Thăm viếng Washington, D.C.

January 5-9, 2012

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

Ngày Tết Tây năm nay tôi hứa sẽ thi hành ba New Year's Resolution nhằm mục đích kết chặt t́nh yêu vợ chồng. Một trong ba điều đó là không căi lại vợ. Thế nhưng lời tôi hứa chưa đầy 24 tiếng đồng hồ th́ vợ tôi đă buộc tội tôi vi phạm Hiệp Định Paris, không giữ lời hứa, dám căi lại nàng. Tôi nổi sùng... thằng bố, bảo nàng nếu mỗi lần nàng bắt được tôi căi lại nàng th́ cứ bỏ một dollar vào con heo đất để xem cuối năm nàng có t́m được một đồng nào trong đó không. Nàng nhận lời, và chỉ trong ṿng một tuần tiền nàng bỏ vào mỗi lần tôi căi cọ đă đủ tiền mua vé máy bay đi Kampuchea. Kampuchea chả có ǵ xem nên chúng tôi quyết định đi thủ đô Washington, D.C. Ngày xưa tôi mới sang Mỹ hay hoang mang về Washington nên xin giải thích cho bạn đọc rơ:  thủ đô Washington, D.C. khác với tiểu bang Washington. Tiểu bang Washington,  Washington State, ở phương Tây, phía Bắc California, trong khi thủ đô Washington, D.C. ở phương Đông, phía Nam New York. Cả hai chỉ ngẫu nhiên trùng tên. Thủ đô Washington, D.C. thuộc về vùng District of Columbia, viết tắt là D.C, nên khi nói về thủ đô Hoa Kỳ, người ta viết là Washington, D.C.

Washington, D.C. là thành phố có nhiều lịch sử, đáng đi xem một lần cho biết. Nếu sau 1975 tôi chạy loạn định cư ở Kampuchea, bây giờ là công dân Cam-Bốt th́ tôi cũng muốn đến thủ đô Nam Vang để nghiên cứu tại sao vua Chân Lạp Chey Chetta II vào năm 1620 không biết có phải v́ uống bia ôm, bia hơi  hay ăn nhằm rau muống trồng chỗ śnh lầy ở Việt Nam ảnh hưởng đến trí thông minh mà mê muội xin cưới Công Nữ Ngọc Vạn, con gái của Chúa Nguyễn Phước Nguyên. V́ mê gái Việt tít tḥ ḷ mà nhà vua đă cho nhiều người Việt giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đ́nh Chân Lạp, cho phép nhiều người Việt đến định cư ở Gia-Định, Bà-Rịa, Biên-Ḥa… Người Việt đến đâu th́ người Miên tránh xa đến đấy,  như người Hoa đến định cư ở Chợ Lớn th́ người Việt di tản đi chỗ khác vậy. Đây là một trong những lư do chính yếu cho Việt Nam dễ dàng chiếm lấy phần đất miền Nam bây giờ của xứ Chân Lạp.

Washington Monument, nh́n từ United States Capitol

Tôi đă đến Washington, D.C.  vài lần. Vài năm sau khi sang Mỹ định cư, lúc c̣n độc thân, tôi lái xe từ Michigan đi Washington, D.C.  với mục đích là gửi tặng tiền Food Stamps tôi có dư thừa cho ông Tổng Thống thời bấy giờ là Ronald Reagan để tỏ ḷng biết ơn của tôi với người Mỹ đă mang dân Việt tỵ nạn sang Hoa Kỳ. Lúc ấy chắc tôi nói tiếng Anh siêu đẳng quá nên Công An Phường (chứ làm ǵ mà liên lạc được đến đội bảo đảm an ninh của Tổng Thống) mời tôi đi xơi nước ở chỗ khác.

Khi đứa con út tôi đến tuổi hiểu biết, vợ chồng tôi có dẫn cả bốn đứa con đi Washington, D.C. , nhưng cuộc nghỉ hè đó đối với chúng nó là cả một sự buồn chán v́ tụi nó không thấy chỗ nào có nước biển. Khoảng bẩy năm trước tôi có trở lại đây, nhưng bấy giờ với chiếc camera point-and-shoot bé tí teo nên về lại nhà th́ không có ảnh ưng ư.

