, Con biết là ở Paris cái ǵ cũng nhỏ, nhưng con không ngờ là nó nhỏ dữ như vậy!”

Tôi không gặp anh Nghĩa v́ anh đă ra nhà hàng, nhưng gặp Mai Thi, con gái của hai người. Mai Thi học tiếng Anh ở trường Paris, qua Mỹ vài lần, có khiếu sinh ngữ nên nói tiếng Anh thông thạo và phát ngôn chuẩn như người Mỹ. Nếu không nói, không ai biết được Mai Thi là Parisienne. Gặp lại bốn đứa con tôi, Mai Thi nói tiếng Anh thao thao bất tuyệt. Trút hết hành lư đồ đạc ở pḥng giữa nhà, tôi ra ban-công đứng xem xe cộ chạy dưới đường Quai Louis Blériot và con sông Seine ở trước mặt. Je suis revenu à Paris, et la vue est fantastique! Tôi đă trở lại Paris và phong cảnh thật là đẹp!

 

Sacré Coeur:

Anh Loan đưa Loan ra phố Tầu ở Treisième Arrondissement, quận 13, đổi tiền  dollar qua Euro. Dân Mỹ nào muốn bầu cho Obama một lần nữa th́ cứ nên đi du lịch ra ngoại quốc để thấy giá trị đồng đô-la tụt dốc thật thảm hại, 1 Euro = 1.45 dollar. Chỉ trong hai năm tại chức mà tiền thâm hụt của tổng ngân sách quốc gia dưới Obama đă hơn tám năm thời George Bush con. Tiền thâm hụt chỉ một tháng 3 vừa rồi nhiều hơn cả một năm 2007 của George Bush! Obama đă không tạo ra tiền mà c̣n tiêu sang như mấy chị em ta, v́ thế cả thế giới không c̣n tin tưởng vào giá trị đồng tiền Mỹ. Chỉ cần vài năm nữa thôi là đồng đô-la sẽ bắt kịp giá trị tiền của bác Hồ. Lúc đó th́ tất cả dân Mỹ nên hát bài “Như có Obama trong ngày vui đại thắng….”

Nghỉ ngơi một tí, tôi và mấy đứa nhỏ đi bộ ra tháp Eiffel. Con đường đi dọc theo sông Seine này thật quen thuộc: Radio France, một copy của tượng Nữ Thần Tự Do tặng cho Mỹ ở Pont De Grenelle, khách sạn  Novotel mười mấy năm trước đây chúng tôi ở một tuần kể cả giá vé máy bay chỉ có $750 dollars. Bây giờ $750 dollars chỉ mua đuợc chỗ ngồi dưới ḷng bánh xe của máy bay, mà c̣n không bảo đảm khi đến nơi sống hay chết. Đi đến dưới cầu Metro Bir-Hakeim, Mai Thi cho chúng tôi biết họ quay phim Inception ở đây. Thả bộ 15 phút nữa, chúng tôi đến tháp Eiffel. Tôi định nếu vắng người th́ leo lên tháp nhưng đó chỉ là ư nghĩ trong chuyện khoa học giả tưởng. Thật ra số người đợi quá đông, họ không bán vé lên tầng cao nhất nữa. Lần tới ai có muốn lên đỉnh khỏi phải đợi th́ có một cách: trên tầng cao nhất là một nhà hàng. Đặt chỗ đến ăn th́ 100% sẽ lên đó không xếp hàng.

 

La Défense:

Những ngày tiếp theo đó, dùng Metro tôi dẫn mấy đứa nhỏ đi xem những thắng cảnh của Paris. Ở Mỹ đất đai rộng lớn thẳng cánh c̣ bay, tuy rằng có xe bus nhưng không thể nào đi đây đó nếu không có xe hơi. Ngược lại, du khách đến Paris có thể một ḿnh đi khắp nơi v́ phương tiện giao thông quá hữu hiệu với hệ thống chuyên chở. Dưới ḷng đất th́ có xe điện ngầm Metro chằng chịt trong Paris. Đi ra ngoại ô th́ dùng RER (RER chạy thẳng đến Chateau Versailles). Trên mặt đất th́ có xe bus và Tramway. Tôi dùng cả bốn phương tiện giao thông, thế nhưng dùng Metro nhiều nhất v́ rất tiện. Một số lớn dân Paris dùng Metro đi làm, v́ thế mới có câu: Metro, Boulot, Do do (đi xe điện, đi cày, đi ngủ). Nếu đi thường xuyên th́ mua vé cả ngày hay một tuần th́ rẻ hơn mua từng vé, 1.5 Euro. Chỉ có mỗi một bất lợi là vào mùa hè khí hậu nóng bức, đi lúc cao điểm xe chật như cá sardine đóng hộp th́ khi vào xe ḿnh không ngửi Eau de javel, Eau de cologne, nhưng mà là Eau de… personne, mùi thơm rùng rợn chỉ thua mùi lựu đạn cay.

