Du lch Úc-Đại-Li,

28-3-2012 đến 12-4-2012

 

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

Simi Valley, Sunday 25-March-2012

 

Tối Thứ Tư này vợ chồng tôi sẽ đi Sydney, Úc-Đại-Lợi, hai tuần, ở nhà của một vợ chồng bạn,  Mai Phương và anh Trọng. Tôi quen Mai Phương từ thời Trung học ở Hùng Vương, anh Trọng th́ tôi biết sau này. Cả hai đều rất dễ thương và cực kỳ tốt với bạn bè. Anh Trọng là người tiêu biểu cho tại sao tính chất phác, chân thật của người  Nam so với người Bắc và người Trung th́  hai miền kia thua xa cả mấy ṿng sân vận động Cộng Hoà. Hai vợ chồng đă sang thăm chúng tôi vài lần ở Los Angeles, lần nào cũng dại dột sốt sắng khuyến khích chúng tôi phải đi ngắm cảnh đẹp của Úc-Đại-Lợi rồi nhân tiện ghé  thăm tệ xá. Lần này chúng tôi đi thật để cho hai người thấy hậu quả tai hại của sự mời mọc khách sáo, tưởng mời giỡn chơi ai ngờ nó đến thật, tưởng nó đến chỉ có vài ngày, ai ngờ nó đến những hai tuần! Bảo đảm hai vợ chồng phải ghé vào chợ Việt Nam mua bao gạo 100 kư mới đủ nấu cơm ăn cho chúng tôi suốt hai tuần ở Sydney.

 

Bốn cường quốc người dân nói tiếng Anh th́ ngoài Mỹ là nơi tôi ở, Anh,và  Canada tôi đă viếng thăm, chỉ có Úc là tôi chưa bao giờ đến. Người Anh nói tiếng Anh th́ ngoài giọng mũi nói hoàn toàn khác Mỹ, rất nhiều chữ dùng cũng khác. Canada th́ là anh em cột chèo nên nói tiếng Anh như Mỹ, chỉ khác một tí xíu là dân chúng lúc nào cũng dùng chữ “eh” , và khi đọc mẫu tự a,b,c th́ khi đến chữ “z”, người Canadian đọc là “zed” , khác với Mỹ đọc là “zee”. Dân Úc-Đại-Lợi tuy  nói không nghe giọng mũi nhiều, nhưng v́ ngày xưa là thuộc địa của Anh nên dùng rất nhiều chữ của người Anh. V́ thế tôi cũng nôn nóng muốn đặt chân đến nước Úc để nghe những chữ họ dùng khác Mỹ, như “mobile phone” thay v́ “cellular phone”, “pop” thay v́ dad”, “CBD – Central Business District”, thay v́ “downtown”, và dĩ nhiên vần “t” đọc hẳn là “t”, chứ không lười biếng như Mỹ đổi thành “d”, như trong chữ “water”: Mỹ đọc là “wordurr”, trong khi Úc đọc, đúng hơn, là “ Wateh”.

 

Lần này đến Sydney tôi sẽ gặp lại cô Liên, cô giáo dậy tôi Pháp văn vào năm lớp 8. Bốn mươi năm  không gặp nhau nên lần hội ngộ cô tṛ này làm tôi hơi nao núng. Nao núng không phải v́ cô sẽ không nhận ra tôi: ảnh gương mặt tôi đă dán ở bích chương khắp nơi với lệnh truy nă, nhưng nao núng v́ sợ cô sẽ gọi tôi trả bài chia verbe động từ “aimer” (love/yêu) : “J’aime. Tu aimes. Il/Elle aime. Nous aimons….” Bỏ tiếng Pháp đă lâu, tôi không c̣n nhớ phải chia verbe như thế nào, và cho dù có c̣n nhớ, tuổi già của tôi bây giờ “tinh thần ham muốn nhưng thể xác không cho phép”, chẳng c̣n nghĩ ngợi aimer em-miếc em-nào nữa.

