Trường Gia Long

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

 

Tôi trở về Việt Nam bốn lần. Lần thứ nhất vào năm 1995 vợ chồng tôi ra Bắc thăm lại người nhà của tôi. Sự khiếp đảm của ngày chạy loạn 30-4 hai mươi năm trước vẫn c̣n rơ mồn một trong đầu nên khi bước ra khỏi chiếc xe lửa Thống Nhất ở nhà ga Hà Nội, thấy nón cối bộ đội khắp nơi mà tôi văi đái ra quần, thay không biết bao nhiêu cái mà kể. Đă thế, sự sợ hăi xâm lấn tinh thần và thể xác làm tôi cảm thấy teo tê tái trong suốt thời gian ở ngoài Bắc. Ḥn ngọc Viễn Đông của tôi nếu ở thêm vài hôm nữa chắc chắn sẽ trở thành ḥn ngọc viễn du đi không bao giờ trở lại.

 

Lần thứ nh́ năm 2000 chúng tôi dẫn hết cả bốn đứa con về SàiG̣n cho chúng nó thấy quê hương của bố mẹ nó, thấy dân t́nh và đời sống của một quốc gia mà máu mủ và da thịt của chúng nó có liên hệ trực tiếp  nguồn gốc. Cậu con út của tôi, lúc bấy giờ 7 tuổi, thích Việt Nam chỉ v́ đi đâu cũng được bố cho ngồi đằng trước trên chiếc xe gắn máy. Cô con gái út của tôi, lúc ấy 11 tuổi, chẳng muốn trở lại Việt Nam một lần nữa v́ khi chị em nó đi không có chúng tôi vào một tiệm shopping, nó vừa giơ tay lên cầm một món hàng để xem thử th́ bị người bán hàng cầm cái thước khẻ vào tay của nó, không cho nó cầm.   

 

Hai lần cuối cùng th́ chỉ hai vợ chồng tôi đi dự đám cưới, mỗi lần đúng một tuần rồi quay trở lại Mỹ.

 

Không thể nào phủ nhận đựợc sự xúc động của một người trở về quê hương sau bao nhiêu năm xa cách. Lần lần đầu tiên trở lại SàiG̣n sau 20 năm bỏ nước ra đi, chính tôi cũng rất xúc động khi máy bay đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Vợ tôi không cấm động pḥng cho đến mùa gặt lúa mà nước mắt lăn tṛn trên đôi má của tôi không ngừng chẩy. Lần thứ nh́ về sự xúc động của tôi tuy giảm bớt nhưng vẫn không kém phần hào hứng v́ cả gia đ́nh vợ chồng con cái cùng đi. Hai lần về sau cùng th́ mục đích chỉ dự đám cưới, tôi không c̣n thấy tha thiết phải đi xem ngắm cảnh chỗ này hay chỗ nọ nữa.

 

Tuy rằng không c̣n thấy hào hứng đi xem thắng cảnh ở Việt Nam, có hai nơi mà lần nào về tôi đi xem cũng không chán: chợ búa và các trường học. Cả hai đều có sự đặc biệt của nó không thể nào t́m ra ở Mỹ. Biết rằng vào chợ ở SàiG̣n không t́m đâu ra được em v́ em chỉ ở những chốn cao sang như pḥng trà, resort, nơi massage, chốn shopping…, tôi lại thích vào chợ v́ chợ lúc nào cũng nhộn nhịp đông người, trăm thứ hàng bày bán, nhất là hai thứ tôi thích nhất: chè và nước mía. Vào chợ có thêm một cái thú mà chỉ có thể xẩy ra ở Việt Nam: với dáng người cao nghệu và mũi cao, rất nhiều người không nghĩ tôi là An Nam Mít khi tôi giả nhái tiếng như một người ngoại quốc nói tiếng Việt: “Xiing lổi cô, mới đoồng mộcc chái dưa hấu?” Ngắm thiên hạ trố mắt khâm phục một người ngoại quốc nói tiếng Việt, nghe họ nói chuyện với nhau về tôi, nghĩ rằng tôi là người ngoại quốc,   cả một sự khoan khoái cơi ḷng.

 

Tôi thích đến những trường học để xem v́ cuối năm lớp 11 tôi th́nh ĺnh rời nhà bỏ lại hết bạn bè, thầy cô, trường học. Ngồi trong lớp 12 bên Mỹ với học sinh hỗn độn không mặc đồng phục, không có vẻ ǵ là tôn ti trật tự, với một ngôn ngữ xa lạ ḿnh phải vận 35 thành công lực để nói và cố gắng nghe để hiểu, tôi thật ḷng nhớ đến trường học và bạn bè  cũ của tôi. V́ thế, có được dịp để mục kích lại những học tṛ cùng tuổi của tôi ngày xưa đi học trong khung cảnh trường học quen thuộc dạo nào th́  nó c̣n quư giá hơn mấy lần ngồi ở trước khách sạn ngắm sóng biển.

