Du lch Úc-Đại-Li,

bn ngày đầu tiên

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

Thứ Tư 28 March 2012

 

Đứng truớc máy rọi người ở phi trường Los Angeles, hai chân giang rộng, hai tay dơ lên khỏi đầu ch́a nách ra cho mùi hôi nách làm ô nhiễm môi trường, tôi căm thù mấy tên khủng bố đạo Hồi tháng 9 năm 2001 phá sập World Trade Center, hủy hoại một phần Pentagon, giết chết 2,977 người.

 

Chỉ v́ hành động tàn ác vô nhân đạo của chúng mà tất cả sinh hoạt hàng không Hoa Kỳ bây giờ đă hoàn toàn thay đổi. Ngày xưa đi phi truờng là cả một sự vui thỏa, dễ dăi. Bây giờ th́ phải cởi áo, cởi thắt lưng, tuột quần áo, sexy trước máy rọi để xem hành khách có dấu những vật dụng có thể làm chết người như chai nước mắm Hai Con Cua hay CD nhạc Chế Linh. Đă thế, nếu ḿnh xui xẻo bị máy t́nh nghi th́ thay v́ được một cô da trắng trẻ đẹp tóc vàng chiếu cố, th́ lại là một ông nặng hơn một trăm kí lô, hay một chàng đồng tính luyến ái rờ rẫm khắp người ḿnh từ ba sườn đến cổ chân.

 

Chiếc  máy bay hai phản lực lớn nhất thế giới Boeing 777 với khoảng 300 hành khách của Delta Airlines cất cánh đi Sydney, Úc-Đại-Lợi,  đúng giờ vào lúc 10:40 tối. Ngồi ở hàng ghế rẻ tiền Economy, tôi ngao ngán nghĩ đến mười lăm tiếng đồng hồ ngồi trên máy bay. Máy bay bay  từ Đông sang Tây gặp phải headwind  -gió thổi ngược chiều-, nên từ Los Angeles đến Sydney mất 15 tiếng. Ngược lại, khi bay trở về, từ Tây sang Đông, Sydney đến Los Angeles, máy bay sẽ gặp tailwind -gió thổi cùng chiều-, nên chỉ mất 13 tiếng rưỡi.  Ai bảo tiền không mang đến hạnh phúc th́ nên đi máy bay ngồi thử cả hai ghế First Class và Economy. Trong khi hành khách First Class nằm dài người thoải mái,  tôi khốn khổ co chân, duỗi tay, ngả đầu, cong lưng, đứng lên, ngồi xuống không ngừng trong suốt cuộc hành tŕnh.

 

Bay suốt đêm không thấy ánh sáng mặt trời, máy bay đáp xuống phi trường Sydney lúc 7 giờ 10 sáng ngày Thứ Sáu 30-March. Thời gian bay chỉ có 15 tiếng nhưng v́ Úc-Đại-Lợi  ở múi giờ trước Los Angeles, khi phi-cơ đến Sydney th́ đă mất hai ngày. Quen với những phi truờng khang trang, rộng lớn, hiện đại của các thành phố lớn ở Hoa Kỳ, tôi rất ngạc nhiên khi thấy khu vực Quan Thuế ở phi trường Sydney cũ kỹ, nhỏ, kiến trúc lỗi thời, trần nhà thật thấp. Nó làm tôi liên tưởng đến phi trường OrlyParis.

 

Thứ Sáu 30 March 2012

 

Bốn chiếc máy bay từ ngoại quốc đến cùng một lúc, máy bay tôi là chuyến cuối cùng nên hàng người đứng đợi qua ṿng kiểm soát của Quan Thuế dài dằng dặc. Thế nhưng sau 45 phút đợi trong hàng th́ cũng đến lượt vợ chồng tôi. Với giọng Úc nặng chịch, “Guu daii” (Good day), anh nhân viên Quan Thuế trao trả giấy thông hành để chúng tôi di chuyển qua khu đợi hành lư.

