Du lch Úc-Đại-Li,

phn 3

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

Thứ Ba 3-April-2012:

Tôi mở mắt dậy, không ngủ lại được nên trong bóng đêm sờ soạng t́m chiếc iPhone mở lên xem mấy giờ: 4:35 sáng. Tối hôm qua sau khi đi taxi về, đi tắm rồi xuống bếp ngồi nán lại nói chuyện, lúc đi ngủ th́ cũng đă gần 12 giờ đêm. Thế mà ngủ chỉ hơn bốn tiếng tôi đă dậy. Không biết có phải v́ lạ nhà hay v́ bây giờ đă già, chính tiếng ngáy của... tôi đánh thức tôi dậy. Thế nhưng không sao. Ở nhà sáng nào đi làm hay không đi làm, tôi cũng dậy vào khoảng 5 giờ, 5 giờ 30. Trong thời gian yên tĩnh này, khi tất cả muôn vật c̣n say ngủ, chỉ có một ḿnh ḿnh tỉnh thức là tôi thích nhất. Ngoài cái lạnh dễ chịu, đôi lúc c̣n có sương mù che phủ, sáng sớm yên tĩnh cho ḿnh thấy sự thanh b́nh của tạo hóa. Không có tiếng nói ồn ào hay tiếng động do con người gây ra,  không có tiếng xe cộ náo nhiệt, không có tiếng TV, radio, nhạc Paris By Night, không có ánh nắng gay gắt phá tan sự thanh tịnh của tâm hồn  mà chỉ có tiếng chim hót, tiếng dế kêu, tiếng ễnh ương ộp oạp,  tiếng mưa rơi tí tách, làm tâm trí của ḿnh phiêu bạt đến chốn bồng lai.

Hôm nay sẽ có Thu Hương và chồng là Đức, ở miền Nam California, bay đến Sydney. Khi tôi có ư định đi Úc thăm Mai Phương & anh Trọng th́ tôi rủ Thu Hương và Đức, cả hai là bạn học của Mai Phương ở Hùng Vương đi theo. Thu Hương ở cách Santa Ana độ 20 phút về phía Đông Bắc. Mai Phương rủ thêm một cô bạn nữa là Mai Hương ở Melbourn sang chơi. Tổng cộng là có năm người xưa học ở Hùng Vương gặp lại nhau, kể cả tôi. Tất cả đều học dưới tôi một lớp. Thu Hương cũng bay từ LAX trên chuyến tôi đă đi, khởi hành lúc 10 giờ rưỡi đêm. Nhưng tôi không hiểu tại sao chuyến của tôi đến vào lúc 7 giờ 10 sáng, trong khi chuyến của Thu Hương hôm nay sẽ đến vào lúc 6 giờ 10. Thu Hương là gái Bắc Kỳ chanh chua, đă dự tính cùng với Mai Phương và Mai Hương gặp tôi sẽ "chặt đẹp". Hơn thế nữa, tôi nghe phong phanh là một cô Hùng Vương nữa, Thúy, biết là mọi người sẽ gặp tôi nên đă nhắn nhủ với Thu Hương trước khi đi là đến nơi gặp địch quân th́ "thà giết lầm chứ không tha lầm". Tôi nghe như thế cũng hơi nao núng nên dự định là phải tấn công địch quân trước trong khi địch quân không đề pḥng: tôi nói với anh Trọng là chúng tôi sẽ ra phi trường sớm rồi núp ở đâu đó, theo dơi vợ  chồng Thu Hương nhưng đừng để cho cô ta phát hiện ḿnh. Để cho cô ta đợi chừng 20, 30 phút, khi cô ta không thấy ai ra đón ở một phi trường xa lạ, bắt đầu hoảng hồn, quần sắp ướt hay ướt đũng rồi th́ lúc ấy chúng tôi  mới xuất hiện. Rút kinh nghiệm khi đến Sydney vài ngày trước đây, tôi nói với anh Trọng 7 giờ sáng đi là được rồi.

