Kỷ niệm một năm trang web SaigonOcean

 

 

Ngày 19 tháng 4, 2011  năm nay là một ngày trọng đại đáng ghi vào lịch sử ngh́n năm lễ hội San Jose. Một năm trước vào ngày này anh Lê Hân gắn hệ thống đếm số độc giả vào trang web http://www.saigonocean.com/ . Đúng một năm sau, con số người ta click xem là 393,000 lần. Một con số vĩ đại đóng góp vào truyền thống Lạc Hồng xây dựng đất nước Việt Nam giầu đẹp và văn minh tiên tiến nhất nh́ thế giới hiện nay (Ấy chết, viết xong tôi mới để ư là văn chương chữ nghĩa của tôi hiện thời bị ảnh hưởng lối viết ở quốc nội từ lúc nào mà tôi không hề hay biết).

 

Hơn hai năm trước đây, qua sự giới thiệu của cô Thư ở Toronto (cô Thư là một cô giáo ở trường Trung học Hùng Vương cũ của tôi), tôi gặp anh Lê Hân để anh ấy in quyển sách đầu tay cho tôi. Không quen biết nhau từ trước nhưng tôi mến anh Lê Hân ngay. Anh là một thi sĩ có tâm hồn lăng mạn nhưng với một trái tim hiền lành chân thật. Ngày xưa anh ấy không học lớp business  tính lời lỗ nên t́nh nguyện lo việc in sách cho tôi không lấy tiền thù lao, dù rằng tôi là người xa lạ. Tôi nhận thức ngay anh này thuộc loại người ḿnh “chơi được” v́ dễ cho tôi dụ dỗ và bóc lột, thành thử  từ cái thuở đầu in sách ấy, hai anh em trở nên thân với nhau.

 

Một ngày anh gọi điện thoại, rủ tôi làm một trang web cho vui. Tôi có thể thiết lập ống cống từ Dinh Độc Lập ra Ngă Tư Hàng xanh thật dễ dàng thế nhưng nói về computer hay website th́ tôi xin chịu thua. Anh Hân trấn an là anh ấy lo việc thiết kế và duy tŕ trang web. Tôi và một anh nữa, Albert Dong, muốn viết ǵ th́ viết. Tôi chột dạ v́ không biết viết có được thường xuyên  hay không, và viết về đề tài ǵ, nên từ chối. Anh Hân bảo nếu không nghĩ ra ư để viết th́ cứ nghĩ đến những lúc bị vợ đ́ th́ thế nào cũng có chuyện để nói. Anh cho tôi 24 giờ để suy nghĩ. Liên tưởng đến những lúc bị vợ đ́, chỉ năm giây sau tôi đă nhận thức lời cố vấn của anh quả thật thần sầu. Tôi nhận lời, và mấy ngày sau đó trang  web http://www.saigonocean.com/  ra đời.

 

Là một thi sĩ chính hiệu con nai vàng xuất khẩu thành thơ nên anh Hân cũng đam mê âm nhạc, đăng cả trăm bài nhạc lên trang web. Anh có giác quan thứ bẩy về nhạc nên những bài anh lựa chọn theo từng chủ đề được nhiều độc giả ưa chuộng. Tuy rằng có người vào xem tin tức linh tinh, thơ của anh Lê Hân, những tin tức lạ mắt của anh Albert Dong, phần lớn vào http://www.saigonocean.com/  để nghe nhạc.  Tôi tính t́nh nóng nẩy nhưng anh Hân rất kiên nhẫn, độc giả nào viết email xin một bản nhạc nào trên SaigonOcean không có là anh truy lùng khắp nẻo đường đất nước t́m cho bằng được rồi gửi cho họ. Tuy rằng anh biết rất nhiều bản nhạc, nhưng thật sự tôi không ngờ cái kiến thức ấy nó vô giới hạn không bị ngăn chận bởi bức tường Đông Bá Linh v́ có nhiều độc giả xin những bài tôi chưa bao giờ nghe tên, thế mà anh t́m ra hết. Những bài có tựa đề chẳng hạn như: “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”, “Bạn tôi em cũng không chừa”, “Cô gái SàiG̣n đi tải đạn”, “Tại em mà đời tôi như thế”,  “Tôi đây, em đâu?”, “Vị trí nào cho anh?”, “V́ em là con gái”, “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”, “Em đă biết khóc rồi sao?”, “Bộ đội về làng”Các bạn đừng tưởng tôi bịa đặt tên những bản nhạc này. Chúng nó là tên thật của những bản nhạc mà người miền Nam được hân hạnh biết đến  sau tháng 4, 1975. Tôi nói láo th́ chết liền. Riêng về bản nhạc Bộ đội về làng, tôi chắc chắn tác giả này đă cướp ư bài Cô Thắm về làng của chúng ta. Tôi sẽ liên lạc với tác giả của bài Cô Thắm về làng, t́nh nguyện làm luật sư, thưa kiện tác giả bài Bộ đội về làng về tội xâm phạm bản quyền. Giời ơi, Cô Thắm về làng th́ cả làng kéo ra xem một cô gái xinh đẹp có đôi chân nơn nà, chứ Bộ đội về làng th́ ai mà thèm ra xem bộ đội xương xẩu với đôi chân đen đúa, mang dép B́nh Trị Thiên!      

