National Air and Space Museum -

Vin Bo Tàng Phi cơ / Không gian Quc Gia

 

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

Ai viếng thăm Washington, D.C. phải đi xem Air and Space Museum. Máy bay trưng bày ở hai nơi, một là National Mall Building ở đường 6th và Independence Ave., Washington D.C., và một là Udvar-Hazy Center, ở 14390 Air & Space Museum, Chantilly, Virginia, cách Washington D.C. độ 30 miles (gần Dulles International Airport).

Có rất nhiều máy bay tàng trữ ở hai nơi, tôi chỉ liệt kê những máy bay chính yếu:

 

1. Ti Udvar-Hazy Center, Chantilly, Virginia:

 

 

 

Space Shuttle Enterprise: Chiếc đầu tiên trong sáu chiếc Space Shuttle, làm vào năm 1976, giá trung b́nh 1.8 tỷ dollars một chiếc. Khi Space Shuttle trở lại trái đất, sức ma-xát ở ngoài ṿng khí quyển cực kỳ nóng (3000 độ F-1650 độ C, lửa thật sự bốc cháy ở hai bên phần dưới của Space Shuttle), Space Shuttle phải gắn những “viên gạch” (tile) đặc biệt chống nhiệt (nh́n ảnh thứ ba sẽ thấy những ô h́nh chữ nhật). Giá những viên tile này là $10,000 dollars một square foot /2.5 tấc vuông.

 

 

 

 

Phỏng đoán tốn kém tổng cộng của chương tŕnh Space Shuttle lúc ban đầu là $7.45 tỷ dollars (điều chỉnh theo lạm phát, số tiền này là 43 tỷ, tiền năm 2011), $9.3 triệu mỗi lần bay ($54 triệu, tiền 2011). Thế nhưng tiền phí tổn thực sự tính đến năm 2011, điều chỉnh theo lạm phát là 196 tỷ dollars, mỗi lần bay tốn $450 triệu dollars. Nếu anh/chị nghĩ đây là số tiền khổng lồ th́ hăy so sánh với số tiền người Mỹ đă bỏ ra cho chiến tranh Việt Nam từ năm 1965 đến 1975: 111 tỷ, điều chỉnh theo lạm phát là $738 tỷ dollars, tiền năm 2011.

 

 

Lockheed SR-71 Blackbird : Máy bay “tàng h́nh” (stealth), hăng Lockheed làm cho Không Quân Hoa Kỳ từ năm 1964 đến 1988. Tổng số máy bay làm là 32 chiếc, 12 chiếc rớt v́ tai nạn, hay trục trặc kỹ thuật, không một chiếc nào bị bắn rơi v́ nó bay quá nhanh (nhanh hơn hỏa tiễn ), vận tốc Mach 3+. Chiếc máy bay này vẫn c̣n giữ kỷ lục vào tháng 7 năm 1976  bay nhanh nhất (2193 mph) và cao nhất 85,069 feet  (máy bay dân sự trung b́nh bay ở cao độ 32,000 feet). Chiếc máy bay này bay từ Los Angeles đến Washington D.C. chỉ mất có 64 phút, so với máy bay hàng không dân sự phải mất 4 tiếng rưỡi.

 

 

 

Chiến đấu cơ X-35: Nhằm mục đích tân tiến hoá chiến đấu cơ,  vào năm 1996 chính phủ Hoa Kỳ yểm trợ quỹ cho hăng Boeing và Lockheed mỗi hăng làm thử một phi cơ chiến đấu mới cạnh tranh nhau. Hăng nào làm máy bay tân tiến và rẻ hơn th́ sẽ được thầu độc quyền sản xuất. Ngày 26 tháng 10 năm 2001, quân đội Hoa Kỳ không mua chiếc X-32 của Boeing, chọn máy bay X-35 của Lockheed, dự định sẽ mua 2,443 chiếc với giá $382 tỷ, tính ra trung b́nh một chiếc giá $156 triệu. Số tiền này hiện thời đă lên đến $207.6 triệu/ một chiếc v́ phải sửa đổi kỹ thuật. Cả Hải Quân và Không Quân Hoa Kỳ bây giờ sẽ dùng chung chiếc máy bay mới này,  gọi là F-35, thay thế cho F-16 của Không Quân, và F/A-18 của Hải Quân.

