Du lch Úc-Đại-Li,

Đon kết

 

Nguyễn Tài Ngọc

 

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

Thứ Hai 9-April-2012, Thứ Ba 10-April-2012:

 

Sáng nay Mai Hương đáp máy bay trở về Melbourne. Chồng Mai Hương hy sinh ở nhà giữ con cho Mai Hương đi chơi từ Thứ Sáu, đến Sydney để gặp chúng tôi. Thế nhưng sức chồng chịu đựng cho vợ xa nhà chỉ có hạn. Trước khi đi anh Trọng2 có đưa một phong b́ cho vợ, nói là tuyệt đối không được mở ra cho đến giờ Măo sáng hôm nay. Tối hôm qua Mai Hương hỏi có ai biết giờ Măo là giờ ǵ không,  chẳng một ai biết nên sáng sớm nay gà chưa gáy (có gà đâu mà gáy), Mai Hương bóc phong b́ ra xem. Trong đó có một tờ giấy ghi vỏn vẹn vài ḍng kiểu chữ đánh cấp cứu Morse Code: "Anh nhớ em quá. Stop. Em có nhớ anh không. Stop. Sáng nay em nhớ lên máy bay về với anh. Stop. Không có em về chắc anh chết. Stop. Em mà về th́ tối nay chúng ta sẽ ân ái. No stop."

 

Tôi, Thu Hương  và Mai Hương dậy sớm xuống dưới nhà bếp th́ đă gặp Bà, mẹ Mai Phương. Ba hôm trước Bà nấu một nồi xôi ṿ to tướng. Tuy rằng tôi ăn một bát thấy ngon thật, nhưng lỡ dại khen lấy khen để kiểu Bắc Kỳ khách sáo nên mấy ngày liên tiếp gặp tôi là Bà cho ăn xôi ṿ, v́ mấy người kia khôn quá, không ai khen nên chẳng ai "được" ăn. Sáng nay cũng không là ngoại lệ. Vừa gặp tôi, Bà nói:

 

-Anh ngồi đây, tôi múc cho anh ăn xôi ṿ nhé. Tội nghiệp, mai mốt về Mỹ rồi th́ làm ǵ có xôi ṿ mà ăn.

 

Mai Hương ngồi kế bên tôi, đang cười khúc khích trên sự đau khổ của tôi, th́ Bà quay sang Mai Hương hỏi:

 

-Cháu ăn xôi ṿ nhé, Bà múc cho cháu một bát.

 

Mai Hương nghe Bà nói th́ hoảng hồn, sợ rơi vào t́nh cảnh của tôi sẽ được ăn xôi ṿ. Tối hôm qua Mai Phương đă dặn sáng nay đừng ăn ǵ để chốc nữa ghé vào khu Việt Nam ăn ḿ Tân Việt trước khi đi phi trường, thật là hấp dẫn hơn món xôi ṿ tôi đang ăn gấp mấy lần, nhưng không dám cho Bà biết nên Mai Hương nói tránh ra:

 

-Thôi Bà ạ, cháu  không đói. Cháu ăn ǵ cũng được, chốc nữa lên máy bay cháu ăn.

-Ấy chết, từ giờ cho đến lúc lên máy bay c̣n lâu lắm, cháu phải  ăn một cái ǵ chứ...

 

Mai Hương đang suy nghĩ đến tô ḿ với thịt gà chiên nóng bỏng ở tiệm ḿ Tân Việt nên cố nói tránh ra:

-Cháu không đói, mà có đói th́ chốc về nhà cháu ăn ḿ gói cũng chẳng sao.

-Ḿ gói hả? Bà nói với gương mặt sáng rỡ. "Ối giời, làm ǵ mà cháu phải  đợi. Nhà bác có thiếu ǵ ḿ gói. Cháu ngồi xuống đây!"

 

Và không để cho Mai Hương nói thêm một lời nào nữa, Bà bắc nồi nước nấu ḿ gói cho Mai Hương ăn.

 

Bây giờ th́ đến lượt tôi không nhịn được cười. Thế là toi mất giấc mơ của Mai Hương đi ăn ḿ Tân Việt sáng nay. Đúng là "Cười người hôm trước, hôm sau người cười".

 

Chúng tôi cả bẩy người nhét lên xe để đưa Mai Hương ra phi trường. Tội nghiệp anh Trọng, lần này ba nhóm đến phi trường khác ngày nên cả tuần nay anh cứ phải lái xe đi phi trường rồi lái xe về. Đến Thứ Năm này chở chúng tôi về lần cuối cùng là bảo đảm anh sẽ được phát bằng tốt nghiệp lái xe đ̣ con đường Lục Tỉnh.

