Gi T Hùng Vương

 

 

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay nhằm vào ngày 31/3/2012.  Cũng như bao ngày lễ khác như Tết Nguyên Đán, Trung Thu, Phật Đản…, ngày giỗ tổ Hùng Vương thật sự là vào 10 tháng 3 âm lịch. Tôi chẳng hiểu tại sao người ḿnh cứ bắt chước Trung Hoa giữ âm lịch làm cái quái ǵ, thế giới, và ngay cả Việt Nam có ai dùng đâu? Ḿnh chỉ nói miệng chống đối Trung Hoa, không muốn lệ thuộc vào Trung Hoa nhưng thực hành th́ làm ngược lại, cái ǵ xuất xứ của họ không c̣n có lư lẽ hiện đại haykhông tốt ḿnh vẫn làm: Họ hỉ mũi xuống đường, ḿnh cũng hỉ mũi xuống đường. Họ mặc áo thun hở nách, ḿnh cũng mặc áo thun hở nách. Họ ăn nói ồn ào, ḿnh cũng ăn nói ồn ào. Họ ăn bánh tiêu dầu cháo quẩy, ḿnh cũng ăn bánh tiêu dầu cháo quẩy. Chết, bánh tiêu và dầu cháo quẩy là hai món tôi thích ăn nhất, xin gạch bỏ.  Tết âm lịch Trung Hoa là một thí dụ điển h́nh nữa. Người Việt vẫn khăng khăng bắt chước kỷ niệm Tết Nguyên Đán, trong khi người Nhật Bản họ đă đổi ăn mừng Tết Tây từ khuya. Thay v́ nghỉ chỉ có một ngày như Âu Mỹ, họ ăn mừng 3 ngày: 1,2, và 3-January dương lịch thay v́ theo âm lịch.

Không dùng âm lịch có một cái lợi nữa là dẹp bỏ bao nhiêu sự mê tín dị đoan  xem bói quẻ, tử vi, chọn ngày lành tháng tốt để gả con, cưới vợ, lấy chồng… Tôi bảo đảm một khi đă t́m được cô cậu nào đẹp giai, đẹp gái, con nhà giầu th́ nhất định nên dẹp âm lịch đi (học giỏi hay dở chẳng sao, miễn giầu là được rồi, v́ học giỏi mà là Trần Minh khố chuối th́ vợ bảo đảm chẳng thể nào mang xách tay Louis Vuitton). Trong 365 ngày dương lịch, ngày nào cũng tốt hết, làm đám cưới gấp gấp cho nhanh, lấy người như cứu hoả.

Theo truyền thống, ở miền Nam Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương không có ǵ đặc biệt so với ngoài Bắc v́ ở Hà Nội,  dân chúng có một nơi đặc biệt để tổ chức nhớ ơn các vua Hùng Vương:  Đền Hùng, Hy Cương, Việt Tŕ, tỉnh Phú Thọ (khoảng   40 miles – 70 miles cây số, Tây Bắc Hà Nội). Vào năm 2007, chính phủ ấn định Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch là ngày lễ chính thức nghỉ phép, trả lương cho công chức toàn quốc.

Tôi có một mối liên hệ không đặc biệt cho lắm với chữ Hùng Vương. Ngày xưa thời Trung học tôi học ở một trường Trung học tên là Hùng Vương. Nó tọa lạc trên đường Hồng Bàng, gần Chợ Lớn, cách trường Chu Văn An khoảng 500 thước, đối diện Đại Học Y Khoa.  Tuy rằng vào năm cuối cùng tôi học, 1975, theo lời Thầy Hiệu Trưởng của tôi, kể cả học sinh ba buổi sáng, trưa, tối (bán công), Hùng Vương là trường Trung học có đông học sinh nhất ở Sàig̣n, nhiều hơn cả Petrus Kư và Gia Long, rất ít người biết về trường Hùng Vương.

 

Trường Hùng Vương, 124 Hồng Bàng, Quận 5:

 

Có vài lư do tại sao trường tôi không được nhiều người biết đến. Thứ nhất là v́ nó tương đối xa, gần Chợ Lớn. Thứ Hai, nó là trường trung học tân lập chỉ bắt đầu từ năm 1970 (cùng với Sương Nguyệt Anh, Nguyễn An Ninh..), và  thứ ba là có nhiều học sinh học dở ẹc, vô danh tiểu tốt như… tôi.