Tôi liệt kê vài chỗ con tôi thấy thú vị trong chuyến đi này:

Les Catacombes: Ngày xưa Paris có thông lệ chôn người chết gần nhà thờ. Quốc giáo Pháp là Công giáo nên nhà thờ đầy dẫy ở Paris, và do đó nghĩa địa mọc lên như nấm khắp nơi. Thế nhưng cho dù nghĩa địa có nhiều bao nhiêu, đến một lúc Paris không đủ chỗ chôn nên nhà chức trách tạo ra nghĩa địa Saints Innocents ở khu Les Halles để chôn người nghèo v́ chỉ có người giầu mới có tiền làm mồ mả riêng rẽ. Lối chôn người nghèo này đôi lúc quá tàn ác: xác chết quăng xuống đất, ḥm giữ lại để dùng làm lễ đưa ma cho người kế tiếp. Đến thế kỷ thứ 17, v́ t́nh trạng vệ sinh ảnh hưởng đời sống dân Paris, và v́ không c̣n chỗ cho người sống, cảnh sát trưởng Alexandre Lenoir nẩy ra ư kiến di chuyển tất cả xương người ra ngoại ô. Người kế vị, Thiroux de Crosne, thay đổi địa thế, và chỉ trong hai năm, vào năm 1788, tất cả xương người được di chuyển vào dưới hệ thống đường hầm   Denfert-Rochereau. Metro số 4 và số 6 sẽ đến Denfert-Rochereau. Les Catacombes mở cửa từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, giá vào cửa là 8 Euro. Lần đầu tiên tôi đến vào lúc hai giờ trưa, hàng đứng đợi dài từ chợ Bàn Cờ ra bến Bạch Đằng nên chúng tôi phải trở lại ngày hôm sau, đến đó 9 giờ rưỡi sáng. Đi 130 bậc thang xuống dưới ḷng đất rồi đi ngoằn ngoèo độ một cây số th́ sẽ thấy hai bên là xương người chất đống. Ai cao hơn 6 feet (1m83) th́ cẩn thận. Nhiều chỗ cậu con tôi đụng đầu trần hầm.

 

Les Catacombes:

Nghĩa địa Père Lachaise: Khi Paris di chuyển xương người ở Saints Innocents xuống đường hầm, họ thiết lập bốn nghĩa địa chính ngoài khu phố chính của Paris: Montmartre phía Bắc, Montparnasse phía Nam, Passy phía Tây, và Père Lachaise ở phương Đông. Père Lachaise lớn nhất và nổi tiếng nhất trong bốn nghĩa địa này. Hầu hết tất cả những người nổi tiếng của Pháp chôn ở đây, Tổng Thống, ca sĩ, tài tử, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ….Điểm lạ nhất tôi thấy là nhà cửa ở Paris đắt như vàng nên xây nhỏ xíu, trong khi ở nghĩa địa này th́ mỗi phần mộ cất to khổng lồ. C̣n sống di chuyển chỗ này chỗ kia nên mới cần ở chỗ to, chết rồi nằm yên không cựa quậy th́ cần mồ mả to làm ǵ. Tôi t́m măi mà không thấy mộ của Michael Jackson!

 

Nghĩa địa Père Lachaise:

Mont Saint-Michel: Loan có một anh bạn tên là Toàn, sống ở Rambouillet, 50 km phía Tây Nam Paris. Trước chuyến đi, Ṭan đă hỏi muốn đi đâu Toàn sẽ chở đi thế nhưng ngại làm phiền người khác, chúng tôi nói thôi, chỉ quanh quẩn ở Paris. Khi đến ở Paris vài ngày, Thứ hai Toàn lại sốt sắng hỏi sao không muốn đi đâu chơi, nói là Thứ Bẩy vừa rồi vừa mới chở bạn đi Mont Saint-Michel ngủ qua đêm, đẹp lắm, nếu muốn th́ Toàn chở đi. Loan chưa đi nơi đó nên nói OK. Thế là Toàn nghỉ ngay ngày hôm sau, mướn một chiếc xe van chín chỗ ngồi để chở chúng tôi và Mai Thi. Sáng sớm Thứ Ba chúng tôi đi Metro đến nhà ga Montparnasse, lấy xe lửa RER đến nhà Toàn ở Rambouillet rồi từ đó Toàn chở chúng tôi đi Mont Saint-Michel, ở vùng biển phía Tây của Paris, lái xe mất độ 3 tiếng 45 phút.