 

Anh Hân để cả nhạc Mỹ, nhạc Pháp, nhạc Mễ vào http://www.saigonocean.com/  nên một hôm chúng tôi rất ngạc nhiên nhận một email của một ông Ivansonovic Ceausescu ở Romania khen  trang web đặc sắc nhất nh́ thế giới. Nhất nh́ thế giới?  Ông này một là bị tù đày đi Siberia từ thuở lên mười, hai là ở tận trong rừng thiêng nước độc không tiếp xúc với thế giới văn minh, ba là đến năm mươi tuổi mà vẫn không cô nào chịu lấy nên đă bắt đầu điên, mất trí nhớ. Ông ta chỉ có một yêu cầu là nhờ chúng tôi dịch tiếng Việt ra tiếng Anh để người ngoại quốc có thể hiểu. Chúng tôi từ chối khéo. Lời yêu cầu của ông ta không thể nào thực hiện được v́ làm sao dịch sang tiếng Anh:  “Ngàn thu áo tím”: A thousand dollars will collect the purple shirt? (Mille dollars recueilleront la chemise violette?),  Ngh́n trùng xa cách”: A thousand worms have gone far away?(Mille vers sont allés au loin?), “Lời gửi chân mây”: Words sent to the feet, near the clouds? (Les mots ont envoyé aux pieds, près des nuages?),  Hận ly hương”: Hate an incensed glass? (Détester une tasse courroucé?),  Anh đi chiến dịch”: Honey, you go battle the plague?  (Chéri, tu vas combattre la peste?), “Bao giờ biết tương tư?”: When do we know how to make private sauce? (Quand savons-nous faire de la sauce privée?).

 

 

Thỉnh thoảng một vài người viết email khen bài vở tôi viết dí dỏm (email viết chửi bới tôi nhiều gấp mười lần email khen, nhưng đề tài bài viết này không phải chê mà là khen nên xin tạm miễn bàn những email phê b́nh kém xây dựng). Phải công nhận email chửi rủa ḿnh thấy có bất lịch sự đến đâu th́ email viết khen tặng lại càng có giá trị lịch sử nhiều đến đấy: có nghĩa là cần cho vào viện bảo tàng tồn trữ đời đời để lâu lâu đem ra đọc.  Những người nào có bạn thân nhiều th́ c̣n có cơ hội chia sẻ cho nhau nghe hôm nay tôi mua cái áo, cái kính, cái ví xách tay đẹp... Tôi th́ không quen ai thân nên không chia sẻ với ai những lời khen này được. Giữ trong bụng măi một thời gian lâu không chịu được, một ngày tôi mang những email này ra khoe với vợ tôi. Hí ha hí hửng trong bụng tự đắc là vợ tôi sẽ hănh diện có một người chồng văn sĩ/thi sĩ tài giỏi nàng biết đă lâu mà bây giờ người trong thế giới mới biết, tôi vênh mặt cho nàng xem nhiều email khen tôi có ư tưởng trào phúng, lời văn dí dỏm, lối viết lôi cuốn… Những tưởng là nàng sẽ cho tôi lên mây, khen lấy khen để một người chồng viết lách tài ba th́ thái độ của nàng hoàn toàn ngược 180 độ. Nàng bĩu môi, “xí” cho tôi một tiếng dài từ Móng Cái đến Hải Pḥng: “Người ta biết thơ văn của anh th́ có ăn cái giải dzút ǵ? Có ai trả tiền mua không? Có mang được một đồng xu nào về cho gia đ́nh không? Tốn bao nhiêu th́ giờ viết lách, xao lăng việc nhà, mà giá trị tiền bạc là con số không! Cái trang web của  Kimmy người ta c̣n trả nó vài trăm đô-la mỗi tháng tiền quảng cáo, c̣n trang web SaigonOcean của anh không ai trả một đô-la!”