V́ mang danh là Hùng Vương nên tôi nhớ có một năm khi tôi học lớp 10, nhân dịp giỗ Tổ Hùng Vương, trường tôi tổ chức cho học sinh các lớp ra đứng xếp hàng ngoài sân để Thầy Cô đọc diễn văn về mấy đời  vua Hùng Vương. Đứng giữa sân trời nắng chang chang trong khi các thầy cô thay phiên nhau thao thao bất tuyệt lên micro, một, hai cô học sinh xỉu v́ không chịu nổi cái nắng nên được mang vào trong mát. Khi không thấy dấu hiệu ǵ của buổi lễ cần hủy bỏ, tôi bước ra khỏi hàng, đến trước Thầy Tổng Giám Thị, yêu cầu thầy cho học sinh tan hàng di chuyển vào chỗ mát hay đứng trong hành lang có bóng mát. Tôi nhớ rất rơ ngay vừa sau khi nói với Thầy Tổng Giám Thị là: “Trời nắng chang chang, Thầy Cô là người lớn, đứng trong mát (mọi người đứng dưới hành lang), trong khi các em học sinh nhỏ tuổi, nhất là con gái phải đứng ngoài nắng chịu không nổi ngă xỉu, Thầy không thấy ngứa mắt hay sao?” th́ nhanh hơn sao xẹt, tôi bị ông ta tát một bạt tai vào má, đỏ chót.

Cái kỷ niệm lănh tát đó không bao giờ tôi quên trong đời. Do đó, hôm nay khi nói về vua Hùng Vương, tôi cố gắng giữ một địa vị khách quan để thảo luận, không để cái bạt tai đó ảnh hưởng sự suy luận của tôi về việc giỗ Tổ Hùng Vương là… vô lư, v́ nó chỉ là chuyện hoang đường.

Tôi ngu dốt nên dù rằng thích lịch sử, chuyện tích về vua Hùng Vương đến nay vẫn làm tôi hoang mang, không c̣n nhớ là vua Hùng Vương có liên hệ đến Lệnh Hồ Xung hay Cô Gái Đồ Long như thế nào? Tại sao ḿnh là con rồng cháu tiên mà không phải là con rùa cháu chuột?,  nên xin vắn tắt lại cho độc giả cũng như tôi hiểu rơ về 18 đời vua Hùng Vương, từ sách Đại Việt Sử Kư Toàn Thư.

Đại Việt Sử Kư Toàn Thư là bộ sử Việt Nam hiện c̣n ǵn giữ, do Ngô Sĩ Liên, một sử quan dưới thời Lê Thánh Tông hoàn thành vào năm 1479, viết bằng chữ Hán. Ngày xưa đi học tôi ngu dốt cứ tưởng mọi sự việc ḿnh học trong lịch sử viết bằng chữ Quốc Ngữ, thế nhưng bây giờ khôn lớn mới biết là quyển tự điển quốc ngữ đầu tiên của Giám Mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) chỉ hoàn thành vào năm 1815 (sửa chữa và hoàn chỉnh chữ quốc ngữ phôi thai của Linh mục  Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) khoảng năm  1651). Do đó, tất cả các tác phẩm Việt Văn viết trước thời gian này th́ một là bằng chữ Hán, hai là chữ Nôm.

Đă nói đến đây th́ tôi xin giải thích luôn nếu ai muốn biết chữ Nôm là chữ ǵ. Có bốn quốc gia nguyên thủy dùng chữ Hán của Trung Hoa là chữ của nước ḿnh: Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn và Việt Nam. Dần dần, v́ không muốn bị ảnh hưởng của Trung Hoa, ba nước kia đổi dạng chữ Hán, bỏ dấu này, thêm dấu kia, để chế tạo thành ngôn ngữ riêng của họ. Chữ Nôm của Việt Nam do đó cũng tương tự như chữ Nhật Bản hay Đại Hàn hiện thời. Tổ tiên chúng ta quẹt thêm dấu ngang, bẻ cong dấu nằm, loại bỏ dấu phẩy…, mục đích chỉ để làm dân Trung Hoa hoang mang không đọc được sự tích Tấm Cám  hay nghe nhạc  Hùng Cường & Mai Lệ Huyền của Việt Nam. Rất may cho chúng ta rất nhiều nhà truyền giáo Pháp,  Bồ- Đào-Nha đọc chữ Nôm sắp bị…điên tiết, nhức đầu kinh niên nên cùng Alexande De Rhodes sáng tạo ra chữ quốc ngữ với mục đích giảng đạo cho người Việt, và nhờ thế mà voilà, chữ Nôm biến mất,  khi bây giờ gặp bồ nhí, mấy ông có thể viết là “Anh yêu em” , thay v́ viết “Ngộ ái nị” tiếng Hán:

iloveyou.gif      

Trở lại Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, v́ viết bằng chữ Hán, chúng ta chỉ biết khoanh tay đọc  những học giả tinh thông chữ Hán dịch sang tiếng Việt. Đây là nguồn gốc của người Việt, theo Ngô Sĩ Liên: 