Washington, D.C.  cách Los Angeles 2670 miles (4,300 km), đi máy bay độ 4 tiếng rưỡi là đến nơi. V́ L.A. sau ba múi giờ nên dân California có lợi là lấy chuyến máy bay red-eye -mắt đỏ v́ ngủ không được-,  khởi hành 10 giờ đêm th́ sẽ đến các thành phố phía Đông như New York, Boston, Miami, Washington, D.C. …  6 giờ sáng ngày hôm sau. Ngủ trên máy bay th́ đỡ tốn tiền hotel và không mất ngày đi làm. Cái bất lợi là trong bóng đêm có cả trăm... xác chết ngủ mồm há hốc, nước dăi chẩy dài như sông Thái B́nh, mỗi người ngáy rống một kiểu, đến nơi ḿnh phải check vào nhà thương điên Biên Ḥa để xem chính ḿnh có bị mất trí hay không. Chúng tôi rời L.A. tối Thứ Năm, về lại sáng Thứ Hai, đủ  ba ngày xem phong cảnh.

Phi trường Washington Dulles Airport đẹp và sạch, toilette sạch bóng

Đến giờ th́ tôi đă thành chuyên viên đi thăm viếng một thành phố khác trong một thời gian ngắn gọn hai hay ba ngày. Với cái GPS quá tiện lợi đỡ tốn nhiều th́ giờ thay v́ dùng bản đồ như xưa, vài bộ quần áo, máy chụp h́nh và chân chống, nghiên cứu trước nơi sẽ đi trên Internet, mang theo bản đồ giấy để thỉnh thoảng check xem GPS chỉ có đúng đường hay không, mang quần lót và vớ cũ để lượt về vất luôn cho túi xách nhẹ cân (khỏi cần để lại cho thằng con lớn mặc khi tôi chết), tôi lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng thám hiểm thành phố mới.

Washington, D.C. là thành phố tự trị, không thuộc về tiểu bang nào. Dân số hơn 600,000 người, 50.7% là da đen, 38.5% là da trắng. Nhân viên đi làm phần đông ở những thành phố lân cận rồi đi Metro, xe điện ngầm, đến. Khách sạn gần trung tâm đắt tiền, do đó  nên t́m khách sạn ở Arlington, tiểu bang Virginia th́ rẻ hơn. Arlington ở sát Washington, D.C., bên này con sông Potomac, chỉ cách 5 miles về phía Tây. Một lợi điểm nữa là 5 miles về phía Tây là khu vực buôn bán của người Việt Nam, thành phố Falls Church.

Nhà cửa ở Washington, D.C.

 

Tôi t́m được hotel Hyatt Arlington giá thật rẻ, địa chỉ là 1325 Wilson Blvd, Arlington, VA. 22209. Ngoài giá rẻ, hotel này có nhiều lợi điểm:

- Nếu đi bộ băng qua cầu Francis Scott Key, khoảng một mile (1.6km) là đến khu Georgetown, rất tấp nập và vui nhộn vào ban đêm.

- Ngay building kế bên hotel là trạm metro đi Washington, D.C.

-Sát bên metro là một tiệm McDonald’s có WiFi không tốn tiền v́ Hyatt tính tiền Internet đắt bằng… tiền mướn pḥng, và có vài tiệm thức ăn buôn bán lỉnh kỉnh (nên nhớ là ba ngày vợ không nấu cơm cho ăn, bụng tôi lúc nào cũng đói nên đây là một khám phá quan trọng như toán thám hiểm người Anh khám phá ra động Sơn Đọng lớn nhất thế giới ở Quảng B́nh, Việt Nam).