Tôi dậy sớm, đánh răng, súc miệng, mặc quần áo sẵn, xuống dưới nhà nói chuyện với bà cụ mẹ Mai Phương nhưng 7 giờ, 7 giờ 10, 7 giờ 20, 7 giờ 25..., chẳng thấy anh Trọng với Mai Phương đâu hết. Đến 7 giờ 30 th́ anh Trọng mới hớt hăi từ trên lầu đi xuống, nói là có vặn đồng hồ báo thức nhưng quên kéo cái nút ra để đến giờ đồng hồ sẽ reng, v́ thế ngủ quên đi mất. Lái lên xa lộ th́ Thứ Hai ngày thiên hạ đi làm nên có một đoạn xe ḅ từng thước một. Đến nơi th́ đă 8 giờ 20. Chúng tôi vào phi trường  th́ không thấy bóng dáng vợ chồng Thu Hương đâu cả. Tôi đang dáo dác nh́n trên màn ảnh t́m chuyến máy bay của Thu Hương đă đến chưa th́ anh Trọng kéo tôi hụp xuống vào ghế ngồi đợi để cho rừng người đang đi qua lại không ai thấy chúng tôi. Rồi anh ta chỉ tay vào đám đông bên tay phải. Theo tay anh chỉ, tôi thấy Thu Hương đang đăm chiêu cuốc bộ chầm chậm, mặt dáo dác nh́n chung quanh, chắc chắn là t́m chúng tôi. Đức ở đâu tôi không thấy, nhưng gương mặt Hương th́ khẩn trương đến độ cần thuốc trị bệnh trĩ hemorrhoid. Cô nàng chắc chắn trong bụng  đang đánh lô-tô v́ không thấy  ai ra đón! Tôi quan sát Thu Hương vài giây, trong bụng ḿnh vô cùng đắc chí. Có ai mà không cười trên sự đau khổ của kẻ thù? Trong khi tôi đang say men chiến thắng th́ khi Thu Hương quay lưng đi ra phía cửa,  anh Trọng chạy theo, mở camera lên, càng lúc càng tiến gần sau lưng. Khi Thu Hương quay lại th́ anh Trọng chỉ đứng đó rồi cầm máy h́nh lên chụp gương mặt thất sắc của một người không thấy người thân ra phi trường đón. Đă không thương hại cho kẻ bị sốt vó v́ đợi lâu, anh Trọng vừa chụp vừa cười ha hả.

Chúng tôi được một trận cười bể bụng trong khi Thu Hương rủa xả mọi người không hết lời. Lên xe đi về nhà, Thu Hương kể lại máy bay đến đúng giờ mà lại được ra sớm, không như khi tôi đến. Khi đẩy xe hành lư ra khu người bên ngoài có thể vào đợi, Thu Hương chắc ư, nói với Đức là "cứ để ư xem  người nào cao nhất, tóc bạc là t́m ra Tài Ngọc ngay". Khi không thấy Tài Ngọc lẫn Mai Phương, rồi đợi nửa giờ sau nữa vẫn không thấy, hai vợ chồng bắt đầu hoảng hốt, không biết là chúng tôi có nhớ để đi đón không, v́ lúc ở nhà trước khi đi hai người không gọi phone sang Úc báo.  T́m số điện thoại của Mai Phương để gọi th́ Đức lại để quên ở nhà. Một giờ trôi qua vẫn không thấy ai đón làm hai người lúc này mặt không c̣n giọt máu, định tính chuyện gọi taxi đi mướn khách sạn. May mà sau đó chúng tôi xuất hiện nên dù quần lúc ấy đă ướt mà Thu Hương vẫn mừng c̣n hơn bắt được vàng. Sau này về nhà tôi mới hiểu tại sao chuyến bay Thu Hương đến sớm hơn tôi một giờ, dù rằng là cùng số: Sydney vừa mới đổi giờ, thụt lại một giờ vào hôm qua.

Sau khi đưa hai vợ chồng về nhà thay quần mới, anh Trọng chở mọi người trở lại Cabramatta đi chợ  ăn ḿ.

Cabramatta có tiệm ḿ Tân Việt, bán ḿ nước với gà chiên ăn cực kỳ ngon. Tiệm ḿ này trừ lúc sáng sớm mới mở, c̣n không th́ khi đến phải xếp hàng, khách ăn lúc nào cũng đông nghẹt. Gà chiên họ ướp mặn vừa đủ nếm, da gịn rụm. Chấm gà với nước mắm khi ăn ḿ, hai mùi gà chiên và nước lèo của ḿ quyện nhau làm khách ăn sẽ thấy lên mây. Tôi đến ăn ở đây cả thẩy ba lần. Họ chỉ bán ḿ gà và ḿ ḅ kho nhưng tôi chưa thử ḿ ḅ kho v́ sợ nếu không ăn ḿ gà chiên, mai mốt về Mỹ không ăn lại được th́...uổng.