 

Giống như nước Mỹ bị bao dân tứ xứ dấu mang thuốc phiện, thịt thà, trái cây vào trong nước, cảnh sát Úc với chó đặc biệt huấn luyện ngửi phát hiện những thứ cấm cản này đi ṿng ṿng khu hành lư. Không biết có phải v́ mặt tôi giống quân khủng bố, hay v́ tại tôi  ngồi trên máy bay không tắm suốt 15 tiếng đồng hồ tạo ra một mùi thơm,  mà tôi được chiếu cố đặc biệt. Người cảnh sát dẫn con chó sau lưng tôi, ngửi mông tôi đến hai lần. Tôi không dấu mang thịt chó ở Hà Nội vào Úc nên con chó ngoan ngoăn không sủa. Đợi thêm nửa tiếng nữa lấy hành lư, 8 giờ 20 sáng, vợ chồng tôi đẩy xe ra khỏi cổng phi trường, chính thức bước chân vào đất Úc.

 

 

Úc-Đại-Lợi  tên chính thức là Commonwealth of Australia,  có gần 23 triệu dân, có nền kinh tế đứng thứ 13 trên thế giới. Diện tích đất đai của Úc đứng vào hàng thứ sáu trên thế giới, sau Nga-Sô, Antartica, Canada, Trung Hoa, Hoa Kỳ, và Ba-Tây. Phần đông dân chúng ở về phía Đông và tập trung sinh sống trong thành phố. Vào năm 1770, Captain Cook, người Anh, đi thuyền sang vùng biển phía Đông của Úc, tuyên bố Úc thuộc về Anh quốc. Anh quốc sau đó đày tù nhân từ Anh sang giam giữ ở Úc-Đại-Lợi. Sau nhiều lần yêu cầu của dân chúng ở tiểu bang New South Wales, năm 1848, Anh quốc chấm dứt gửi tù sang Úc. Ngày 01 tháng Giêng năm 1901, sáu thuộc địa Úc liên kết và tuyên bố độc lập, tạo thành Commonwealth of Australia.   

 

Úc-Đại-Lợi có sáu tiểu bang:

-New South Wales (Sydney, thành phố đông dân nhất của Úc ở New South Wales).

-Queensland (Brisbane, đông dân thứ ba, và Gold Coast, thứ sáu, ở Queensland)

-South Australia (Adelaide, thành phố đông dân thứ năm ở South Australia).

-Tasmania.

-Victoria (Melbourne, thành phố đông dân thứ nh́ của Úc ở Victoria).

-Western Australia (Perth, thành phố đông dân thứ tư của Úc ở Western Australia).

 

Tôi đă dặn vợ chồng anh Trọng & Mai Phương và cô Liên, cô giáo năm lớp 8 của tôi,  đừng đến đón tôi sớm đến ít nhất một giờ sau khi máy bay đáp nên tôi không ngạc nhiên khi không thấy ai ở phi trường. Đợi ở trước cổng quan sát, tôi thấy thất vọng cho phi trường Sydney, Terminal 1, nơi máy bay ngọai quốc đến. Nh́n từ bên ngi, kiến trúc sơ sài lạc hậu không khác ǵ bên trong  khu vực Quan Thuế. Người đi kẻ lại lác đác đây đó như là phi trường của một thành phố nhỏ. Los Angeles chỉ có 3,8 triệu  dân so với Sydney 4,6 triệu thế nhưng phi trường LAX của Los Angeles to lớn, hiện đại và nhộn nhịp rất nhiều lần phi trường Sydney. Đứng nh́n kiến trúc cũ kỹ ở bên ngoài phi trường, tôi hơi chột dạ khi nghĩ đến những lời đồn ở bên Mỹ về Úc-Đại-Lợi có thể là sự thật: "Úc chẳng có ǵ để xem!"