Tôi để ra hai ngày đi xem Washington, D.C., và một ngày đi xem ba nơi xa, khoảng cách từ 20 miles (32km) đến 40 miles (64 km) từ thủ đô: Chiến trường Civil War Manassas Battle Field ở Manassas, Virginia, Viện Bảo Tàng Máy bay và Không gian Quốc Gia, National Air and Space Museum Steven F. Udvar-Hazy Center ở Chantily, Virginia, và Đồn Tưởng Niệm và Lăng Tẩm Lịch Sử Quốc Gia Fort McHenry National Monument and Historic Shrine ở  thành phố Baltimore, tiểu bang Maryland. Hai nơi sau tôi sẽ viết một bài riêng sau này.

Cảm tưởng lần đầu tiên khi tôi viếng thăm khi c̣n độc thân là Washington, D.C. quá vĩ đại, đường xá rộng lớn  với nhiều kiến trúc xưa như thời La Mă. Sau này khi sang Paris th́ tôi thấy Washington, D.C. không khác ǵ Paris: kiến trúc cổ điển tỉ mỉ, khu chính yếu đường xá rộng 100 thước, tượng khắc, bùng binh, và đài phun nước khắp nơi. Paris có sông Seine, Washington, D.C. có sông Potomac. Paris có Notre Dame, Washington, D.C. có National Cathedral. Paris có building cổ kính Assemblée Nationale, Washington D.C. có building giống như đúc The Supreme Court,  Paris có… Paris By Night, Washington, D.C. cũng có Paris By Night! Sau này đọc sách tôi mới biết tại sao hai nơi giống nhau như thế: một người Pháp, Pierre Charles L'Enfant, vẽ kiến trúc thủ đô của nước Hoa Kỳ.

National Mall

Pierre L'Enfant sinh năm 1754, là kỹ sư xây dựng nhưng t́nh nguyện sang Mỹ gia nhập the American Revolutionary War, chiến tranh cách mạng của 13 thuộc địa Mỹ chống người Anh. Năm 1791, George Washington chọn L'Enfant vẽ thiết kế cho thủ đô mới thành lập của Mỹ (sau này đặt tên là Washington). Tuy là người tài giỏi, L'Enfant chết trong nghèo đói, gia tài để lại chỉ có ba cái đồng hồ, ba cái la bàn, vài  dụng cụ kỹ thuật trị giá 46 đô-la. Năm 1909, xương của L'Enfant được di chuyển, đem chôn ở nghĩa địa quốc gia Arlington National Cemetery.

Phương tiện nên dùng để di chuyển ở Washington, D.C.   nhiên là xe hơi (xe hơi mướn ở đây rẻ hơn các thành phố khác). Tuy rằng đậu xe trả tiền hay credit card bằng máy có khắp nơi,  thế nhưng có rất nhiều chỗ c̣n lạc hậu, máy parking chỉ lấy tiền cắc. Giá đậu xe là hai đô-la một giờ nên du khách nhớ chuẩn bị mang theo tiền lẻ.

Đi chơi càng sớm th́ càng có chỗ đậu xe. Tốt nhất là 5 giờ sáng đánh thức vợ dậy (cho dù nàng chửi te tua) th́ bảo đảm có chỗ đậu xe.

Dùng xe điện ngầm Metro cũng rất tiện lợi. Chỉ có một bất tiện tôi thấy là trạm Metro hơi xa khu National Mall (nơi giống như Louvres ở Paris, có tất cả mọi thứ để xem).

Metro của Washington, D.C. thật là sạch và rộng lớn, so với Paris và London

 

Du khách nên chuẩn bị đi bộ... mệt nghỉ. Tôi tưởng năm ngoái trong sáu giờ đồng hồ gia đ́nh chúng tôi dùng Metro, đi bộ xem hết London  đă là một kỷ lục, thế nhưng ở  Washington, D.C.   đi bộ hai ngày tôi mất hơn phân nửa mỡ bụng. Những ai không muốn đi bộ th́ có thể mướn xe đạp. Washington, D.C. bắt chước Paris cho mướn hai đô-la một giờ, nửa giờ đầu miễn phí. Du khách có thể trả xe đạp bất cứ ở đâu.