Buổi chiều về nhà chúng tôi đi dạo ở bờ sông sau nhà anh Trọng và Mai Phương trước khi dùng cơm tối. Mai Phương làm bột chiên để nhớ lại ngày c̣n đi học ăn hàng.

 

Thứ Tư 4-April-2012:

Sáng nay chúng tôi ra Bankstown, khu phố người Việt Nam nhiều thứ nh́ sau Cabramatta, để mua bánh ḿ và thức ăn lặt vặt đem theo trên đường đi thủ đô của nước Úc, Canberra.

 

 

 

 

Mai Phương dẫn chúng tôi đến tiệm Bánh Ḿ Nam Phong mua bánh ḿ. Gặp hai cô bán hàng, Mai Phương chỉ bốn chúng tôi giới thiệu:

-Đây   bạn của tui từ Mỹ mới qua đây chơi.

-Lần đầu tiên qua hả chị? Một cô hỏi.

-Lần đầu tiên. Mai Phương trả lời. Giơ tay chỉ vào tôi, Mai Phương nói tiếp:

-Anh này bên Mỹ ở Hollywood đóng phim đó.

-Thiệt hả chị? Cô ta hỏi Mai Phương, rồi quay qua tôi nói tiếp:

-Tướng anh thấy cao ráo thiệt đó.

Mai Phương trả lời:

-Thật chứ. Và không để cô kia có th́ giờ hỏi câu khác, Mai Phương nói tiếp:

-Anh này đóng phim vai mà mới vô là bị người khác bắn chết liền!

Cả bọn phá ra cười. Tôi nói với hai cô bán hàng:

-Tôi đi khắp các nước trên thế giới mua bánh ḿ thịt Việt Nam: Pháp,Canada, Mỹ, Việt Nam. Nhưng phải nói là chưa có tiệm bánh ḿ nào mà tôi thấy có hai người bán hàng đẹp như hai cô!

- Thiệt vậy sao? Cô bán bánh ḿ cười khoái chí.

 

Tôi đi dạo một ṿng chụp h́nh trong khi họ làm bánh ḿ. Một lúc sau, ba cô mang bánh ḿ ra xe. Vợ tôi và Mai Phương nói cô bán bánh ḿ tặng cho anh đóng phim hai chai nước lạnh miễn phí!

 

Anh Trọng dẫn chúng tôi ra xem tượng đài kỷ niệm Boat People ở Bankstown, khánh thành vào tháng 11 năm ngoái. Dân số người Việt Nam ở Úc-Đại-Lợi, theo thống kê năm 2006, là 159,848 người (sinh ở Việt Nam), và 173,663 người (kể cả sinh ở Úc) . So với các quốc gia khác có người Việt Nam sinh sống, Úc đứng hàng thứ . Đây là dân số người Việt Nam trên thế giới:

 

1.  Mỹ          1,799,632 (2010 census)

2.  Cam Bốt  600,000

3.  Pháp        250,000

4.  Úc           159,848 (2006 Census)

5.  Canada    151,400

6.  Taiwan    từ 120,000 đến 200,000

7.  Lào          150,000

8.  Nga-Sô    khoảng 150,000

9.   Đức        khoảng 125,000

10. Đại Hàn 116,219

 

 

Bankstown chỉ có hơn 14,000 người Việt Nam, thế mà họ đă quyên tiền để xây dựng được một đài kỷ niệm tưởng niệm những người Boat People. Thật là một hành động đáng khâm phục!

 

 

 

Để hết thức ăn lên xe, anh Trọng trực chỉ Canberra. Canberra là thủ đô của Úc-Đại-Lợi, cách Sydney 285 km (177 miles) về phía Tây Nam. Thay v́ chạy Hume Highway 31 trong nội địa, đường ngắn nhất đến Canberra, anh Trọng chạy một khúc dọc theo bờ biển, đến Stanley Park, rồi dừng lại cho chúng tôi xem. Ở đây chúng tôi có thể nh́n ven biển về phía Nam, hướng thành phố Wollongong, đẹp không thua ǵ Highway 1 ở phía Bắc California. Thật sự ra Highway 1 của Úc cũng chạy ven biển như ở California, nếu cứ chạy măi th́ sẽ đến thành phố Melbourne, xa Sydney 877 km ( 545 miles).

