Chicago, May-2012

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/

 

Là thành phố đông dân thứ ba trên nước Mỹ với 2.8 triệu người -sau Los Angeles (3.8 triệu)  và New York (8.1 triệu)-, Chicago cũng là thành phố đứng thứ ba với số du khách đến thăm viếng hàng năm, 45.6 triệu (thứ nhất là Orlando với 48 triệu, thứ nh́ là New York City với 47 triệu, thứ tư là Anaheim với 42.7 triệu). Orlando có Disney World, Sea World, Universal Studios nên du khách viếng thăm nhiều nhất th́ đúng lư do. New York City th́ khỏi cần nêu ra lư do ai cũng biết tại sao. AnaheimDisneyland nên lư do cũng hiển nhiên. Thế nhưng Chicago, thành phố vào mùa Đông ba tháng 12, 1,2 lạnh khủng khiếp, ban ngày trung b́nh là  35 độ F (-2 độ C), ban đêm trung b́nh  21 độ F (-6 độ C), mà  số du khách đến thăm viếng nhiều thứ ba trên nước Mỹ th́ chắn hẳn phải có ǵ đặc biệt để xem, chứ không phải v́ Abraham Lincoln từng là dân biểu của tiểu bang Illinois.

 

 

 

Du khách đến Chicago vào mùa Đông th́ có lẽ chỉ là những người thần kinh không thăng bằng vừa ở sa mạc Sahara mới ra. Vào mùa hè th́ khí hậu oi bức nóng chẩy mồ hôi, chỉ có những người thích đi Việt Nam nhưng đi lạc đường mới đến Chicago. Tháng tốt nhất đi Chicago, hay tất cả các tiểu bang miền Đông Bắc, là vào tháng Tư, Năm hay 9, 10 .

 

Tuần vừa rồi vợ chồng chúng tôi có dịp gặp cô con gái thứ hai, và nhân tiện để t́m hiểu tại sao du khách đến thăm Chicago. Chicago  ở trước Los Angeles hai múi giờ, đi máy bay mất bốn tiếng nên chúng tôi mất sáu tiếng đi từ  Los Angeles đến Chicago. Phi trường Ohare, Chicago  to lớn và rất đẹp. Trước năm 2005, Ohare là phi trường có số máy bay cất cánh và đáp xuống nhiều nhất thế giới. Độc giả của hai tờ báo Business Traveler Magazine (1998–2003) và Global Traveler Magazine (2004–2007) [cho Ohare là “Best Airport in North America”. Thế nhưng ai có đến phi trường này th́ chuẩn bị có thể máy bay bị tŕ hoăn. Sau John F. Kennedy AirportNew York, Ohare là phi trường đứng thứ nh́ trên nước Mỹ về máy bay khởi hành trễ giờ.

 

 

Tất cả những địa điểm du ngoạn tôi muốn đi đều nằm trong vùng downtown Chicago. Mướn khách sạn trong downtown đắt quá, để dành tiền đó xuống Santa Ana uống nước mía tốt hơn nên tôi mướn khách sạn gần phi trường. Xe bus của hotel đến đón khách miễn phí, và chỉ trong 30 phút là  chúng tôi đă có ch́a khóa vào pḥng.

 

Tôi đă nghiên cứu kỹ lưỡng phương tiện di chuyển ở nhà trước khi đi. Chicago có hệ thống giao thông công cộng tốt hàng đầu nước Mỹ, có xe điện ngầm Metro, xe bus, và xe lửa, không khác ǵ Paris, London hay New York nên tôi quyết định không mướn xe hơi. Giá vé mỗi lần đi xe bus hay xe điện ngầm là $2.25, thế nhưng mua vé hàng ngày đi vô giới hạn th́ rẻ hơn, chỉ có $5.75. Một tháng trước khi đi, tôi vào website của Sở Giao Thông Chicago, Chicago Transit, đặt mua vé trước, họ gửi vé về nhà:  http://faremedia.chicago-card.com/store/main.aspx?DepartmentId=34

 

Giá vé dùng vô giới hạn là :