Một phương tiện di chuyển nữa là đi theo những tour có chiếc segway. Xe segway chạy bằng điện nên khỏi cần đạp, tốn sức lao động.

Washington, D.C.   rất nhiều viện bảo tàng. Ai thích viện bảo tàng th́ nơi đây là thiên đường v́ phần lớn miễn phí. Viện bảo tàng ở đây nhiều chỗ rất có giá trị đáng xem, chứ không phải nơi chứa mấy chục bóp đồ hiệu của mấy bà vợ mua trong ṿng 30 thế kỷ qua. Có nhiều viện bảo tàng tôi đă xem trong những chuyến đi trước, và thú thật th́ tôi cũng không thích viện bảo tàng ǵ cho lắm, nhiều nơi tôi không ghé qua như National Gallery of Art,  Museum of The American Indian, US Botanic Gardens, hay nơi giữ xác chết của du khách cứ lo lái xe nh́n vào GPS mà không để ư đến sự việc chung quanh nên bị xe cộ đụng tử thương. Sinh mạng tôi lái xe nh́n GPS mà quên nh́n chung quanh xe chạy trong chuyến đi này c̣n hơn là biệt kích quân cảm tử, vào sinh ra tử ít nhất hơn mười lần.

Tôi chỉ liệt kê những nơi tôi đến xem ở dưới đây: 

1. Washington Monument  -Đài Tưởng Niệm Tổng Thống Washington,: 

Hoàn thành vào năm 1885 với chiều cao 555 feet (169m, tương tự với nhà lầu 55 tầng), để kỷ niệm Tổng Thống Washington,  Washington Monument cao nhất thế giới cho đến khi bị tháp Eiffel vượt qua vào năm 1889. Cho đến bây giờ, Washington Monument vẫn giữ hai kỷ lục thế giới: ṭa nhà xây bằng gạch và là đài (obelisk) tưởng niệm cao nhất thế giới.

2. Lincoln Memorial -Toà Tưởng Niệm Lincoln: Abraham Lincoln (1809-1865) là Tổng Thống thứ 16, nổi tiếng v́ lănh đạo quân miền Bắc (Union) đánh nhau với quân miền Nam (Confederate), chấm dứt chế độ nô lệ, thống nhất hai miền. Trong các Tổng Thống Mỹ, tôi thích hai người: một là Ronald Reagan v́ ông nói chuyện khôi hài, và hai là Lincoln v́ ông nổi tiếng là người ít nói. Trong bài diễn văn nổi tiếng vào năm 1863 ở Gettysburg, tiểu bang Pensylvania, bốn tháng rưỡi sau khi quân miền Bắc đánh bại quân miền Nam ở chiến trận Gettysburg, Lincoln đọc bài diễn văn dài đúng hai phút, chỉ có 272 chữ, nói lên xứ tự do Hoa Kỳ bảo đảm b́nh quyền cho tất cả công dân. Bài diễn văn này bây giờ là một tài liệu nổi tiếng nhất nh́ nước Mỹ.

Tôi thấy bao nhiêu người lên đọc diễn văn dài cả tiếng đồng hồ với cử tọa ngủ gà ngủ gật không ai thèm để ư đến những lời nói. Chúng ta chỉ nên phát biểu ngắn gọn như Lincoln. Chỉ có một trường hợp ngoại lệ tôi nghĩ ai cũng có thể nói nhiều hay viết nhiều, mấy chục giờ hay mấy chục trang giấy cũng được: đó là trường hợp khi đôi uyên ương trong thời gian yêu nhau. Con trai nên viết cho bồ càng dài càng tốt v́ con gái thích đọc thư từ con trai biểu lộ t́nh cảm mê mệt ḿnh. Thế nhưng một khi đàn ông đă lấy được bồ làm vợ rồi, chúng ta không cần viết dài ḍng cho vợ nữa v́ sự khó khăn đă được chinh phục. Ḿnh chỉ cần nói yêu thương vợ thật vắn tắt như Lincoln v́ c̣n phải để dành th́ giờ lo việc đại sự khác như…xem TV.