 

 

 

 

  

Chúng tôi ăn bánh ḿ, ngắm cảnh, rồi thấy bốn chiếc Ferrari mầu đỏ chói lái đến đậu tiếp đuôi nhau. Chiếc đầu tiên có in chữ "Ferrari Driving Experience". Hỏi ra th́ mới biết Công ty Prancing Horse cho mướn bốn chiếc Ferrari cho 8 người khách lái 200 km trong ṿng 8 tiếng đồng hồ. Cả 8 người thay phiên nhau lái và đổi xe trên đoạn đường đi. Giá là $990/ một người.   

 

 

  

Chúng tôi đến Canberra lúc 3:30 PM. Chương tŕnh là đi đến thẳng Quốc Hội xem nhưng Mai Phương nghĩ không đủ th́ giờ v́ 5 giờ họ đóng cửa, nên đề nghị là mai mới nên đi xem. Anh Trọng th́ trái lại, nghĩ là dư th́ giờ  nên  hỏi ư kiến chúng tôi.

 

Tôi luôn nh́n đời với hai khía cạnh đối nghịch, không có trạng thái dung ḥa, nhưng ở đây chúng tôi khó xử khi nghe hai “cường quốc”, hai ông bà chủ ư kiến trái ngược nhau trong khi ḿnh là khách, nước nhược tiểu. Nếu lỡ dại nói ra ư kiến th́ thế nào ḿnh cũng được ḷng cường quốc này mà mất ḷng cường quốc kia, không lănh đạn của ông th́ cũng lănh đạn của bà, bảo đảm sẽ sống dở chết dở. Đă thế, ḿnh vẫn c̣n tùy thuộc vào hai cường quốc dẫn đi chơi thêm một tuần ở đất Úc! V́ thế, tôi đưa ra một ư kiến śu śu ển ển chẳng  chết con ruồi muỗi nào cho cả hai bên: Ḿnh cứ đi xem. Nếu đủ giờ th́ tốt. C̣n nếu thấy thích quá xem chưa hết th́ ngày mai sáng sớm trở lại.

 

Tất cả bằng ḷng. Trông anh Trọng chạy  vào hầm đậu xe mà tôi đă có ấn tượng thật tốt về Quốc Hội (Parliament house) của Úc: Thứ nhất,  chỗ trống khắp nơi cho xe du khách. Thứ hai, băi đậu xe trong nhà, xe cộ mát mẻ. Và thứ ba, đậu xe hoàn toàn miễn phí!

 

Rảo bước vào trong toà nhà Quốc Hội tôi mới thấy ngạc nhiên vô cùng cực là ai vào pḥng họp của Hạ viện hay Thượng viện cũng được, ngay cả trong ngày thường khi có dân biểu, nghị sĩ đang họp!

 

 

 

 

Ai có đến thủ đô Washington, D.C. th́ biết : t́m chỗ đậu xe c̣n khó hơn Việt Kiều  về Việt Nam t́m vợ. Nếu t́m được th́ giờ đậu xe giới hạn, và ḿnh phải trả tiền. Muốn vào xem Quốc Hội hay White House th́ phải chuẩn bị từ đời Hồng Bàng: ở nhà ḿnh phải viết thư cho Dân biểu đại diện của ḿnh trước để xin vé vào cửa. Đợi họ chấp thuận gửi vé cho ḿnh th́ có lẽ cũng cùng thời gian xe ḥm đưa ḿnh ra mộ nghỉ vĩnh viễn ngh́n thu.

 

Parliament House của Úc khởi công xây vào năm 1981, khánh thành vào 9-May-1988 với phí tổn là 1.1 tỷ dollars, lúc bấy giờ là công tŕnh xây một building đắt nhất thế giới. Một công ty kiến trúc ở New York Mỹ Mitchell/Giurgola thắng giải vẽ kiểu ṭa nhà này. Phần lớn building chôn dưới ḷng đất. Phần ở trên từ xa nh́n vào h́nh dạng giống chiếc boomerang, dấu hiệu riêng biệt của Úc. Trên nóc là một trụ bốn chân khổng lồ, với một cờ Úc to bằng nửa sân tennis bay phất phới. Một điều lệ bắt buộc phải thi hành khi Parliament House xây xong:  dân chúng được vào xem tất cả những nơi họp công cộng miễn phí như là Hạ Nghị Viện hay Thượng Nghị Viện.