 

 

Boeing B-29 Superfortress Enola Gay: Thả bom nguyên tử ở Hiroshima. Enola Gay là tên của mẹ của phi công, Đại Tá (sau này lên Thiếu Tướng) Paul Tibbets, v́ theo tục lệ của quân đội Mỹ, phi công đặt tên cho máy bay của ḿnh. Khi Enola Gay cất cánh thả bom, chỉ có ba trong số 12 phi hành đoàn biết mục đích của phi vụ: hai phi công Tibbets, Lewis, và Đại Úy Chỉ Huy việc thả bom, William Parsons. Chiếc B-29 thứ nh́ thả bom ở Nagasaki, Bockscar, hiện thời ở Viện Bảo Tàng Không Quân Quốc Gia ở Dayton, Ohio.

 

 

 

Virgin Atlantic Global Flyer: Máy bay do Burt Rutan sáng chế, chủ hăng Virgin Atlantic đài thọ. Phi công Steve Fossett vào tháng 2 năm 2006 bay ṿng quanh thế giới, giữ kỷ lục máy bay với chỉ một phi công bay  không ngừng, không đổ xăng trong 76  giờ 45 phút,  đường dài xa nhất 25,766 miles (41,467 km).

 

 

Boeing 367-80 : Phi cơ phản lực hàng không dân sự đầu tiên do Boeing sáng chế vào năm 1954.

 

 

Concorde: Hăng tư nhân Anh và Pháp xây với tiền yểm trợ của chính phủ. V́ làm chỉ có 20 chiếc (chỉ có 14 chiếc bay phục vụ) nên trong suốt thời gian dịch vụ từ 1976 đến 2003, lúc nào Concorde cũng lỗ vốn.

Concorde bay nhanh gấp đôi vận tốc âm thanh, 1350 mph, chỉ chở được 100 hành khách. Từ Paris hay London sang New York hay Washington D.C. chỉ mất có 3-1/2 đồng hồ, thay v́ 7 giờ với các hăng hàng không dân sự khác.

Ngày 25-7-2000, Air France Concorde chuyến máy bay số 4590 bốc cháy rớt khi cất cánh từ Paris, giết chết tất cả 100 hành khách và 9 phi hành đoàn. Năm 2003, Anh và Pháp tuyên bố  không bay Concorde nữa.

 

 

 

 

1957 Waterman Aerobile: Vào năm 1934, Waldo Waterman phát minh chiếc xe bay đầu tiên. Tự tin là sẽ bán được hàng lọat nếu thiết kế đến mức toàn hảo, hai mươi năm sau Waterman sản xuất chiếc Waterman Aerobile.  Thế nhưng không ai mua v́ sợ …chết, đắt tiền, và không phải dễ dàng t́m được nơi cất cánh và hạ cánh. Waterman Aerobile sập tiệm liền sau đó.

 

 

Mig-21F: Chiến đấu cơ Nga-Sô dùng trong chiến tranh Việt Nam. Trong không chiến, phi cơ Mỹ bắn rớt 101 Mig của Nga-Sô. Không Quân Việt Nam hiện thời vẫn dùng Mig-21F.

 

 

Phantom F-4S: Phản lực cơ chiến đấu chính yếu dùng ở Việt Nam, hăng McDonnell làm. Mỹ mất tổng cộng 761 chiếc F-4/RF-4 ở Việt Nam, phần lớn bị hỏa tiễn pḥng không bắn.

 

 

Trực thăng UH-1 : Hăng Bell Helicopter làm. 7,013 trực thăng tham chiến ở Việt Nam. 3,305 chiếc bị bắn rớt hay trục trặc rớt, 1,074 phi công tử thương, 1,103 phi hành đoàn tử thương (so với tổng số phi công Mỹ chết ở Việt Nam là 2,202).

 

 

2. Ti National Mall Building, Washington D.C.

 

 

 

Đài kiểm soát trên hàng không mẫu hạm

 

Nơi phi công ngồi, Boeing 747

 

 

Copy của chiếc Viking đáp xuống Hỏa Tinh

 

 

Apollo 11 Command module: Phi thuyền Mẹ của Apollo 11. Nếu tôi là phi hành gia Apollo th́ phi thuyền sẽ không bao giờ rời giàn phóng, gây ảnh hưởng là phi thuyền con sẽ không bao giờ đáp xuống mặt trăng. Lư do? Không như phi hành gia thật sự có thần kinh bằng sắt thép, tôi sẽ lo sợ đái ra quần, phải thay hết quần này đến quần khác, đ́nh trệ tất cả mọi sự. Nh́n trong hai bức ảnh sau đây, đặc biệt là ảnh thứ nh́, quư vị sẽ thấy lư do tại sao:  chỗ ngồi của phi hành gia chật ních, không cựa quậy vào đâu được. 