 

Diện tích nước Úc chỉ ít hơn Mỹ khoảng một triệu km vuông, 7,741,220 km2, ấy thế mà dân số Úc chỉ có 21.7 triệu, so với Mỹ đến 313 triệu. Do đó, tuy rằng nhà cửa ở Mỹ đă to, tôi nghĩ nhà ở Úc phải to hơn v́ tỷ lệ đầu người và đất đai nhiều hơn cả chục lần bên Mỹ. Thật ra,  tôi nghe tin đồn là nhà Mai Phương to lắm. To đến nỗi mà khi vào restroom, đến lúc cần lấy giấy toilette th́ phải đứng lên đi bộ mười thước sang bên kia tường mới t́m được giấy chùi.

 

Valise tôi đă sửa soạn sẵn, máy chụp h́nh cũng đă sẵn sàng, giấy tờ cũng đă đâu vào đấy. Chỉ có tinh thần là có sửa soạn đến đâu tôi cũng biết là chuyến đi Úc lần này tôi sẽ mang đầu máu trở về Mỹ, v́ không những chỉ gặp có Mai Phương mà tôi sẽ c̣n gặp hai cô bạn cùng lớp Mai Phương nữa. Cả ba cô đều là Bắc Kỳ, đều là cao thủ thượng thặng đă thuộc làu bí quyết  Thần Nhu Đại Pháp,  Càn Khôn Bế Nguyệt từ Bạch Hạc Tiên Ông ở Hùng Vương Sơn Động, chanh chua c̣n hơn những bà bán hành tỏi ở chợ Bàn Cờ. Công lực cả ba cô phi phàm, thế công như mưa sa gió giật nên chắc chắn tôi sẽ bị chấn thương nội tạng, khó hy vọng sống sót hơn ba con trăng sau khi tham gia mỗi lần đấu láo.

 

Quen với đi chơi sang nước Pháp, Anh, không cần xin visa nhập cảnh, sau khi nghe Thu Hương nhắc, tôi vào trang web của Sở Ngoại Kiều và Quan Thuế Úc th́ khám phá ra là công dân Mỹ đi du lịch Úc, tuy không cần nộp đơn xin visa, nhưng phải xin ETA (Electronic Travel Authority- Giấy cho phép nhập cảnh điện tử). Vào link này điền đơn, họ sẽ cho ḿnh ngay lập tức một con số,  cho phép nhập cảnh :  http://www.eta.immi.gov.au/. Khi đến phi trường check in th́ tŕnh cho nhân viên số ETA cho phép  cùng với vé máy bay của ḿnh.  Lệ phí là $20 dollars, tiền Úc không phải tiền Mỹ. Trâu ḅ húc nhau ruồi muỗi chết: tôi dám chắc Mỹ tính tiền visa dân Úc du lịch vào Mỹ nên Úc chỉ trả lễ cho phải phép.

 

Thường thường đi chơi xa trong ṿng nước Mỹ chúng tôi chỉ đi bốn ngày vào weekend nên không lo lắng nhiều lắm khi đi. Hai đứa con đă biết chỗ nào cúp điện, gas, nước, nếu có động đất. Cây cỏ đă có máy tưới nước tự động nên chỉ dặn tụi nó tưới vào vài chậu cây ớt và cây hoa giấy một lần trong lúc chúng tôi đi là quá đủ. Thức ăn th́ cũng chẳng lo cho tụi nó v́ nhà tôi có đến hai chiếc tủ lạnh, cái ở garage lúc nào cũng đầy ắp bánh chưng tôi nấu tích trữ từ thời Sơn Tinh, Thủy Tinh. Nếu không muốn ăn bánh chưng th́ tụi nó muốn nấu ǵ th́ nấu, đủ mọi thứ lương thực dự trữ trong nhà, hoặc lái xe đi ăn tiệm. Hai đứa đă  lớn, một đứa 18, một đứa 22, nên tôi không sợ tụi nó làm bếp cháy nhà mà chỉ sợ nó nấu ăn giỏi quá, lăn đùng ra chết ăn nhằm thức ăn do chính tay ḿnh nấu.