 

 

 

 

 

 

Cơ cấu chính quyền của Úc giống như Canada, và Anh (cả Úc và Canada là thuộc địa cũ của Anh quốc): dân chủ tự trị , quân chủ lập hiến.  Úc-Đại-Lợi  hai đảng chính yếu là Labor Party (phe Tả, như Democratic Party của Mỹ) , và Liberal Party (phe Hữu, như Republican Party của Mỹ).

 

 

Hạ Nghị Viện

 

 

   

Quốc Hội của Úc, Canada, và Anh khác Mỹ một điểm là ngoài Hạ viện (House of Representatives, chữ dùng của Mỹ, thay v́ House of Commons của Anh) và Thượng Viện (Senate, chữ dùng của Mỹ, thay v́ House of Lords, của Anh), họ c̣n có Nữ Hoàng (Điều 1 của Hiến Pháp Úc).  Nhưng v́ Nữ Hoàng đă chính thức về hưu từ năm 1952 (đi tu trên chùa Tà-Lơn v́ xấu hổ có con trai là Prince Charles đă gian díu với bồ cũ, bỏ Princess Diana), nên Nữ Hoàng chỉ định một Thống Đốc Điều Hành (Governors-General) thay thế ḿnh. Thống Đốc Điều Hành trên lư thuyết có nhiều quyền hành, chẳng hạn như chỉ định Thẩm Phán, Nội Các, Đại Sứ…,nhưng trên thực tế là cọp giấy v́ chỉ làm theo ư kiến của Thủ Tướng.

 

Thượng Nghị Viện

 

Thủ Tướng của Úc có quyền hành như Tổng Thống Mỹ, nhưng không phải do dân bầu, mà do Đảng cầm quyền đề nghị. Đảng nắm quyền hiện thời là Labor Party, nên đưa bà Julia Gillard  lên làm Thủ Tướng, từ ngày 24 Tháng 6 năm 2010. Julia Gillard là nữ Thủ Tướng đầu tiên của Úc. Cũng như Tổng Thống Mỹ, Thủ Tướng Úc chỉ định Bộ Trưởng  cho Nội Các của ḿnh, nhưng trong khi Bộ Trưởng Úc đều là Dân biểu hay Nghị Sĩ, Bộ Trưởng Hoa Kỳ đại đa số không nằm trong Quốc Hội, làm việc tư nhân ở ngoài đời.

 

 

Royal Assent của Hoàng Hậu Victoria gửi cho Úc-Đại-Lợi ngày 9-July-1990, ngày Hiến Pháp Úc bắt đầu

 

Trong Quốc Hội Úc có treo một bức ảnh của bà Julia Gillard. Bà ta rất là đẹp nên nếu tôi có dọn qua Úc ở, tuy rằng triết lư chính trị của tôi cực kỳ khuynh hữu, không bao giờ thích tả phái, nhưng nhất định  tôi sẽ theo Tả phái của bà Julia Gillard v́ bà ta quá xinh. Sống ở đời ta cần giữ uy tín th́ người khác mới kính nể. Từ xưa đến nay tôi vẫn thích gái đẹp nên  lập trường ấy tôi phải duy tŕ bất di bất dịch.

 

 

Tối Cao Pháp Viện (Supreme Court) của Mỹ có 9 người, Tổng Thống chỉ định, nhiệm kỳ vô giới hạn trừ khi tự nguyện từ chức, trong khi Tối Cao Pháp Viện của Úc (High Court) có bẩy người, phải về hưu lúc 70 tuổi, và do Thống Đốc Điều Hành của Anh (Governor-General), đại diện Nữ Hoàng Elizabeth chỉ định.

 

Sau khi hết giờ thăm viếng, anh Trọng lái xe đến condo ba pḥng ngủ mà hai vợ chồng đă đặt cọc sẵn. Chúng tôi ăn thịt ḅ nhúng dấm và rồi cười rượi xem lại h́nh ảnh đă chụp.