1 ngày (1-day pass) : $5.75

3 ngày (3-day pass) : $14

7 ngày (7-day pass) : $23

 

Tôi mua vé 3-day pass. Chỉ có $14 mà trong 3 ngày chúng tôi đi xe điện, xe bus vô giới hạn từ khách sạn đến khắp nơi dưới phố. Bảo đảm là không có hệ thống giao thông công cộng trên thế giới nào rẻ bằng ở Chicago, ngay cả hệ thống ḅ kéo xe ở ngh́n năm văn vật đất Thăng Long cũng không rẻ bằng (tiền taxi đi từ phi trường Ohare đến downtown đă là $45 cho một cuốc).

 

 

 

Việc thứ hai tôi nghiên cứu sẵn ở nhà trước khi đi là dùng xe điện hay xe bus số mấy đến những địa điểm ḿnh muốn đi. Google có một website về phương tiện chuyên chở công cộng rất hữu ích:

http://www.google.com/intl/en/landing/transit/#mdy

 

Vào website trên, đánh máy vào nơi đi và nơi đến, Google sẽ chỉ rất rơ dùng metro tuyến nào, xe bus số mấy, thời gian đi là bao nhiêu lâu. Những ai dùng iPhone th́ Google Transit là nhất: không cần bản đồ, Google Transit sẽ cho ḿnh biết lấy chuyến xe bus số mấy. Lần này đi tôi bỏ GPS ở nhà, chỉ đem theo bản đồ Chicago mà tôi đă viết chằng chịt số chuyến xe bus và metro trên bản đồ. Bốn ngày ở Chicago tôi đi khắp nơi không bao giờ lạc, và lúc nào cũng biết là  cần lấy chuyến xe số mấy, đổi xe ở nơi nào. Mấy bà vợ đi theo chồng ở những nơi du lịch th́ như là con cá nó sống v́ nước, anh đi đâu em bám sát anh không th́ em sẽ lạc nên các ông chồng nên lợi dụng cơ hội này xin Tổng Tư Lệnh Quân Đội cấp giấy thông hành về SàiG̣n thăm em. Bảo đảm 100% chiếu khán sẽ được chấp thuận.

 

Những ai cần có bản đồ xe bus hay metro in chi tiết chuyến xe rất rơ ràng th́ đến văn pḥng của CTA (Chicago Transit Authority), hoặc khi đáp xuống phi trường, ở terminal của American Airlines, lấy ở quầy  Information cho du khách. Có bản đồ này th́ chẳng cần iPhone hay iPhiếc, tất cả số chuyến xe đều in trên bản đồ.

 

 

 

 

Việc thứ ba tôi chuẩn bị sẵn ở nhà là mua vé vào cửa cho những chỗ ḿnh muốn xem. Website

http://www.citypass.com/chicago?mv_source=rkg&creative=11732082149&adpos=1t1&gclid=CJT_7LrvlrACFcVMpgod0TlY4Q bán giá đặc biệt CityPASS $84 cho năm chỗ du ngoạn. Tôi đặt mua trước, và họ gửi vé đến nhà. Tiết kiệm được một lô tiền mua vé xe điện và vé vào cửa, không cần là Donald Trump hay Cường Đô-la, chúng tôi sẵn sàng mạo hiểm Chicago.

 

Việc đầu tiên du khách sẽ thấy khi đến Chicago là có rất nhiều dân da đen, nhất là khi dùng xe bus hay xe điện. Từ khách sạn chúng tôi đến trạm xe điện là một km rưỡi, đi bộ mất khoảng 20 phút.  Tuyến xe Blue Line đi 35 phút, dừng khoảng 15 trạm th́ đến downtown. Xe không sạch như ở Washington DC, không bẩn như ở Paris, có lúc chạy trên mặt đất, có lúc chạy trong đường hầm. Chỉ có nhà nghèo mới ở gần đường rầy xe lửa nên có những nơi xe chạy qua những khu nhà nghèo nhất ở Chicago, nhà cửa lụp sụp sát bên cạnh đường xe chạy.