Vài năm trước, mỗi lần chỉ có hai vợ chồng đi chơi, tôi thường áy náy đứng ngồi không yên khi ngày đi gần đến v́ nghĩ rằng sẽ bỏ con cái lại ở nhà. Thế nhưng bây giờ hai đứa lớn đă ra riêng sống tự lập, chỉ c̣n hai đứa nhỏ. Mỗi lần đi đâu có rủ nhưng chẳng khi nào tụi nó muốn đi theo với ḿnh mà chỉ muốn đi chơi với lũ bạn cùng lứa tuổi. Dần dần cho đến bây giờ, tôi không c̣n mặc cảm tội lỗi khi đi không mang theo con. Cái điểm chính yếu nhất là tôi không c̣n lo lắng cho tụi nó, chẳng suy nghĩ là nó có thể “sống sót” hay không trong những ngày bố mẹ xa nhà. Ngày xưa 18 tuổi tôi đă sống rất tự lập th́ bây giờ một cô/cậu 18 tuổi không lư do ǵ mà không tự lập được như tôi.

Lần này đi xa nhà hai tuần nhà cửa chẳng phải lo, con cái tuy có ít quan tâm nhưng không đáng kể, thế nhưng tôi lại có một tí ti áy náy trong ḷng: chúng tôi sẽ bỏ con chó Zoey ở nhà.

Hai tháng trước cô con gái thứ ba của tôi thấy Zoey đi lạc nên mang nó về nhà, nài nỉ xin phép cho chúng tôi cho phép nuôi, nếu không ai nhận. V́ thấy nó thuộc loại “toy dog”, sức tàn phá không kinh khủng thuộc loại bom nguyên tử thả ở Hiroshima, nếu nó ị tôi phải dọn dẹp th́ cái ị của nó cũng nhỏ bằng bánh rê bánh cay, không to bằng núi Hoàng Liên Sơn như phân của mấy con voi  nên chúng tôi nhận lời. Thế nhưng ḿnh già đầu mà ngu dại nghe lời con cái,  mang chó về nuôi nhưng nó có đời nào nó lo, thành ra vợ chồng tôi phải c̣ng lưng ra chăm sóc.  Tôi là người phải tắm cho nó hai lần một tuần, vợ tôi là người phải dẫn nó đi bộ hằng ngày mỗi buổi chiều sau khi đi làm. V́ nuôi nó ở trong nhà, điều cực nhọc nhất là huấn luyện cho nó đi toilette ở sân cỏ sau vườn mà không đi trên thảm trong nhà. Mỗi lần nó tưới nước trên thảm là mỗi lần tôi khổ tâm lau chùi hấp tẩy nỉ xẹc thảm cho  hết mùi khai. Tôi áp dụng đủ mọi phương pháp để dậy cho   đừng đái trên thảm: nào là kề mũi nó vào chỗ nó đái trên thảm rồi tát vào mũi nó, nào là chép lại lời cảnh cáo viết ở một bức tường ở Việt Nam, nó đọc sẽ thấy sợ: “Cấm đái bậy. Đứa nào cố t́nh sẽ trả giá rất đắt”, nào là để CD nhạc Paris By Night ở chỗ nó đái phát thanh 24 giờ một ngày dọa cho nó sợ, nào là hăm dọa sẽ gửi nó đi Siberia thăm Putin. Tất cả đều vô hiệu quả cho đến khi tôi cho nó xem email h́nh mấy con chó quay ở hội bia Hà Nội th́ lúc ấy nó mới sợ không c̣n làm bậy trong nhà nữa.

Từ vài tháng trước không muốn nuôi chó đến bây giờ, chúng tôi dần dần cảm thấy thương Zoey. Lư do là v́ nó có trí khôn,  biết tuân theo lời dậy của người. Tôi tốn nhiều th́ giờ để dậy nó vài điều, mất bao nhiêu tuần nhưng rồi nó cũng hiểu và nghe theo. Chẳng hạn khi đến giờ ăn, nó lúc nào cũng ngồi chầu chực dưới chân tôi. Khi cho nó một miếng thịt, tôi bảo nó: “Đứng lên!”. Lúc đầu th́ nó làm không được, nhưng giờ th́ đă đứng tạm được.