Mont Saint-Michel là một lâu đài đại, ngày xưa nằm trên một con đảo nhưng theo thời gian, cát bồi đắp ở chung quanh nên khi thủy triều xuống, cát nối liền từ đất liền đến đảo. Nó là một lâu đài đại với nền móng cao chót nên trong cuộc chiến 100 năm, bao nhiêu lần Anh mang quân sang đánh với mộng chiếm đóng nhưng không lần nào thành công. Đến  Révolution française, 1789–1799, Mont Saint-Michel không c̣n tu sĩ hiến dâng đời ḿnh cho Chúa (họ di tản hết sang núi Tà Lơn) nên biến thành một nhà tù.

V́ khoảng cách từ Paris quá xa (ngày Thứ Bẩy anh Toàn đi nói trên xa lộ có tai nạn, mất hơn sáu giớ đồng hồ mới đến nơi), đến Mont Saint-Michel nên ngủ qua đêm. Có hai khu khách sạn gần đó, ở khu đầu tiên trên đường gặp th́ rẻ hơn khu gần nhất, khoảng cách giữa hai khu cũng không có   bao nhiêu, có lẽ ngắn hơn hai cây số. Đến bây giờ khi ngồi viết lại bài tường tŕnh này mà tôi vẫn thán phục ḷng niềm nở cực kỳ sốt sắng của anh Toàn đối với bạn bè, dù rằng chỉ gặp mỗi mùa nhật thực.

 

Mont Saint-Michel:

 

London: Sau mười năm đào đường hầm dưới ḷng biển English Channel, năm 1994, Anh và Pháp khánh thành đường xe lửa nối liền London và Paris với một đoạn dài 37.9 km (23.5 miles) đi dưới ḷng biển, một kỷ lục trên thế giới. Từ Paris đi London bằng xe lửa Eurostar bây giờ rất dễ dàng, không cần đi máy bay, đến nơi tương đối nhanh. Trước khi đi chúng tôi vào website của Eurostar để mua vé: http://www.eurostar.com/dynamic/index.jsp. Chọn site tiếng Pháp, rẻ hơn 20, 30 đô-la, so với  nếu chọn tiếng Anh, xứ Mỹ, tôi không hiểu tại sao. Chọn chuyến trực tiếp (chỉ ngừng một chỗ là Ashford Airport), v́ có chuyến ngừng ờ nhiều trạm. Giống như máy bay, tùy theo ngày và giờ đi mà giá cả khác nhau nên xem lịch nhiều ngày để chọn chuyến đi rẻ nhất. Và cũng giống như máy bay, mua vé càng trễ  th́ giá càng đắt, do đó nên đặt mua vé càng sớm càng tốt.

Xe lửa khởi hành từ Gare du Nord ở Paris (nên đến trước một giờ đồng hồ v́ phải qua Quan Thuế Anh). Nhà ga này khá lớn v́ bao nhiêu đường xe điện Metro, RER dừng ở đây. Có khoảng 6 chiếc xe lửa dừng ở trong ga, và trong khi mọi người đứng ngơ ngác chưa biết đến chỗ nào, tôi đến một ông đứng dưới bảng Information để hỏi xem xe đi London nằm ở đâu. Biết sức ḿnh  không nói được tiếng Pháp, tôi hỏi ông ta:

-Excuse moi, je ne parle pas Francais. Parlez vous Anglais?

Ông Tây nh́n tôi cười:

-Non, je ne parle pas l’Anglais, mais votre Francais est bien. Vous pouvez me demander en Francais.   

Cùng bất đắc dĩ, tôi ráng ..rặn ra:

-Je vais…. aller… à Londres. Où est…. le train… à Londres?

Ông Tây vừa nói, vừa giơ tay chỉ cho tôi biết phải đi lên lầu, và nói thêm:

-Je vous ai dit que vous pouvez parler Francais!

Xe lửa chạy vận tốc trung b́nh là 171 km (106miles) /1giờ, theo chương tŕnh th́ 2 giờ 20 phút là đến nơi, thế nhưng cả lượt đi lẫn về đều bị trễ. Lần đi họ nói v́ lư do program computer trục trặc, trễ 40 phút. Lượt về th́ tài xế Pháp đổ lỗi cho bên Anh giới hạn vận tốc khi xe chạy bên phần đất Anh. Hmmm, sao tôi có cảm tưởng Anh và Pháp vẫn chưa ḥa thuận với nhau.

