Xăng & Du ha

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

 

 

 

 

Thông thường vật giá ít thay đổi, hoặc nếu có, nó cũng gia tăng từ từ. Tuần này một b́nh gallon sữa giá $3.50, một bịch gạo $25, một bọc cà-phê $4 th́  hai, ba tuần sau giá cũng vẫn thế. Bồ muốn nhẫn hột xoàn $3000 th́ kệ tía mua đại cho rồi, v́ có chần chừ trở lại tiệm ba, bốn tuần sau xem giá có bớt hay không th́ chắc chắn giá vẫn vậy. Vừa mất th́ giờ, mà ḿnh c̣n vừa mất uy tín, bị chê là đại hà tiện. Ấy thế mà có một món hàng thế giới ai cũng dùng thường ngày nhưng giá thay đổi liên tục, không một ai có thể biết giá hôm nay hay ngày mai khác nhau ra sao, mọi người lúc nào cũng phải bấm bụng mua, cho dù đắt đến đâu đi nữa v́ nó là nhu yếu phẩm trong đời sống: xăng.

 

Xăng là một sản phẩm người giầu, nghèo, trắng, đen, vàng, đỏ, ai cũng phải dùng, càng ngày càng lên giá,  không ai làm ǵ được. Ai có xăng, có dầu hỏa là giầu nứt đố đổ vách. Nh́n mấy nước Ả-Rập th́ biết. Hoàng Tử  Saudi Prince Alwaleed vào tháng Hai mua một chiếc phi cơ Airbus khổng lồ A380 với giá 320 triệu để dùng cho riêng ḿnh. Ông ta bỏ thêm 176 triệu để mạ vàng (60 triệu), thiết kế lại ở bên trong máy bay xây rạp ciné, pḥng tập thể dục, pḥng ăn, pḥng ngủ... Đừng  nghĩ ông ta bỏ tiền mua máy bay cho cá nhân ḿnh thật là phí phạm: ông ta đă có một chiếc Boeing 747-700, chiếc này là chiếc thứ hai, táy máy mua chơi  v́ nó mới sáng chế!

 

Prince Alwaleed kư tên mua máy bay A380 (ảnh Internet)

 

 

 

Thiết kế bên trong máy bay sẽ được sửa đổi theo ư chủ nhân (ảnh Internet)

 

 

 

Có dầu hỏa là giầu nên các cô không cần mua ví đắt tiền nữa:

 

                St.John, Hermes, Chanel,

        mang quần áo hiệu, tên làm ǵ?

                mang theo dầu nhớt Sao-Đ́ (Saudi Arabia)

        đổ vào ví xách, khối ǵ anh theo!

 

Tại sao xăng lên giá bất thường? Ai định giá xăng bán? Tại sao chính phủ nào cũng bó tay nh́n xăng lên giá, ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế quốc gia mà không làm ǵ được?

 

Xăng là một trong những sản phẩm tinh chế từ dầu thô đen sệt (tiếng Anh là crude oil, hay là petroleum, hoặc c̣n gọi là black gold). Dầu thô là một loại nhiên liệu hóa thạch (fossil fuel).  Cả triệu triệu năm trước động vật và thực vật chết đi, xác rữa trong cát bùn, lắng xuống đáy biển. Dần dần chúng biến thành hóa thạch, tạo ra dầu thô.

 

Hầu như khắp năm châu chỗ nào cũng có dầu thô, sự khác biệt là nơi này nhiều hơn nơi kia. Nhiều nhất dĩ nhiên là ở các quốc gia Trung Đông khối Ả-rập. Ở Mỹ người ta đào mỏ dầu ở khắp 31 tiểu bang và ở ngoài ven biển của Alaska, California, Louisiana, và Texas (Gulf of Mexico). Tiểu bang sản xuất dầu nhiều nhất là Texas, Alaska, California, và Louisiana.