 

3. Vietnam War Memorial  -Nơi Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam, có ba phần:

Phần thứ nhất  một dẫy tường đá granite h́nh chữ V, khắc tên tất cả quân nhân tử chiến ở Việt Nam,  bắt đầu từ 01-Nov-1955 cho đến 15-May-1975.

Thân nhân đến đây hay dùng giấy trắng để lên tường rồi dùng bút ch́ đồ tên của người lính để đem về nhà tưởng niệm. Họ đến đây cũng để lại hoa hay thư cho người đă khuất.

Phần thứ hai là tượng ba nam quân nhân Hoa Kỳ.

Phần thứ ba là tượng nữ quân nhân Hoa Kỳ, một số lớn là y tá nên một phần tượng là h́nh một nữ y tá đang băng bó cho một quân nhân bị thương.

4. Korean War Memorial -Nơi Tưởng Niệm Chiến Tranh Đại Hàn:

Mỹ cùng Liên Hiệp Quốc giúp Nam Hàn chống Bắc Hàn xâm lăng trong ba năm, từ 1950 đến 1953, với 36,516 lính Mỹ tử trận. Nơi tưởng niệm là tượng của 19 quân nhân trong một tiểu đội  đang đi hành quân trong cơn lạnh tuyết trắng.

5. World War II Memorial : Đài Tưởng Niệm Đệ Nhị Thế Chiến.

Trong lịch sử chiến tranh Mỹ, sau Nội Chiến Bắc Nam 1861-1865, lính Mỹ chết nhiều thứ nh́ ở Đệ Nhị Thế Chiến (1941-1945): 405,399 người.

6. National Aerospace Museum, National Mall  -Viện Bảo Tàng Hàng Không và Không Gian Quốc Gia: Hoa Kỳ có quá nhiều máy bay lịch sử nên phải chia ra hai nơi để tồn trữ: Building thứ nhất ở trên dải National Mall, và building thứ hai gần phi trường Dulles Airport, cách Washington D.C. 25 miles. Có quá nhiều máy bay nên tôi sẽ viết một bài riêng về hai buiding này.

Command module của Apollo 11

 

Lunar module, Apollo 11  đáp xuống mặt trăng

Sáu nơi tôi liệt kê bên trên là ở National Mall. Những địa điểm sau đây ở rải rác khắp nơi:

7. White House -Ṭa Bạch Cung: bị quân Anh đốt cháy ra tro vào chiến tranh 1812. Building bây giờ là được xây lại. Du khách muốn vào bên trong xem tour th́ viết giấy cho Dân biểu khu vực ḿnh để xin vé.

8. United States Capitol -Quốc Hội.

9. Supreme Court -Tối Cao Pháp Viện.

10. National Cathedral -Thánh Đường Quốc Gia: Nhiều Tổng Thống khi mất, xác quàng làm lễ ở đây như Eisenhower, Reagan, Ford.

11. Embassy Row: trên đường Massachusetts. Hầu hết những ṭa đại sứ trên thế giới tọa lạc trên con đường này.

12. Chinatown: H street, giữa đường số 6 và số 7.

13. Georgetown: đường M và Wisconsin Street, rất tấp nập về đêm v́ cạnh đây là trường đại học Georgetown. Sinh viên đi mua sắm, ăn uống đầy đường nên hàng quán khắp nơi. 

14. Thomas Jefferson Memorial: Ṭa Tưởng Niệm Thomas Jefferson: Jefferson là Tổng Thống Thứ Ba, và là một trong những Sáng Lập Viên của nước Mỹ. Jefferson có lẽ cũng là một trong những Tổng Thống thông minh nhất: ngoài là chính trị gia giữ rất nhiều chức vụ quan trọng trước khi lên Tổng Thống, ông viết Declaration of Independence, là kiến trúc sư, thông ngạo ngoại ngữ.

