Du lch Úc-Đại-Li,

phn 2

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

2:30 PM,  Surfers Paradise, Sea Temple Hotel, Thứ Bẩy 31-March-2012 : Cô bé ở quầy tiếp tân giao thẻ ch́a khóa pḥng và sau khi giải thích xe anh Trọng đậu trước cửa sẽ có người đậu xe valet parking, hỏi chúng tôi có thắc mắc ǵ nữa không. Tôi bị tiếng nói cô ta thôi miên từ lúc bắt đầu vào, chợt bừng tỉnh, hỏi cô ta chỉ cho tôi chỗ nào học cấp tốc để nói giọng Úc v́ tôi thấy giọng nói tiếng Anh của cô ta nghe thật là hay, rất êm ái nhẹ nhàng. Người Anh nói tiếng Anh giọng mũi nặng chịch đôi lúc nghe khó hiểu, người Mỹ nói tiếng Anh nói dối chữ nhiều quá, nhưng người Úc nói tiếng Anh với giọng Anh của họ đă bị pha loăng rất nhiều nên dễ nghe và có vẻ quư phái. Không biết đây có phải là một nhận xét khách quan của tôi, hay v́ tôi đă bị ảnh hưởng trầm trọng thích cô đào Nicole Kidman người Úc khi lần đầu tiên xem phim "Dead Calm" cô ta đóng vào năm 1989.

Chúng tôi xuống dưới nhà ra xe để lấy hành lư. Nói chuyện với anh làm việc tiếp tân đứng ở trước cửa khách sạn, tôi mới khám phá anh là người Mỹ. Anh ta xưa ở phía Bắc California, sang Úc mười mấy năm trước, thích quá, rồi ở lại luôn. Trong suốt chuyến đi Úc, tôi gặp thêm vài người Mỹ định vĩnh viễn ở  Úc. Trong chuyến máy bay về Mỹ, chúng tôi gặp một cặp vợ chồng ở Tennesse sang thăm con trai. Bà vợ nói cậu con trai sang đây chơi, gặp và thương một cô gái Úc nên lấy nhau rồi ở lại luôn. Khi anh ta mới sang, làm giúp việc lặt vặt mà đă lănh $22/ một giờ nên không thèm trở lại Tennesee nữa. Đây là lần thứ nh́ hai vợ chồng sang thăm con từ ngày đám cưới.

Anh tiếp tân ở khách sạn tướng người hiền ḥa, thấy tôi cầm máy chụp h́nh nên nói với chúng tôi là để anh ta chụp vài pose cho cả bốn người.

Một trong những gian hàng trên đường dưới khách sạn quảng cáo bán những pḥng apartment chúng tôi đang mướn nên cả bọn tạt vào xem. Địa thế của Khách sạn Sea Temple này th́ không chê vào đâu được, giữa trung tâm băi biển Surfers Paradise, ngay băi biển, không building  nào át cảnh nh́n ra biển của nó, kiến trúc thật tân kỳ, đẹp mắt, và là ṭa nhà cao thứ nh́  ở Gold Coast, chỉ thua building Q1 năm tầng (Sea Temple có 73 tầng, cao 243 mét. Q1 có 78 tầng, cao 275 mét,  là cao ốc chung cư cao thứ năm trên thế giới). 

Chung cư Q1 cao nhất Gold Coast, có tháp ăng-ten, mầu xanh

Khách sạn Sea Temple dự định hoàn tất cuối năm nay nên họ vẫn c̣n non 40 apartment 2 đến 3 pḥng cho bán. Căn pḥng chúng tôi mướn, diện tích  134 mét vuông  (1400 square feet), họ đ̣i giá $1 triệu 2 dollars. Ṭ ṃ, chúng tôi hỏi căn Penthouse - căn nhà cao chóp đỉnh của một building, thường th́ xây cất lộng lẫy và to lớn- giá là bao nhiêu.  Anh ta nói $16 triệu dollar, nhưng đă bán rồi. Tôi nói đùa với anh ta là mỗi đứa đều muốn mua một căn Penthouse $16 triệu nhưng đă bán rồi nên thôi. Sau này Mai Phương và vợ tôi gặp một bà bán hàng trong một gian hàng, bà ta nói là đừng mua bây giờ v́ họ đang ế, 1 triệu 2 là giá trời ơi đất hỡi, đợi thêm vài tháng  cả building sẽ bán cho một hăng khác th́ lúc đó giá bán sẽ giảm đi rất nhiều.

