Lên lai qun

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

 

 

 

 

 

Hoa Kỳ chẳng những là một quốc gia tự do mà c̣n là một quốc gia của cơ hội: ai cũng có cơ hội tiến thân để thành công trong xă hội. Mặc dù người Mỹ kinh khiếp khi thấy một người ăn vịt con chưa thành h́nh c̣n nằm trong trứng, Hột Vịt Lộn Long An ở Santa Ana lúc nào cũng tấp nập khách hàng đàn ông mua trứng về nhà luộc ăn với rau răm, chấm với muối tiêu và rồi hít hà: “Giời ơi, không lấy vợ th́ chỉ mới chết có nửa đời người, nhưng không ăn hột vịt lộn là chết cả một đời giai!”. Mắm ruốc, mắm tôm, mắm nêm người Mỹ kinh hăi không hiểu người Việt chúng ta có mát dây dùng trong thức ăn, thế mà đủ mọi thứ mắm trong chợ Việt Nam bán chạy như tôm tươi; các bà chủ tiệm mắm ai cũng giầu sụ có tiền mua nước hoa Chanel 5  xức thơm phức, át hẳn  mùi mắm ruốc.

Hoa Kỳ cũng là quốc gia mà người nào chịu khó tự làm lấy th́ việc   cũng làm được v́ dụng cụ, hàng hóa, sách vở chỉ dẫn cách thức làm, bán đầy ở tiệm. Ai có kiên nhẫn đọc và thi hành theo lời chỉ dẫn đều  làm được hết. Các bà vợ Việt Nam ở ngoại quốc là một thí dụ điển h́nh: mọi người đều giỏi về nấu ăn, món ǵ cũng nấu được, từ bún chả Hà Nội đến hủ tiếu Nam Vang v́ người biết làm đăng công thức nấu trên mạng lưới Internet cho người không biết học nấu (OK,  OK, để cho một vài  ông chồng hài ḷng, tôi đồng ư là thỉnh thoảng với vài bà nội trợ hải ngoại, bún chả Hà Nội nấu có thể không giống, biến thành bún chả Bạc Liêu, hoặc hủ tiếu Nam Vang có thể biến thành hủ tiếu G̣ Vấp).

Người Anh có câu thành ngữ: “Necessity is the mother of invention”(“Cần thiết là mẹ đẻ của phát minh”). Tôi xin chú thích ở đây là vài người cho rằng câu này có thể phát xuất từ triết lư gia Plato người Hy-Lạp, hay từ nguồn gốc La-Tinh. Thế nhưng cho dù có thể là từ Plato hay La-Tinh đi chăng nữa, v́ có in trong sách hẳn ḥi và lưu hành trong dân gian Anh quốc vào năm 1658, đa số  người ta tin chắc câu này nguyên thủy từ Anh quốc chứ không phải xuất xứ từ  thành phố Hà Nội, nơi có bốn ngh́n năm văn hiến, nơi dĩ nhiên ăn đứt văn hiến nước Anh, khỏi cần bỏ phiếu thăm ḍ trưng cầu dân ư.

Trong trường hợp của tôi, “Hà tiện là mẹ đẻ của tự làm lấy”. Tuy rằng tôi thích những công việc tay chân, rất nhiều việc tôi không có sự lựa chọn, bắt buộc phải học hỏi tự làm v́ tiền trả cho thợ quá đắt, tôi nghĩ tôi có thể làm được với giá rẻ hơn rất nhiều. V́ thế mà những việc lặt vặt như lót gạch, đóng tủ, sửa ống nước, xây tường gạch, duy tŕ nhà cửa, thay dầu nhớt, thay thắng xe hơi, làm vườn, cắt cỏ, lau hồ bơi và dùng thuốc duy tŕ nước đúng độ sạch cho khỏi bị lên rêu…, tôi đều tự làm lấy ở nhà.