 

Downtown Sydney, nh́n từ phi trường Sydney

 

Mười lăm phút sau, anh Trọng và Mai Phương đến.  Mai Phương xin lỗi rối rít, viện cớ kẹt xe, thế nhưng tôi biết chắc là hai người nán lại hú hí trong giường vào lúc sáng sớm nên trễ năi việc đón chúng tôi.  Quen với ở Mỹ tài xế ngồi bên trái, tôi định mở cửa xe bên phải leo lên ngồi th́ anh Trọng chỉ tôi đi ṿng qua bên kia. Anh quốc lái xe bên trái nên hầu hết các thuộc địa cũ của Anh nằm trong khối UK Commonwealth th́ xe cộ, vô-lăng/tài xế ở bên phải, kể cả Úc. (UK Commonwealth gồm 54 quốc gia ngày xưa Anh đô hộ, như là  Canada, Úc-Đại-Lợi, Tân-Tây-Lan, Ấn Độ, Pakistan, Mă-Lai, Singapore, Nam Phi... Chỉ có Canada ở gần Mỹ nên tay lái bên tay trái như Mỹ). Tôi đă định mướn xe nhưng Mai Phương nhắc  cho tôi biết bên Úc lái xe ngược chiều với Mỹ. Trong suốt hai tuần ở Úc đi chơi ngồi cho anh Trọng lái, quan sát lối đường xá lái ngược chiều bên trái có quyền ưu tiên mà đôi lúc tôi vẫn thấy không quen mắt.

 

 

Sydney là thành phố sinh hoạt đắt đỏ  thứ bẩy trên thế giới (Nhất, Nh́, Ba là Zurich, TokyoGeneva). New York City, thành phố đắt đỏ nhất nước Mỹ, chỉ đứng thứ 47 trên thế giới ! Bảng giá đậu xe ở phi trường Sydney xác nhận điểm này: một tiếng là 15 dollars Úc, trong khi ở phi trường LAX, giá đậu xe chỉ có 3 dollars/ một giờ.

 

Vẫn chưa thấy cô Liên nên Mai Phương gọi điện thoại. Sau khi khám phá là vợ chồng cô vẫn c̣n trên đường đến phi trường, Mai Phương đề nghị thay v́ đến phi trường th́ cô lái xe đến khu vực chợ búa người Việt Nam Bankstown, tất cả gặp nhau ở đấy để ăn phở. Tôi đă thấy ảnh của cô, chỉ có chồng cô, thầy Liễu, là tôi chưa có dịp biết đến.

 

Cô Liên dậy Pháp văn năm tôi học lớp 8 ở trường Hùng Vương. Sau 40 năm xa cách, đây là lần đầu tiên tôi có dịp gặp lại cô. Tôi thường nói điện thoại với cô nên sự gặp gỡ này không có ǵ xa lạ, sự khác biệt chỉ là thời gian đă nhuộm trắng mái tóc ngày xưa đen ng̣m của cậu bé học sinh ngây thơ vô số tội mười ba tuổi một dạo nào.

 

Cô vẫn c̣n nét quư phái và hiền hậu của ngày xưa. Tôi đă định bụng nếu cô gọi tôi trả bài Pháp văn th́ tôi sẽ gọi vợ tôi ra trả bài thế nên tinh thần tôi rất an tâm, tự đắc, tự đại, tiếp chuyện với cô, không một chút ǵ nao núng, sợ hăi.

 

 

 

Giá trung b́nh mỗi phần ăn ở tiệm Việt Nam b́nh dân bên Úc là $10-$11. So với bên Mỹ vào khoảng $7- $8 th́ bên Úc đắt hơn, gần bằng ở Paris. Thế nhưng trong khi du khách Mỹ le lưỡi với giá cả quá cao th́ người Úc không thấy sờn ḷng với giá đó: lư do là lương dân chúng rất cao. Tiền lương tối thiểu ở Mỹ, California là $8/một giờ, New York là $7.25/một giờ, và tiểu bang trả cao nhất, Washington, chỉ có $9.40/một giờ. Số tiền này quá thấp so với lương tối  thiểu ở Úc: $15.51/một giờ.