 

Đây là những nơi chúng tôi đi xem ở Chicago:

 

Cloud Gate, ở Millenium Park, 201 East Randolph : là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc làm bằng những miếng sắt hàn với nhau rồi đánh bóng lộn trông như gương. Khánh thành vào năm 2004,  Cloud Gate là nơi du khách đến thăm nhiều thứ nh́ ở Chicago, sau Navy Pier.

 

 

 

 

Buckingham Fountain, ở Grant Park :  xây vào năm 1927, Buckingham Fountain là một trong những bùng binh bắn nước lớn nhất thế giới.

 

 

 

Navy Pier : Nơi thu hút du khách nhiều nhất ở Chicago với shopping, hàng quán, tầu du lịch, ngay Lake Michigan.

 

 

 

 

 

 

Majestic  Mile: Tên lóng gọi con đường shopping dọc theo North Michigan Ave. với rất nhiều cửa tiệm đắt tiền, nhộn nhịp như Champs-Élysées  Paris.

 

 

Chicago có món "Deep dish pizza" nổi tiếng, bánh dầy một inch, 2.5 cm, bên trong toàn là phô-mai, fromage, cheese. Ăn một lần xong là bảo đảm tởn đến già, chỉ mong được ăn ḿ gói 10 năm.

 

 

Khi đi bộ dọc theo bờ sông River Walk dưới  cầu của con đường State Street hướng về North Michigan Ave., cảnh trí khá đẹp nên tôi chụp vài bức ảnh. Ảnh dưới đây là Marina City, hai condominium kiến trúc đặc thù của Chicago:

 

 

Quay camera hướng về North Michigan  để chụp ảnh dưới đây, tôi phải dụi mắt để xem chắc là  mắt ḿnh không bị lé: Ở cột cờ bên tay phải, ngoài cờ Mỹ, cờ tiểu bang Illinois, cờ thành phố Chicago, tôi thấy có cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Ḥa! Đến gần th́ tôi khám phá ra nơi này là đài kỷ niệm trận vong chiến sĩ  quân nhân của tiểu bang Illinois tử trận ở Việt Nam.

 

 

Đây là những nơi chúng tôi đi xem với CityPASS:

 

Skydeck Chicago, Willis Tower, 233 South Wacker Drive, vé vào cửa $17: Tọa lạc ở tầng lầu thứ 103 của Willis Tower. Willis Tower tên cũ ngày xưa là Sears Tower, cao 1451-ft (442m), 108 tầng. Khi hoàn thành vào năm 1973, Sears Tower là nhà lầu chọc trời cao nhất thế giới. Vào năm 2009, Willis Group Holdings mua lại, đổi tên thành Willis Tower. Họ tân trang lại  tầng thứ 103 -Skydeck- nơi cho du khách lên xem, và xây thêm ba cái ban-công bằng kính, chiều rộng 4-feet (1.22m ), chiều dài khoảng 5m. Sàn cũng làm bằng kính để du khách có thể nh́n xuyên qua kính 1353 feet (412m) xuống đất. Mỗi ban-công có thể chịu sức nặng 4.5 tấn nên trừ khi 60 người cỡ tôi nhét vào cùng một lúc (không thể nào xẩy ra v́ chỉ chứa tối đa là 20 người), c̣n không th́ chẳng bao giờ có chuyện cầu vừa xây xong tuần trước th́ tuần sau đă sập như ở Việt Nam.

 

 

 

 

 

Shedd Aquarium, 1200 South Lake Shore, vé vào cửa $35: Hầu như ở khắp thành phố lớn nào cũng có aquarium, và aquarium nào th́ cũng có đủ mọi sinh vật ở biển cả hay sông ng̣i. Sở thú và aquarium là thiên đàng của nhi đồng. Shedd Aquarium cũng không là trường hợp ngoại lệ. Ngồi ghế ở nhà ăn nh́n cảnh tuyệt đẹp của downtown Chicago.