 

Thứ Năm 5-April-2012: 

Sáng nay anh Trọng chở mọi người đến Lake Burley Griffin, ở Commonwealth Park. Chúng tôi đến tiệm Mr. Spoke Bike Hire  để mướn ba chiếc  xe đạp đôi một  tiếng đồng  hồ ("cho mướn", bên Mỹ gọi là for rent, for lease, trong khi bên Úc, như người Anh, nói là for hire). Nói là xe đạp đôi v́ xe có bốn bánh cho hai người đạp, nhưng chỉ có một người bẻ lái, chạy dọc theo bờ hồ. Đến giữa chừng th́ cả bọn dừng lại, dàn hàng rồi nhẩy lên không để chụp h́nh thử ra sao. Nhẩy đi nhẩy lại cả chục lần để chụp cho một bức ảnh ưng ư, tất cả mọi người quên bẵng đi là ḿnh đă ngoài 50 tuổi. Ngày xưa c̣n nhỏ nh́n bố mẹ tôi khi 50, trong đầu tôi nghĩ là bố mẹ tôi già quá, sắp chết đến nơi. Thế mà hôm nay chúng tôi ai nấy cũng như con nít, ráng vận 35 thành công lực để nhẩy lên càng cao càng tốt mà không ngờ rằng sau khi nhẩy xong, quần lót hay quần đùi ai nấy đều rách một đường dài hơn đường ṃn Hồ Chí Minh. Anh Trọng dáng người trung b́nh mà lại nhẩy cao nhất, có lẽ đúng như theo lời anh ấy nói ngày xưa anh ấy rất cao: Trước khi lấy vợ, anh ấy cao đến 1 mét 9. Lấy vợ xong rồi th́ bây giờ cao chỉ c̣n 1 mét 3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mọi người chụp h́nh chung với tượng của ông Sir Robert Menzies, Thủ Tướng nổi tiếng nhất,  nhiệm chức lâu nhất của Úc-Đại-Lợi: 18 năm (1939-1941 và 1949-1966). Ngoài được phong chức Knight của Úc, Knight of The Order of Australia, Robert Menzies là người Úc duy nhất được thăng chức Knight, Order of The Thistle của Tô-Cách-Lan. Ông sáng lập Đảng khuynh hữu Liberal Party, là đồng minh thân cận của Mỹ và Anh khi tại chức. Menzies là Thủ Tướng đầu tiên gửi quân đội Úc tham chiến ở Việt Nam.

 

Chúng tôi đạp đến một tháp chuông đồng hồ Nữ Hoàng Anh tặng cho Úc-Đại-Lợi, rồi lượt về ba cặp vợ chồng thi đua tranh tài xe đạp Thế Vận Hội Olympics, thi nhau đạp xem ai về trở lại chỗ mướn xe trước nhất.

Pḥng ngủ của vợ chồng tôi ở trên lầu sát bên pḥng ngủ của vợ chồng Hương và Đức. Đêm hôm qua tôi liên tiếp bị khua dậy từ những tiếng động mạnh bạo và tiếng hơi thở dồn dập từ pḥng hai người vọng sang nên sáng hôm nay ảnh hưởng thấy rơ: hai người ́ ạch chạy cuối cùng, tuy rằng đạp hết sức ḿnh, mồ hôi nhễ nhại. Vợ tôi mấy ngày nay bắt chước dân Úc không cho tôi tip nên sức nàng c̣n hơn voi phá rừng: tôi gác chân chữ ngũ, không đạp phụ, chỉ để cho nàng đạp một ḿnh thế mà nàng đạp như bay, xe chúng tôi về nhất, bỏ xa hai cặp vợ chồng kia.

Chúng tôi ra quán nước uống cà-phê. Trời mát lạnh, mây ảm đạm. Ngắm xem hồ nước trong khi tán dóc, tưởng không c̣n ǵ bằng.

 

Buổi trưa chúng tôi ăn một món ăn phổ thông ở Úc, meat pie:

rồi viếng thăm Viện Tưởng Niệm Chiến Tranh Úc-Đại-Lợi, Australian War Memorial.

Australian War Memorial thiết lập vào năm 1941. Dọc theo hai bên hành lang trên lầu là tên các chiến sĩ Úc tử trận. Người thân đến gắn hoa đỏ dọc theo tường để nhớ người đă khuất.

Ở cuối hai hành lang này là Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Vô Danh. Nơi đây có quan tài của một người lính vô danh chết vào Chiến Tranh 1914-1918. Xác chết này đại diện cho tất cả các chiến sĩ vô danh tử trận của nước Úc.

Vào dưới nhà bên trong là từng khu vực tưởng niệm cho những chiến tranh Úc tham dự. V́ không có nhiều th́ giờ, chúng tôi chỉ chú trọng vào khu chiến tranh Việt Nam.

