Boston

Nguyn Tài Ngc

http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

 

Đời sống con người luôn tràn đầy hỉ, nộ, ái ố. Sự việc nhỏ bé hay to lớn đến đâu đều  ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta. Những ǵ vui vẻ xẩy đến th́ làm cho chúng ta mừng rỡ. Những ǵ buồn rầu xẩy ra th́ làm cho chúng ta giận dữ, đau khổ. Đây  vài  điều vui mừng xẩy đến trong đời tôi:

- 12:09 trưa ngày 24-9-1973: Cùng vài người bạn khốn khổ trần ai  leo tường vào trong Sân Vận Động Cộng Ḥa, chúng tôi “đột nhập” vào bên trong, trả tiền măi lộ tượng trưng để được  núp trong nhà của một trong những người thương phế binh trước đó vài năm vào chiếm đất ở bất hợp pháp. Trốn trong nhà th́ không bị cảnh sát bắt, rồi ba giờ trưa “xuất hiện” cùng với những người mua vé chính thức, leo lên khán đài ngồi xem đội tuyển túc cầu Việt Nam Cộng Ḥa đấu với Kampuchea. Người khác trả tiền nguyên vé mà ḿnh chỉ trả có 1/10 giá, ngồi ghế xem đàng hoàng như họ là cả sự một sung sướng.

- 11:47 sáng ngày 12-11-1974: Trong khi bạn bè đánh nhau long trời lở đất với học sinh Chu Văn An trường bên cạnh v́ tội dám cua gái nữ sinh Hùng Vương, tôi lặng lẽ vắt gị lên cổ chạy bỏ trốn. Nửa tiếng sau khi trận chiến chấm dứt, kiểm điểm quân sĩ phe ta đứa th́ sứt đầu, vỡ trán, đứa th́ què gị, bầm mắt..., chỉ riêng tôi không hề hấn ǵ cả, thật là một sự sung sướng.

đây là vài chuyện đau khổ:

- 3:35 trưa ngày 2-5-1978:   Yêu thầm nhớ trộm em gái  Mễ-Tây-Cơ đẹp như Bạch Tuyết học chung trong lớp, tôi lấy hết can đảm hỏi em có chịu lấy tôi hay không? Nghe xong, em Mễ tát má tai tôi một cái nháng lửa.

- 8 giờ sáng Thứ Sáu ngày 22-6-2012: Ngồi ở ghế số 12B, ghế giữa trong hàng ba ghế trên chuyến máy bay Virgin America cửa sắp đóng để máy bay taxi ra phi đạo cất cánh bay từ Los Angeles đi Boston, ḷng tôi vui mừng vô hạn v́ chiếc ghế bên phải của tôi, cạnh đường đi vẫn c̣n trống. Thế nhưng vừa suy nghĩ là tôi có thể nằm dài trên hai ghế, chân duỗi lên trên đùi vợ tôi ngồi ghế gần cửa sổ th́ một cô mông to gần bằng vơ sĩ Sumo Nhật Bản, người cuối cùng lên máy bay, đi tiến dần về phía ghế của tôi. Mặc cho tôi cầu khẩn như điên dại là cô tiếp tục đi thẳng ra phía đằng sau, đến hàng ghế của tôi cô ngừng lại, nhoẻn miệng cười, ra dấu cho tôi ghế bên cạnh là của cô ấy.

Chiều rộng của ghế máy bay là năm tấc, nhưng mông cô ta to ít nhất là 70 cm. Tuy rằng khoảng cách giữa hai tay ghế quá nhỏ v́ mông cô ta dư ra mỗi bên một tấc, cô ta ung dung đặt đít ngồi xuống ghế. Lớp thịt đùi của cô ta ép sát vào cơ thể để đi qua chỗ tay ghế, nhưng  bung  ph́nh  ra khi mông cô ta chạm nệm ngồi. Chẳng những thịt mông của cô ta lấn sang ghế ngồi của tôi, mà trong khi bay, mỗi lần cô ta nhúc nhích th́  thịt đùi cô ta đẩy tay ghế lên trên, nhúc nhích lên theo. Bả vai cô to kếch sù nên lập tức cô làm sỡ hữu chủ cái tay ghế, khiến tôi phải rụt tay phải của tôi để lên đùi cả suốt cuộc hành tŕnh. Một chuyến bay tôi vô cùng đau khổ v́ xui xẻo ngồi gần một cô hành khách mập, nhưng v́ lịch sự, tuy rằng trong bụng méo mó mà ngoài mặt lúc nào tôi cũng tươi cười tṛ chuyện với cô hành khách bất đắc dĩ ấy.