Xe ngừng ở trạm Saint Pancras International ở London. Chúng tôi t́m quầy bán vé, mua vé đi xe điện ngầm cho cả ngày, 6.5 bảng Anh/ một vé. Có vé này th́ di chuyển vô giới hạn trong xe điện dưới đường hầm mà bên Anh gọi là TUBE. Bảng hiệu cho xe điện ở ParisMETRO , hay M, th́ ở London họ đề  là UNDERGROUND với ṿng tṛn đỏ. Xe điện ngầm bên Anh mới hơn Paris, sơn ba mầu lá cờ Union Jack của Anh: xanh dương, trắng, đỏ. Thế nhưng khác với Paris đường hầm khoan rất rộng cho xe chạy hai chiều, ở Anh đường hầm khoan chỉ vừa đủ cho một xe. V́ lưỡi khoan tṛn, đường hầm tṛn, mui xe điện cũng là h́nh tṛn, không là h́nh chữ nhật như xe điện ở Paris hay ở các thành phố lớn bên Mỹ. Do đó, những người hơi cao một tí như tôi nếu đứng ở mép cửa hai bên hông th́ khốn khổ v́ phải cong đầu xuống. Thêm một điểm bất lợi là ở Paris các tuyến đường họ đánh số, ở London không dùng số mà đặt tên làm ḿnh khó nhớ. Nhớ số luôn luôn dễ hơn nhớ tên, nhất là nếu người đó là ngoại quốc. Tóm lại tôi thích hệ thống Metro ở Paris hơn London.

 

Tower Bridge, London:

 

Dùng Metro di chuyển đến nơi ḿnh muốn xem, trong ṿng 5 tiếng rưỡi là chúng tôi xem hết những thắng cảnh ở London: Buckingham Palace, The houses of Parliament, Westminster Abby, London’s Eye, Big Ben, Tower Bridge, Thames River, Abbey Road, nơi The Beatles chụp bức ảnh trong một album của họ…

Ngẫu nhiên chúng tôi đến hai ngày trước đám cưới của Prince William và Kate Middleton nên ở lề đường trước nhà thờ Westminster Abby, thiên hạ đă mang lều ra ngủ dọc theo lề đường để dành chỗ tốt xem đám cưới vào sáng Thứ Sáu. V́ không đủ th́ giờ, chúng tôi vào một tiệm mua fish and chip nổi tiếng của Anh to go (ở những tiệm bán bánh ḿ London hay Paris, giá bán ngồi ăn trong tiệm đắt hơn mua mang đi). Đến lúc muốn vất rác th́ t́m lơ con mắt không thấy một thùng rác. Hỏi một người cảnh sát tôi mới biết: Họ cất hết thùng rác để ngoài đường v́ sợ quân khủng bố dấu bom trong bao rác! V́ thế mà nhiều người cứ để đại ly nước, rác ngay góc đường. Tôi thật không hiểu tại sao người Anh và cả thế giới hào hứng bồn chồn xem đám cưới hoàng gia. Đối với tôi, mọi người sinh ra b́nh đẳng. Không thể nào có sự bất công vô lư một người sinh ra ḍng dơi vua chúa tiền rừng bạc bể (số tiền này lấy của dân!) trong khi người khác nghèo đói không có miếng cơm ăn. Trong đám cưới này, nh́n những người đàn ông cấp bậc vua chúa, hoàng tử như Prince Charles mặc quân phục  hoa ḥe hoa sói với đủ mọi ṿng vàng, huy chương… mà tôi không dấu được sự nực cười. Cái áo không làm nên thầy tu. Thùng rỗng lúc nào cũng kêu to. Xem những bậc tướng lănh của Mỹ:  họ thật sự là những người giỏi v́ phải học bao nhiêu bằng Master mới được phong chức, thế mà quân phục chỉ là một mầu xanh với ngôi sao đại diện cho cấp bậc. Nh́n những bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, học biết bao nhiêu năm thành tài, đồng phục họ chỉ là một mầu trắng đơn giản. Chúng ta phải loại trừ bất công v́ bất công là mầm móng của nổi loạn, mà khi nổi loạn th́ sẽ có đổ máu, và khi đổ máu th́ người nghèo khổ thường chết trước.

London lái xe ngược chiều với Mỹ, tôi đi bộ băng qua đường mà cứ quên ngó lộn chiều. Có lẽ phần đông du khách cũng nh́n lộn hướng nên ở chỗ lằn kẻ đi bộ, họ sơn hẳn chữ to tướng trên mặt đất: “LOOK RIGHT”. Ngay cả cầu thang máy escalator trong Metro, nếu có hai thang máy hai bên , chiều đi tới luôn là bên trái, không là bên phải. Có một thứ tôi không thích ở London là taxi. Tất cả taxi dùng chỉ một loại xe, sơn mầu đen, h́nh dạng không khác ǵ xe ḥm, xấu ơi là xấu. Không phải chỉ có ở Mỹ là Trung Cộng mới bỏ tiền mua hăng xưởng khắp nơi: Một công ty ở Shanghai đă kư hợp đồng với Công ty LTD , chủ Taxi London để sản xuất 3000 chiếc bán cho ngoại quốc với giá gần $34,000 đô-la một chiếc.