Mô h́nh building Sea Temple

Bốn người  đi một ṿng thành phố xem thắng cảnh. Gold Coast có rất nhiều cao ốc, cảnh trí giống như Waikii, Hawaii, chỉ khác là ít người, xe cộ và building hơn. Chúng tôi leo lên một loại xe vừa chạy trên đất, vừa chạy trên nước để đi tour một ṿng Gold Coast. Loại xe này ở những thành phố lớn của Mỹ gần biển cũng  có. Nó chạy cho khách xem cảnh trên đường lộ rồi xuống nước, biến thành tầu chạy trên nước.

 

Cảnh Gold Coast nh́n từ biển th́ cũng giống như những thành phố nằm kế vịnh hay gần biển: cao ốc building ở downtown, tầu bè tráng lệ, nhà cửa đắt tiền dọc theo bờ sông. Một căn nhà chủ nhân c̣n có cả trực thăng, đậu ở sàn gỗ trên phần nước của nhà ḿnh.  

Tour chấm dứt khi trời về chiều. Chúng tôi đi dạo thành phố một lần nữa rồi ghé vào một tiệm Thái Lan ăn tối. Sau này tôi mới khám phá ra là ḿnh không phải cho tiền tip/pourboire khi ăn tiệm. Tôi đọc một lời góp ư kiến về vấn đề này  trên Internet: một cô gái Úc làm việc ở một tiệm cà-phê Melbourne Cricket Ground. Trong năm năm làm việc, cô ta chỉ nhận tiền tip có một lần. Khi thấy tiền trên bàn, cô ta ngỡ là khách bỏ quên nên chạy theo báo cho ông khách, một người Mỹ,  là đă bỏ sót tiền trên bàn.  Ông ta trả lời là "Tiền đó hăy cho vào túi của cô". Lúc đó cô ta mới biết đó là tiền tip.

Lương nhân viên hầu bàn bên Úc khá cao, có lẽ vào khoảng $20/ một giờ, nên họ không trông đợi vào tiền tip để kiếm sống. Nếu chúng ta vào ăn ở những nhà hàng sang trọng trong thành phố, và người hầu bàn phục vụ xuất sắc, ḿnh muốn thưởng họ th́ cho tiền tip từ 5% đến 10% là quá đủ. C̣n không th́ khi đi ăn không cần để lại tiền tip.

Ngược lại,  ở Mỹ khách nên cho tiền tip v́ người hầu bàn lănh  lương rất ít. Thay v́ 15%, nhiều báo chí đề nghị bây giờ nên cho 20%. Khi ăn tiệm Việt Nam ở Mỹ, nhất định ḿnh phải cho tiền tip v́ tôi nghe nhiều chuyện "horror stories" về người hầu bàn được trả lương rất ít. V́ chủ trả tiền mặt, không khai báo chính phủ nên lương trả c̣n ít hơn tiền tối thiểu tiểu bang ấn định. V́ được trả tiền mặt, hay nếu có khai báo đàng hoàng th́ hầu hết chỉ làm bán thời gian (part time), nên theo luật, chủ không cần trả bảo hiểm y tế hay bất cứ một quyền lợi nào khác cho nhân viên. Một người cháu của anh bạn tôi đi làm hai tháng chủ c̣n khất nợ không trả lương. Một người khác c̣n nói với tôi là tiền tip khách cho chủ lấy, không cho người làm việc! (Để khỏi ai viết thư chửi bới tôi, tôi nhấn mạnh đây chỉ là vài trường hợp tôi đích thân biết, phần lớn tiệm ăn Việt Nam có lẽ không như vậy. Vấn đề là ḿnh không nên quên cho tiền tip khi đi ăn ở nhà hàng, nhất là nhà hàng Việt Nam bên Mỹ).  