 

 

 

 

 

 

Xem con cá ngựa bơi lềnh bềnh trong hồ cá nhắc tôi nhớ lại lần đầu tiên đi xe lửa từ SàiG̣n ra Nam Định vào năm 1995. Khi xe ngừng ở ngoài Trung, người bán hàng đứng bu quanh cửa sổ xe lửa gạ bán. Thấy vài con cá ngựa ngâm thuốc Bắc trên một mâm, tôi thích thú chưa bao giờ thấy nó trong đời nên chăm chú nh́n nó, hỏi bâng quơ vài câu hỏi. Bà bán hàng niềm nở vui vẻ nói với tôi:

 

-Anh mua mợ hàng dùm em. Cạ ngựa ngâm thuộc uống bộ lặm…

 

Sau khi ngắm nghía vài giây, tôi nói với bà ta không mua. Tôi vừa nói xong th́ bà ta trợn mắt phùng mang chửi tôi xối xả:

 

-Đ.M. ! Không mua mạ xem làm cại chọ ǵ. Đ.M… vậy mà cụng họi…

 

The Field Museum of Natural History, 1400 South Lake Shore, vé vào cửa $22: Tôi thú thật là chỉ có một loại museum tôi thích xem là máy bay. Ấy thế mà lần đầu tiên trong đời tôi ở trong Field Museum hơn ba tiếng rưỡi đồng hồ, xem một cách say mê. Field Musem là viện bảo tàng về lịch sử, văn hóa của sinh vật,  loài người, trái đất  với hơn 21 triệu specimen mà chỉ có một số nhỏ trưng bày cho khách xem.

 

Nơi tôi thích nhất là pḥng triển lăm xương khủng long và hóa thạch (fossil) của đủ mọi sinh vật khám phá ở nước Mỹ, phần lớn là ở Wyoming.

 

Trong bức ảnh dưới đây, ở hướng đầu bàn tay của vợ tôi là một con ốc khổng lồ t́m ra  ở Texas. Họ ước lượng nó từ 114 đến 65 triệu năm trước.

 

Ngay giữa Field Museum là một bộ xương của một con khủng long họ đặt tên là Sue, theo tên của  bà Sue Hendrickson, người đă khám phá ra nó trên một sườn núi, ở tiểu bang South Dakota. Vào tháng 10 năm 1997, Field Museum mua đấu giá $8.36 triệu dollars. Điểm đặc biệt của con khủng long này là 80% -90% xương của nó vẫn c̣n tồn tại, thành ra nó là con khủng long xương hóa thạch c̣n giữ lại hoàn hảo nhất thế giới. Khoa học gia ước lượng nó sống vào 67 triệu năm trước, và chết khi chỉ mới có 28 tuổi. Tôi có xem ciné trong museum về chu tŕnh họ khám phá và gội rửa xương rồi ráp lại. Trong Youtube có một đoạn video ngắn cho thấy h́nh cô Sue t́m ra bộ xương con khủng long này ở trên núi:

http://www.youtube.com/watch?v=mVn_hPLK9Rg

 

 

Người ta khám phá xương khủng long ở khắp năm châu, Mỹ, Âu, Phi, Á, Úc,  do đó khủng long là sinh vật hiện hữu có thật từ ngh́n xưa chứ không phải là chuyện huyền thoại. Khi nói về khủng long - dinosaur-, chúng ta nghĩ ngay là con vật có bốn chân. Thật sự chữ “khủng long” của người Việt ḿnh là từ chữ Hán konglong 恐龍 của Trung Hoa mà ra: "con rồng khủng khiếp".  Người Trung Hoa ngh́n năm trước cũng đă t́m thấy những xương khủng long khổng lồ, không biết là con ǵ nên họ mới gọi là konglong (terrible dragon). Chữ “dinosaur” (“thằn lằn đáng sợ” là do nhà sinh vật học người Anh Richard Owen gọi vào khoảng niên kỷ 1830, 1840, v́ ông ta không biết gọi nó là ǵ. Huyền thoại Anh Pháp cũng có rồng. Ngay cả trong Kinh Thánh cũng có nhiều chỗ đề cập về rồng (nên nhớ chữ "dinosaur" chỉ mới dùng vào niên kỷ 1830), hay khủng long: (Chúa phán  với Job): "Hăy nh́n con thú to kinh khủng kia: Ta đă sáng tạo nó, như sáng tạo ra ngươi. Nó ăn cỏ như là ḅ ăn cỏ vậy".