 

Dầu thô thuộc vào loại nhiên liệu “non-renewable source of energy”, có nghĩa là một khi con người đào hết th́ sẽ không c̣n nữa. Lúc ấy th́ khi anh đưa nàng dźa Dinh, nàng sẽ không bao giờ đón xe đ̣ quay trở lại SàiG̣n được v́ không c̣n xăng để xe đ̣ chạy. Không c̣n xăng để máy bay đưa mấy ông Việt Kiều về Việt Nam kiếm em. Quư độc giả đọc đến đây sợ tái mặt lên tăng-xông có thể lăn đùng ra chết v́ lo ngại thế giới hết dầu hỏa th́ xin yên tâm: không ai đoán được là chừng nào trái đất sẽ hết dầu hỏa, mà nếu có hết đi nữa, lúc đó tất cả chúng ta đều đă hát bài “̉ e con ma đánh đu….”  

 

Đây là danh sách  của những quốc gia sản xuất dầu thô/crude oil nhiều nhất thế giới:

 

Hạng           Quốc gia                       Mức lượng sản xuất

                                                                        (số thùng phi (barrel) /một ngày - 1 barrel là 42 gallons, hay là 159 lít)

 

1                 Nga-Sô                          10,540,000        

2                 Saudi Arabia                8,800,000

3                 Hoa Kỳ                         7,800,000

4                 Iran                                4,172,000

5                 Trung Hoa                    3,991,000

6                 Canada                          3,289,000

7                 Mexico                         3,001,000

8                 United Arab Emirates  2,798,000

9                 Ba-Tây                          2,572,000

10               Kuwait                          2,494,000

                    OPEC*                          33,327,700

           

 

*OPEC là Hiệp Hội 12 quốc gia sản xuất dầu hỏa liên kết với nhau. Các hội viên là: Algeria, Angola, Ecuador, Iran, Iraq, Kuwait, Libya, Nigeria, Qatar, Saudi Arabia, the United Arab Emigrates, và Venezuela.

 

Từ dầu thô, người ta tinh chế thành nhiều sản phẩm khác nhau: xăng xe hơi, xăng máy bay, xăng dầu diesel, dầu đốt sưởi ấm, nhớt, mỡ ḅ (lubricant), gas, plastic, hắc-ín…

 

Trung b́nh th́ cứ mỗi một thùng phi dầu thô/crude oil (42 gallon/159 lít), người ta tinh chế được 49% xăng xe hơi (20.5 gallon/78 lít)

 

Giá xăng tùy thuộc vào bốn yếu tố:

 

1. Số lượng cung ứng nhiều hay ít: Thiên tai hay chiến tranh có thể làm giảm số lượng dầu hỏa được khai thác.

 

2. Số lượng tiêu thụ nhiều hay ít: Mùa hè người ta đi chơi nhiều nên mức tiêu thụ nâng lên cao. Ở các nước bắt đầu giầu có hay bắt đầu phát triển, dân chúng nhiều người có tiền mua xe hơi như Trung Hoa, Việt Nam, làm tăng lên nhu cầu xăng.

 

3. Chính sách, thuế má quốc gia ấn định: Ở Hoa Kỳ, Clean Air Act Amendment (Đạo luật Không khí Trong lành) ban hành vào năm 1990 ấn định xăng dùng vào mùa hè (mùa ô nhiễm không khí từ 1 tháng 6 đến 15 tháng 9) phải pha thêm nhiên liệu khác để khói xăng bớt ô nhiễm. V́ thế , xăng ở Mỹ có hai loại hẳn ḥi: winter-grade fuelsummer-grade fuel. Các nhà máy lọc dầu phải ngừng sản xuất một vài tuần vào khoảng tháng 3 và tháng 4 để đổi từ xăng dùng vào mùa Đông winter-grade fuel sang xăng dùng vào mùa hè summer-grade fuel và cũng nhân cơ hội này để duy tŕ máy móc. Do đó, xăng vào mùa hè đắt hơn mùa Đông. Tiêu chuẩn xăng không ô nhiễm ở California c̣n gắt gao, cao hơn cả tiêu chuẩn Liên Bang, cần nhà máy lọc xăng đặc biệt  nên giá xăng ở California đắt nhất nh́ nước Mỹ (chỉ có Hawaii là đắt hơn v́ tốn tiền  chuyên chở).