 

London:

 

Dân Anh rất lịch sự, tôi hỏi hai người chỉ phương hướng, cả hai đều vồn vă trả lời. London khá sạch, có lẽ là v́ họ dọn dẹp cho buổi đám cưới. Anh giống như Pháp là số dân Hồi quốc càng ngày càng gia tăng. Dân Hồi ở Anh  đến từ Pakistan, Bangladesh, Ấn Độ, những nước ngày xưa là thuộc địa cũ của Anh; trong khi dân Hồi bên Pháp đến  từ  Algeria, Morroco, Tunisia.., xưa là thuộc địa của Pháp. Thành phố London có nhiều camera gắn trên đường phố nhiều nhất thế giới để quay phim dân chúng trong việc kiểm soát an ninh. Tuy rằng số dân Hồi ở Anh khá đông, hơn 2.5 triệu người, lần này đi Metro tôi ít thấy  bóng dáng họ. Hay là Phú-Lít tạm thời giam giữ họ ở Khám Chí Ḥa cho đến sau buổi đám cưới.

Buổi sáng chúng tôi rời Paris chuyến xe Eurostar 8:10 AM sáng. Xem hết London, 6:00 PM chiều trở lại nhà ga để lấy chuyến xe 8:00PM về lại Paris lúc 10:30 tối. Đi Metro nửa tiếng nữa, 11 giờ khuya về đến nhà.

Đi Paris lần nào tôi cũng có một cái thú là sáng sớm đi bộ đến boulangerie mua bánh ḿ baguette đem về ăn với beurre Président. Một buổi sáng vợ chồng tôi mua ba ổ, ba người ăn hết mỗi người một ổ. Bạn của Loan, Phương Nga nhà gần kế bên, sáng nào cũng mua đủ  loại bánh của Pháp: baguette, croissant, pain au chocolat, pain aux raisins….mang đến. Nhà Trâm Anh th́ có đủ loại jambon, confiture… Cậu con trai tôi bên Mỹ chỉ ăn sandwich Mỹ, ít ăn bánh ḿ baguette, vậy mà qua đó ngày nào nó cũng ăn bánh ḿ.

 

London:

 

Paris est trop cher. Paris rất đắt đỏ. Thức ăn và xăng nhớt đă đắt (10 đô-la/ 1 gallon so với Mỹ là $4.40 đô-la/ 1 gallon), thuế VAT (Taxe sur la Valeur Ajoutée, Value Added Tax) trên hàng hóa là 19.6% , so với Sales tax ở Los Angeles là 9.75%. Ở Pháp giá hàng hóa đă bao gồm thuế VAT, trong khi ở Mỹ, giá hàng hóa chưa tính sales tax. Khi trả tiền th́ người tính tiền mới cộng thuế thêm vào. Bên Mỹ chỉ có người mua nhà mới trả thuế đất, bên Pháp ngoài thuế đất (mua nhà), người mua nhà và người mướn nhà phải trả thêm thuế ở nữa. Thuế đă đắt mà lợi tức người đi làm thu vào ít hơn bên Mỹ: nhân viên một tuần chỉ làm có 35 giờ, và không ai có quyền làm hai “job” một lúc. Ngược lại ở Mỹ, nếu có khả năng và có thể t́m được việc, một người có thể làm 2,3 “job”  không ai cấm cản. Tôi biết một cô y tá làm hai xuất cho hai nhà thương khác nhau, một tuần làm 80 tiếng. Lương cô ta v́ thế gần bằng lương bác sĩ.