 

Thấy tận mắt xương khủng long và hóa thạch của những con thú cả triệu năm trước là một kinh nghiệm vô giá.

 

 

Có một pḥng trưng bày kim cương, đá quư. Tôi không biết giá trị quư giá của hột xoàn nên trong khi vợ tôi vào pḥng đó, tôi đến chỗ khác xem đá từ ngoài không gian rơi vào trái đất. Trong khi tôi đang thả hồn vào đá meteorite th́ vợ tôi chạy ra bảo tôi phải vào xem những hột xoàn này. Khi tôi vào xem th́ thấy nhiều hột xoàn đắt tiền, vợ tôi nói trị giá vào bạc triệu dollar, do một cô Việt Nam tên Thuy Ngo Nguyen tặng cho Field Museum.

 

Xem xong mà tôi kính phục cô Thuy Ngo Nguyen này, thầm lặng làm sáng danh người Việt Nam, văn hóa Việt Nam, chứ ai như cái ông thối oăm làm MC chương tŕnh ca nhạc Việt Nam, đầu óc con buôn chỉ có tiền là sáng mắt, chả xem liêm sỉ là trọng, mà lại cứ bắt ống loa parleur phát thanh điếc lỗ nhĩ tự phong ḿnh là người phát huy văn hóa An Nam!

 

John Hancock Observatory, 875 North Michigan Ave, vé vào cửa $15: John Hancock Center là một building tọa lạc trên đường nổi tiếng shopping, Michigan Ave (Majestic Mile). Cao 1,127 feet (344 m), với 103 tầng, nó là building cao thứ tư ở Chicago, thứ sáu trên nước Mỹ. Tầng Observatory khách trả tiền lên xem ở thứ 93. Cầu thang máy họ nói là đi nhanh nhất thế giới: mất 40 giây để lên đến đỉnh. V́ đă đi Willis Tower ban ngày, vợ chồng tôi đi building này vào ban chiều, buổi tối. Cảnh nh́n ra Lake Michigan, Navy Pier, downtown Chicago và hoàng hôn tuyệt đẹp. Có nhà hàng ở đây để khách có thể mua thức ăn nước uống.

 

 

 

 

 

  

Art Institute of Chicago, 111 South Michigan Ave, vé vào cửa $18: Museum này có rất nhiều tranh ảnh nổi tiếng nhưng hôm Chủ Nhật đóng cửa. Cùng với Museum này, có nhiều Viện Bảo Tàng khác cũng đóng cửa. Tôi nghĩ lư do đóng cửa v́ t́nh cờ khi tôi đến Chicago th́ đó cũng là nơi họp thượng đỉnh của NATO vào hai ngày Chủ Nhật và Thứ Hai 20, 21/5. Obama ngày xưa ở Chicago nên chọn thành phố này làm NATO Summit 2012.

 

 

Ngày Chủ Nhật họ đóng cửa nhiều museum hay chỗ danh lam thắng cảnh để cho quan khách của Mỹ lẫn của 28 quốc gia đến tham dự, được thoải mái xem. Tôi lư luận như vậy v́ tôi thấy đàn ông đàn bà từng nhóm người trong quần áo lịch sự xem thắng cảnh bằng tầu, bằng trực thăng.

 

 

Sáng hôm đó khi chúng tôi trở lại Cloud Gate để chụp h́nh một lần nữa th́ thấy nhân viên an ninh mật vụ hộ tống quan khách cũng đến xem cảnh như mọi người.