 

Thuế: Tất cả các quốc gia trên thế giới mua dầu thô giá bằng nhau, có thể đắt rẻ  hơn nhau một tí. V́ thế, nếu giá xăng người tiêu thụ trả giữa hai quốc gia khác nhau th́ phần lớn là v́ thuế xăng của hai nước khác nhau. Giá xăng ở Mỹ rẻ hơn khắp thế giới v́ thuế xăng của Mỹ nhẹ. Thuế xăng ở Mỹ là 13 cents/lít (48 cents/gallon), trong khi ở Canada (Toronto) 39 cents/lít ($1.47/gallon), ở Úc  72 cents/lít ($2.70/gallon),  ở Pháp $1.19/lít ($4.50/gallon), và ở Việt Nam, thuế là ba cây vàng cho mỗi lon xăng to bằng một lon sữa Ba Ông Thọ.

 

Ở Mỹ, cứ mỗi một dollar mua xăng th́:

-trả mua dầu thô :   65 cents.

-trả hăng lọc dầu :   14 cents

-trả thuế :               13 cents

-tiền chuyên chở, tiền lời buôn sỉ &lẻ:  8 cents

 

4. Giá mua dầu thô bán trên thị trường chứng khoán: Không như thức ăn và hàng hóa bán ở cửa tiệm, dầu thô mua bán như cổ phần trên thị trường chứng khoán. Có nghĩa là người ta tiên đoán đủ mọi yếu tố có thể ảnh hưởng đến dầu thô trong tương lai như số lượng sản xuất, tiêu thụ, rồi đặt giá mua. Nói thí dụ  những người  chuyên về đầu tư tiên đoán Việt Nam sẽ sản xuất máy bay lớn nhất thế giới vào tháng 10 năm 2013, chở được 1000 người (rớt hay không là chuyện khác). Suy luận rằng  máy bay mới này sẽ làm cho nhiều người muốn đi du lịch, nhiều quốc gia sẽ đặt mua máy bay mới này của Việt Nam nên họ đặt mua nước Saudi Arabia crude oil sản xuất vào tháng 10 năm tới với giá ấn định là $140/một thùng phi. Nói thí dụ nữa là thời gian bây giờ giá bán một thùng phi dầu thô chỉ có $100. Như thế có nghĩa là một năm nữa vào tháng 10, giá xăng sẽ nhẩy vọt v́ những người chuyên về đầu tư, đă mua giá dầu thô  $140/thùng phi, sẽ bán ra $150, $160…để c̣n có tiền lời.

 

Mỹ là quốc gia tiêu thụ dầu thô nhiều nhất, bằng 20% của tổng số cả thế giới. Đây là danh sách của mười quốc gia dùng dầu nhiều nhất thế giới. Con số bên cạnh là số thùng phi dùng mỗi ngày, bbl/day (bbl là chữ viết tắt của blue barrel. Hăng dầu đầu tiên Standard Oil dùng thùng phi mầu xanh dương nên người ta quen thói gọi cho đến bây giờ):

 

1.   Hoa Kỳ                    19,150,000

2.   Trung Hoa               9,400,000

3.   Nhật Bản                 4,452,000

4.   Ấn Độ                     3,182,000

5.   Saudi Arabia           2,643,000

6.   Đức                         2,495,000

7.   Canada                    2,209,000

8.   Nga-Sô                    2,199,000

9.   Đại  Hàn                  2,195,000

10.         Mễ-Tây-Cơ         2,073,000

 

Cộng Đồng Chung Âu Châu       13,680,000

 

13. Pháp                      1,861,000

23. Úc-Đại-Lợi           960,800

38. Việt Nam              321,500

 

Trong số 19,150,000 thùng phi dầu dùng mỗi ngày ở nước Mỹ, 8.74 triệu, 46% là xăng xe hơi. Lư do dễ hiểu là nước Mỹ có nhiều xe nhất thế giới, 254,000,000 chiếc (thống kê 2009), nhiều gấp năm lần quốc gia thứ nh́ là Đức, với 50 triệu xe hơi.