Mỹ thông thường trừ khi ḿnh vào nhà hàng lớn, và có trên sáu người th́ họ cộng thêm 15% tiền tip vào hóa đơn, c̣n không th́  muốn cho tip hay không là tùy ư ḿnh khi thấy người hầu bàn giỏi; không như  ở Pháp, tiền tip lúc nào cũng tính sẵn trong hóa đơn, và ḿnh c̣n phải cho thêm vài đồng trên bàn trước khi về nữa!

Chúng tôi trở ra đi dạo ngắm biển vào ban tối, và một lần nữa một việc du khách không thấy ở Hoa Kỳ: băng ghế khắp nơi. Biển Surfers Paradise có một loại giường to  nằm đủ cho ba  người, để rải rác đây đó. Tôi phải cho những người thiết kế băi biển này 20/20 điểm v́ họ gắn đèn điện trên và dưới đường dọc băi biển khiến du khách cảm thấy an toàn và thấy rơ mọi vật chung quanh khi trời tối. Ngay cả  chỗ rửa chân cho sạch cát cũng thật là sạch sẽ, sang trọng.

Cả bọn ghé vào quán kem mua kem mang về lại khách sạn, đem về pḥng ra ban-công ngồi ăn ngắm biển lúc trời tối. Tán dóc cho đến khi đi vào giường nằm với tiếng sóng nhẹ đánh ầm ầm ru ngủ suốt đêm, tôi quên tất cả mọi sự việc trên đời: quên nhà ở California, quên con cái, và quên cả con chó Zoey.

Chủ Nhật 1-April-2012:

Buổi sáng hôm nay là ngày thư giăn, chúng tôi đi bộ dọc theo bờ biển cho đến khi mệt th́ t́m chỗ ăn sáng. Tôi thấy tiệm McDonald's, định bụng là hôm nào vào ăn thử xem có khác ở Mỹ, thế mà loay hoay ở Úc hai tuần mà quên bẵng, không vào ăn thử. Không biết có phải v́ cát biển ở đây màu vàng ngà mà người ta gọi thành phố này là Gold Coast hay không. Nước biển trong như cẩm thạch, nhiều  chỗ cát trũng nên nước biển khi thủy triều đánh vào tạo thành những vùng nước cạn nhỏ, đi bộ nước lên quá cổ chân. Thời tiết ấm, nhiệt độ cao lắm vào mùa hè (tháng Giêng, Hai ở đây) chỉ lên 28 độ C (83 độ F). Hôm nay là 26 độ C (79 độ F), trời trong, nắng ấm, không mưa, thật là quá hoàn hảo! Thời tiết ở Gold Coast cũng như ở Sydney vào mùa Thu/Đông rất tương tự như California: khí hậu khô nên không ẩm thấp, không đổ mồ hôi, rất dễ chịu. Tôi đă thấy nhiều biển, nhưng biển này có lẽ tôi thích nhất. Ngoài những điều tôi nêu ra bên trên, tất cả cao ốc của Gold Coast,  nh́n như là Dubai,  nằm ngay trên băi biển. Tôi thích sự náo nhiệt của thành phố nên dù rằng người khác có thể thích một băi biễn hoang dă chung quanh không một bóng người, đối với tôi một băi biển lư tưởng phải là một thành phố tấp nập, sống động nằm trên bờ biển. Gold Coast như là New York City on the beach, không chê vào đâu được.