 

Có bốn trường học tôi vào tận bên trong chụp ảnh:

1. Trường Tiểu học Phan Đ́nh Phùng, ngày xưa tôi học Tiểu học ở đây.

2. Trường Trung học Hùng Vương, ngày xưa tôi học Trung học ở đây.

3. Trường Regina Pacis (Nữ Vương Ḥa B́nh), vợ tôi ngày xưa học Tiểu học/Trung học ở đây, và

4. Trường Gia Long.

 

Tuy rằng ở trường Hùng Vương tôi học tổng hợp cả trai lẫn gái, không một cậu con trai nào khi đi ngang trường Gia Long mà lại không cảm thấy không hồ hởi trong ḷng như có Bác nào trong ngày vui đại thắng. Tôi cũng thế, ngày xưa đôi lúc đạp xe đi ngang qua trường  Gia Long mà cứ thắc mắc không biết bên trong khuôn viên như thế nào, các cô học sinh có là thục nữ hiền hậu, nhu ḿ, đoan trang,  hay toàn là những Bà La Sát trên tay xâm chữ “Hận kẻ bạc t́nh”, gặp con trai th́ thà giết lầm c̣n hơn là tha lầm. May mắn thay lần cuối cùng về SàiG̣n tôi được cơ hội vào tận bên trong trường để chụp h́nh nên bây giờ có chết th́ đă được măn nguyện nhắm mắt được rồi.

 

Thời bấy giờ máy chụp h́nh SLR camera loại thay đổi ống kính được c̣n rất đắt nên tôi chỉ dùng camera nhỏ cầm tay loại point-and-shoot.

 

Đến bây giờ th́ không ai mà không biết là sau ngày 30-4-1975, Cộng Sản đă đổi tên trường Gia Long thành Nguyễn Thị Minh Khai. Ngay cả đường Phan Thanh Giản trước trường Gia Long cũng bị đổi tên thành Điện Biên Phủ. Tôi đoán lư do họ đổi là v́ vua Gia Long ngày xưa nhờ quân Pháp tiếp trợ để đánh nhau với anh em nhà Tây Sơn. C̣n Phan Thanh Giản ngày xưa năm 1862 kư hiệp ước nhượng ba tỉnh Nam Kỳ -Biên Ḥa, Gia Định, Định Tường- cho Pháp. Cộng Sản kỵ Pháp, đánh nhau với Pháp bao nhiêu năm nên dẹp tên đường của  hai ông này.

 

 

Ảnh chụp từ trường Gia Long hướng về nhà thương St Paul (bây giờ là Bệnh viện Mắt), đường Điện Biên Phủ (Phan Thanh Giản)

 

 

 

Đường Bà Huyện Thanh Quan, chùa Xá Lợi

 

 

 

Trước trường Gia Long (bây giờ họ không cho bán hàng rong trước cửa trường học nữa)

 

 

 

Hai căn nhà hai bên ngay cổng hàng rào

 

 

 

 

Mặt tiền

 

 

 

 

 

Sáng sớm học sinh vào trường

 

 

 

 

Trường nào bây giờ bên trong cũng có nhà bán thức ăn

 

 

 

 

 

Hồ bơi có vẻ được trùng tu rất tốt. Building bên tay phải có lẽ xây sau này

 

 

Ngày xưa căn nhà tôi ở khu Bàn Cờ cầu tiêu bẩn khủng khiếp cho nên từ ngày sang Mỹ đến bây giờ, đi đến đâu cái toilette bẩn lúc nào cũng ám ảnh tôi. Khi vào một bất cứ cơ sở nào, nhà hàng, nhà thương, trường học, hí viện, khách sạn, nơi du lịch…, tiêu chuẩn đầu tiên tôi dùng để đánh giá trị cơ sở đó là cái toilette. Người ḿnh ở rất bẩn nên nếu toilette nơi nào sạch th́ chứng tỏ là người chủ cơ sở đó có tinh thần trách nhiệm. Không biết có phải là mới làm hay không, nhưng cái toilette tôi chụp ở đây rất sạch nên nó gây ấn tượng thật tốt cho tôi về trường Gia Long:

 

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/

June 2012