Vợ chồng chúng tôi đi Boston lần này thăm vợ chồng anh của tôi ở một thành phố phía Bắc Boston độ 30 miles, 50 cây số.

Boston là một trong những thành phố cổ xưa nhất nước Mỹ nên phi trường Logan International Airport cũng phản ảnh điều đó. Kiến trúc chật hẹp và lỗi thời từ đời vua Bảo Đại, không thể nào bành trướng to hơn v́ diện tích giới hạn trong một "cù-lao" nhỏ thiết lập trên đất bồi nhân tạo.

Bên ngoài phi trường Boston

Giống như các thành phố lớn ở Bắc Mỹ, Boston cũng có hệ thống xe điện ngầm cùng với xe bus và xe lửa. Giá vé một ngày đi vô giới hạn trong phạm vi thành phố là $9 dollars.

Boston là thủ đô của tiểu bang Massachusetts, và cũng là thành phố lớn nhất của New England (New England là tên gọi của góc vùng Đông Bắc  nước Mỹ, gồm sáu tiểu bang: Maine, New Hampshire, Vermont, Massachusetts, Rhode Island, và Connecticut). Tổng số dân của Boston là 617, 594 người, theo thống kê US Census 2010. 

Downtown  Boston

Boston có nhiều trường đại học nổi tiếng, có hơn 100 người lănh giải Nobel dậy học hay tốt nghiệp từ hai trường Massachusetts Institute of Technology (MIT),   Harvard University. Boston nổi tiếng về giáo dục v́ trong khi dân số của Boston có hơn 600,000 người, số sinh viên đi học gần đến 250,000. Đây là một trong lư do tại sao Boston được liệt kê là thành phố có phát minh và sáng chế nhiều nhất thế giới.

Theo US News World Report, Đại Học Harvard là trường tốt nhất nước Mỹ, học phí là $39,849 dollars/ một năm. Tám Tổng Thống nước Mỹ  học ở Harvard, kể cả John Kennedy, George W.  Bush, và Obama. Bill Gates và Mark Zuckerberg (sáng lập Facebook) cũng học ở Harvard. Một phần bối cảnh của phim Love Story (1970) cũng xẩy ra ở Harvard University: Oliver Barrett IV (Ryan O'Neal) xuất thân từ một gia đ́nh khá giả, là sinh viên đại học Harvard, yêu và lấy cô gái nghèo Jennifer Cavilleri (Ali MacGraw) mặc dù bị bố ngăn cấm và khước từ. Jennifer Cavilleri  sau này chết v́ bị bệnh hiểm nghèo. Khi bố ḿnh hối hận xin lỗi con th́ Oliver khóc trả lời là: "Love means never having to say you're sorry" ("Yêu có nghĩa là không bao giờ phải nói xin lỗi").

H́nh b́a phim Love Story, 1970 (Ảnh Internet)

 

Ryan O'Neal và Ali MacGraw, January 2012  (nguồn:

http://www.bionicdisco.com/2012/06/19/trailer-tuesday-love-story-and-oneal-macgraw-today/

http://bidakapamilya.blogspot.com/2012/06/paramount-100th-anniversary-photo.html  )

 

Cảnh bên ngoài Harvard University

 

 

 

Harvard University

 

 

Người sáng lập trường Harvard, John Harvard

Thư viện chính trường Harvard (bao gồm gần 90 thư viện với hơn 16 triệu sách!), là thư viện trường học lớn nhất thế giới. Nói về số lượng sách, ở Hoa Kỳ, Thư viện Harvard đứng hàng thứ tư, sau Library of Congress, Boston Public Library, và New York Public Library

 

 

Boston là nơi nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử thời 13 thuộc địa Mỹ đánh nhau với Anh quốc. Boston không có shopping sang trọng như Beverly HillsCalifornia cho nên bảo đảm các cô sẽ chẳng ai muốn đến thăm Boston. Nếu ai thích cải lương hồ quảng mà không thích lịch sử Hoa Kỳ th́ nhất định nên đi thăm Bạc Liêu c̣n hơn là đến tiểu bang Massachusetts.