 

Tuy rằng Mỹ là quốc gia sản xuất dầu nhiều thứ ba trên thế giới, và cũng xuất cảng sản phẩm dầu tinh chế, thế nhưng số lượng sản xuất vẫn không đủ dùng nên phải nhập cảng. Số lượng dầu nhập cảng vào Mỹ bằng 45% của tổng số tiêu thụ.

 

Theo thống kê năm 2011, đây là năm quốc gia Mỹ nhập cảng dầu nhiều nhất:

 

1.    Canada                29% (99% dầu hỏa Canada khai thác xuất cảng qua Mỹ)

2.    Saudi Arabia       14%

3.    Venezuela            11%

4.    Nigeria                10%

5.    Mexico                8%

 

Saudi Arabia, Venezuela, và Nigeria là ba quốc gia nằm trong khối OPEC. Đứng riêng rẽ th́ nếu một quốc gia cấm vận không bán dầu cho Mỹ th́ Mỹ chẳng lay chuyển, nhưng khi liên kết th́ là một thể lực đáng lo ngại. Tổng số Mỹ nhập cảng dầu của ba nước OPEC đứng hàng thứ 2,3,4 này là 35%, hơn Canada với 29%.

 

Thật ra , nhóm OPEC đă làm cho Mỹ xiểng niểng một lần:  Vào tháng 10 năm 1973, để phản đối Hoa Kỳ yểm trợ quân sự cho Do Thái trong trận chiến Yom Kippur đánh nhau với các xứ Ả-rập, các quốc gia OPEC cấm vận không bán dầu cho Hoa Kỳ đến tháng 3 năm 1974 mới chấm dứt. Cuốc cấm vận này làm nước Mỹ bị bất ngờ,  xáo trộn, khủng hoảng kinh tế trong một thời gian khá dài.

 

Năm 1975, quyết không để bị đặt vào thế kẹt một lần nữa,  chính phủ Mỹ cho xây hầm xăng dầu dự trữ, Strategic Petroleum Reserve, gồm bốn  hầm dự trữ dầu thô ở  hang động muối dọc theo Vịnh Mexico (Gulf of Mexico). Hai ở Texas: Bryan Mound gần Freeport và Big Hill gần Winnie, và hai ở Louisiana: West Hackberry gần Lake Charles, và Bayou Choctaw gần Baton Rouge. Họ chọn địa thế này v́ ở đây đă có sẵn nhà máy lọc dầu, tiện cho việc biến dầu thô thành xăng. Hầm dự trữ dầu thô khẩn cấp này lớn nhất thế giới, có sức chứa 727 triệu thùng phi dầu, trị giá 64.5 tỷ dollars, đủ cho nước Mỹ dùng trong 36 ngày (nếu tính mỗi ngày Mỹ dùng 19,5 triệu thùng phi dầu) . Lư do dự trữ trong hầm v́ hầm chôn dưới đất rẻ hơn thiết lập những thùng chứa dầu trên đất liền, ít nguy hiểm cháy, và nếu dầu có bị x́ th́ cũng nằm dưới ḷng đất (sâu 2000 feet -610 mét), không làm ô nhiễm môi trường. 

 

Vịnh Mexico (ảnh Internet)

 

 

Nếu nước Mỹ bị thiên tai (như băo Katrina vào năm 2005) hoặc bị OPEC cấm vận không bán dầu, chính phủ sẽ bán dầu ra cho các hăng dầu hỏa Mỹ để tinh chế thành xăng, dầu… cần dùng. Một khi biến cố đă qua, các hăng dầu hỏa sẽ bán lại dầu thô cho chính phủ để dự trữ trở lại.

Biết rằng gần một nửa số dầu thô tiêu thụ ở Mỹ là xăng xe hơi, năm 1975, Quốc Hội Hoa Kỳ ban sắc luật Corporate Average Fuel Economy (CAFE), ấn định xe hơi chế tạo ở Mỹ càng ngày càng phải đỡ tốn xăng hơn những năm trước. Không cần biết một hăng xe chế tạo ra bao nhiêu xe lớn nhỏ, mức độ tiêu thụ xăng trung b́nh của tất cả xe bán phải hội đủ tiêu chuẩn chính phủ ấn định. Năm 1980, xe hơi mới phải chạy 20 miles/1 gallon (8.5km/lít xăng). Năm 2000, xe phải chạy 27.5 miles/1 gallon (11.6km/lít), và năm 2020, xe phải chạy 35 miles/1 gallon (14.8km/lít). Mục đích chính yếu của CAFE là giảm bớt mức tiêu thụ dầu hỏa.