Ngay cả cắt tóc, tông-đơ ở đây bán có sẵn những miếng plastic mỏng khi ráp vào máy sẽ cắt tóc với một độ ngắn cố định của miếng plastic đó nên tôi cũng hớt tóc lấy một ḿnh. Tôi đẩy tông-đơ khắp nơi trên đầu, phía trước lẫn phía sau, không cần soi gương. Xong xuôi th́ tôi gọi vợ tôi  tỉa cắt gọn lại ở vành tai sau đầu, nơi tôi không thể nào thấy. Khi một người đă đến tuổi già, không c̣n hy vọng em nào theo ḿnh nữa th́ cắt tóc nham nhở thế nào cũng chẳng sao. Tóc cắt có đẹp đến đâu để chờ em th́ cũng như người dân Việt Nam hy vọng chờ công tŕnh xây cất   đường xá kết thúc cho nhanh, như người lái xe gắn máy ở Sàig̣n chờ đoàn xe ngược chiều chạy đi hết đèn vàng để ḿnh quẹo trái, như nàng Tô Thị ngày đêm ra biển chờ chồng đến nỗi biến thành đá Ḥn Vọng Phu: tất cả hoàn toàn vô ích.

Tiền công lên lai một cái quần ở tiệm Mỹ là mười hai đô-la. Mười hai đô-la! Đem ra tiệm năm mươi cái quần cho họ lên lai sẽ tốn sáu trăm đô-la, bằng tiền chiếc nhẫn hột xoàn tôi mua cho vợ tôi khi dạm hỏi cưới nàng, quá đắt! V́ giá lên lai quần đắt như vậy nên khi cần lên lai quần, vợ tôi chờ dịp chúng tôi có việc đi xuống khu phố người Việt Nam ở Santa Ana th́ đem cho họ làm, rẻ hơn, chỉ có bốn đô-la.

Chờ đợi như thế mất th́ giờ v́ cả mấy tháng chúng tôi mới đi một lần, và v́ bỏ bốn đô-la lên lai quần cũng uổng tiền, tôi mua một chiếc máy may giá 100 đô-la để ở nhà lên lai quần cho nàng, và thỉnh thoảng cho tôi. Tôi cao bằng một người Mỹ trung b́nh nên mua quần đúng khổ dễ dàng, nhưng thỉnh thoảng mua quần đại hạ giá rẻ hơn hột vịt lộn, quần dài hơn b́nh thường, hay quần Tây đắt tiền loại không lên lai tùy người mặc, nên nếu dùng máy may lên lai ở nhà  th́ vừa nhanh chóng, vừa khỏi tốn tiền, vừa được việc nhà nước.

Mỹ là nước dư thặng, vợ là thứ duy nhất người ta chỉ có một, không được có hai hay hơn; c̣n lại th́ cái ǵ cũng vậy, không ai làm sở hữu chủ chỉ có một cái. Tôi vừa mới vào trong pḥng quần áo đếm số quần Tây, quần jean tôi có: 21 cái (chưa kể những quần trong bộ veste). So với thời c̣n đi học Trung học ở Việt Nam cả năm tôi chỉ có mỗi một quần mặc đi học th́ con số 21 quần thật là khổng lồ. Ấy, tuy rằng 21 quần là nhiều thật, nhưng so số lượng quần áo, giầy dép đàn ông với đàn bà th́ cứ như là so sánh Vương Quốc nhỏ xíu Căm-Pu-Chia với nước có thật nhiều chất lượng Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: quần áo đàn ông phải nhân lên ít nhất ba lần th́ mới bằng số lượng của quần áo đàn bà.

V́ vậy, thỉnh thoảng tôi vẫn có việc lai rai lên lai quần cho vợ khi nàng đi shopping mua quần mới.

Một tháng trước nàng mua vài cái quần vật liệu bằng vải thun. Lên lai quần jean hay bằng cotton th́ khá đơn giản v́ vải cứng, đạp một lèo là đường chỉ nối lại đến điểm khởi đầu. Tôi chưa bao giờ lên lai quần vải thun nên hơi e ngại, thử may một đường làm “nháp” th́ quả y như rằng tay nghề tôi c̣n non nớt: vải bị giăn ra trong khi đạp máy nên khi đạp gần hết một ṿng ống quần th́ vải giăn ra một khúc, nếu tôi đạp luôn đến điểm khởi đầu th́ quần sẽ có một nếp. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, tôi tuyên bố với vợ tôi là tôi không có khả năng lên lai quần vải thun như thế này được, tôi cần thêm nhiều kinh nghiệm cải tiến, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, kế thừa và phát huy những thành tựu may mặc, chiến thắng những bức xúc, nghiêm túc thi hành đường chỉ cắt, đề xuất biện pháp cụ thể để khắc phục lai quần, đạt đến mục tiêu của nàng và nhân dân đă đặt ra*,  th́ lúc ấy tôi mới dám lên lai quần loại vải như thế này. C̣n bây giờ th́ nàng cứ đem nó xuống Santa Ana cho người Việt lên lai là thượng sách.