15. Franklin Roosevelt Memorial: Tổng Thống Thứ 32, nổi tiếng về đối ngoại lẫn đối nội, lănh đạo nước Mỹ trong Đệ Nhị Thế Chiến, giới thiệu chương tŕnh New Deal  giúp cho nước Mỹ qua  giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

16. Arlington National Cemetary  -Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington : nơi chôn chiến sĩ tử vong và nhiều nhân vật tên tuổi.  

Mộ của vợ chồng   hai con của Tổng Thống Kennedy

Tomb of The Unknown Soldier - Mộ Chiến Sĩ Vô Danh

17. Marine Corps War Memorial hay c̣n gọi là Iwo Jima Memorial : Đài Tưởng Niệm Thủy Quân Lục Chiến: tượng bốn người lính đang h́ hục dựng đứng cờ Mỹ ở trận chiến Iwo Jima, Nhật Bản.

(để ư chiều cao của hai người lính thật đang ở trên tượng)

18. Air Force Memorial -Đài Tưởng Niệm Không Quân, tọa lạc tại Fort Mayer, phía Nam của Arlington National Cemetery: Ba trụ sắt càng lên cao càng nhỏ lại như ba làn khói tách rời ra khi đội máy bay Thunderbirds của Không Quân Mỹ biểu diễn. Màn biểu diễn này thật sự là có  bốn làn khói từ bốn máy bay, nhưng khi tách rời, chiếc thứ tư  tách hẳn ra không bay cùng chung ba chiếc kia, biểu tượng cho chiếc thứ tư, phi công thứ tư, bị mất tích. 

 

(để ư chiều cao của vợ tôi đứng dưới chân tượng bên phải)

19. Eden Center, khu buôn bán Việt Nam,  6751 Wilson Blvd, Falls Church:

Lần cuối cùng đến Washington, D.C., tôi có ghé vào Eden Center. Thế  nhưng đó là 6,7 năm trước, bây giờ tôi không nhớ ở đâu. Ấy thế mà tôi chỉ cần vào Internet, t́m "Eden Center" th́ địa chỉ hiện ra ngay. Theo GPS, tôi lái xe đến đích chẳng một chút khó khăn.

Eden Center là một shopping plaza của người Việt Nam. Cả hai ngày vợ chồng tôi đến chỗ parking đều có xe đậu đông nghẹt. Thức ăn nước uống Việt Nam có đầy đủ cả ở đây. Thích bánh ḿ, tôi thử Bánh Ḿ Số 1 th́ đúng là số 1 thật, rất ngon.

Ban tối ở Washington, D.C lạnh, thế mà vẫn có người ngồi ở vỉa hè bán hàng. Một cô cỡ sồn sồn kéo tay vợ tôi khi chúng tôi đi bộ ngang qua:

-Chị mua bánh gị dùm em, ngon lắm.

-Bánh bán bao nhiêu? Ở đâu? Vợ tôi hỏi.

Với tay vào trong một thùng nhựa, cô ta kéo ra bốn cái bánh gị đưa cho vợ tôi:

-Đây nè chị, mua dùm em, tối rồi.

Vừa sờ vào mấy cái bánh gị, vợ tôi rút ngay tay lại:

-Lạnh quá. Sao bánh gị mà lại lạnh...

-Em phải ướp đá cho khỏi hư.

-Nhưng lạnh quá làm sao tôi ăn...

-Trời ơi, bánh gị để ngoài trời nóng hư hết làm sao.

-Thôi, tôi không mua. Bánh gị nóng ăn mới ngon. Để lạnh như vầy làm sao biết bánh nấu đă bao lâu, với lại tôi ở khách sạn không có microwave để hâm nóng...

Giọng cô ta bỗng dưng trở nên hằn học:

-Tui đâu có bán bánh cũ đâu. Bánh gị phải ướp đá chứ nếu không hư hết bánh của tui th́ làm sao. Làm ơn làm phước mua dùm mấy cái mà hổng chịu mua dùm cho người ta....

Tôi và vợ tôi không ai bảo ai, im lặng không một lời, bước chân thoăn thoắt để thoát khỏi màn chạm trán vô lư đó.