Sau khi đi qua hết những cao ốc dọc theo băi biển, chúng tôi tẽ ra đi vào đất liền để ghé vào một tiệm ăn sáng. Đi bộ trên lề đường cứ quen với  bên Mỹ đi bên tay phải thay v́ bên trái, tôi bị một vài người đi xe đạp than phiền. Tật này tôi cũng không quên khi đi bộ ở trong shopping mall. Thang máy escalator của Úc lối di lên cũng để ở bên trái. Thức ăn điểm tâm của Úc không khác ǵ Mỹ: bacon, omelette, và hash brown (khoai tây tán nhỏ chiên).

Chúng tôi cuốc bộ trở về khách sạn, đi ngang qua hồ bơi bên ngoài, quá nắng nên bốn người  vào  bơi ở hồ bơi bên trong. Cả cái hồ rộng lớn mà chẳng có một người bơi. Tôi tha hồ triển lăm bụng bự to bằng thùng tố nô, chẳng có ai chung quanh để ư.

Chiều nay anh Trọng chở mọi người đến Main Beach, 3 km phía Bắc của khách sạn  để ăn tối ở một nhà hàng dọc trong con vịnh. Trước khi đi, chúng tôi lại dạo phố một lần nữa. Tôi chụp vài tấm h́nh trước khi đi.

Khi đến nơi, v́ th́ giờ con sớm, anh Trọng và tôi ngồi đợi hai người đi shopping. Trong khi chúng tôi đang nói chuyện th́ nửa tiếng sau hai cô nàng từ tiệm Queenspark bước ra mặt tươi rói. Tôi hơi ngạc nhiên v́ chiếc áo cũ của vợ tôi đă biến mất, và nàng đang mặc một chiếc áo mới. Vợ tôi giải thích là Mai Phương mua tặng. Mai Phương cũng đang mặc chiếc áo hồng vợ tôi tặng nên hai người mặc áo tặng lẫn nhau. Đàn bà đi đến đâu cũng khôn khéo trong vấn đề ngoại giao làm tôi cảm thấy xấu hổ đàn ông chúng tôi không có ư tứ như đàn bà. Tôi đề nghị với anh Trọng hai người cởi thắt lưng trao tặng nhau nhưng v́ bụng tôi to c̣n hơn bụng ông già Noel nên ư kiến hay ho đó không thành tựu.

Có hai khách sạn thật lớn ở kế bên khu shopping nên cả bốn người ghé vào xem. Sau đó chúng tôi ra lại nhà hàng ven biển ăn tối rồi trở lại khách sạn.

Thứ Hai  2-April-2012:

Tôi thức dậy lúc hai giờ rưỡi đêm, không ngủ lại được. Có lẽ tại v́ đêm qua tôi khám phá là tôi chọn format ảnh của camera nhầm, thay v́ JPEG, tôi chọn là RAW. Không thể nào xem được ảnh khi download xuống computer anh Trọng, trừ khi về lại California dùng software của Nikon. Hoặc tôi có thể đổi format từng cái một trên máy chụp h́nh. Đổi 300 cái sẽ mất khoảng 5 giờ đồng hồ là ít. Tôi chọn giải quyết thứ hai v́ muốn cho mọi người xem ảnh đă chụp. Khi mỏi mắt, tôi ra ban-công nh́n xuống đường xem cảnh sinh hoạt về đêm, và đi xuống đường ra biển xem sóng vỗ.

Ngồi trên lầu nh́n xuống đường làm tôi liên tưởng lại vài lần về Việt Nam cũng vào ban đêm, tôi ngồi ở khách sạn Yasaka Nha Trang ngắm xuống băi biển, hay ở khách sạn Hoàng Gia trên đường Lê Văn Duyệt ở SàiG̣n nh́n xuống đường xem những người đi bán hàng vào lúc tang tảng sớm. Ở cả hai nơi ở Việt Nam, tôi mang tâm trạng của một du khách thăm viếng một nơi xa lạ. Ngược lại, ở khách sạn bên Úc, tôi hoàn toàn nghĩ là ḿnh đang ở “nhà” như bên Mỹ. Tuy rằng Sydney cách Los Angeles 12000 km (7500 miles), tôi có cảm tưởng băi biển trước mặt tôi là Malibu Beach hay Santa Monica Beach kế nhà tôi, chỉ mất 40 phút lái xe  là tôi đă về nhà.