Theo thống kê của  Economist Intelligence Unit vào năm 2010, Paris là thành phố có đời sống đắt đỏ nhất thế giới (thứ nh́ là Tokyo, thứ bẩy là London). Vào một nhà hàng b́nh thường ăn trưa, hai trứng omelette là 11 Euro, sandwich là 19 Euro. Không biết có phải tại v́ tôi mắc dịch, hay tại v́ thức ăn đắt quá làm tôi đau bụng ăn mất ngon, kể cả tiệm Á Đông như buffet all you can eat, Dimsum Cúc và Hùng bao ở phố Tầu Treisième (không có chỗ đậu hai người phải đậu xe thật xa phố Tầu rồi đi máy bay vào). Chỉ có ba chỗ mà chúng tôi thấy ngon. Một là những tiệm bán bánh ḿ baguette với jambon nhan nhăn ở Paris. Hai là cơm tối bà chủ nhà hàng kiêm ca sĩ Trâm Anh nấu ăn ở nhà. Và ba là thức ăn ở nhà hàng Le Lotus Blanc trên đường Rue Bourgogne, gần Assemblé Nationale, của hai vợ chồng. Cô con gái lớn của tôi chỉ ăn rau không ăn thịt, nói món rau ở Lotus Blanc nó ăn là   “ngon nhất từ xưa tới nay”.  Nhà hàng anh Nghĩa có rất nhiều du khách ngoại quốc đến ăn v́ họ đọc những lời khen trên Internet. Đây là link của website Tripadvisor của Mỹ xếp hạng Le Lotus Blanc đứng hạng thứ 43 trong 6,644 nhà hàng ở Paris: http://www.tripadvisor.com/Restaurant_Review-g187147-d1070218-Reviews-Le_Lotus_Blanc-Paris_Ile_de_France.html.

Khi đi ra ngoại quốc, tôi thích ở nhà người quen hơn là ở khách sạn v́ nó cho ḿnh thấy đời sống dân chúng ở nước ngoài khác hơn nước Mỹ nơi tôi ở như thế nào. Khách sạn ở nơi nào cũng giống nhau, chỉ khác nhau chỗ sang trọng. Tôi nhớ lần đầu tiên về lại Việt Nam năm 1995, nằm ngủ trong nhà một người quen, nh́n con thạch sùng ḅ trên tường mà tôi thấy thích  thú và… kinh dị. 20 năm tôi sống  Mỹ không thấy con thạch sùng nên quên bẵng nó. Buổi tối nằm trên giường trông con thạch sùng bỗng dưng mang lại bao nhiêu kỷ niệm khi c̣n nhỏ tôi dùng b́ bắn cho nó rớt xuống rồi đem đến nhà ông hàng xóm cho cá ăn. Lần đầu tiên đi Paris, tôi ngủ ở một apartment một ḿnh. Ban đêm thỉnh thoảng một vài lần có tiếng đồ đạc rớt trong tường đánh thức tôi dậy. Chăm chú nghe tiếng đó một lần nữa, tôi mới khám phá ra trong tường là một lỗ hổng chạy từ tầng cao nhất xuống tầng trệt, vào thẳng thùng rác. Mỗi apartment có một lỗ  hổng nhỏ có nắp đậy. Khi muốn đổ rác th́ người ta vất vào đó, rác rớt thẳng xuống thùng rác ở dưới nhà. Ở Canada, mỗi lần chúng tôi đến chơi ở nhà anh Sơn và cô Hai Sen ở Fort Erie gần thác Niagara Falls, một ngày ít nhất là mười lần cô chủ nhà cứ nói với tôi: “Tài Ngọc tắm chưa? Đi tắm một cái cho nó khỏe!” Ban đầu th́ tôi tưởng cô Hai Sen chê tôi hôi, nhưng dần dần th́ tôi khám phá ra anh Sơn bắt nước từ thác Niagara Falls vào nhà, nước dùng miễn phí vô giới hạn nên cô Hai Sen cứ bắt tôi đi tắm hoài. Dân Canada ở sạch có khác!

 

Metro Paris:

 