 

Buổi họp mặt NATO ở Chicago làm tôi rất x́-nẹc v́ đường xá bị cấm khắp nơi, xe bus không chạy làm vợ chồng tôi đi bộ hộc x́ dầu. Bao nhiêu nước trên thế giới ghét Mỹ mà tại sao Mỹ cứ bỏ tiền ra -tiền thuế của dân Mỹ, của tôi đóng- trả tiền cho những người không mang ơn ḿnh? Liên Hiệp Quốc có 192 quốc gia hội viên. Mỹ chỉ là một trong 192 hội viên thế nhưng cứ $4 dollars ngân sách LHQ th́ Mỹ đă trả gần 1 dollar: Mỹ đóng cho Liên Hiệp Quốc 1.08 tỷ so với tổng số ngân sách gần 4.9 tỷ. NATO cũng thế. Lư do NATO được sáng lập là để bảo vệ quân sự các quốc gia ở Âu Châu. Mỹ ở tận bên Châu Mỹ này, xa tít vời vợi, không ảnh hưởng ǵ hết thế mà 27 quốc gia của NATO: Anh, Pháp, Đức, Ư, Tây-Ban-Nha...., chỉ đóng có 220 tỷ, trong khi một ḿnh Mỹ đóng hơn gấp 3.5 lần, 700 tỷ dollars?


Xe vận tải nối đuôi chận đường không cho xe vào

Năm 2003, khi Mỹ tấn công Iraq, bực ḿnh v́ Pháp biểu quyết chống đối Mỹ liên tục ở Liên Hiệp Quốc, hai dân biểu Mỹ phát luật đổi chữ "French fries" trên thực đơn ở trong nhà hàng Quốc Hội thành "Freedom fries" (khoai tây chiên người Mỹ gọi là "French fries", trong khi người Anh gọi là "chips"). Người Pháp và nhiều người trên thế giới cười vào mũi người Mỹ v́ hành động trẻ con này, nhưng những người ấy không biết là sự bực dọc của người Mỹ đối với người  Pháp một phần cũng là ngấm ngầm từ một món nợ xưa, có liên hệ đến NATO:

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, nhận thức hiểm họa quân sự của Nga-Sô và Đông Đức, các quốc gia đồng minh và Mỹ lập ra NATO vào năm 1949 với mục đích các quốc gia hội viên sẽ bảo vệ lẫn nhau nếu bị tấn công về quân sự (NATO   chữ viết tắt của North Atlantic Treaty Organization , tiếng Anh. OTAN là chữ viết tắt của Organisation du traité de l'Atlantique Nord, tiếng Pháp. Cả hai chữ có nghĩa là  Hiệp Hội Minh Ước Liên Pḥng Bắc Đại Tây Dương). Số hội viên của NATO bây giờ đă lên đến 28 quốc gia, với các hội viên cường quốc là Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Ư, Canada....

Vào tháng 9 năm 1958, Tổng Thống Charles de Gaulle phản đối Mỹ lạm dụng quyền hành hội viên, và v́ không thích Anh và Mỹ liên hệ quá mật thiết mà theo De Gaulle bỏ lơ Pháp qua một bên, De Gaulle rút Hạm Đội Mediterranean của Pháp ra khỏi NATO. Sau đó, De Gaulle cấm tất cả vũ khí nguyên tử của quân đội ngoại quốc trên đất Pháp. Lệnh cấm này bắt buộc Mỹ phải di chuyển hơn 200 máy bay quân sự ra khỏi căn cứ Không quân của nước Pháp trước năm 1967.

Năm 1966, De Gaulle rút tất cả quân đội Pháp ra khỏi sự chỉ huy của NATO, và yêu cầu tất cả quân đội NATO rời xứ Pháp. Sự đ̣i hỏi này khiến cho NATO phải di chuyển trụ sở trung ương của NATO từ Rocquencourt gần Paris sang Casteau, Bỉ. Hiện giờ trụ sở trung ương của NATO vẫn c̣n ở Bỉ, nhưng ở thành phố Brussels. Pháp vẫn là hội viên của NATO, nhưng độc lập điều khiển quân đội của ḿnh.

Theo nhiều người Mỹ, chỉ trích Hoa Kỳ và rút quân khỏi NATO của De Gaulle là hành động ăn cháo đá bát, nhất là vào ngày D-Day Mỹ đă chết 6603 quân lính, chưa kể biết bao nhiêu là tiền bạc  để giải phóng Paris ra khỏi Đức Quốc Xă.