“Theo Đại Việt sử kư toàn thư: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đ́nh Hồ quân (c̣n có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lăm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hoả khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua”.

Nếu sau khi đọc xong bạn vẫn c̣n hoang mang th́ tôi xin tóm tắt viết sau đây, tên người ở hàng trước là bố mẹ của tên người sau mũi tên kế tiếp:

-Thần Nông ---> Đế Minh (cháu 3 đời Thần Nông) --->Đế Nghi (con trưởng, vua phương Bắc ), và Lộc Tục (con thứ, vua phương Nam)

 

-Đế Nghi ---> Đế Lai --- > Âu Cơ

 

-Lộc Tục (Kinh Dương Vương, vua Hùng Vương Thứ Nhất) + Long Nữ  --- > Sùng Lăm (Lạc Long Quân).

-Sùng Lăm (Lạc Long Quân)  + Âu Cơ ---> 50 con (theo Lạc Long Quân) + 50 con (theo Âu Cơ)

 

Người con trưởng trong 50 người con theo Lạc Long Quân tiếp tục nối ngôi vua Hùng Vương. Có cả thẩy 18 đời vua Hùng Vương.

Tính theo niên kỷ th́ từ vua Hùng Vương thứ nhất (Kinh Dương Vương) đến vua Hùng Vương cuối cùng thứ 18, Hùng Duệ, là từ 2879 trước Thiên Chúa Giáng Sinh đến 258 trước Thiên Chúa Giáng Sinh, tổng cộng  2,622 năm.

Để khỏi nói ṿng vo tam quốc, tôi đi thẳng vào vấn đề. Sự tích 18 đời vua Hùng Vương là hoàn toàn vô lư lẫn phi lư.

Trước nhất, nếu một người  theo Thiên Chúa Giáo, Công Giáo hay Tin Lành, khi đọc đến câu: “Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên… “, họ phải nhận thức ngay thờ phượng hay “giỗ Tổ” giống rồng rắn là chuyện Kinh Thánh hoàn toàn cấm kỵ.

Người ḿnh bắt chước người Trung Hoa xem rồng là một con vật có quyền thế, bảo vệ an ninh, mang lợi lộc đến cho gia đ́nh. V́ thế lịch sử và rất nhiều người Việt Nam cứ nhắc đi nhắc lại ta là “con rồng cháu tiên” như trong truyền thuyết ở đây. Thế nhưng trong Kinh Thánh, rồng là gịng dơi của rắn, tượng trưng cho Satan. Rồng được người đời thờ phượng, v́ nó có quá nhiều quyền hành: “Dân chúng thờ lạy con rồng v́ con rồng đă cấp quyền phép cho con quái vật. Họ cũng thờ lạy con quái vật và nói rằng, "Ai giống như con quái vật này ? Ai có thể tranh chiến với nó?" (“And they worshiped the dragon, for he had given his authority to the beast, and they worshiped the beast, saying, “Who is like the beast, and who can fight against it?”) -Khải Huyền, Revelation 13:4.

Rồng  ma quỷ chống đối Chúa nên Chúa diệt bỏ:

“Người bắt con rồng, tức là con rắn đời xưa, là ma quỉ, là Sa-tan, mà xiềng nó lại một ngh́n năm.” (“He seized the dragon, that ancient serpent, who is the devil, or Satan, and bound him for a thousand years”)   -Khải Huyền, Revelation 20:2.

Lạc Long Quân trong truyền thuyết này tự xưng ḿnh   gịng dơi rồng, gịng dơi của ma quỷ nên một người nào nếu tự xưng  ḿnh tin Chúa th́ không thể chấp nhận câu chuyện này có thật được.