(*quư vị đừng buồn khi đọc mà không hiểu đoạn chữ in nghiêng này. Tôi viết mà c̣n không hiểu th́ làm sao quư vị hiểu được?)

Ba tuần trước chúng tôi có dịp xuống Santa Ana, nàng mang theo ba cái quần mới mua để lên lai. Tôi vừa mua một quần Tây loại không có lai, đại hạ giá sale chỉ có chín đô-la. Vải quần trông có vẻ đắt tiền (có lẽ bán chung với ao vest nguyên bộ nên không có lai quần), tôi quyết định nhân dịp vợ mang quần ra tiệm cho lên lai th́ tôi đưa cho họ làm luôn. Lâu lâu  ḿnh cũng phải cho thiên hạ kiếm cháo chứ. Ai cũng hà tiện như tôi th́ hàng quán đóng cửa, trái đất đến ngày tận thế mất.

Tiệm nàng thường đến là của một bà Việt Nam vừa là chủ, vừa là nhân viên duy nhất,  bên hông của khu thương xá Phước Lộc Thọ, trên đường Moran Street, đối diện khu nhà lầu mới xây không đúng thời điểm nên đăng bản bán từ thời Lê Lai cứu Chúa mà đến giờ vẫn chưa bán hết. Khi đến nơi th́ tiệm đóng cửa, một việc ngoài dự đoán. Một bảng yết thị ngoài cửa loan báo tiệm đóng cửa bốn tuần v́ bà chủ về Việt Nam truy lùng ông chồng đi về SàiG̣n t́m vợ bé mà không được chính quyền trung ương cấp giấy phép.

“Ôi thôi rồi nồi xôi!” Không biết chỗ nào khác lên lai quần, chúng tôi đi vài block đến một quán nước đầu đường ăn đậu đỏ bánh lọt. Trong lúc ngồi uống nước xem ông đi qua bà đi lại th́ nh́n qua bên kia đường tôi thấy một tiệm giặt ủi, bên ngoài có một bảng quảng cáo nhận may quần áo và lên lai quần. Đă biết giá lên lai quần của tiệm nàng thường dùng là bốn đô-la, chúng tôi mạnh dạn bước vào tiệm, không sợ bị hố.

Ấn tượng đầu tiên của tôi khi vào bên trong là tiệm sạch sẽ và ngăn nắp, có vẻ đâu vào đấy. Tiệm này thuộc loại hiếm có v́ phần đông người Việt chúng ta tính t́nh luộm thuộm, không ngăn nắp. Một người đàn ông và đàn bà đứng sau quầy, tôi đoán là hai vợ chồng. Ông người Bắc thân thiện cười chào đón chúng tôi:

-Chào anh chị. Anh chị cần ǵ?

-Dạ, tôi muốn lên lai quần. Ở đây lên lai bao nhiêu tiền vậy anh? Vợ tôi vừa nói, vừa để bốn cái quần lên mặt bàn.

Ông chủ tiệm sờ vải của từng mỗi cái quần rồi lẩm bẩm:

-Cái này ba đô. Cái này cũng ba đô. C̣n cái này vải khác khó hơn th́ bốn đô

Vừa nói ông ta vừa kéo hai ống quần cho bằng nhau trên quầy, nói tiếp:

-Hmm, nhưng sao quần nào cô cũng lên dấu hai ống, như cái này chỗ dấu lên lai không bằng nhau. Cái nào đúng, cái nào sai? Tôi cắt theo cô th́ ống cao ống thấp à?

Vợ tôi đă quen dùng kim băng đánh dấu đường cắt cả hai ống quần khi đem đến tiệm nàng thường mang đến để lên lai nên trả lời:

-À, anh không cần hai dấu, nó có khác th́ chỉ khác một tí thôi. Anh chỉ cần dùng một dấu, xong rồi cắt ống thứ nh́ như ống thứ nhất.