St. Leonard Roman Catholic Church, nhà thờ Công giáo đầu tiên ở New England do người Ư xây vào năm 1873

Địa Phương Quân Mỹ sinh năm 1736, người duy nhất từ thời American Revolution hiện vẫn c̣n sống sót

Du khách muốn xem những di tích lịch sử ở Boston mà không cần người hướng dẫn  th́ cứ đi theo lằn gạch đỏ ở trên đường đi ngoằn ngoèo trong downtown, gọi là Freedom Trail.

 

Lằn gạch đỏ bên phải, cứ đi theo nó th́ sẽ dẫn đến những nơi di tích lịch sử. Để ư ở bức ảnh thứ nh́ , đường xá rất sạch sẽ.

 

Nó dài khoảng 2.5 miles (4 km) , bắt đầu từ Boston Common và chấm dứt ở chiến hạm USS Constitution.  Hầu hết du khách tôi thấy là người Mỹ, v́ người ngoại quốc như dân Việt Nam chỉ muốn xem nơi nào tŕnh diễn nhạc ASIA hay Paris By Night, chứ ai mà thèm để ư đến tượng Benjamin Franklin,  nghĩa địa Copp’s Hill, nhà thờ King’s Chapel, tiệm bán sách Old Corner…..làm ǵ.

 

Đây là vài địa điểm quan trọng trên Freedom Trail tôi viếng thăm:

 

Boston Massacre, Cuộc Thảm sát ở Boston: Tôi học nốt  lớp 12 ở trường Trung học Hoover High, San Diego nên khi học về lịch sử Hoa Kỳ, tranh ảnh trong sách học tôi có xem qua nhưng lúc bấy giờ không biết đâu là đâu. Có những tên hay địa danh  ghi sâu vào tiềm thức v́ đọc nghe thấy lạ. Một trong những tên đó là Boston Massacre, Cuộc thảm sát ở Boston.

Boston Massacre là một trong những diễn tiến sơ khởi đưa đến cuộc khởi nghĩa chống Anh quốc dành độc lập của Hoa Kỳ.

Vào năm 1768, Anh Quốc ban sắc luật Townshend Acts, đánh thuế sản phẩm Anh nhập cảng vào thuộc địa Mỹ. Dân chúng bất b́nh chống đối khắp nơi nên Anh gởi lính Hải Quân đến Boston tăng cường. Ngày 5-3-1770, trong một cuộc biểu t́nh chống đối của dân chúng, lính Anh bắn vào đám đông giết chết năm người.

Báo chí Mỹ phổ biến tin quân Anh giết dân Hoa Kỳ đến khắp các thuộc địa. Dĩ nhiên tin loan truyền có cho thêm mắm muối  nên làm sự phẫn uất trong dân chúng càng ngày càng gia tăng, đưa đến cuộc nổi loạn năm năm sau ở Lexington.

Boston Massacre, ảnh vẽ của Paul Revere cho in trên báo phổ biến khắp nơi

(nguồn : http://www.history.com/photos/american-revolution-events-and-battles/photo1)

 

Boston Massacre, cảnh diễn lại

(nguồn http://www.boston.com/news/local/breaking_news/MetroPhotos03/10/boston_massacre_030610.jpg )

 

Ṿng tṛn là địa đểm của Boston Massacre, trước mặt Old State House (ảnh theo dưới)

 

 

Old State House: Building này là  nơi Quốc Hội Massachusetts hội họp cho đến năm 1798, chứng kiến nhiều dữ kiện quan trọng trong cuộc khởi nghĩa của Hoa Kỳ, The American Revolution. Cuộc Thảm sát Boston xẩy ra trước mặt ṭa building này. Bản Tuyên bố độc lập,  The Declaration of Independence, đọc lần đầu tiên ở đây vào ngày 18-7-1776.

 

 

Paul Revere: Paul Revere là một thành viên quan trọng trong công cuộc cách mạng chống Anh. Ông là người cho in báo về tin thảm sát ở Boston. Ông cũng là người cho treo đèn măng-xông ở nhà thờ Old North Church báo tin sự di quân của người Anh. Vào đêm ngày 18-4-1775, khi biết tin  Anh quốc đem quân tiến đánh và định bắt những người chủ mưu cách mạng ở Lexington và Concord, tuy rằng thời bấy giờ tất cả những cấp chỉ huy phải trốn tránh v́ bị Anh lùng bắt, Paul Revere vẫn can đảm trong đêm đi thuyền băng qua sông rồi cỡi ngựa đi khắp phố đánh thức mọi người dậy chuẩn bị đánh nhau với địch quân: “The British are coming! The British are coming!”.