Nếu không tin Kinh Thánh, tôi cũng không nghĩ là bất cứ ai lại hănh diện khi nghĩ ḿnh là con cháu của rồng. Nh́n h́nh vẽ con rồng cũng đủ biết: nó giống như con rắn, chỉ thêm chân,và đầu th́ hơi khác một tí. Thay v́ hănh diện, tôi nghĩ mọi người, nhất là phụ nữ kinh tởm con rồng là đằng khác. Hai tuần trước vợ chồng tôi dẫn hai cô bạn leo núi th́ có một con rắn ḅ ra giữa đường. Hai cô kinh hăi đứng ra thật xa bằng từ Sàig̣n ra Thủ Đức, đợi cho con rắn ḅ sang bên kia đường rồi mới dám đi tiếp. Ḿnh là con cháu của con rồng? Tôi thật t́nh không nghĩ như vậy.

 

Con rắn ḅ qua đường khi chúng tôi leo núi:

 

Bây giờ thẩm định truyền thuyết vua Hùng Vương với cái nh́n vô tôn giáo th́ một cô hay cậu bé cũng nhận thấy là chuyện này quá vô lư. Rồng, tiên, là chuyện hoang đường. Nói tổ tiên của người Việt là bác chạy xe lam th́ c̣n có thể tin hơn là con cháu của mấy bà tiên ở tiên cảnh.  Rồi chuyện Âu Cơ đẻ ra 100 trăm trứng? Chỉ có côn trùng, gà vịt, hay súc vật mới sinh ra trăm trứng. Chuyện Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển? Thời ấy làm ǵ có tiềm thủy đĩnh để Lạc Long Quân chở hết 50 con xuống biển? Mà nếu có đi nữa th́ 100% là do Mỹ chế tạo, Lạc Long Quân làm ǵ hiểu tiếng Anh mà biết đường lái tiềm thủy đỉnh? Lái lạng quạng không phương hướng, xâm nhập vùng biển của Trung Quốc, bảo đảm với Hải Quân hùng hậu, Trung Quốc sẽ bắn thủy lôi ch́m tiềm thủy đĩnh của Lạc Long Quân.  Do đó Lạc Long Quân phải dẫn hết 50 đứa con bơi xuống biển. Vào tháng Hai năm 2010, một anh Thụy Sĩ, Peter Colat, phá kỷ lục nín thở dưới nước lâu nhất thế giới: 19 phút 21 giây. Một người chỉ có thể nín thở dưới biển đúng 19 phút! 19 phút chỉ vừa đủ để ăn tô phở th́ làm sao mà Lạc Long Quân với 50 con sống sót dưới biển để rồi sinh ra Hùng Vương thứ 4,5,6,7…khác?

Không những truyền thuyết 18 đời vua Hùng Vương là chuyện hoang đường, bao nhiêu những chuyện liên hệ đến những đời vua Hùng Vương cũng là chuyện thêu dệt:

-Vào đời vua Hùng Vương thứ 6, giặc Ân sang xâm lấn nước ta. Có một đứa bé lên ba chưa biết nói bỗng nhiên xin vua ban cho một con ngựa sắt, thanh gươm sắt rồi nhẩy lên ngựa, vươn vai thành người cao lớn, đánh tan giặc. Xong rồi cỡi ngựa bay về trời (không cần Space Shuttle, thế có hay không chứ!). Người dân phong   Phù Đổng Thiên Vương.

- Vào đời vua Hùng Vương thứ  18 vua Hùng Vương gả con gái là Mỵ Nương cho Sơn Tinh v́ nhẫn cà-rá của Thủy Tinh mang đến nhỏ hơn hai ly  làm Thủy Tinh nổi giận, năm nào cũng nổi giông băo lụt lội đánh nhau với Sơn Tinh.

- Vào đời vua Hùng Vương thứ  3, có một cha con Chử Đồng Tử nhà quá nghèo, hai người chia nhau một cái khố. Khi cha mất, Chử Đồng Tử mang khố cho cha rồi đem chôn nên người lúc nào cũng trần như nhộng. Vua có một cô con gái tên là Tiên Dung. Cô công chúa này đến một băi sông căng màn ra tắm. Lúc cát trôi th́ thấy anh Chử Đồng Tử lơa lồ. Nghĩ rằng đây là duyên nợ nên Công chúa Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử.