-Nhưng tôi đâu biết ống nào đúng, ống nào sai? Thôi này nhé, cô vào pḥng mặc quần mới này vào rồi leo lên cái bục kia -vừa nói ông ta vừa chỉ vào một bục nhỏ chiều rộng khoảng một thước rưỡi chung quanh là gương-, tôi sẽ đo rồi cắt cho chắc ăn.

Quay sang tôi, ông ta nói:

-Anh nữa, anh vào pḥng thử mặc vào cho tôi xem.

Tôi lắc đầu, cười:

-Em th́ cắt làm sao cũng được, không quan trọng anh ơi.

-Không, anh đă đến đây rồi th́ mặc vào để tôi biết lên lai bao nhiêu.

Tôi cầm cái quần, định vào pḥng thử vợ tôi đă vào, th́ ông chủ tiệm lại lên tiếng:

-Anh dùng pḥng kế bên này, chúng tôi có hai pḥng thử.

Tôi cười:

-Hmm, cô này là vợ em mà. Mấy chục năm lấy nhau nh́n mông vợ mắt em chưa bị mù. Bảo đảm khi vào trong, em có là con quỷ râu xanh cô ấy cũng không la lên, anh đừng sợ…

Nói đùa với ông ta nhưng tôi vào cái màn thứ hai để mặc quần vào.

Vợ tôi mặc xong đă ra đứng trong bục để ông ta kéo ống quần qua khỏi giầy  một khoảng cách ấn định nào đó, rồi lên lai tạm, đánh dấu bằng kim băng.

-Cô nh́n trong gương thử xem có vừa ư không? Tôi thấy đẹp quá rồi đấy.

Đến lượt tôi th́ cũng thế, và rồi chúng tôi trở lại quầy. Lần này th́ bà vợ viết tên vợ tôi vào biên lai và nói với vợ tôi:

-Một tiếng nữa cô lại lấy nhé. Xin cô $16 đô-la.

Tôi nh́n vợ tôi bằng ánh mắt, không nói nhưng đánh tín hiệu bằng dấu morse code  ư của tôi   là lúc năy khi hỏi giá, trước mặt bà vợ, ông chồng nói hai cái quần mỗi cái ba đô-la, cái thứ ba bốn đô-la, cái cuối cùng chưa nói nhưng cùng lắm là bốn đô-la, tổng cộng $14 đô-la là nhiều nhất, sao bây giờ bà vợ lại nói $16 đô-la?  

Hiểu ư tôi, vợ tôi hỏi:

-Ủa, sao lúc năy nói hai quần này có ba đô-la một cái…

-Không, chị ơi. Ông ấy tính nhầm chứ tính đúng phải là bốn đô. Bốn đô là giá sale đó nhe chị.

Tôi nghĩ thầm trong bụng làm sao ông chồng tính nhầm được. Chính ông ta ngắm nghía từng cái quần rồi nói giá tiền chứ đâu phải ông ta nói giá tiền không nh́n quần đâu? Thế nhưng ông ta  đứng đó, nghe bà vợ nói mà không thốt ra một tiếng, thí dụ như là: “Lúc năy anh đă nói với người ta ba đô-la th́ tính ba đô-la thôi”. Bà vợ th́ cho dù là ông chồng nói sai, không giữ uy tín chồng bằng cách chỉ tính ba đô-la mà lại tính hơn, chắc có lẽ bà ta thấy mặt chúng tôi dễ gạt. Cá tính của họ đă như vậy rồi th́ muốn sửa đổi họ cũng vô ích, vợ tôi trả 16 đô-la đúng theo lời bà chủ đ̣i hỏi.

Khi ra khỏi tiệm, cả hai chúng tôi đều bất măn v́ trước mặt chúng tôi họ nói một giá, nhưng khi tính tiền th́ lại là một giá khác. Vợ tôi nói thà như tiệm trước vợ tôi thường đến lên lai quần: quần nào giá nhất định cũng là 4 đô-la, không hơn không kém, để khách hàng biết đích xác giá tiền khi đến.