Ngày nay rất nhiều quốc gia Âu Châu than phiền Mỹ là dân cao bồi, đụng ai đánh đó, không tham khảo ư kiến của quốc tế. Thế nhưng nói là một việc, làm là một việc khác. Thí dụ điển h́nh là cả quốc tế đánh Libya năm ngoái. NATO biểu quyết tưần tiễu không phận Libya để Không quân Libya không thể nào cất cánh oanh tạc quân nổi loạn. Thế nhưng khi thực hành th́ 75% máy bay, phi vụ, trinh sát, xăng nhớt là của quân đội Hoa Kỳ. Tôi không thấy thế giới than phiền là Mỹ kiêu ngạo đánh Libya một ḿnh ?

Quân lực NATO quá yếu ớt, không có đến một chiếc máy bay trinh sát cao độ nên tháng Hai vừa rồi NATO đồng ư mua 5 chiếc phi cơ cao độ trinh sát Global Hawk của Hoa Kỳ với giá một tỷ dollar. Thế nhưng NATO mua mà lại than phiền không có tiền nên chính phủ Mỹ đồng ư sẽ trợ giúp 40% !   

Nhật Bản là nước cũng được Mỹ giúp rất nhiều từ khi Đệ Nhị Thế Chiến. Thế nhưng người Nhật lúc nào cũng mang ơn người Mỹ. Khi hỏi người Nhật nêu ra tên 10 người có công lớn với nước Nhật, ai cũng nghĩ là tất cả đều nêu danh 10 người Nhật, nhưng thật không ngờ một trong 10 người họ nghĩ có công lớn với nước Nhật là một người Mỹ, General Douglas MacArthur, người phụ trách việc tái thiết Nhật Bản sau chiến tranh. Làm ơn mà người nhận ơn hiểu biết công khó của ḿnh th́ mới nên tiếp tục làm.

Ngày Chủ Nhật hôm nay không những cảnh sát chặn đường cho tôi đi bộ mệt nghỉ, thế mà những quan chức NATO lại được tiền đóng thuế của người Mỹ, của tôi, hộ tống ngồi trên xe đi tham quan, thế có ...đau cho tôi không chứ!

Chiếc máy bay rời Chicago về Los Angels của tôi bị tŕ hoăn 50 phút v́ thời tiết. Nói về phương diện chính trị, Chicago và tiểu bang Illinois là thành phố và tiểu bang tham nhũng nhất nh́ nước Mỹ: Vào tháng 3 năm nay, Giáo Sư Dick Simpson của University of Illinois ở Chicago sau khi phân tích dữ kiện thu nhặt, tuyên bố Chicago là thành phố tham nhũng nhất nước Mỹ. Từ niên kỷ 1970, bốn trong bẩy Thống Đốc của Illinois bị kết án tham nhũng. Người mới nhất là Thống Đốc Rod Blagojevich, bị kết án 14 năm tù vào tháng 3 năm nay. Ông Thống Đốc trước Rod Blagojevich, George Ryan, hiện giờ vẫn ngồi tù án 6 năm rưỡi!

Nói về phương diện thắng cảnh, tôi thích Chicago. Một thành phố muốn thu hút du khách phải thơ mộng, sạch sẽ, vui nhộn, kiến trúc đẹp mắt, an toàn, nhiều chỗ đi chơi, hệ thống lưu thông công cộng khắp nơi. Chicago có đủ tất cả, bên tám lạng, bên nửa cân với New York City, nhất định không thua.

 

Nguyn Tài Ngc

May 2012

http://www.saigonocean.com

 

Tài liệu tham khảo:   

http://www.foxnews.com/world/2009/09/17/budget-believe-billion/

http://chicago.cbslocal.com/2012/02/14/chicago-called-most-corrupt-city-in-nation/

http://en.wikipedia.org/wiki/Rod_Blagojevich

http://www.answersingenesis.org/articles/1999/11/05/dinosaurs-and-the-bible

http://en.wikipedia.org/wiki/Cloud_gate

http://abcnews.go.com/Politics/wireStory/nato-leaders-meet-budgets-test-alliance-16384262?page=2

wikipedia