Du lch Úc-Đại-Li,

phn 4

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

Thứ Sáu 6-April-2012:

 

Lái xe về nhà cất hành lư và để lại ba cô vợ ở nhà, anh Trọng, Đức và tôi đi phi trường đón Mai Hương. Mai Hương đang bay từ Melbourne đến.Tối nay đại gia đ́nh Mai Phương tụ họp nhân dịp chúng tôi đến chơi nên ba cô vợ phải đi chợ mua thức ăn nấu cơm. Cả ba cô có muốn đi theo nữa th́ cũng không đủ chỗ ngồi chở hết bẩy người và valise của Mai Hương. Chiếc xe SUV của anh Trọng có hai hàng ghế, chở được năm người. Phần đằng sau chở đồ đạc có thể mở lên thành một ghế xếp chở thêm hai người nữa. Nhưng nếu làm như thế th́ không c̣n một chỗ để chở valise. Thành ra nếu tất cả đi đón Mai Hương, tôi và anh Trọng ngồi trên, ba cô ngồi giữa, Đức ngồi sau th́ c̣n dư một chỗ bên cạnh Đức vừa đúng để valise của Mai Hương. Như thế th́ Mai Hương phải leo lên mui xe ngồi trong suốt đoạn đường 35 phút lái về nhà. Xếp chỗ ngồi kiểu đó cũng được đấy, nhưng hơi mệt cho Mai Hương vừa mới đi máy bay một tiếng hai mươi phút từ Melbourne đến Sydney.

 

Chưa rời khỏi nhà th́ anh Trọng đă nhận điện thoại từ chồng của Mai Hương, cũng tên là Trọng. Trong bài viết này tôi sẽ gọi chồng Mai Hương là anh Trọng2 để khỏi nhầm lẫn với anh Trọng chồng Mai Phương. Anh Trọng2 nói với anh Trọng là đă đích thân dẫn vợ ḿnh ra phi trường, máy bay chở Mai Hương đă bay hơn nửa giờ rồi, chừng nào vợ đến th́ báo cho anh ấy biết. Tôi nghe đồn là anh Trọng2 cưng vợ lắm, cái ǵ cũng làm cho vợ: check email cho vợ, dọn nhà cho vợ, nấu cơm cho vợ, lái xe cho vợ, tắm cho vợ..., nên ngồi trong xe nghe anh ấy dặn ḍ anh Trọng nhớ đón vợ ḿnh th́ tôi thấy lời đồn anh cưng vợ quả không sai.

Anh Trọng nói không bao giờ anh Trọng2 để cho Mai Hương đi đâu một ḿnh v́ sợ vợ bị chó cắn, hay bị đi lạc. Lần này v́ có hai cặp vợ chồng chúng tôi từ Mỹ sang, anh Trọng2 mới nể t́nh cho vợ đi thăm bạn, nhưng bắt anh Trọng phải hứa là bảo toàn sinh mạng của vợ ḿnh bằng mọi giá.

 

Cũng giống như lần đi đón Thu Hương, ba chúng tôi bàn là núp đừng cho Mai Hương thấy. Lần đầu tiên đi máy bay một ḿnh không có chồng đi theo để hướng dẫn, bảo đảm Mai Hương sẽ lo sốt vó và chúng tôi sẽ có một màn cười hả hê. Vào trong terminal, tôi xem bảng chương tŕnh th́ máy bay đă đến. Ba chúng tôi đến ngồi ở một tiệm nước xa xa để Mai Hương lúc ra không phát hiện được chúng tôi.  Vừa ngồi xuống th́ điện thoại anh Trọng reo vang.

 

-Hello, Trọng đây.

-Trọng hả? Anh ở đâu rồi? Bên kia đầu dây là chồng Mai Hương.

-Tui đến phi trường rồi.

-Mai Hương tới chưa?

-Chưa, chưa thấy. Mai Hương tới tui sẽ báo cho anh biết.

 

Anh Trọng cúp máy. Chúng tôi tán dóc trong khi thay phiên nhau dùng ống viễn vọng kính của tiềm thủy đỉnh quan sát nơi hành khách từ bên trong đi ra xem có thấy Mai Hương hay không.

 

Ngồi hơn 15 phút, Mai Hương chưa ra th́ anh Trọng2 lại goi điện thoại.