Chuyện này đọc nghe rất phi lư v́ chính tôi đi bơi hàng tuần ở một gym gần nhà. Dĩ nhiên là có đàn ông lẫn đàn bà bơi. Thế mà khi vào pḥng tắm lại có bao giờ tôi thấy cô nào lơa lồ xinh đẹp đâu? Ngược lại, có một lần tôi thấy một bà già 85 tuổi, bà ta kéo cái soutien hơi xuống một tí, rồi vẫy tay ngoắc ngoắc tôi  làm tôi kinh hoàng bỏ chạy, ù té dập mật. Thành ra nếu nói có ông bà già 80, 90 tuổi, sexy th́ c̣n có lư, chứ cô cậu trai trẻ không quần áo nằm trong đống cát th́ hoàn toàn không thể nào tin được. 

Tất cả những chuyện trên đây, cùng với chuyện vua Hùng Vương, là những chuyện nghe chẳng lọt lỗ tai một tí nào.

Theo Wikipedia  http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng_B%C3%A0ng th́ những sách sử viết trước năm 1479, năm Đại Việt Sử Kư Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên biên sọan, không có một sách nào nói về Hùng Vương. Nhiều người đặt nghi vấn về truyền thuyết này:

“Có phải đời Hồng Bàng* là sản phẩm tưởng tượng của một sử gia thế kỷ 14? Người đặt nghi vấn này dựa trên việc sử cổ không viết về đời Hồng Bàng: Đại Việt Sử Kư (1272) của Lê Văn Hưu không chép ǵ về đời Hồng Bàng mà bắt đầu từ đời Triệu Vũ Vương. An Nam Chí Lược của Lê Tắc, viết tại Trung Hoa khoảng 1335, cũng không viết ǵ về đời Hồng Bàng mặc dù có nói nước An Nam đă giao thiệp với Trung Hoa từ thời Nghiêu Thuấn. Phải đến khoảng 1377, trong Việt Sử Lược, một cuốn sách không rơ tác giả, mới có nhắc sơ qua đến đời Hồng Bàng. Truyền thuyết Kinh Dương Vương được ghi lại lần đầu là do Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử Kư Toàn Thư năm 1479. Trong Việt Sử Tiêu Án (1775), Ngô Th́ Sĩ đặt nghi vấn về Kinh Dương Vương, Xích Quỷ, và nhiều truyền thuyết liên quan.”

 

(Chú thích: *Đời Hồng Bàng là tên gọi của những năm trị v́ của 18 đời vua Hùng Vương. V́ thế ta mới có câu “con Hồng, cháu Lạc”. “Hồng” là Hồng Bàng, “Lạc” là Lạc Long Quân).

 

Truyền thuyết Hùng Vương quá ư là phi lư (chưa kể chia ra trung b́nh mỗi năm một  ông vua trị v́ 145 năm), thế mà bao nhiêu các sử gia, các học giả cận kim năm này sang năm khác viết vào sách sử để cho thế hệ con cháu học như vẹt, không cần biết đúng hay sai.

Chúng ta dậy con cái từ bé không được nói láo nên tôi không hiểu tại sao ḿnh cứ truyền bá chuyện không có thật từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhất là trong lịch sử, ta cần ghi lại cho trung thực (chuyện bà Trưng, bà Triệu thua trận nhẩy xuống sông tự tử mà không bị quân giặc bắt chặt đầu  cũng là chuyện bóp méo sự thật). Khi nói đến truyền thuyết hoang đường nổi tiếng thế giới th́ tôi nghĩ ngay đến truyền thuyết thần thoại của người Hy-Lạp. Họ có đủ mọi thứ thần:  Apollo, Titan, Zeus, Oceanus, Dionysus… , thế nhưng ngay chính người Hy-Lạp cũng công nhận đây là chuyện thần thoại, không bao giờ họ bao gồm vào lịch sử của quốc gia họ.

Thực tại chúng ta không có ǵ xấu hổ để phải thổi phồng quá khứ. Quá khứ có le lói đến đâu cũng không bằng thành quả đạt được ở thực tại. Thổi phồng quá khứ là một loại thuốc phiện đáng sợ che dấu ḷng thành thật. Ḷng thành thật, trung thực là điều kiện tiên quyết khi viết lại lịch sử v́ nếu không có nó, lịch sử sẽ trở nên vô giá trị.

 

Nguyn Tài Ngc

 

http://www.saigonocean.com/

March 2012

 

Tài liu tham kho:

http://www.sggp.org.vn/xahoi/2007/3/92493/

http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/PHP/amlich_holidays.php

http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_ng%E1%BB%AF

http://vi.wikipedia.org/wiki/Pigneau_de_Behaine

Kinh Thánh.