 

Sau khi ăn phở, anh Trọng chở chúng tôi đến khu người Việt đông nhất: Cabramatta. Cabramatta là nơi đông người Việt Nam buôn bán nhất ở Úc, nằm trong thành phố Fairfield, dân số 19,812 (Census 2006), 30 km Tây Nam của downtown Sydney ("Downtown" người Úc gọi là CBD, Central Business District, hay thông thường hơn, "city").

 

 

 

 


Vào thập niên 1960, 1970, Cabramatta có hostel, nơi ở cho mướn rẻ tiền, thu hút nhiều dân ngoại quốc từ Âu Châu. Đến thập niên 1980, người Việt tỵ nạn đổ xô vào đây ở làm các dân nước khác dần dần dọn đi hết, chỉ c̣n lại người Việt, Trung Hoa, Cam Bốt... Cuối thập niên 1980, số dân dọn vào Cabramatta giảm dần, nhiều nhà ở và apartment bỏ hoang nên thu hút trộm cướp, buôn bán ma túy. Bắt đầu thập niên 1990, chính phủ càn quét trộm cướp và tội ác. Hàng quán người Việt từ đấy sinh sôi nẩy nở, và cho đến bây giờ, trở thành khu buôn bán hàng quán rất phồn thịnh của người Việt Nam.

 

 

 

 

Tôi có dịp may đă đến viếng thăm nhiều thành phố lớn có khu buôn bán của người Việt ở Mỹ (Houston, Falls Church (Virginia), Seattle, San Jose, San Diego, Santa Ana), ở Canada (Montreal, Toronto, Mississauga, Vancouver), và ở Pháp (Paris),  nhưng không một nơi nào sống động và giống Việt Nam  như Cabramatta. Cabramatta có tất cả những ǵ quen thuộc ḿnh thấy ở SàiG̣n. Rất  nhiều tiệm bán nước mía với máy ép nước mía to. Chợ bày bán trái cây tươi, măng cụt, nhăn, chôm chôm, na, thanh long, chất từng đống. Hàng quán, chợ búa, chợ cá, tạp hóa trong ngơ hẻm. Hàng bán thịt tươi chặt trưng bày trong lồng kính. Tiệm bán bánh ḿ thịt khắp nơi (chỉ bán bánh ḿ, không bán tạp nhạp trăm thứ khác như ở Mỹ). Những cửa hàng nho nhỏ, ba, bốn  thước chiều rộng là cùng. Mấy bà mang rau cải bày bán ở lề đường, cảnh sát đến rượt th́ chạy. Quán cà-phê với ghế ngồi trên vỉa hè khắp nơi. Và dĩ nhiên một thứ không thể thiếu: người qua kẻ lại tấp nập, nhộn nhịp.

 

 

 

 

Khu phố người Việt Bolsa ở miền Nam California tuy rộng lớn, t́m chỗ đậu xe dễ dàng nhưng hàng quán rải rác và sạch sẽ, không giống ở SàiG̣n. Khu phố Treisième ở Paris tuy chật hẹp nhưng không nhiều hàng quán, không nhiều chợ bán trái cây, cá, thịt như ở SàiG̣n. Chỉ có ở Cabramatta với mấy block đường tiệm ăn, quán bán, với người đi qua lại tấp nập không ngừng làm một người Việt  ở hải ngoại có thể há hốc mồm nhủ thầm: "Chỗ này vui quá, không khác ǵ ở Việt Nam!"