Úc-Đại-Lợi gửi 50,000 quân tham gia chiến tranh Việt Nam từ 3-August-1962 đến 29-April-1975, với tổng số tử thương là 521 người, bị thương là 3,129 người. Con số này tương đối ít so với Mỹ:  58,269  chết, 153,303 bị thương, 1,672 mất tích. (Số tử thương của Việt Nam: 1,100,000 lính Việt Cộng, 266,000 lính Việt Nam Cộng Ḥa, 391,000 dân VNCH. Số người Việt tử thương phỏng đoán sau ngày 30-4-1975, sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam: 643,000).

Tôi xem những tang chứng, di vật, súng ống, trực thăng, chiến xa, và phim chiếu về lính Úc tham dự chiến tranh Việt Nam mà không khỏi ngậm ngùi cho những cố gắng về tiền tài, y tế, vũ khí súng ống, nhân mạng mà chính phủ Úc-Đại-Lợi đă giúp VNCH bảo tồn tự do. Tuy rằng sự cứu giúp này đă thất bại, nhưng ít ra nó kéo dài được những ngày người dân VNCH sống trong tự do, sung túc. Đến xem Viện Bảo Tàng Chiến Tranh của một quốc gia, du khách sẽ thấy tŕnh độ văn hóa của họ như thế nào: Ở Úc cũng như ở Mỹ, không thấy một lời tuyên truyền nào hạ nhục hay chê bai đối phương. Những lănh tụ hay quân đội của phe đối nghịch không bị rủa xả hạ cấp. Diễn tiến lịch sử xẩy ra, xấu lẫn tốt, ghi lại rơ ràng để cho người đi xem tự quyết định lấy phe nào đúng, phe nào sai. Quan trọng nhất là nếu sai, nhận ḿnh sai, không che dấu để lường gạt người đi xem. Ở Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam của Úc-Đại-Lợi mà chúng tôi sắp đến, cách thiết kế phản ảnh trung thực điều đó: Dân chúng  Úc và quân đội Úc hoang mang về chiến tranh Việt Nam, không biết việc tham gia chiến tranh có đúng hay không. 

 

Dọc theo hai bên đường Anzac Parade trước Australian War Memorial là những đài tưởng niệm của mỗi chiến tranh người Úc đă tham gia. Anh Trọng chở chúng tôi đến xem Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam, Vietnam War Memorial. Nó là ba cái tường bất đối xứng. Một tượng làm bằng đá granite, khắc h́nh trực thăng đổ bộ. Một tượng khắc những lời nói, những lời phát biểu của các nhân vật tên tuổi hoặc của lính tráng về sự khủng khiếp và tàn phá của chiến tranh Việt Nam. Giống như h́nh dạng ba bức tường kia, những lời này cũng được khắc xiên vẹo không thẳng hàng, biểu hiệu cho sự hoang mang vô ư nghĩa của chiến tranh Việt Nam.

Sáu giờ  chiều chúng tôi lái xe đến nhà cô Lê Thị Bốn, cô giáo cũ ngày xưa dậy Mai Phương ở Hùng Vương.

Chồng cô Bốn ngày xưa làm nghề tiếp tân trong ṭa Đại sứ Pháp nên khi chúng tôi đến th́ thấy hai bàn ăn đă bày dọn hẳn ḥi. Thầy mời chúng tôi ăn món khai trương khẩu vị ở bàn trong, rồi sau đó mời ra bàn ngoài ăn lẩu. Chúng tôi thật ái ngại khi thấy Thầy phải tốn sức trưng bày hai bàn, nhưng Thầy nói đó là thói quen, không bỏ được. Mọi sự xếp đặt thật ngăn nắp trên bàn ăn, đâu vào đấy như đại tiệc. Sau khi cô Bốn "Kính mời quư vị đồng hồ", thầy cô và học tṛ bắt đầu vào tiệc.

Tôi nói chuyện với Thầy mới thấy người già ở Úc quá sướng: Cứ mỗi hai tuần th́ lănh check hơn $700, trong khi người già ở Mỹ lănh SSI chỉ có hơn $800 một tháng. Cựu quân nhân đi phương diện H.O. th́ lại c̣n sướng hơn Mỹ nhiều lắm: không cần biết có đánh nhau cho Úc hay không, nếu là cựu quân nhân th́ lập tức được vào hội viên của Hội Cựu Quân Nhân Úc, ăn tiền hưu lúc 60 tuổi thay v́ phải đợi đến 65 như người b́nh thường khác!