Zoey chầu chực ở nhà bếp vào giờ ăn :

 

 

Zoey đứng lên theo lệnh khi được cho ăn:

 

 

Tôi đưa cho nó xem quyển sách “Xin Em Tấm H́nh”, tuyển tập thơ văn của tôi, hỏi nó có phải đây là kiệt tác phẩm hay nhất thế giới hay không th́ nó ngồi xuống, dùng hai chân trước vỗ tay nhiệt liệt. Trong nhà tôi pḥng nào nó cũng vào được, trừ pḥng của tôi v́ vợ tôi không cho. Bắt nó ngồi trước cửa, tôi giải thích cho nó khung cửa của tôi là vĩ tuyến thứ 17, mạnh ai nấy ở không ai được xâm phạm lănh thổ của ai, thế mà nó biết nghe lời ngồi ở trước cửa không dám vào pḥng tôi, trừ khi cho phép. Rơ thật là nhiều lúc chó khôn hơn người!

Zoey ngồi đợi ở tuyến 17 nơi nguỡng cửa của pḥng tôi, chờ lệnh cho phép vào:

 

Mỗi lần ai trong nhà đi về  làm về th́ nó ra chạy ào ra mừng,  đuôi phe phẩy ngoắc loạn xạ, nhẩy ầm vào người mừng rỡ. Quen với sự nhiệt t́nh chào đón của nó nên bây giờ không thấy nó ra mừng rỡ khi về nhà là câu đầu tiên vợ tôi hỏi không phải là chồng ḿnh đâu rồi, mà là “Zoey đâu?”. Ban đầu th́ tôi xem “ne pas” chuyện vợ để ư đến chó nhiều hơn ḿnh, nhưng dần dần thấy vợ chỉ để ư đến chó mà phớt tỉnh Ăng-Lê chồng làm tự ái của tôi tổn thương trầm trọng. Sức chịu đựng của người ta chỉ có hạn,  hôm nào tôi sẽ đ́nh công không lau rửa xe của nàng để cho nàng thấy giữa tôi và Zoey, ai là người mà nàng nên để ư hơn.

Mỗi lần chúng tôi cầm dây dắt chó là nó biết sẽ được đi ra ngoài nên vẫy đuôi mừng rỡ, ngoan ngoăn đứng yên để được buộc dây vào cổ rồi đến cửa đứng đợi. Cặp mắt buồn bă của nó theo dơi từng cử chỉ của ḿnh cho đến khi được dắt ra ngoài đường, giống như cặp mắt nó nh́n ḿnh khi ngồi chầu chực trông đợi cho ăn mỗi buổi cơm chiều, ai nh́n cũng phải tội nghiệp và thấy thương nó. Chính những hành động phải lệ thuộc vào chủ này của Zoey làm tôi hơi quan tâm khi xa nó hai tuần. Biết rằng nó cũng được chăm sóc, nhưng con trai tôi giống tôi khi c̣n trẻ, ba ngày không tắm để tiết kiệm nước bảo vệ môi trường th́ làm ǵ nó tắm Zoey thường xuyên như tôi. Con gái tôi th́ mỗi tuần chỉ dắt nó đi bộ ra đường một lần nên bảo đảm khi chúng tôi vắng nhà, Zoey sẽ cảm thấy được tự do  hạnh phúc như trong khám Chí Hoà.

(C̣n tiếp)

 

Nguyn Tài Ngc

 

 

Sydney, Friday 30-March

Tối Thứ Tư tôi nhờ cậu con trai chở chúng tôi đến thành phố San Fernando kế bên để lấy xe bus Flyaway đi phi trường Los Angeles. Đi vài ngày th́ tôi lái xe xuống thẳng phi trường, để xe ở băi đậu rồi đi cho tiện. Lần này đi hai tuần khá lâu, tôi không có họ hàng với tỷ phú Donald Trump, trả tiền đậu xe hai tuần ở phi trường phí của nên đi xe bus cho được việc nhà nước.

Mấy tên khủng bố al-Queda làm cho việc đi máy bay ở nước Mỹ không c̣n thỏai ámi như xưa.

Rời Los Angeles lúc 11 giờ đêm tối Thứ Tư, sau 15 tiếng chết dở ngồi trên máy bay, chúng tôi đến Sydney