 

Paul Revere

 

Nhà của Paul Revere, bây giờ là museum. Họ không cho chụp ảnh bên trong

 

Old North Church: xây năm 1723, là nhà thờ cao nhất thời bấy giờ, 191 feet (58m). Trong những đêm khẩn trương chờ đợi Anh quốc mang quân tấn công, Paul Revere dặn vài người lên tháp cao quan sát sự chuyển động của quân địch. Nếu Anh quốc tấn công bằng đường bộ th́ treo lên một chiếc đèn măng-xông. Nếu Anh quốc tấn công bằng đường thủy th́ treo hai: “One if by land, and two if by sea” (“Một nếu đường bộ, và hai nếu đường thủy"). Khi thấy dấu đèn báo hiệu, các kỵ mă sẽ cỡi ngựa chạy khắp nơi trong các thuộc địa để báo cho địa phương quân Mỹ chuẩn bị tham chiến.

 

Faneuil Hall Market Place:  Mười địa điểm du khách đến xem nhiều nhất nước Mỹ trong một năm là:

1. Times Square, New York City - 37.6 triệu du khách.

2. Las Vegas Strip - 30 triệu du khách.

3. National Mall and Memorial Parks, Washington D.C - 25 triệu du khách.

4. Faneuil Hall Market Place, Boston - 20 triệu du khách.

5. Disney World's Magic Kingdom, Florida - 17.1 triệu du khách.

6. Disneyland, California  -  14.9 triệu du khách.

7. Fisherman's Wharf/ Golden Gate National Recreation Area, San Francisco - 14.1 triệu du khách.

8. Niagara Falls , New York - 12 triệu du khách.

9. Great Smoky Mountains National Park, Tennesse/North Carolina - 9.04  triệu du khách.

10. Navy Pier, Chicago - 8.6 triệu du khách.

 

Thú thật tôi rất ngạc nhiên khi đọc biết Faneuil Hall là địa điểm du khách đến nhiều thứ tư trên nước Mỹ.

Ngạc nhiên là v́ chả có ǵ khác thường để xem. Faneuil Hall nằm trên Freedom Trail, chỉ là nơi có nhiều tiệm ăn, hàng quán. Hàng quán tạp nhạp chứ không phải loại thật sang trọng nữa! Tôi đoán lư do nhiều người đến là v́ du khách đi trên con đường Freedom Trail nên ghé vào đây ăn uống hay mua quà kỷ niệm. Con số sinh viên ngoài tiểu bang khá cao nên cũng sẽ thu hút nhiều gia đ́nh thân nhân đến thăm viếng. Faneuil Hall rất vui nhộn v́ du khách đông đúc.

 

 

 

 

 

 

USS Constitution: Tầu chiến xưa nhất vẫn c̣n hoạt động. Năm 1797, George Washington ra lệnh xây sáu chiến hạm để bảo vệ bờ biển và hàng hải  Mỹ. USS Constitution là một trong sáu chiếc vẫn c̣n nổi cho đến bây giờ, nổi tiếng ở trận chiến 1812 khi nó đánh bại bốn tầu chiến Anh. Bây giờ USS Constitution đậu ở Charlestown Navy Yard.

 

 

Sáu tiểu bang vùng New England rất gần nhau, lái xe 45 phút hướng Bắc của Boston là đă đến tiểu bang New Hampshire nên ngày Chủ Nhật anh tôi chở chúng tôi đi xem biển. New Hampshire không có thuế lợi tức tiểu bang và cũng không có thuế hàng hóa  sales tax nên dân ở Massachusetts lái xe qua bên đó mua sắm.

 

Tiểu bang nào ở Mỹ cũng có khẩu hiệu riêng (motto). New Hampshire có khẩu hiệu phản ảnh trung thực nhất về sự quyết chí của người  Mỹ 270 năm trước  đánh nhau để giành tự do: “Live free or Die” (“Sống Tự Do hay là Chết”).