 

Chở Mai Hương đến phi trường xong, anh Trọng chở chúng tôi về lại Bankstown mua bánh ḿ và thức ăn Việt Nam để ăn khi đến Terrigal. Sáng nay chúng tôi sẽ đi Terrigal và ở đó hai đêm.

 

Terrigal

 

Trở lại tiệm bánh ḿ mà Mai Phương giới thiệu tôi là tài tử đóng phim Hollywood, chúng tôi mua bánh ḿ và từ giă hai cô hàng v́ Thứ Năm tôi sẽ trở về Mỹ. Cô chủ lại cho tôi vài chai nước tạm biệt nhưng tôi nhất định không lấy nên cô đổi tặng cho "anh Hollywood"  mấy miếng bánh ngọt. Hương vị bánh ḿ ăn đă hết từ lâu mà bây giờ ngồi lại viết bài này tôi vẫn c̣n nhớ những lần nói bông đùa với hai cô hàng bánh ḿ ở Bankstown.

 

Sáng sớm đă có cao thủ cờ tướng đến giao chiến.

 

Anh Trọng rất khôn đứng không gần bàn cờ, tránh cảnh hai người đánh cờ thua cuộc sùng máu đập bàn cờ vào đầu người bên ngoài thọc gậy bánh xe:

-Đẩy con pháo lên bắt con ngựa nó....

-Một là anh kéo con sĩ, hai là anh chống con tượng, chứ tui thấy ra xe coi bộ hổng được rồi...

 

 

Terrigal là một thành phố nhỏ ở ven biển phía bắc Sydney, cách 54 miles (87 km), thu hút rất nhiều khách du lịch. Khách sạn lớn nhất ở đây là Crowne Plaza Hotel, trước mặt là băi biển, dọc theo dưới đường là hàng quán, shopping.

 

 

 

 

Thức ăn mua mang đi, người Úc/Anh nói "Take Away", người Mỹ nói "Food to go":

 

 

Kế Crowne Plaza Hotel là một câu lạc bộ thể thao chơi tṛ chơi rất phổ thông ở Úc cho những người già,   Mỹ không có: Bowling trên cỏ. Tṛ chơi này tương tự như Boules (Pétanque) của Pháp,  chỉ khác ở chỗ là những trái banh có đủ mầu technicolor.

 

 

 

Những ảnh sau đây chụp ở băi biển trước mặt khách sạn Crowne Plaza Hotel:

 

 

 

 

Và đây là những băi biển nối liền nhau từ Terrigal cho đến khu băi biển The Entrance:

 

 

 

 

Thứ Tư 11-April-2012: 

 

Chúng tôi lái xe trở về nhà sáng hôm nay. Bà cụ từ xưa đến nay ở Úc gói bánh chưng không có khuôn nên tôi đóng khuôn bánh chưng mang sang. Với học tṛ nô nức hăng say nóng ḷng học tập tốt, tôi chỉ cho Bà, Mai Phương và Thu Hương cách gói bánh chưng với khuôn. Anh Trọng chỉ nói nhỏ có một câu "gói xong ḿnh đi shopping mua Louis Vuitton", thế mà hai cô học tṛ mới học đă gói nhanh c̣n hơn mấy bà gói đi bán bỏ mối.

 

 

Ở bên Mỹ tôi nấu bánh chưng ở ngoài đường, hay ngoài vườn. Ở Úc Bà nấu trong garage.

 

Anh Trọng chở chúng tôi xuống phố, trước khi hẹn ăn tối với cô Bốn và gia đ́nh cô Liên. Market City là một khu shopping và nhà ở. Tầng dưới cùng là chợ búa và đủ thứ hàng tạp nhạp hầm bà lằng. Ai muốn mua souvenir Úc nên đến đây mua, giá rẻ. Địa chỉ : Market City, 9-13 Hay Street, Haymarket.

 

Nếu mua kẹo bánh về cho người nhà, Úc có bán một loại bánh chocolate rất ngon, tên là TIM TAM. T́m mua ở siêu thị Woolworth, nơi đây bán rẻ.   

 

Khu này gần Chinatown. Chinatown rất sạch, có một cái cây thân trơ trụi, phần trên họ đổ vàng chẩy xuống. Tôi định bảo anh Trọng chúng tôi  ăn cắp, chặt nó xuống đem về nhà gỡ vàng ra nhưng không thể nào bỏ vào xe anh Trọng v́ nó quá dài nên cả bọn đành phải hủy bỏ âm mưu ám muội. Một người nào chụp h́nh cái cây này, upload trên www.Flickr.com, và ngẫu nhiên nó trở thành bức ảnh số hai tỷ upload lên Flickr:

 

 

sau đó chúng tôi ăn tối với hai cô giáo cũ ở Hùng Vương, cô Bốn và gia đ́nh cô Liên.