 

-Trọng hả? Vợ tui tới chưa?

 

Lần này anh Trọng sợ anh Trọng2 thắc mắc lo lắng tại sao vợ ḿnh chưa đến, rồi nghĩ bâng quơ lo ngại ḿnh   bảo toàn Mai Hương không thành nên cho dù Mai Hương chưa đến, anh Trọng nói dối, trả lời đại:

 

-Mai Hương đến rồi. Tui thấy đang đi ra ḱa. Rồi thôi có ǵ nói chuyện sau nhe.

 

Đợi thêm năm phút nữa th́ Mai Hương kéo valise trong đám hành khách đi ra. Chúng tôi núp đầu xuống theo dơi, nhưng thay v́ đi ra cửa để ra ngoài đường, Mai Hương lại cứ bước dọc theo terminal đi ṿng ṿng bên trong, không tiến về hướng cửa  đi ra ngoài. Tôi nhủ thầm trong bụng là thôi, chịu thua. Chắc Mai Hương không biết t́m cổng đi ra ngoài, mặc dù nó nằm ch́nh ́nh ở đó. Người điếc th́ không sợ súng, cùi không sợ hủi, ghẻ không sợ lác, ma không sợ quỷ, chúng tôi có núp không lộ diện đến đâu đi nữa th́ chắc Mai Hương cũng không sợ v́ cô ta đi ṿng ṿng không thèm đi ra cửa. Nhưng đi như thế th́ thể nào một lúc chúng tôi cũng lạc người ḿnh theo dơi. Mất Mai Hương th́ chẳng những anh Trọng tiêu xác,   Đức với tôi cũng chết với anh Trọng2. Sydney sẽ trở thành “máu nhuộm băi Thượng Hải”. Quá lo ngại, tôi chạy kè đến sau lưng Mai Hương rồi nói:

 

-Excuse me, can I help you?

 

Đang đi th́ chợt nghe có người hỏi tiếng Anh kế bên ḿnh, Mai Hương giật bắn người, quay lại nh́n. Tưởng gặp tên quỷ râu xanh nào, hoá ra là một tên quỷ mới cạo râu.

 

-Tài Ngọc đó hả? Làm hết hồn. Tưởng người lạ nên Mai Hương vừa định cho tay vào ví lấy súng bắn rồi đó chứ....

 

Đức và anh Trọng lúc này cũng vừa chạy đến. Ba chàng ḷi sỉ chứ không phải dũng sĩ Ngự Lâm Quân đă thành công trong việc hộ tống Hoàng Hậu Mai-Hương-Za-Bét từ phi trường ra xe để lái về nhà. Gặp Mai Hương mà tôi cứ nhớ lời anh Trọng thỉnh thoảng vẫn nói: “Vợ tôi (Mai Phương) chỉ là Á Hậu. Mai Hương nới là Hoa Hậu .

 

Úc xuất cảng than, iron, bauxite, bông g̣n, ḅ, da thú vật, đường, lúa mạch, trái cây. Hầu hết trái cây nào ở Việt Nam cũng đều trồng được ở Úc như na, măng cụt, chôm chôm, mía… Rau rợi xanh mướt và to lớn, mấy cô xắn quần ra sau nhà Mai Phương lội ao hái rau muống đem vào xào cho tối hôm nay. Giá sống ở Úc không chê chỗ nào được. Cọng giá nào cũng to bằng củ cà-rốt.

 

Vài ngày trước chúng tôi có dịp ăn chả gị chay của mẹ Mai Phương làm, quá ngon, nên yêu cầu bà cụ làm nữa. Mẹ Mai Phương cũng như hầu hết các bà mẹ Bắc Kỳ nào ở Sàig̣n ngày xưa, không thích con trai đến nhà nói chuyện vớ vẩn với con gái ḿnh. Tôi may mắn chưa có dịp đến nhà Mai Phương ở SàiG̣n, và v́ nghe lời đồn thất thiệt của Mai Phương là tôi gói bánh chưng và biết làm chả lụa, nên thay v́ xách chổi chà th́ bà cụ đâm ra quư mến tôi. Bà cụ là Iron Chef, ngày xưa ở SàiG̣n, cũng như những năm đầu tiên sinh sống ở Úc, nổi tiếng với món bánh phồng tôm (bà cụ kể có một lần không biết làm sao mà một nhân viên của một ngoại giao đoàn ngoại quốc nghe tiếng bánh phồng tôm của bà làm ngon, đến nhà đặt mua bánh phồng tôm để mang về nước của ông ta!). Thức ăn nào bà cụ cũng biết làm nên bà nói với tôi:

 

-Tôi nói thật với anh, tôi thấy anh giỏi lắm. Anh mà vất vào xó nào th́ cũng sống, chả bao giờ chết. Anh muốn tôi chỉ cho anh nấu món nào th́ tôi sẽ chỉ cho anh.

 

Tôi ngồi xuống xem bà cụ gói chả gị chay với tầu hũ ky. Lúc đem chiên ăn th́ ngon tuyệt, không thua ǵ chả gị tôm cua  thịt. Ngon hơn nữa là v́ tôi không phải làm mà bà cụ làm. “Học Thầy không tầy học bồ”, ấy chết, tôi viết nhầm, “Học Thầy không tầy học bà”, khi bà chỉ cách làm chả gị chay đă có vợ tôi đứng kế bên học cách làm  nên khi về Mỹ tôi sẽ “supervise” vợ tôi làm nhân, gói và chiên. Cái phần nặng nhọc hơn, là phải suy nghĩ xem làm có đúng lời bà chỉ dạy, th́ để cho tôi kiểm soát.

 

Chiều và tối hôm đó gia đ́nh tề tựu đông đủ, chúng tôi dự đại tiệc liên hoan. Mọi người chuẩn bị thức ăn cho cả mười đại đội, ăn mười ngày mười đêm chưa hết.

 

Tôi có dịp gặp cô bé nữ độc giả trẻ tuổi nhất ái mộ thơ văn của tôi, thông minh không thua ǵ Phù Đổng Thiên Vương, chưa đầy hai tuổi khi đi toilette đă biết cầm quyển sách XIN EM TẤM H̀NH của tôi đọc.

 

Thứ Bẩy 7-April-2012:

 

Với sự góp mặt của Mai Hương, một nhân vật "triệu người quen nhưng chỉ có mấy người thân", hôm nay anh Trọng chở chúng tôi đi xem Sydney Opera House, gần downtown. Sydney có một lợi thế nằm ngay trong một hải cảng  ngay cửa biển với trăm ngơ ngách đường nước biển vào nên thành phố rất linh động. Đậu xe ở dưới phố, chúng tôi đi bộ đến. Dọc đường đi là du khách đầy dẫy, thật nhộn nhịp.

 

 

 

 

 

Có vài người "Aboriginal", thổ dân đầu tiên của Úc như người Mọi Indian bên Mỹ, thổi dụng cụ nhạc đơn để khách cho tiền. Khoa học ước lượng người Aboriginal đến Úc-Đại-Lợi từ Ấn Độ, khoảng 45,000 đến 50,000 năm trước. Tổng số thổ dân Aboriginal theo thống kê 2006 là 517,000 người, 2.5% của dân số Úc.

Giống như người Mọi ở Mỹ, người Aboriginal đa số nghèo v́ họ ít học, nghiện rượu, thường ở chốn hẻo lánh, nơi ít có phương tiện y tế.

  

Opera House nằm trên một mỏm đất chung quanh  nước, bên trái là cây cầu Sydney Harbour Bridge, hoàn thành vào năm 1932. Nếu du khách nào tinh thần hơi mát dây th́ có thể đi bộ trên cây cầu này, giá là $208 một người. Đi vào lúc hoàng hôn th́ giá tăng lên $268. Anh nào sau khi leo mệt x́-dầu ba giờ rưỡi đồng hồ sẽ đến đỉnh, nhưng bảo đảm khi kiểm soát lại ḥn ngọc viễn đông của ḿnh th́ nó đă không cánh mà bay.