 

Bảng số xe của New Hampshire có ḍng chữ : "Live Free or Die"

 

Khác với nhiều quốc gia trên thế giới tự do chỉ là lời nói cuội, nước Mỹ thật sự là xứ tự do v́ một người  dân đă kiện tiểu bang New Hampshire đến Tối Cao Pháp Viện và được xử thắng:

 

Vào năm 1971, Quốc Hội của tiểu bang New Hampshire ra lệnh tất cả bảng số xe không dùng để buôn bán phải có in chữ “Live Free or Die”. Năm 1974, một người dân của New Hampshire , George Maynard, che chữ “or Die” trên bảng số xe hơi của ḿnh. Cảnh sát phạt ông ta về tội sửa đổi bảng số xe của tiểu bang. George Maynard không chịu trả tiền phạt , thưa tiểu bang New Hampshire đến Tối Cao Pháp Viện, viện lẽ Đạo Luật Thứ Nhất, The First Amendment, bảo đảm công dân Hoa Kỳ có quyền bày tỏ ư kiến. Ông ta thuộc về tôn giáo Jehovah’s Witness, tin Chúa của tôn giáo  ông ta  nói rằng không có sự chết, mọi người ai cũng có đời sống vĩnh cửu. Do đó,  phần chữ “or Die” của câu nói “Live Free or Die” là sai, ông ta không thể nào chấp nhận nên che nó đi.

 

Tối Cao Pháp Viện đồng ư với ông Maynard, xử tiểu bang New Hampshire sai, viện thêm một trường hợp khác đă xử vào năm 1943 ở West Virginia : TCPV xử trường học ở West Virginia không được ép buộc học sinh chào cờ nếu bất cứ một trẻ em nào không muốn. Thẩm Phán Warren Burger, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện viết là : “Đạo Luật Thứ Nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm dân chúng có quyền tự do suy nghĩ,  quyền tự do ngôn luận, và cả quyền không muốn nói ǵ hết, không cơ cấu chính quyền nào có thể bắt một người nào nói được.”

 

Anh tôi chở chúng tôi đến những băi biển phía Nam của New Hampshire gần Massachusetts như Seabrook Beach, Hampton, và Rye. Đông Bắc của nước Mỹ vừa bị một cơn nóng phá kỷ lục nên rất nhiều người đổ ra biển, mặc dù nước biển lạnh c̣n hơn Bắc Cực.

 

Nh́n tường xi-măng  cao ngang ngực của tôi, xây chạy dọc bờ để chống nước biển có thể dâng tràn vào nhà cửa khi băo, trong khi biển ở California không có tường chắn như vậy, một người đủ biết Đại Tây Dương (Atlantic Ocean) sóng gió băo kinh khủng hơn Thái B́nh Dương (Pacific Ocean) . Đây là lư do tại sao khi Ferdinand Magellan dùng tầu thám hiểm đất mới vào đầu năm 1520, ông ta gọi vùng biển giữa châu Mỹ và châu Á/Úc là Thái B́nh Dương ( Pacific Ocean ), v́ ông ta thấy vùng biển này quá êm đềm so với Đại Tây Dương.

 

 

 

 

Vùng biển trên Maine nổi tiếng về lobster, tôm hùm, trông ảnh thấy mà ham.

 

Phía Bắc của Hampton là thành phố Portsmouth. Portsmouth rất nhỏ, chỉ có 21,233 dân, mùa hè thu hút nhiều du khách v́ nhà cửa xinh xắn. Ở đây cái ǵ cũng xưa cũ, nhà thờ này xây năm 1640:

 

Cột trụ này, tồn tại từ năm 1806, ngày xưa là địa điểm của bến xe ngựa đi Boston:

 

Dưới phố có một nhà băng xưa nhất nước Mỹ. Tôi khuyên các cô không nên lên trên đây lấy chồng, v́ nếu có phải giới thiệu chồng ḿnh cho khách th́ câu nói: "Xin giới thiệu chồng tôi, người già xưa nhất New England" , nghe thật là thểu năo.