 

 

 

Apollo  Lunar module: Copy của Phi thuyền Con đáp xuống mặt trăng lần đầu tiên vào ngày 20-7-1969, đưa tên tuổi của Neil Armstrong nổi tiếng thế giới. Người ta không thể nào c̣n giữ Phi thuyền Con nguyên thủy để làm lưu niệm v́ nửa dưới của Phi thuyền Con dùng là dàn phóng đẩy nửa phần trên (chở hai phi hành gia) vào lại quỹ đạo của mặt trăng, nối lại với phi thuyền mẹ. Hai phi hành gia từ Phi thuyền Con chui vào Phi thuyền Mẹ. Phần trên tách rời, bỏ lại bay lơ lửng trên không gian khi Phi thuyền Mẹ trở lại trái đất.

 

 

Spirit of St. Louis : Máy bay đầu tiên vào năm 1927 phi công Charles Lindbergh lái bay không ngừng từ New York đến Paris, 3600 miles trong 33.5 giờ.

 

 

Vào năm 1919, Raymond Orteig, một người Pháp chủ khách sạn Brevoort và LafayetteNew York City treo giải thưởng $25,000 dollars cho người đầu tiên bay từ Paris sang New York hay ngược lại. Ông ta ra hạn năm năm nhưng không ai thành công nên gia hạn thêm năm năm nữa. Lần gia hạn thứ nh́ th́ kỹ thuật không hành đă tiến đến giai đoạn mà chuyện này có thể xẩy ra. Người đầu tiên tham dự là phi công Rene Fonck của Pháp, người nổi tiếng bắn rơi 75 máy bay Đức trong không chiến ở Thế Chiến Thứ Nhất. Fonck cất cánh từ Paris, nhưng máy bay cháy, hai phi hành đoàn tử thương.

Charles Lindbergh là một phi công nổi tiếng ở thành phố St. Louis, Hoa Kỳ (v́ thế chiếc máy bay mang tên Spirit of St. Louis). Lindbergh thuyết phục một công ty tư nhân bỏ ra $15,000 dollars chế tạo một chiếc máy bay đặc biệt chỉ để bay từ New York sang Paris. Khác với sự suy nghĩ của nhiều người thời bấy giờ là máy bay cần ít nhất hai hay ba động cơ pḥng trường hợp một máy hư, Lindbergh nghĩ  càng nhiều động cơ th́ càng hư, nên ông quyết định máy bay chỉ cần một động cơ. Thời bấy giờ b́nh xăng để ở thân máy bay, sau phi công. V́ muốn nhẹ bớt cân, và sợ nếu máy bay bị cháy th́ sẽ bị kẹt giữa động cơ ở phía trước và b́nh xăng ở phía sau, Lindbergh di chuyển b́nh xăng lên phía trước. V́ như thế mà khi bay chiếc St. Louis, ông  không nh́n ra phía trước được. Lindbergh dùng cửa sổ hai bên và thỉnh thoảng dùng ống nḥm nh́n ra phía trước để định hướng.

 

 

Yếu tố quan trọng nhất là máy bay cần phải nhẹ nên Lindbergh quyết định chỉ cần một phi công và tất cả những thứ ǵ nặng phải bỏ lại. Ông ta không mang theo dù, radio, đèn pin, thậm chí ghế phi công bằng da cũng đổi bằng ghế mây cho nhẹ bớt. Ngay cả bản đồ ông ta cũng cắt vất bỏ những phần không cần đến.

Hai ngày trước khi khởi hành từ San Diego đi New York, Lindbergh đă tưởng ḿnh thua khi hai phi công Pháp, Nungesser và Coli, cũng muốn thắng giải thưởng $25,000 dollars, đă bay từ Paris. Tuy nhiên cho dù radio phát thanh là đă phát hiện  họ trên biển Đại Tây Dương, máy bay bị mất tích, không bao giờ đến đích.