 

Sydney Opera House là một hí viện tŕnh diễn opera, hát xướng, ḥa tấu, kịch nghệ, là một trong 20 kiến trúc đặc thù nhất thế giới. Ông Jorn Utzon, người vẽ kiểu cho Sydney Opera House, năm 2003 thắng giải kiến trúc có giá trị nhất hoàn cầu, Pritzker Prize. Ông được tuyên dương như sau:

 

"Sydney Opera House là một tuyệt tác phẩm của Jorn Utzon, không thể nào chối căi được. Nó là một trong những ṭa nhà biểu tượng nhất của Thế Kỷ Thứ 20, một công tŕnh mỹ miều cả thế giới biết đến, một biểu tượng không những chỉ cho một thành phố, mà c̣n cho cả một quốc gia, một lục địa”.

 

Chung quanh khu Opera House là nhiều tiệm ăn, shopping, ghế ngồi, cho thiên hạ ngắm cảnh.

 

 

 

 

 

 

Opera House xây đến bây giờ là đă 53 năm. Ngày 13 -9-1955, tiểu bang New South Wales mở cuộc tranh tài quốc tế cho ṭa kiến trúc sẽ tọa lạc tại Bennelong Point. Thay v́ dùng người Úc trong ban chấm giải thưởng, một Ủy ban Thẩm Phán độc lập gồm cả người Úc và ngoại quốc sẽ quyết định ai thắng giải. Chỉ tiêu chỉ là hai ṭa building có thể dùng để tŕnh diễn bất cứ loại ḥa tấu, opera nào, không cần biết phí tổn là bao nhiêu, và không cần phải lệ thuộc vào bất cứ tiêu chuẩn xây cất hay kiến trúc đương thời.

 

Trong 233 kiến trúc vẽ gửi tham dự từ 32 quốc gia,  người thắng giải là Jorn Utzon, người Đan Mạch. Tiền giải thưởng là 5,000 bảng Anh (10,000 dollars). Utzon viếng thăm Sydney để theo dơi việc khởi công xây cất, và vào năm 1963, dọn văn pḥng hẳn đến Sydney. Phỏng đoán dự án xây cất là $7 triệu dollars, thời gian là trong ṿng 6 năm trời, hoàn tất năm 1963. Thế nhưng tiền phí tổn thật sự lên đến 102 triệu, thời gian xây cất thật sự là 16 năm, khánh thành vào năm 1973.

 

 

 

 

 

 

Mặc dù kiến trúc thắng giải chỉ là một phác họa, Úc-Đại-Lợi hối thúc công tŕnh xây dựng khởi công vào năm 1959, e rằng quỹ xây cất sẽ bị cắt giảm hay gặp sự chống đối của dân chúng. Công tŕnh xây cất được chia thành ba giai đoạn:

 

-Thứ nhất từ năm 1959-1963 : Cột trụ chống đỡ.

-Thứ hai từ năm 1963-1967  :  Vỏ ṣ bên ngoài.

-Thứ ba từ năm 1967-1973   :  Nội thất bên trong.

 

Công tŕnh xây cất liên tiếp bị đ́nh trệ v́ kỹ thuật xây cất không bắt kịp kiến trúc, nhiều lúc phải phát minh ngay trong lúc xây cất. Giai đoạn thứ hai làm vỏ ṣ cũng mất nhiều thời gian v́ không ai nghĩ ra cách xây cất những vỏ ṣ này cho đúng đường ṿng của nó. Măi đến khi ông Jorn Utzon nghĩ ra phải sáng chế nó như là một phần của quả cầu th́ sự xây dựng mới thành công (một thí dụ dễ hiểu là múi cam. Làm từng múi cam th́ mất nhiều th́ giờ tính đường ṿng, nhưng nếu làm nguyên một trái cam tṛn rồi rút từng múi cam ra th́ không cần tính toán nhiều).

 

 

Ông Jorn Utzon liên tục căi nhau với đội ngũ xây dựng của Úc về cách thức xây dựng và lề lối làm việc. Chẳng hạn như trong hí viện chính, ông vẽ chỉ có 2000 ghế trong khi chính phủ Úc muốn 3000 ghế, hoặc ông hay chính phủ Úc có quyền quyết định dùng vật liệu loại như thế nào. Năm 1965, Úc đổi nhà cầm quyền. Chính phủ Robert Askin tuyên bố Úc-Đại-Lợi nắm toàn quyền trong việc giám sát xây cất. Utzon bất măn, từ chức năm 1966, trở về Đan-Mạch .