 

 

 

 

 

  

Theo thống kê mới nhất của US Census 2010, tính theo vùng thành phố, số người Việt Nam vùng đô thị của Boston-Cambridge-Quincy đứng hàng thứ 10 trên nước Mỹ:

 

1      Los Angeles- Long Beach- Santa Ana, California         271,234 người

2      San Jose- Sunnyvale-     Santa Clara, California           125,774

3      Houston- Sugarland- Baytown, Texas                   103,525

4      Dallas- Fort Worth- Arlington, Texas                    71,839

5      Washington- Arlington- Alexandria, DC,VA,MD 58,767

6      San Francisco- Oakland- Fremont, California              55,636

7      Seattle- Tacoma- Bellevue, Washington State             55,114

8      San Diego- Carlsbad- San Marcos, California               44,202

9      Atlanta- Sandy Springs- Marietta, Georgia           36,554

10    Boston- Cambridge- Quincy, Massachusetts         32,353

 

32,353 người Việt là một con số tương đối ít ỏi nên ở Boston ít có hàng quán người Việt. V́ thế,  các bà nội trợ ở đây thật là giỏi v́ họ tự nấu tất cả các món ăn Việt ở nhà. Chỉ cần "xẹc qua, xẹc lại" vài lần là chị dâu của tôi đă nấu món bánh cuốn, bánh bèo thật ngon, tuy rằng hai vợ chồng ở chốn hẻo lánh Xe Đ̣ Hoàng chưa lái đến.

 

 

 

Anh tôi là bác sĩ nên trên đường chở tôi ra phi trường bay về lại Los Angeles, dặn ḍ chúng tôi bây giờ tuổi đă... già nên thận trọng giữ ǵn sức khỏe. Khi ngồi trên máy bay, nhớ cứ hai giờ một lần th́ đứng lên đi qua lại trong máy bay  để tránh t́nh trạng máu ứ đọng xuống chân, blood clot. Theo một bản tin của tờ New York Times, cơ hội bị máu ứ đọng của hành khách bay hơn bốn giờ trên phi cơ nhiều gấp ba lần người không đi du lịch. Anh tôi cũng nói nên uống nước trên máy bay. Lư do là v́ không khí thở trong máy bay tái luân chuyển (recirculated air), rất khô, nên cơ thể hành khách mất nước, máu đặc lại, nâng cao cơ hội bị máu ứ đọng (50% trong máu là nước). Thảo nào mà khi đi máy bay, tiếp viên hàng không cứ mời ḿnh uống nước. 

Từ bé đến lớn tôi không bao giờ uống thuốc, nhức đầu thường cũng chẳng bao giờ uống thuốc. Nhưng anh tôi nói bây giờ già đến nơi, do đó  nên uống thuốc Aspirin 81mg mỗi ngày một viên để giảm cơ hội bị “nhồi máu cơ tim”. Anh tôi cũng biên toa cho tôi uống Lipitor, thuốc làm giảm cholesterol, v́ nó không có hại mà chỉ có lợi. Trước khi chia tay, anh ấy dặn tôi một lần nữa nhớ uống thuốc v́ biết rằng tôi không thảo thuốc cho lắm.

Anh tôi cẩn thận nên dặn ḍ kỹ lưỡng như thế. Thật ra, anh ấy là bác sĩ, nói th́ làm sao tôi không nghe theo được? Ở nhà tôi, chẳng biết v́ lư do khỉ gió nào mà bắt đầu năm nay, vợ tôi cứ bắt tôi uống thuốc ngừa thai. Nàng không là bác sĩ mà tôi phải tuân lệnh triệt để uống th́ cứ uống mỗi ngày, chẳng dám phiền hà mở mồm than thở một tí ǵ, nói chi  là bác sĩ thật sự?  

Ảnh vài căn nhà đẹp ở Andover, phía Bắc Boston

 

 

 

 

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://saigonocean.com/

July 2012

 

 

Tài liệu tham khảo:

 

http://en.wikipedia.org/wiki/Live_Free_or_Die

http://www.cityofboston.gov/freedomtrail/ussconstitution.asp

http://www.cityofboston.gov/freedomtrail/oldnorth.asp

http://americanfounding.blogspot.com/2010/04/when-did-american-revolution-start.html

http://www.u-s-history.com/pages/h1261.html

http://travel.yahoo.com/p-interests-25465855

http://colleges.usnews.rankingsandreviews.com/best-colleges/rankings/national-universities

http://www.vasummit2011.org/docs/research/The%20Vietnamese%20Population%202010_July%202.2011.pdf

http://www.bostonhistory.org/?s=osh&p=history

wikipedia