 

 

Thứ Năm 12-April-2012: 

Sáng nay chúng tôi dọn dẹp valise về trở lại Mỹ. Mới ngày nào đáp xuống Sydney mà bây giờ hai tuần đă trôi qua. Chúng tôi bịn rịn từ giă Ông Bà, cám ơn Ông Bà đă có ḷng nhân từ chứa chấp những đứa cháu ngày xưa đi học hạnh kiểm thường bị đúp zê-rô, nay đến quấy rầy Ông Bà mười mấy ngày trong lúc Ông Bà đang cần sự yên lặng nghỉ ngơi.

Đây là tóm lược nhận định của tôi về xứ Down Under:

Úc-Đại-Lợi có hai thú vật nổi tiếng là kangaroo và koala. Chúng nó ở trong National Park, nơi hoang dă, rừng núi chứ không phải đứng quá giang ở freeway để cho ḿnh xem.

Dân chúng Úc, cũng như tất cả dân chúng khác trên thế giới, không ai mập như Mỹ. 90% dân Úc gốc từ Âu Châu nên đại đa số là da trắng . Theo thống kê dân số vào năm 2006, gần 4,956,863 dân Úc sinh ở ngoại quốc. So với tổng số dân chúng vào năm 2006 là 19,855,287 người th́ cứ 5 người là một người sinh ở ngoai quốc. Trong số 4,956,863 triệu người này, nhóm người sinh ở ngoại quốc nhiều nhất là Anh: 1,153,264 người , thứ nh́ là Tân-Tây-Lan: 476,719 người, thứ ba là Ư-Đại-Lợi: 220,469 người, thứ tư là Trung Hoa: 203,143 người, và thứ năm là Việt Nam: 180,352 người.

Đường phố ở thành phố Úc chật hẹp, nhất là Sydney. Có lẽ là những người thảo kế hoạch thành phố mấy mươi năm trước không đoán được Sydney bành trướng nhanh như vậy. Freeway rất ít và nhỏ, leo lên là tốn tiền toll như các freeway ở miền Đông nước Mỹ. Đă đi viếng thăm nhiều thành phố, ngay cả thành phố ở Mỹ, tôi có thể nói là không nơi nào có hệ thống freeway nhiều như ở Los Angeles. Có lẽ chỉ có Mỹ hay  Canada chỗ giao điểm ngă tư là hai đường thẳng góc với bảng stop; ở Úc th́ bùng binh khắp nơi như Paris, xe vào bùng binh chạy chậm lại rồi theo đường ṿng chạy ra đường khác.

Úc vẫn c̣n thua xa nước Mỹ về hệ thống truyền thông và Internet. Điện thoại công cộng ở Mỹ bị diệt chủng đă mấy năm trước đây v́ ai cũng dùng điện thoại cầm tay, làm những công ty chủ điện thoại công cộng sập tiệm hết, thế nhưng điện thoại công cộng ở Úc nhan nhăn khắp nơi.

Tôi mua báo hằng ngày từ xưa đến giờ  nên chứng kiến được sự chết ngáp dẫy dụa của báo chí bên Mỹ: Thiên hạ đọc tin tức miễn phí trên Internet nên không ai mua báo nữa. Ngày xưa tờ báo Chủ Nhật ở Los Angeles dầy đến nửa tấc (khi mới qua Mỹ tôi làm nghề xếp báo, lúc đó ốm yếu gầy ṃn mà chục  tờ báo Chủ Nhật đă nặng bằng ḿnh), bây giờ báo Chủ Nhật dầy chỉ c̣n vỏn vẹn một cm là nhiều. Trong khi đó, báo hằng ngày ở Úc vẫn c̣n rất nhiều trang, và chiều rộng th́ hơn báo Mỹ đến nửa tấc.

Khi viếng thăm Viện Tưởng Niệm Chiến Tranh Úc-Đại-Lợi, Australian War Memorial  ở Canberra, chúng tôi thấy có một nhóm học sinh Hồi mặc đồng phục. Dân số Hồi  Úc vẫn c̣n tương đối ít 399,000 người, 1.9% của tổng số dân số (muốn xem dân số Hồi ở mỗi quốc gia th́ click vào link này : http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_Muslim_population).

Những năm gần đây Úc phải đương đầu với một vấn đề nhức đầu: dân tỵ nạn boat people từ những xứ Hồi đến như Sri Lanka va Afghanistan. Úc là xứ quá giầu, cần thợ thuyền, ai đến cũng  t́m được việc làm không khó khăn, đất đai quá rộng quân đội không thể nào kiểm soát hết, nên người  xứ Hồi trả tiền cho dân buôn lậu đi thuyền đến Úc. Mă-Lai theo đạo Hồi, các quốc gia Hồi đến Mă-Lai không cần xin visa nên rất nhiều người đến Mă-Lai rồi từ Mă-Lai dùng thuyền đi lậu vào nước Úc.