 

 

Ngày 18-5-1927,  Lindbergh khởi hành từ New York đi Paris, và 33.5 tiếng đồng hồ sau, Charles Lindbergh đáp xuống phi trường Le Bourget  ở Paris, trở thành phi công đầu tiên vượt Đại Tây Dương, nổi tiếng thế giới.

 

MQ-1L Predator: Máy bay không phi công, điều khiển từ xa, Không Quân Hoa Kỳ hiện đang dùng. Khi mới phát minh, chiếc Predator này định chỉ dùng là máy bay thám thính, nhưng bây giờ dùng luôn là chiến đấu cơ v́ nó vơ trang với hai hỏa tiễn hai bên. Chiếc máy bay này tham trận Afghanistan, Iraq, phần đông được điều khiển từ căn cứ quân sự ở Mỹ. Nó dài 8 thước, cánh dài 14 thước.

 

 

Copy của chiếc 1902 Glider của anh em Wright: Hai anh em Orville và Wilbur Wright là người đầu tiên phát minh và bay máy bay vào ngày 17- 12-1903.

 

 

Apollo–Soyuz Test Project: Gặp gỡ trong không gian giữa phi thuyền Apollo Mỹ và Soyuz, Nga-Sô. Nhằm mục đích giảm bớt căng thẳng của chiến tranh lạnh, Mỹ và Nga đồng ư là phi thuyền của hai quốc gia sẽ gặp nhau ngoài không gian. Vào ngày 15-7-1975, hai phi thuyền phóng khởi hành, một từ Mỹ, một từ Nga-Sô. Hai hôm sau, 17-7-1975, hai phi thuyền nối với nhau trên không gian, cửa mở, và phi hành gia hai nước đối nghịch bắt tay nhau.

 

 

Du khách đến xem máy bay, hỏa tiễn ở hai viện bảo tàng này sẽ ngẩn ngơ trước sự thông minh của loài người và của dân Mỹ,  đă phát minh và chế tạo bao nhiêu là phi cơ, phi thuyền tân kỳ, nâng cao đời sống nhân loại. Có vinh hạnh cho nước Mỹ bấy nhiêu, tôi lại cảm thấy xấu hổ cho nước Việt Nam ḿnh bấy nhiêu. Đọc sách báo Việt Nam, dân An Nam Mít ḿnh ai cũng vỗ ngực tự hào bốn ngh́n năm văn hiến, thế mà chúng ta có sáng chế, sản xuất một chiếc máy bay nào đâu? Nước ta quá thua kém xứ người, nhất là  khi nghĩ đến  ở bên Mỹ, một nhóm chục người có thể mướn một hangar, mua đồ đạc, tự ráp lấy một chiếc máy bay nhỏ, trong khi cả nước Việt Nam 87 triệu người không thể ráp được một chiếc!

 

 

Tại sao như thế? Lư do đơn giản là người Việt chúng ta tiêu khiển quá nhiều th́ giờ… xem Paris By Night hay Asia! Dẹp cái suưt soa “Ồ” với“À”, ca sĩ này hát hay, ca sĩ kia mặc áo đẹp, dẹp lời phê b́nh MC này kiến thức về nhạc uyên thâm, MC kia giọng nói tốt, dẹp cái trông đợi chừng nào Paris By Night/Asia tổ chức gần nhà th́ tôi sẽ đi mua vé xem…, tất cả là vô tích sự, chỉ là liều thuốc phiện ru ngủ năo bộ. Dành th́ giờ xem PBN đó để phát minh máy bay Air VietNam model Concorde 999, “ngon” gấp hai lần Airbus A380, gấp ba lần Boeing 787 để một khi ai đề cập đến nước Việt Nam bốn ngh́n năm văn hiến, chúng ta có thể thật sự tự hào trong câu nói ấy.

 

Nguyn Tài Ngc

 

www.saigonocean.com

 

 

February 2012

 

Tài liệu tham khảo:

http://www.marchfield.org/sr71a.htm

http://en.wikipedia.org/wiki/Aircraft_losses_of_the_Vietnam_War

http://www.vhpa.org/heliloss.pdf

http://www.concordesst.com/faq.html

http://www.charleslindbergh.com/plane/index.asp

http://www.fas.org/sgp/crs/natsec/RS22926.pdf