Thời cuộc đẩy đưa tôi may mắn có cơ hội được sang Mỹ. Ngày bước chân đến Pensylvania, đầu óc tôi lúc nào cũng suy nghĩ đất nước Hoa Kỳ là nơi xa lạ, có tiêu khiển cả đời ở đây tôi cũng chẳng bao giờ đồng hóa vào phong tục tập quán của nước Mỹ. Thế mà chỉ có 37 năm sau, tâm khảm tôi chỉ nghĩ đến California mỗi khi đi xa có ư tưởng nhớ nhà, và hôm nay, ở băi biển Gold Coast, quê hương cũ Việt Nam đă thực sự qua khỏi tầm tay với của tôi.

6:30 AM: Mặt trời bắt đầu mọc, đánh dấu b́nh minh của một ngày mới. Xách camera chụp vội vài tấm, tôi nh́n xuống đường. Sinh hoạt bắt đầu nhộn nhịp, xe quét rác chạy trên băi cát dọn rác, người ta bắt đầu chạy bộ dọc theo bờ biển. Rất nhiều người trong y phục thể thao đạp xe trên đường. Nh́n từ trên cao, ánh nắng sáng chiếu qua xe đạp tạo nên những bóng đen dài trông thật thú vị. Sau gần nhiều pose chụp khác nhau, tôi thật đắc ư với một tấm ảnh chụp hai người đi xe đạp.

Hơi đói bụng, tôi bẻ một miếng bánh Papparoti ăn sáng. Ở Úc loại bánh này rất phổ biến, ăn sáng, trưa, chiều, tối, tương tự như doughnut không ruột của Mỹ, nửa trên tráng với một lớp kem caramel, ăn rất ngon. Tôi chưa bao giờ thấy bánh này bán bên Mỹ. Papparoti thiết lập đầu tiên ở Mă-Lai-Á vào năm 2003, bây giờ có hơn 200 tiệm ở những quốc gia  khác như Trung Hoa, Thái Lan, Đại Hàn, Phi Luật Tân, và Úc-Đại-Lợi.

Chúng tôi đi xuống băi biển một lần nữa, ăn sáng  trước khi trả khách sạn để đi Brisbane. Ngồi trông những người thợ đem thau nước, bàn chải, xà-bông ra kỳ cọ, lau chùi những băng ghế trên băi biển, tôi không thể không khâm phục những người quản xuyến thành phố này. Mọi sự việc họ làm với một mục đích chính là mang đến sự vui thỏa, an b́nh, thích thú  cho du khách khi đến thăm băi biển. Không có rác rưới vất khắp nơi. Không có người đến xin ăn hay xin tiền. Không có người níu áo, níu quần ḿnh gạ bán thức ăn hay vật lưu niệm. Không có trộm chầu chực chờ du khách sơ hở là dở tṛ cướp bóc. Không có những cô gái bán thân kiếm tiền hay những người móc nối đến gạ ḿnh vào thiên đường t́nh ái tội lỗi. Ba ngày ở Surfers Paradise thật đúng nghĩa đi nghỉ mát cho tâm thần khuây khoả.

Từ Gold Coast đi Brisbane đường dài là 69 km (42.9 miles). Đi chơi xa với bạn, ở lănh thổ của bạn, có cái lợi là ḿnh không phải lo bất cứ một cái ǵ, bạn ḿnh lo hết, ngay cả việc lái xe đến địa điểm. Trong khi tôi ngủ gục trên xe v́ đêm qua thiếu ngủ, anh Trọng lái xe đi Brisbane.