Bước đi độ chừng 30 thước qua một dẫy tiệm khác, tôi nghe tiếng người mời:

-Anh mua nải chuối mang về ăn, anh.

Trong bóng tối tôi không để ư sự vật chung quanh nên tôi quay đầu lại nh́n. Ngồi dưới đất là một cậu con trai chừng 25 tuổi, trước mặt là một rổ trái cây thật nghèo nàn, dăm nải chuối, vài trái cam,  vài trái dứa.     

-Tôi ở khách sạn, mang về ăn làm ǵ hết.

-Anh bỏ dzô va-li mang về.

-Tôi có mấy cái x́-líp c̣n vất thùng rác để khỏi choán chỗ va-li th́ có lư nào lại mang chuối của em lên máy bay?

Cậu con trai nghe tôi nói, cũng có tính khôi hài nên trả lời:

-Dzậy thôi em hông mời anh nữa đâu, v́ không chừng x́-líp của anh mắc hơn chuối của em.

 

Ba nơi này tọa lạc hơi xa từ Washington D.C. :

20. Manassas Battle Field  -Chiến trường thời Nội Chiến ở Manassas, Virginia: Manassas là địa điểm của hai chiến trường đẫm máu giữa quân miền Nam Confederate và miền Bắc, Union. Quân miền Bắc thua cả hai lần. 

Tượng Tướng Thomas "Stonewall" Jackson của Quân miền Nam Confederate

21. National Air and Space Museum Steven F. Udvar-Hazy Center: -Viện Bảo Tàng Hàng Không   Không Gian Quốc Gia, ở Chantily, tiểu bang Virginia.

Space Shuttle Enterprise

Space Shuttle Enterprise

 

Boeing B-29 Superfortress bomber Enola Gay, thả bom nguyên tử ở Hiroshima, Nhật Bản

22. Fort McHenry National Monument and Historic Shrine -Đồn Tưởng Niệm và Lăng Tẩm Lịch Sử Quốc Gia Fort McHenry ở Baltimore, tiểu bang Maryland:

Vào năm 1814, 1000 quân Mỹ trấn giữ đồn McHenry ở ngay cửa biển của thành phố Baltimore.  Bắt đầu vào 6 giờ sáng ngày 13 tháng 9, với mục đích chiếm đồn, thủy quân Anh bắt đầu bắn cà-nông từ tầu chiến đậu ngoài hải cảng. Trong suốt 25 tiếng đồng hồ, tầu Anh bắn từ 1500 đến 1800 viên đạn cà-nông hay hỏa tiễn. Quan sát từ một tầu Mỹ  sau các chiến hạm Anh, trước đó đă ḥa chiến v́ đến gặp tầu Anh với mục đích khác, luật sư trẻ Francis Scott Key rạng sáng ngày hôm sau trong làn khói đạn mịt mù thấy lá cờ Mỹ khổng lồ to bằng năm lần chiều cao người thường vẫn tung bay trong gió ở trong đồn McHenry. Nhận thức được đồng hương và quốc gia của ḿnh chưa bị quân Anh đánh bại, Francis Key quá cảm động viết nên một bài nhạc mà sau này trở thành  quốc ca Hoa Kỳ, The Star-Spangled banner.

Downtown Baltimore, Maryland

 

Downtown Baltimore, Maryland

Có hai nơi tôi dự tính sẽ đi mà không đi:

- Pentagon Memorial, nơi tưởng niệm 184 người chết trên chuyến máy bay American Airlines 77 và những người bị chết ở Ngũ Giác Đài khi quân khủng bố Sep/11 dùng chuyến máy bay này tự sát đâm thẳng  vào Ngũ Giác Đài. Tôi đă lái xe đến đó nhưng phải có giấy phép đậu xe, quá phức tạp nên tôi lái xe trở ra.