 

Vào những năm cuối cùng của niên kỷ 1990, Sydney Opera House Trust bắt liên lạc với  Jørn Utzon để làm ḥa, và để nhờ ông cộng tác trong việc tân trang building trong tương lai. Utzon mất năm 2008, không bao giờ trở lại Sydney.

 

 

4 giờ 30 chiều chúng tôi xong tour xem Opera House. 7:30 giờ tối anh Trọng đă đặt mua vé ăn tối trên tầu trong khi tầu chạy ṿng quanh hải cảng. C̣n dư th́ giờ nên nên chúng tôi gọi hai chiếc taxi vào downtown (CBD, Central Business Disctrict). Downtown Sydney nhộn nhịp người đi kẻ lại, sống động và rất sạch. Người ta mặc quần áo tươm tất, sạch sẽ, và đặc biệt trong suốt chuyến đi Úc, tôi rất hiếm thấy người ăn xin.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vào một shopping center xem giá cả,  ai nấy ở Mỹ đều than phiền ở Úc quá đắt. Ngay cả những tiệm ăn trong Food Court cũng đắt. Chả gị $2, xíu-mại một hộp bốn viên $9. Du khách Mỹ đến ăn, sau khi trả tiền, bảo đảm tối đi ngủ sẽ trằn trọc hát bài "Không biết hôm nay v́ sao tôi buồn". Vợ tôi chỉ cho tôi cái bóp sau đây, giá là $10,000. Được, lần tới trở lại Úc tôi sẽ mua cho nàng một cái để khi đi đâu chơi, nàng sẽ mang nó để đựng một triệu đồng Việt Nam.

 

 

Chúng tôi đi bộ trở lại hải cảng, vừa đúng giờ để lên tầu. Tầu chạy ṿng ṿng hơn hai tiếng rưỡi để cho thiên hạ ngắm cảnh và xem show múa vũ trong khi ăn. Thấy mấy cô Úc múa vũ sexy, tôi chạnh nhớ Las Vegas.   

 

 

Cảnh Sydney về ban đêm nh́n từ trên tầu th́ đẹp vô cùng. 

 

 

 

 

Trên tầu họ chụp h́nh từng cặp vợ chồng rồi in ra cho khách xem để gạ bán. Họ chụp  c̣n xấu hơn ḿnh chụp mà đ̣i bán một tấm $20.

 

 

 

 

Chủ Nhật 8-April-2012: 

 

Tôi quen nhiều độc giả qua trang web Saigonocean. Một trong những người này là anh Thành ở Sydney. Khi quyết định đi Úc, tôi email báo anh Thành để gặp nhau cho vui. Tôi nói chuyện điện thoại với anh ấy vào hôm qua, hẹn là sẽ gặp nhau sáng nay. 7 giờ rưỡi sáng anh lái đến nhà Mai Phương, chở tôi ra Cabramatta uống cà-phê và ăn sáng. Anh kể cho tôi nghe anh có một người em gái chuyển tiếp bài viết của tôi cho anh ấy, nói anh ấy hăy đọc v́ người này viết vui lắm. Ban đầu th́ cũng như nhiều bài khác chị ấy gửi, anh không để ư, nhưng sau thêm một lần nhắc nhở, anh mở ra đọc, bắt đầu thích văn tôi viết, và biên thư cho tôi.

 

 

Hai người nói chuyện cho đến khi anh Trọng với tất cả mọi người đến đón tôi ở Cabramatta, và rồi chúng tôi đến nhà cô giáo cũ của tôi, cô Liên. Vợ chồng cô mời cả học tṛ đi ăn trưa.

 

Ở Úc tôi để ư người ta thường mua đất rồi vẽ kiểu xây nhà, giống như bên Mỹ ở những khu đông dân cư không c̣n đất, người ta mua nhà cũ rồi phá đi xây lại nhà mới. V́ thế mà nhà cửa khác nhau, không đồng nhất. Nhà ở bên Úc một số lớn bên ngoài xây tường gạch, như phía Đông nước Mỹ.

 

 

Chúng tôi đến ăn ở một cái club, rất phổ thông ở Úc mà ở Mỹ, Canada hay Pháp không có. Một club ở Úc thường có tiệm ăn, ṣng bài casino, và một hí viện để tổ chức hát ḥ, đ́nh đám. Show nhạc Việt Nam ở Úc hay tŕnh diễn ở những club như thế này.