Để chặn đứng và làm chậm lại số người tỵ nạn boat people này, Úc giữ họ ở đảo Christmas Island, thuộc về Úc,  phía Nam của Indonesia, và cũng điều đ́nh nhờ chính quyền Indonesia giữ họ ở đảo Riau Islands, thuộc về Indonesia. Tất cả những người này đều phải qua giai đoạn khảo sát về trường hợp xin tỵ nạn của họ, trước khi được Úc cho phép vào nước chính thức theo phương diện tỵ nạn.

Úc-Đại-Lợi phố xá, nhà cửa sạch sẽ, phong cảnh tuyệt đẹp. Tuy là đời sống đắt đỏ, nhưng GDP mỗi đầu người của Úc đứng hàng thứ 6 trên thế giới, hơn Mỹ, đứng hàng thứ 14. Lương bổng và quyền lợi xă hội của dân chúng Úc khá cao. Lương tối thiểu là $15.51/ một giờ, so với ở California chỉ là $8/ một giờ (San Francisco là thành phố có lương tối thiểu cao nhất nước Mỹ: $10.24/một giờ). Úc thiếu dân nên khuyến khích sinh sản: mỗi một em bé sinh ra đời chính phủ cho bố mẹ $6,000. Tôi có bốn đứa con, nếu sống ở Úc th́ đă giầu to! Cựu quân nhân Việt Nam sang Mỹ theo phương diện H.O. sống khổ sở nhưng bên Úc th́ sống như tiên. Không cần biết cựu quân nhân của bất cứ quốc gia nào nhưng nếu là công dân Úc th́ được hưởng quyền lợi như cựu quân nhân Úc: lănh lương hưu trí lúc 60 tuổi mỗi hai tuần là $700 dollars, sớm hơn những người già khác. Người Việt ở Úc do đó hầu hết làm ăn khá giả.

Đại hội Đảng...Cướp họp mặt lần này thành công mỹ măn, nhân viên Sứ quán Úc-Đại-Lợi anh Trọng và Mai Phương tiếp đón bạn bè thật nhiệt t́nh không chê vào đâu được. Vợ chồng cô Liên và cô Bốn thật sốt sắng gặp lại các học tṛ Hùng Vương cũ. Hai tuần thăm viếng Úc làm cho tôi thấy cái nh́n của tôi về Úc từ xưa đến nay  -chả có ǵ để xem-,  là sai lầm. Nói chuyện với Bà mỗi sáng gây cho tôi xúc động khiến  tôi phải trở lại thăm Ông Bà một lần nữa.

-Anh về th́ biết chừng nào tôi mới gặp lại anh. Bà nói.

-Thế nào cháu cũng  trở lại thăm Bác mà.

Nói như thế nhưng tôi là người Bắc khôn khéo , có ư tứ, biết ai là chủ nhà nên tiếp:

-Cháu muốn đi th́ chắc cũng khó khăn lắm v́ đâu có ai mà nghỉ làm để tiếp khách được. Lần này cháu đến anh Trọng và Mai Phương nghỉ đến hai tuần là quư hóa lắm rồi. Thành thử lần tới trước khi đến cháu phải hỏi Mai Phương...

Bà cụ ngắt lời tôi:

-Được, không sao. Anh không cần hỏi. Có tôi ở đây mà anh cần hỏi ǵ. Anh cứ sang.

Tôi nói đùa:

-Chính phủ Úc chỉ cho cháu Visa 3 tháng...

-Tôi kư cho anh ở nhà này sáu tháng, không sao cả!

Đi du lịch Úc-Đại-Lợi lần này vợ tôi thích quá, muốn đi nữa. Tôi th́ nếu vợ muốn là trời muốn nên định năm sau sẽ trở lại Úc-Đại-Lợi thăm anh Trọng và Mai Phương.

Hôm kia tôi email hai người  để nói chuyện tôi sẽ đi Úc thăm hai vợ chồng th́ cả hai email của tôi đều bị  gửi trả lại. Hôm qua tôi gọi số điện thoại cầm tay cả mấy mươi lần mà không ai bắt phone. Đến khi gọi số phone nhà th́ bên kia đầu dây Tổng đài nói số phone này đă cắt, không c̣n hiệu lực.

Hóa ra anh Trọng và Mai Phương đă dọn nhà không cho tôi biết.

"Phép vua thua lệ làng". Giấy Visa Bà cấp cho tôi ở nhà anh Trọng & Mai Phương sáu tháng bây giờ trở thành vô giá trị.

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/

May 2012

 

 

Tài liệu tham khảo: 

 

http://en.wikipedia.org/wiki/Demographics_of_Australia 

http://www.immi.gov.au/media/publications/research/_pdf/poa-2008.pdf

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_Muslim_population

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_%28nominal%29_per_capita

wikipedia