Brisbane là thành phố đông dân thứ ba của Úc (2.1 triệu, sau SydneyMelbourne). Người Mỹ phát âm Brisbane theo tiếng Mỹ sẽ sai (Bris-ben), v́ người Úc đọc là Bris-bân (tôi phiên âm theo tiếng VN). Melbourne cũng thế, đọc theo người Mỹ Mel-Born sẽ sai v́ người Úc đọc là Mel-Bân.

Brisbane là thủ đô của tiểu bang Queensland, nằm trên con sông cũng tên là Brisbane. Xe bus chạy dưới đường hầm trong downtown thay v́ xe điện. Con đường chính trong phố người đi kẻ lại tấp nập như mắc cửi. Kẻ đi làm, người đi shopping, người xem thắng cảnh, người làm đủ tṛ để kiếm tiền: ca sĩ, xiệc, vũ công.., tất cả phối hợp tạo nên một khung cảnh vô cùng nhộn nhịp: có người tiếp tục đi không để ư đến sự việc xẩy ra ở chung quanh, có người dừng lại vài phút lắng nghe nhạc hát để khuây khoả tinh thần.

Thành phố nào nằm kế bờ sông cũng đẹp, và Brisbane cũng không nằm vào trong trường hợp ngoại lệ. Nằm lăn ra băi cỏ xanh dọc theo bờ sông với cao ốc downtown đối diện, thỉnh thoảng có một con tầu chạy  trên sông, tôi nghĩ nhân loại thật là văn minh chế tạo máy bay để một người có thể đến thăm bất cứ nơi nào trên thế giới. Tôi phải cảm ơn những người có óc phát minh, sáng tạo đó. Chẳng bù cho tôi, tối ngày chỉ lo nấu ..bánh chưng!

4 giờ rưỡi chiều chúng tôi lái xe trở về Gold Coast để đáp máy bay trở về nhà. Chiếc phi cơ JetStar đáp xuống phi trường Sydney an toàn lúc 9 giờ 30 tối. Đón taxi đi về nhà, tôi khám phá ra hai điều: thứ nhất, tài xế taxi ở Sydney phần đông là người Hồi (hay Ấn Độ mà v́ họ không ăn bánh rê bánh cay nên tôi tôi nhầm lẫn họ với người Hồi), và thứ hai, đi taxi không cần cho tip tài xế. Nếu muốn cho tip, trả thêm một, hai  dollars cho chẵn khỏi thối lại là đủ rồi. Thí dụ như trường hợp của chúng tôi,  giá taxi là $74: đưa cho họ $75, tài xế khỏi cần thối lại $1.

Bên Mỹ nghề nào ḿnh cũng cho tip. Vào quán bar mua một ly cocktail: cho tip. Đi taxi: cho tip. Người gọi taxi cho ḿnh: cho tip. Nhân viên khách sạn dọn pḥng: cho tip. Người giao thức ăn: cho tip. Ngay cả người đưa thư hay người phát báo,  ḿnh cũng nên tặng một món quà vào dịp lễ Giáng Sinh. Phong tục của Úc th́ trái lại,  không cần cho tip.

Ở Mỹ khi đi ngủ vợ tôi lúc nào cũng cho tôi tip. Không biết hai tuần ở đây nàng có bị ảnh hưởng phong tục Úc mà dẹp bỏ cho tôi tip hay không. Nếu nàng quyết định “nhập gia tùy tục”, theo phong tục của quốc gia mới không cho tôi tip lúc đi ngủ th́ tôi sẽ thay đổi ư kiến, chẳng thích nước Úc-Đại-Lợi này một tí nào hết.

(c̣n tiếp)

 

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/

April 2012

 

 

Tài liệu tham khảo: 

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_tallest_buildings_on_the_Gold_Coast,_Queensland.

http://www.savingsguide.com.au/tipping-in-australia-do-you-leave-a-tip-or-not/

http://www.statsci.org/smyth/ozus.html 

wikipedia