 

Tôi đang lâng lâng trong mộng tưởng hưởng những tia nước nóng ấm da ấm thịt những lời khen tặng của độc giả th́ vợ tôi dội vào mặt hai xô nước lạnh làm tôi bừng tỉnh cơn mê. Tôi đang ở chín từng mây xanh bay bổng từ đám mây này sang đám mây khác th́ lời than phiền không thương tiếc của vợ tôi bỏ xi măng vào giầy làm tôi rớt bịch xuống đất.

 

Chê chỉ riêng tôi th́ không nói ǵ, đằng này nàng so sánh tôi không bằng con gái của tôi. Một lời trách móc quá nặng nề làm tự ái tôi bị tổn thương trầm trọng, đả thương nhân thương trí mạng. Phen này th́ nàng phải xin lỗi tôi, rút lại lời chê bai quá nặng nề đó, chứ không th́ từ giờ đến chết tôi nhất mực sẽ “em chưa xin lỗi, th́ chưa động pḥng”.

 

Cô con gái thứ nh́ của tôi, Kim,   một website:  http://www.lovintheoven.com/ . Nó thiết lập trang web này trước trang Saigonocean khoảng một năm. Nó thích viết lách giống tôi nhưng thay v́ theo đuổi nghiệp… nấu bánh chưng như bố nó, nó lại say mê nướng bánh cookies của Mỹ. Tuần nào cũng nướng bánh, tuần nào nó cũng đăng công thức nấu ăn  recipe và viết lách. Trang web nó có khá đông người vào xem, và cái khác biệt vợ tôi thấy giữa thất bại, trang SaigonOcean của chúng tôi,    thành công,  http://www.lovintheoven.com/  của nó, là trang nó có quảng cáo, thu vào một số tiền tuy không nhiều nhưng là tiền, vài trăm đô-la một tháng.  Năm ngoái show nấu ăn của bà Martha Stewart gửi cho nó một vé mời đi xem show cooking của bà ta ở New York. Nó lên trang web viết một bài con cá nó sống v́ nước, nó không có tiền mua vé máy bay, mướn khách sạn nên kêu gọi độc giả gửi ủng hộ cho nó tiền, 5 đô-la, 10 đô-la, bao nhiêu cũng được. Thế mà trong sự kinh hoàng của tôi, tôi khám phá ra  độc giả ngu xuẩn của nó thật sự gửi cho nó đủ tiền mua vé máy bay đi New York! Một người làm cho khách sạn c̣n đặt pḥng ở khách sạn cô ta cho nó với giá rẻ!

 

Chỉ mới tuần trước đây tôi viết bài “Mất gốc”, tŕnh bày lư lẽ tôi tin rằng con chúng tôi sinh ở Mỹ, gốc không phải là Việt Nam. Chỉ có một hành động nhỏ nhoi này chứng tỏ gốc của tôi là Việt Nam, của chúng nó là Mỹ: Tôi xuất bản quyển sách đầu tiên, mắc cỡ khi hỏi bạn bè mua ủng hộ, trong khi nó phớt tỉnh Ăng-Lê quyên tiền độc giả để hoàn thành mục đích. Thêm vào đó, văn thơ của tôi là những tác phẩm nghệ thuật. Chúng nó có giá trị vô giá: vài đô-la, vài trăm đô-la, vài ngh́n đô-la đối với tôi không thể nào mua được kết quả của tinh thần và tâm hồn tôi. Tôi đă chỉ cho vợ tôi biết khi mở trang  http://www.saigonocean.com/ ra, một người sẽ thấy ngay anh Lê Hân viết câu đầu tiên là Nơi đây là Diễn Đàn Văn Học Nghệ Thuật. Anh Hân, anh Albert Dong, và tôi đang làm một công việc với nghĩa cử cao cả: chúng tôi dâng hiến th́ giờ cho văn học, cho nghệ thuật, v́ văn học, v́ nghệ thuật.

 

Dĩ nhiên là trừ khi v́ một phép nhiệm mầu nào đó mà các công ty khác đến xin quảng cáo ở trang web SaigonOcean, trả chúng tôi một triệu đô-la. Lúc đó th́ dấu không cho hai anh Lê Hân và Albert Dong biết, tôi sẽ mướn luật sư soạn thảo giấy tờ lừa cho hai người kư thỏa thuận để rồi chỉ có mỗi một tôi đứng tên là chủ trang web. Một triệu đô-la? Dẹp hết văn học nghệ thuật! Tôi không cần danh tiếng để đời, mà vợ tôi cũng sẽ khen tôi kiếm tiền giỏi hơn con gái tôi nữa!

 

 

Nguyễn Tài Ngọc

April 2011