- Mt. Vernon, nơi tọa lạc nhà và đồn điền của vợ chồng Tổng Thống Washington, 14 miles từ trung tâm thủ đô về phía Nam. Tôi khám phá ra ḷng ái quốc với quê hương thứ hai của tôi c̣n rất là lỏng lẻo khi tôi không đi Mt. Vernon, sau khi biết được giá vé vào cửa là 31 đô-la, quá đắt! Tôi nghĩ thầm trong bụng là Ronald Reagan Library ở thành phố tôi ở có chiếc máy bay Air Force One, họ tính giá vào cửa $12 mà tôi c̣n thấy đắt, huống chi ở đây tốn $31 mà chỉ xem những thứ lẩm cẩm có lẽ nhàm chán, nên tôi chần chừ măi để rồi cuối cùng không c̣n th́ giờ để đi.

 5 giờ 30  sáng Thứ Hai chúng tôi rời khách sạn sớm ra phi trường Washington Dulles Airport, trả xe,  đáp chuyến bay 8 giờ 50 về lại Los Angeles. Ngồi trên máy bay tôi nghĩ thầm người nào trú ngụ ở White House, như Tổng Thống Obama hiện thời, thật oai phong lẫm liệt v́ là lănh đạo của một cường quốc. Tổng Thống Mỹ có quyền tuyệt đối, có thể gửi quân đội Mỹ tham chiến bất cứ quốc gia nào trên thế giới, không sợ là ḿnh thua. Bay độ vài tiếng th́ viên phi công loan báo trên máy phóng thanh là máy bay sẽ gặp phải một trận gió cuốn, yêu cầu hành khách thắt dây lưng  không được rời khỏi ghế, ngay cả ba người tiếp đăi viên. Trong 25 phút đồng hồ, chiếc máy bay lắc và dao động từng đợt, có lúc “rớt” bất th́nh ĺnh làm nhiều đồ đạc để trên bàn đổ xuống sàn. Trong những lúc máy bay kém dao động, dù rằng đèn báo động buộc thắt lưng vẫn cháy sáng, nhiều người nghĩ là họ không cầm được cơn tiểu, muốn đi toilette nên thử đại, tháo thắt lưng để đi. Thế nhưng mỗi lần bất cứ người nào đứng dậy,  hay bước ra hành lang đường đi th́ anh chàng tiếp đăi viên ở phía sau chạy trờ tới, la lớn:

-Xin ngồi xuống!

-Yêu cầu quay trở lại về chỗ! Phi công vẫn chưa cho lệnh được di chuyển trên máy bay.

Một ông năn nỉ:

-Nhưng tôi mót đi tiểu…

Anh chàng tiếp đăi viên sừng sộ:

-Tuần vừa rồi, bẩy người trên chiếc máy bay Air New Zealand bị trặc cổ v́ không mang dây lưng an toàn khi máy bay ở trong vùng gió cuốn. Anh có muốn bị gẫy cỗ như họ không?

-Nhưng tôi mót tiểu thật mà..

-Không! Nhất định không được đi đâu! Anh muốn tiểu hay anh muốn chết?

Cho dù nhiều người trợn mắt, phùng mang, mặt đỏ ḷm v́ ráng nhịn đái, mọi người đều phải quay trở  lại chỗ ngồi nhịn... đái tiếp.

Tôi ngồi yên lặng quan sát biến chuyển chung quanh tôi mà ḷng thán phục anh tiếp đăi viên: Anh ta có quyền sinh sát trong tay, nói không đươc đi tiểu là mọi người đều phải tuân lệnh nhịn đi tiểu hết, cho dù có sắp sửa đái ra quần cũng không dám căi lời.

Thôi, tôi thay đổi ư kiến, chả mơ tưởng làm Tổng Thống có quyền gửi lính đi đánh nhau v́ lính có thể chết, lương tâm tôi không thể nào tha thứ tôi được. Tôi chỉ muốn làm Tiếp Đăi Viên Hàng không để ai muốn xin đi tiểu, tôi có thể nạt nộ họ thật lớn mà không sợ ai chết chóc ǵ cả:

-Không đái điếc ǵ hết! Về lại chỗ ngồi nhanh lên!

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/

January 2012

 

Tài liệu tham khảo:

Wikipedia