Trước cửa nhà, cô Bốn uốn một cái cây mà cô nói là h́nh con công với đuôi trải rộng đốm hoa,  rất to, thật là công phu nên chúng tôi chụp chung một tấm h́nh. Không ai có thể phủ nhận cô Bốn rất khéo tay, có khiếu trồng cây, nhưng trong khi chụp h́nh tôi mắt láo liên t́m con công măi, chẳng thấy nó đâu, mà chỉ thấy một con vịt khổng lồ thả ḿn khắp nơi.

Thứ Sáu 6-April-2012: 

Bẩy giờ sáng  đă có du khách đi khinh khí cầu, bay trước mặt condo của chúng tôi. Khinh khí cầu trông th́ đẹp, nhưng tôi chẳng đời nào tôi dám lên v́ sợ chiều cao. Tôi  leo lên,  khinh khí cầu  bay lên cao chỉ độ mười thước thôi là bảo đảm tôi sẽ sợ đái ra quần. Chẳng những ướt quần mà tắt cả lửa, khinh khí cầu mất khí xẹp rơi xuống, chết hết.

 

 

Chúng tôi dự định phải rời Canberra lúc 8 giờ sáng hôm nay v́ 12 giờ rưỡi phải đi phi trường đón một nhân vật thứ ba, Mai Hương ở Melbourne, xưa học chung với  Mai Phương và Thu Hương, cũng đến dự buổi mini-reunion lần này. Mai Hương là Đại Phá Cô Nương, với sức tiếu lâm hơn mười thành công lực, đến đâu là vỡ chợ đến đấy. Mai Hương mà hợp lực với Mai Phương và Thu Hương th́ bảo đảm tôi chỉ mang đầu máu về Mỹ, không thể nào đấu láo lại được. Có một câu chuyện đồn, không biết có phải từ Mai Hương hay không, kể như thế này: Một tên trộm vào nhà một bà độc thân, chỉ có một ḿnh bà ta ở nhà. Tên trộm thấy bà ta mặc áo ngủ nên xuân t́nh phơi phới, ban đầu chỉ tính ăn trộm, nhưng rồi đổi ư, muốn hiếp dâm bà ta. Khi nó sắp sửa đè bà ta xuống th́ bà ta nói với nó hăy khoan, chỉ cho phép bà ta hỏi một câu rồi nó muốn làm ǵ th́ làm. Tên trộm thấy không chết chóc cái cửa tứ nào hết nên nhận lời. Bà ta mới nói với nó là bà sẵn ḷng để nó vùi hoa dập liễu, nhưng một khi đă bắt đầu th́ nó không thể nào ngừng được. Tên trộm nghe xong hoảng hồn, sợ quá bỏ chạy mất!

 

Cả bọn chụp một tấm h́nh trước khi rời căn condo, lái về lại Sydney.

 

 

Hôm nay là lễ Phục Sinh nên dân ở Sydney lái xe đi ra khỏi thành phố, đến nơi khác nghỉ vacation. Chúng tôi vào Sydney nên bên này đường trống vắng, trong khi đường bên kia kẹt xe cả chục cây số. Để ư là xe bên Úc chạy bên trái:

 

Đến gần nhà c̣n sớm nên chúng tôi ghé vào Cabramatta, định bụng là sẽ trở lại quán Tân Việt ăn ḿ nhưng số người đợi quá đông nên ghé vào tiệm Việt Trung ăn hủ tiếu Nam Vang. Quán chật hẹp, nhỏ nhắn nhưng đầy những người. Giá phải chăng, thức ăn ngon, và cô lo quầy tiền lương thiện: khi thối tiền, tôi tưởng đă lấy đủ nên trở về bàn ngồi. Thế nhưng cô ta chạy theo tôi, ch́a tờ giấy 5 đồng đưa cho tôi và nói:

-Em thiếu anh năm đồng.

Thức ăn quán này ngon, nhưng cho dù không ngon đi nữa, nếu tôi có trở lại Úc, nhất định tôi sẽ vào ăn  tiệm này v́ cô thu ngân có tính t́nh lương thiện. 

(c̣n tiếp. Kỳ tới: Sydney)

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/

April 2012

 

 

Tài liệu tham khảo: 

https://www.awm.gov.au/encyclopedia/war_casualties/

http://en.wikipedia.org/wiki/Vietnam_War_casualties

http://www.militaryfactory.com/vietnam/casualties.asp

http://www.peo.gov.au/quick-answers/index.html

wikipedia