 

 

 

Ở Cabramatta tôi để ư có một điểm rất hay mà bên Mỹ không thường có: băng ghế ngồi khắp nơi. Đi chỗ nào ở Úc cũng có băng ghế cho người ta ngồi, nhiều chứ không phải ít. Đặc biệt khi nói về shopping mall, dân Mỹ có thông minh đến đâu nhưng khi nói về ghế ngồi th́ kiến trúc gia thật ngu xuẩn: bắt đầu vào đầu thập niên 1990 khi xây shopping mới, họ không gắn ghế cho khách ngồi v́ nghĩ rằng khi người ta ngồi xuống th́ không mua sắm. Nếu không có chỗ ngồi th́ bắt buộc người ta phải tiếp tục đi, nâng cao cơ hội khách sẽ shop! Về sau này khám phá người ta không thèm đi shopping v́ không có ghế ngồi nghỉ chân nên họ bắt buộc gắn ghế trở lại.

 

 

Anh Trọng chở chúng tôi về nhà th́ đă một giờ rưỡi trưa. Ông bà cụ thân sinh của Mai Phương đă trông ngóng từ ban sáng, rất vui mừng khi gặp vợ chồng tôi, nhất là sau bao nhiêu năm cứ nghe “cháu Mai Phương nói xấu bao nhiêu lần về anh, bây giờ mới có dịp gặp được anh Tài Ngọc bằng xương bằng thịt”. Đă được lệnh đặt hàng của Mai Phương trước khi đi, tôi đóng hai khuôn gỗ gói bánh chưng mang sang biếu cụ. Dù rằng chỉ tốn có mười dollars mua gỗ, nhưng với kỹ thuật nói láo siêu đẳng khiến người già cả tin, bà cụ cầm lấy khuôn bánh chưng khen tôi khen lấy khen để, ḷng thật cảm động khi nghe tôi nói phải vất vả mượn tiền ngân hàng để mua vật liệu làm khuôn. Tin đồn nhà Mai Phương to lắm bây giờ tôi mới có dịp kiểm chứng đó là sự thật: Mai Phương chỉ pḥng cho chúng tôi ở, pḥng số 507 ở tầng lầu thứ năm. Quá xa để cuốc bộ leo thang nên chúng tôi dùng thang máy, người Úc gọi là lift, trong khi người Mỹ gọi là elevator. 

 

Nhà của anh Trọng và Mai Phương hai tầng, rất đẹp và tân thời. Nhà cửa trung b́nh ở Úc th́ chỉ có một tầng và không có loại mới xây hàng loạt như bên Mỹ. Nếu có th́ phải ở rất xa thành phố.  Mỗi nhà xây mỗi kiểu khác nhau nên trông không đẹp mắt,  tuy rằng kiến trúc nh́n th́ cũng giống như ở Mỹ hay Canada. Tôi để ư nhà bán ở đây họ chỉ đề mấy pḥng ngủ, mấy pḥng tắm, và mấy chỗ xe đậu, không bao giờ nói diện tích nhà, trong khi ở Mỹ, chi tiết đầu tiên là nhà rộng bao nhiêu feet vuông.

 

Nhà anh Trọng và Mai Phương ở gần một con sông, cách phi trường nửa giờ lái xe. Ai thích thiên nhiên sẽ rất thích v́ có đường đi dọc theo bờ sông, cây cối um tùm. 

 

 

 

 

Buổi chiều hai người có việc đi kư giấy tờ nên chở chúng tôi đi theo cho chúng tôi thăm một siêu thị, Aldi, để xem siêu thị bên Úc khác bên Mỹ như thế nào. Aldi là một siêu thị của Đức, do hai anh em Karl và Theo Albretch sáng lập, làm chủ 4,100 siêu thị bên Đức. Hai anh em này giầu nhất nh́ nước Đức. Tôi vào xem chưa đầy năm phút đă vội đi ra v́ hàng hóa để vô trật tự trong thùng carton thay v́ để ngăn nắp trên tủ. Nó làm tôi nhớ đến tiệm 99 cents của Mỹ, bán những hàng hóa rẻ tiền. Điều làm tôi khó chịu là người tính tiền làm việc có vẻ không tích cực như ở Hoa Kỳ: họ không đứng, mà có ghế ngồi như ở Paris. Tính tiền xong, không như ở Mỹ phải bỏ hàng vào bao giấy cho khách, khách hàng ở đây phải tự động bỏ vào bao lấy một ḿnh. Ở Mỹ chỉ có siêu thị Food For Less chuyên môn bán ở các thành phố nghèo th́ khách mới phải tự ḿnh đóng bao. Thế nhưng người tính tiền cũng phải đứng chứ không ngồi nhàn hạ như ở siêu thị Aldi này.