 

Ở Úc đánh bài là hợp pháp. Theo thống kê năm 2005, mỗi người Úc đánh bài trung b́nh thua $1,000/một năm. Tỷ lệ thua này cao nhất trên thế giới, so với các quốc gia khác cho phép đánh bài. Lư do chính phủ hợp thức hóa casino cũng rất dễ hiểu:  trong năm 2007-2008 hơn một triệu du khách ngoại quốc đến casino chơi bài 2.4 triệu lần. Họ tiêu $4.9 tỷ dollars, tính đổ đồng là $4940 mỗi đầu người. Số tiền tiêu này hơn du khách ngoại quốc đến Úc không đánh bài rất nhiều, trung b́nh họ chỉ tiêu có $2630/mỗi đầu người.

 

 

40 năm cô tṛ mới gặp lại nhau. Ngày xưa c̣n trẻ nhưng cả hai bây giờ đă phong sương. Trường hợp của tôi th́ bây giờ sờ râu, râu rụng, sờ rốn, rốn rung rinh. Thế nhưng mặc dù râu có rụng, rốn có rung rinh, h́nh ảnh hai cô tṛ chụp chung với nhau sẽ không bao giờ tan biến.

 

 

Ăn trưa xong, anh Trọng lái đi downtown, vào một building đậu xe để chúng tôi thả bộ đến Hải Cảng Darling Harbour. Đây là tầng trệt, khu tiếp tân của building này:

(Tôi không viết chữ "Harbour" sai. Người Mỹ viết vần "uor" không có chữ u, "or", như color, labor, armor... Người Úc, như người Anh, viết là colour, labour, armour...)  

 

Darling Harbour nằm sát bên downtown Sydney. Mặc dù hải cảng này thơ mộng, nhưng đó không phải là nguyên nhân của cái tên Darling: Darling là tên của Trung Tướng Ralph Darling, Thống Đốc của New South Wales từ 1825 đến 1831.

 

 

Hải cảng Darling thật là sầm uất với hàng quán, những người làm xảo thuật, tṛ chơi cho con nít và người lớn. Du thuyền cruise cũng đỗ bến ở đây. Có vài viện bảo tàng, cái lớn nhất là National Maritime Museum, Viện Bảo Tàng Hàng Hải Quốc Gia. Vé vào cửa là $25. Ngày này mười  năm nữa chiếc tiềm thủy đĩnh 100% sẽ vẫn chưa lặn xuống nước nên không cần đi đâu mà vội mà vàng, vài năm nữa trở lại Úc chúng tôi mua vé vào xem cũng chẳng muộn.

 

 

 

Cả bọn vào Queen Victoria Building mua sắm bằng mắt, và rồi đi bộ trở về cao ốc để lấy xe về nhà.

 

 

 

Giá đậu xe trong những cao ốc downtown ở những thành phố lớn bên Mỹ như New York, Chicago, Los Angeles, rất đắt tiền. Thế nhưng nh́n anh Trọng trả giá đậu xeSydney th́ thật là kinh hoàng:  $24 một giờ.

 

Với dân số 4, 6 triệu người, Sydney là thành phố đông dân nhất nước Úc, nhưng cũng là thành phố đắt đỏ thứ Bẩy trên thế giới (sau sát nút Paris, đứng hàng thứ  Sáu). Tuy Sydney đẹp, nhưng trông giá tiền đậu xe, tôi về nhà trời chưa chuyển mưa mà đă bắt đầu nóng lạnh.

 

Chắc chỉ phải có Oriental massage th́ may ra mới hết cơn "shock". Rơ thật là:

 

       Chưa đi chưa biết Sydney,

Đi rồi mới biết: phanh thây, bán nhà.

 

 (c̣n tiếp. Kỳ tới: Đoạn kết, Terrigal)

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/

April 2012

 

 

Tài liệu tham khảo: 

http://www.auscasinos.com/pdf/media/CasinosandtheAusEconomy.pdf

http://onlinecasinosuite.com/gambling/australia/

http://en.wikipedia.org/wiki/Indigenous_Australians

http://en.wikipedia.org/wiki/Sydney_Opera_House

http://whc.unesco.org/en/list/166

http://en.wikipedia.org/wiki/Sydney

wikipedia