Ở Mỹ khi đi chợ, dân chúng lái xe đến siêu thị, mua ba chục bao thức ăn v́ bỏ trong cốp bao nhiêu cũng vừa, lái xe về nhà đậu trong garage, mang 30 chục bao thức ăn vào bếp không chút khó khăn (đây là lư do 2/3 dân chúng Mỹ bụng to hơn bao gạo). Trong khi ở Paris, v́ phải đi bộ từ chợ về, đi cầu thang lên apartment của ḿnh, và v́ thức ăn quá đắt đỏ, mỗi lần đi chợ người ta chỉ mua đủ một bao là nhiều lắm. Nh́n người tính tiền trong siêu thị sẽ thấy cách thức làm việc của người Mỹ và người Pháp khác nhau. Người tính tiền ở siêu thị bên Mỹ phải đứng suốt buổi, tính tiền xong phải bỏ món hàng  vào bao cho khách. Nếu khách cần mang bao ra xe, hô hoán lên cho một nhân viên khác mang ra xe cho khách hàng. Trong khi người tính tiền ở bên Pháp ngồi ghế hẳn ḥi, không hề di chuyển nên phạm vi làm việc chỉ là giới hạn tầm tay của họ. Tính tiền xong th́ khách hàng phải tự động bỏ hàng của ḿnh vào bao. Cô tính tiền ngồi chờ cho đến khi khách hàng bỏ vào bao xong th́ tính tiền khách hàng kế tiếp! Nh́n hệ thống làm việc này cho thấy ngay ở bên Mỹ khách hàng là vua, trong khi ở bên Pháp, nhân viên là xếp lớn. Cách thức làm việc khác nhau này tôi cũng thấy khi chúng tôi dùng máy mua lộn vé từ La Défense vào lại trong Paris. Vé chúng tôi mua thật sự đắt hơn vé đ̣i hỏi, máy quay không nhận nên chúng tôi phải xếp hàng đến quầy bán vé có người để xin họ đổi. Ở bên Mỹ khách hàng muốn đổi th́ đơn giản, người bán trả lại tiền hoặc làm theo ư ḿnh muốn. Ở đây, anh chàng bán vé thay v́ đổi, hạch sách Mai Thi (may là có nó đi theo) tại sao mua lộn vé (Mai Thi trả lời dùng máy, và không biết mua vé nào), tại sao nếu không biết mua th́ không xếp hàng ở quầy vé mua… Tôi nghe hai bên nói tiếng Pháp qua lại khoảng 45 giây (người ta đứng xếp hàng dài đợi đằng sau) mà có vẻ như anh chàng kia không muốn trả lại tiền nên điên tiết phải hét lên bằng tiếng Anh là “What is the problem?” Chúng tôi mua lộn vé th́ đưa chúng tôi vé khác, tại sao phải bàn căi lôi thôi?  Nghe tôi hét lên th́ anh ta mới nói với Mai Thi bằng tiếng Pháp là anh ta không hiểu tôi nói ǵ. Ngay lúc này th́ Mai Thi nói là anh ta đồng ư đổi vé khác cho chúng tôi!

 

Saint-Germain-des-Prés:

 

 

Lái xe trong Paris là cả một sự đắt đỏ. Xăng đắt, tiền đậu xe mỗi giờ h́nh như là 2.5 Euro, mà không có cách nào t́m chỗ trống để đậu. Con đường Quai Louis Blériot trước nhà anh Nghĩa một chiều chỉ vừa đủ cho một xe chạy. Buổi sáng sớm tôi đứng ở ban-công nh́n xuống thấy xe đi đổ rác. Những xe sau không có cách nào vượt qua xe rác, phải xếp hàng nhích chầm chậm sau xe rác cứ thế mà tiến ra phía trước. Thành ra khi nói về hệ thống đường xá lái xe rộng răi, Los Angeles là thiên đường.

Khác với tôi đằng đằng sát khí, số bạn thân chỉ đếm vừa đủ trên cái fourchette, Loan rất hiền và có bạn khắp nơi. Trâm Anh và anh Nghĩa tổ chức một buổi ăn ở nhà nên nhiều bạn thân  đến dự, Phương Nga, Mai, Ngọc Lan, Lệ Hoa, Diễm Trang, và ca sĩ Mộng Hương tôi quen biết khi về SàiG̣n. Ai cũng mang  thức ăn đến ê chề, đặc biệt là đủ thứ bánh  ngọt của Pháp. Anh Tường, Huyên, Lệ Hoa  ở Thụy Sĩ , và Dung cũng tổ chức một ngày chúng tôi gặp nhau. Anh Tường rất là vui tính. Anh thấp người, gặp người lạ anh bắt tay giới thiệu: “Bonjour, je suis Napoléon Bonaparte.” That is hilarious!

Ở Mỹ khi bạn bè gặp nhau ăn uống, thức ăn hầu như 100% là món Việt Nam. Trong khi ở Pháp, rất nhiều món ăn Tây. Tôi nghĩ v́ có lẽ rất phức tạp xuống phố Tầu mua, và đắt chứ không rẻ như bên Mỹ. Một buổi tối chúng tôi đến nhà anh Khoa, anh của Loan ăn tối. 100% là món Tây, trừ chả gị. Đủ loại jambon, đủ loại fromage, và dĩ nhiên là rượu và champagne. Anh chị em chúng tôi không ai uống bia rượu nên bạn bè thỉnh thoảng cũng có vài người khi họ mời đến nhà ăn tiệc cũng không có bia hay rượu; thế nhưng ở Paris tôi chưa gặp một người Việt Nam nào trong nhà mà không có rượu hay champagne (người Pháp hiếm uống bia).