 

Mai Phương để vợ chồng tôi một tiếng rưỡi đồng hồ ở siêu thị Aldi. Tốn gần $1400 dollars mua vé máy bay sang Úc để gặp phi trường kiến trúc lỗi thời ban sáng, rồi bây giờ ban chiều một tiếng rưỡi đồng hồ thăm viếng một siêu thị nghèo nàn của Úc-Đại-Lợi, tôi tự nhủ thầm ḿnh đang bị quả báo v́ ngày xưa có một anh bạn ở Canada sang Mỹ chơi mà tối ngày tôi không dẫn anh ta đi dâu, chỉ dẫn anh ta ra phi trường Burbank ngồi xem máy bay lên xuống.

 

Đến ngày đầu tiên nên tôi không biết thành phố Sydney hiện đại như thế nào, biển của Úc đẹp đến bao nhiêu, nhưng cái kinh nghiệm ngày đầu tiên ở Úc đă làm tôi run sợ. Nhất định là không thể nào tôi dại dột giam thân hai tuần lễ vào nơi này. Tuy là nhà của anh Trọng và Mai Phương có hệ thống kiểm soát quân gian thu h́nh trước cổng, nếu không có người canh gác, đêm nay tôi sẽ là Papillon t́m đường leo rào tẩu thoát, đến phi trường Sydney đổi vé máy bay đi vacance ở nơi khác.

 

Thứ Bẩy 31 March 2012

 

Một tháng trước khi đi, Mai Phương đă email gửi chương tŕnh du ngoạn cho suốt hai tuần chúng tôi đến Úc. Chẳng những là ngày, mà tất cả giờ đă ấn định sẵn, không thể nào di dịch được.  Chưa bao giờ chúng tôi đi một tour du lịch nào khắt khe đến thế, ngày giờ đi toilette đều đă được in vào chương tŕnh, nhất là thời gian đi toilette giới hạn sát nút tính đến từng bao nhiêu phút, mấy giây, mấy sao. Cũng may là đến nước văn minh Úc-Đại-Lợi, chứ nếu đi Việt Nam ăn nhằm rau sống rồi bị diarrhea, mất thêm thời gian ngoài chương tŕnh dự tính th́ chỉ có nước mang theo năm lần số lượng quần lót để lấy lại thời gian.

 

Mai Phương đă mua vé máy bay và đặt khách sạn cho cả bốn người đi Gold Coast vào lúc 11 giờ sáng nay. Gold Coast là một thành phố ven biển phía Đông thuộc về tiểu bang Queensland, 687 km phía Bắc của Sydney (bằng khoảng từ Los Angeles đi San Francisco). Chúng tôi sẽ trở lại Sydney vào 10 giờ tối Thứ Hai 3-April-2012. Tuy rằng đi Gold Coast chỉ có ba ngày hai đêm, hai vợ chồng anh Trọng & Mai Phương nghỉ cả thời gian chúng tôi đến Úc. Rất là hiếm t́m được bạn “chịu chơi”, có khả năng và phương tiện nghỉ luôn hai tuần để đi chơi với khách đến thăm viếng.    