Bắt các hăng xe hơi nghĩ ra ư kiến sáng chế máy xe dùng ít xăng hơn không phải là chuyện dễ dàng, thế nhưng nước Mỹ bó buộc các hăng sản xuất xe phải đạt được mục tiêu ấn định để quốc gia bớt lệ thuộc vào dầu hỏa.

Tôi không hiểu tại sao nước Mỹ và các hăng sản xuất xe hơi Mỹ phải điên đầu suy nghĩ cách làm cho xe giảm xăng mà không học hỏi  những đầu óc siêu việt của nước Việt Nam chúng ta: 37 năm trước sau khi chiến thắng miền Nam, xăng khan hiếm không c̣n một giọt nên các kỹ sư siêu việt An Nam Mít của nước ta đă biến chế xe hơi chạy bằng xăng sang xe chạy bằng  than củi! Giải quyết này không những làm cho xe hơi chạy không cần xăng, mà làm cho dân chúng chết nhanh chóng v́ ngửi bao nhiêu khí bẩn độc hại do khói than đốt thải ra. Càng nhiều người chết th́ lại càng ít người chạy xe hơi, càng giảm sự lệ thuộc vào dầu hỏa, xăng nhớt.

Thật là không có một giải quyết nào gọn ghẽ và khôn ngoan cho bằng!

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài thơ này tôi làm vài năm trước, vẫn không mất thời gian tính, mời các bạn đọc:

 

 

t́nh bun xăng cao

 

hôm qua xăng có bốn đồng,

sáng nay thức dậy, năm đồng/gallon.

xăng ơi xăng có biết không?

xăng mà đă đi đoong cuộc t́nh:

tôi quen biết một cô xinh,

nhà nàng ở tận đầu đ́nh, khá xa.

hai người chẳng quản đường xa,

người này thay lái đến nhà người kia.

chơi từ sáng đến khuya,

hàn huyên tâm sự, phân chia vui buồn.

tưởng rằng bánh đă lên khuôn,

ai ngờ xăng cứ buồn buồn tăng chơi.

tháng rồi nàng nói với tôi:

em nghèo, không đủ mua xôi, túng tiền.

xăng giờ đắt đỏ như điên,

nên em thót dạ xin phiền đến anh:

thay v́ em đến nhà anh,

chiều em, anh lái xe rành, đến em?”

tim tôi bật sáng bóng đèn:

xăng giờ đắt lắm, ối mèn đét ơi!

em không chịu lái th́ thôi,

t́nh ḿnh đành phải xa rời, goodbye”.

tuy rằng nói thật là oai,

tôi buồn mất ngủ mười hai ngày liền:

dứt t́nh xăng nhớt oan khiên,

nàng bèn đoạn tuyệt, chẳng nh́n đến tôi.

bây giờ tôi có kêu trời,

cuộc t́nh đă mất, xa vời người yêu.

giận đời, tôi muốn tự thiêu,

tẩm xăng đốt cháy tiêu diêu mạng ḿnh,

thế nhưng dù có bất b́nh,

giá xăng quá đắt,  tôi đ́nh mua xăng.

phen này quyết sống nhăn răng,

không cho Xeo-đít* lợi năm đô tiền.

 

* Nước Ả-Rập Saudi Arabia

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/

June 2012

 

Tài liệu tham khảo:

               

http://mails.tejasri.in/2012/02/a380.html

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_oil_production

http://wiki.answers.com/Q/How_much_gasoline_can_be_made_from_one_barrel_of_crude_oil

http://www.globalpost.com/dispatch/100726/top-7-us-oil-importers

http://www.howstuffworks.com/question478.htm

http://teeic.anl.gov/er/oilgas/restech/dist/index.cfm