Hơi tiếc lần này tôi không có đến một buổi chiều trống để đi ṿng ṿng Paris chụp cảnh hoàng hôn, nhưng chuyến đi này mang cho tôi nhiều kỷ niệm v́ cả gia đ́nh cùng đi, khung cảnh ấm cúng (ấm cúng v́ sáu  người nhà tôi  và ba người nhà anh Nghĩa ở chung trong apartment 100 mét vuông, nhưng ban đêm th́ hai cô con gái sang ngủ ở nhà Phương Nga và sau này ngủ với mẹ con em gái Loan cũng ở San Jose sang chơi, ở khu Saint-Germain-des Prés), và v́ anh Nghĩa & Trâm Anh, Nga săn sóc thật chu đáo và tận t́nh (quá chu đáo đến nỗi tôi thật áy náy). Nó cũng dậy cho tôi sự nhún nhường, không bao giờ vỗ ngực ta đây  sang Paris tôi như cá ra khỏi nước không nói tiếng Pháp nhưng Loan th́ nói tiếng Tây như gió. Đôi lúc tôi cảm thấy so stupid khi họ nói ḿnh không hiểu, phải nhờ vợ giải thích. Chồng phải có cảm tưởng bất tài như vậy trong đời để càng kính trọng vợ ḿnh hơn bao giờ hết.  

     

Arc de Triomphe:

Tuy rằng Paris có vài khuyết điểm: phi trường terminal 2A, thức ăn đắt đỏ, xe cộ nhà cửa đông đúc, quá nhiều dân Tây đen xứ Phi Châu vô ư thức làm bẩn và phá hoại môi trường, dân chúng  hút thuốc nhiều quá, chính trị gia ghét xứ Mỹ, tôi vẫn thích Paris, và nhất là thích Paris hơn London. Paris có gịng sông Seine thơ mộng, có những building cổ kính kiến trúc vĩ đại và lạ mắt, ở đâu cũng có chỗ cho ḿnh ngồi uống cà-phê ngắm thiên hạ đi qua lại, sinh hoạt tấp nập đến khuya, hệ thống Metro hoàn hảo, ai nghĩ ra ư kiến tuyệt cú mèo thành phố cho mướn xe đạp chạy khắp nơi và trả bất cứ chỗ nào, bánh ngọt, petit four, baguette, croissant, dân chúng mặc quần áo diện trông rất đẹp (chả bù với dân Mỹ lúc nào cũng mặc quần xà-loỏng), và tiếng Pháp nói nghe líu lo êm tai. Đặc biệt hơn nữa, là người Việt, tuy rằng nước Pháp xâm chiếm Việt Nam, tôi vẫn c̣n nhớ ơn người Pháp đă xây cấy đường phố, thiết lập building nhà cửa ở SàiG̣n làm năm mươi năm về trước SàiG̣n nổi tiếng là “Ḥn Ngọc Viễn Đông”. Là người Mỹ, tôi vẫn nhớ công lao lớn của Thiếu Tướng Lafayette. Trong trận chiến dành độc lập ở xứ Mỹ vào cuối thập niên 1700, Lafayette t́nh nguyện giúp đội quân Continental Army của George Washington đánh nhau với quân Anh. Trong khi hai bên đánh nhau bất phân thắng bại,  Lafayette về Pháp yêu cầu chính quyền Pháp trợ giúp Washington. Khi trở lại Mỹ, Lafayette cầm quân chống cự Cornwallis ở Yorktown để Washington có th́ giờ củng cố quân đội chống trả đà tiến của quân Anh. Tuy rằng Lafayette mất năm 1834, năm 2002, Quốc Hội Hoa Kỳ phong cho Lafayette làm công dân danh dự của xứ Mỹ.

 

Jardin du Luxembourg:

 

Hôtel de ville:

Los Angeles. New York. Paris. London. Đây là bốn thành phố nổi tiếng về thời trang, kiểu mẫu, xă hội, điện ảnh, kiến trúc, xe cộ, máy móc tân kỳ. Báo chí trên thế giới đều khuyến khích mọi người nếu có dịp nên viếng thăm bốn thành phố này một lần trước khi chết.

SàiG̣n. Hà Nội. Ḿnh là người Việt Nam, do đó  nên cộng thêm hai thành phố này cần đến xem trước khi ngủm củ tỏi. Hmmm, h́nh như tôi viết có một cái ǵ sai. À, bây giờ tôi mới thấy: bỏ Hà Nội, chỉ cần mỗi một SàiG̣n.

Tôi đă có thể nhắm mắt được rồi.

Các bạn nào thích xem thêm h́nh, click link dưới đây:

http://s1205.photobucket.com/albums/bb439/camloan04/PARIS%202011%20-%201/#!cpZZ1QQtppZZ36

 

 

Nguyễn Tài Ngọc

taingoc1@yahoo.com

May 2011