 

 

 

Hăng máy bay đi trong nội địa Úc là JetStar. Tôi rất ngạc nhiên là sự kiểm soát an ninh khi vào terminal ngồi đợi máy bay thật là dễ dàng và lỏng lẻo: họ không đ̣i xem căn cước, chỉ tŕnh vé máy bay là đủ. Không cần cởi giầy, không cần gỡ thắt lưng, không có máy rọi hiện đại. Tôi muốn dấu ba cái bánh chưng ở trong áo cũng chẳng một ai hay biết. Sau một giờ 30 phút, chúng tôi đến phi trường Gold Coast. Anh Trọng lấy xe mướn ở Hertz và rồi chúng tôi trực chỉ đi băi biển Surfers Paradise. Dần dần tôi khám phá ra ở Úc cái ǵ cũng đắt đỏ. Khác với ở Mỹ khi mướn xe, nếu ḿnh đă có bảo hiểm xe của ḿnh chạy ở nhà (thường là bảo hiểm cả hai: giá trị xe và y tế), th́ không cần mua bảo hiểm ở chỗ mướn xe. Khi bị đụng xe (bất cứ xe nào ḿnh lái), hăng bảo hiểm của ḿnh sẽ đền. Ở Úc bảo hiểm xe ở nhà không đảm bảo xe mướn, do đó khi mướn xe ḿnh phải mua bảo hiểm riêng. Giá này h́nh như vào khoảng $35/một ngày.

 

 

 

 

Chưa ăn trưa nên trên đường đi anh Trọng ghé vào quán Hugo Burger cho cả bọn ăn món đặc sản pizza, hamburger thịt ḅ của Úc. Anh Trọng gọi ông chủ, giới thiệu chúng tôi là bạn Mỹ đến Úc chơi nên cho ăn thử tiệm Hugo này ngon nhất ở Gold Coast. Ông chủ vội vàng đính chính không phải là ngon nhất ở Gold Coast, mà là ngon nhất ở Australia!

 

 

Surfers Paradise là băi biển nhiều người đến tắm nhất trong số 35 băi biển trải dài trên 30 cây số của thành phố Gold Coast. Với cát trắng, nước xanh dương mầu cẩm thạch, khí hậu nhiệt đới ôn ḥa, không ẩm ướt, trời trong, ít mây, khách sạn cao ốc, shopping và tiệm ăn khắp nơi, biển Gold Coast là một trong mười nơi du khách đến thăm nhiều nhất ở Úc-Đại-Lợi.

 

 

 

 

Mai Phương đă đặt sẵn khách sạn tên là Sea Temple (hiện thời đang gọi là Soul, sẽ đổi tên thành Sea Temple). Sea Temple là một cao ốc 77 tầng ngay trung tâm bờ biển Surfers Paradise với apartment 2 và 3 pḥng ngủ tọa lạc từ lầu thứ 4 đến 39. Chúng tôi ở tầng lầu thứ 9 với tất cả cửa pḥng nh́n ra biển. Pḥng ở tầng 9 không chê vào đâu được: thấp vừa đủ để người ở bên trong nh́n ra vẫn thấy băi biển, và cao vừa đủ để thấy cảnh bao quát 180 độ dưới đường.

 

 

 

 

Khách sạn này có hai hồ bơi, một ngoài trời, và một trong nhà. Hồ bơi kiến trúc ở trong nhà  rất đẹp v́ nh́n bao quát ra biển, bước chân vài bước là ra  phần sân thượng ở ngoài trời. Một điểm thật thích nữa là chỉ có chúng tôi, mà không một ai khác, dùng hồ bơi trong nhà cũng như jacuzzi trong suốt thời gian chúng tôi ở đây.

 

 

 

 

 

Chẳng những băi biển là paradise (thiên đàng) của surfers (người muốn trượt sóng biển), khách sạn năm sao Sea Temple này nh́n ra băi biển cũng là thiên đàng cho khách đến ở.

 

 

 

 

Tôi bắt đầu thích Australia.

 

 

(c̣n tiếp)

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/

April 2012

 

 

Tài liệu tham khảo: 

http://www.businessinsider.com/these-are-the-10-new-most-expensive-cities-in-the-world-2012-2#for-comparisons-sake-new-york-was-47-on-the-list-1

http://www.fairwork.gov.au/pay/national-minimum-wage/pages/default.aspx

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_U.S._minimum_wages

https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/as.html

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_cities_in_Australia_by_population