Một số người Việt trong giới buôn bán không nghĩ đến uy tín với khách hàng là quan trọng. Ưu tiên của họ là kiếm lời bằng đủ mọi cách với bất cứ một khách hàng nào, họ nghĩ mất người này th́ sẽ kiếm lời với  khách hàng khác, chẳng sao. Vợ tôi kể trước 1975 vào dịp Tết ra chợ Sàig̣n mua hộp bánh LU, mang về nhà mở ra th́ là hộp không với giấy báo. Năm 1995 khi về Sàig̣n, một anh bạn trong sở tôi ra chợ mua kem đánh răng, về nhà mở ra th́ hộp kem chỉ là hơi thổi phồng cho hộp căng lên. Khi mẹ tôi c̣n sống, tôi vào một tiệm bán CD, DVD Việt Nam ở Santa Ana mua cho mẹ tôi vài đĩa DVD nhạc, kịch. Mẹ tôi nói đă xem một DVD rồi nên tôi quay vào tiệm xin trả lại, và dù tôi mua không đầy năm phút trước đó, với biên lai đàng hoàng, tiệm nhạc đó không chịu trả lại tiền cho tôi, viện lẽ “đă mua rồi th́ tiệm không nhận trả lại”.

Có một bận vợ chồng tôi xuống Santa Ana, vợ tôi vào một cửa hàng mua một khay ḅ khô đu đủ.Thấy cách đó vài gian có một tiệm bán trái cây, nàng đưa cho tôi $20 đô-la, bảo tôi mua một hộp xoài. Tôi hỏi nàng giá bao nhiêu. Nàng nói: “Người ta nói bao nhiêu th́ trả bấy nhiêu”. Khi tôi đến mua th́ bà hàng nói $15 đô-la một hộp. Trả tiền xong, quay người đi nhưng c̣n lảng vảng ở đấy để tiền thối lại vào trong ví cho ngăn nắp, tôi nghe một người đàn bà khác cũng đến mua xoài:

-Ǵ mà mắc dữ vậy? 8 đô thôi.

-Được rồi, tui để cho chị 8 đô.

Ṭ ṃ, tôi quay đầu nh́n: Người đàn bà đến mua sau tôi trả chỉ có 8 đô-la cho hộp xoài tôi vừa mới trả $15 đô-la!  Không cần học đến chức  Phó Tiến Sĩ, ai cũng dư biết là nếu một tiệm lừa  gạt khách hàng, hay bán với giá khác nhau để vài người bị mua hố th́ khách họ sẽ tẩy chay, lần tới sẽ chẳng bao giờ trở lại mua ở tiệm đó nữa.

Đúng hai tuần sau tôi có dịp trở lại Santa Ana. Lần này th́ chị dâu của tôi nhờ tôi mang hai cái quần để lên lai. Tôi trở lại cùng tiệm này v́ tiệm cũ vẫn c̣n đóng cửa. Bà chủ tiệm không nhận ra tôi tuần trước đă đến, nói với tôi giá lên lai quần là 5 đô-la. Tôi nghe giá th́ bực vô cùng, v́ chính bà này lần trước không giữ giá đă nói của ông chồng, và lần này th́ lại nói hơn lần trước. Đă định bụng quay gót trở ra, nhưng tôi không biết chỗ nào lên lai quần khác nữa, và đi xa như thế này chẳng lẽ lại mang quần bà chị dâu về không lên lai, tôi nói với bà ta là tôi mới đến đây hai tuần trước, và giá lúc đó chỉ có bốn đô-la.

Câu trả lời của bà ta chỉ vỏn vẹn: “Thế à? Như thế th́ tính anh bốn đô-la.”, và rồi tính tôi tám đô-la cho hai cái quần. Một giờ sau trở lại lấy quần, tôi thề sẽ không bao giờ trở lại tiệm này nữa.

Chỉ có vài đồng đô-la mà nó làm cho tâm trí tôi bực dọc, thái độ của tôi trở thành hằn học với một người đồng hương. Thử tưởng tượng nếu tôi bị mất cả chục hay cả trăm đô-la th́ tôi sẽ ghét cay ghét đắng bà bán hàng đến chừng nào. Khi nghĩ đến tiệm lên lai quần này, tôi chỉ thấy sự ganh ghét một người đồng loại, không thể nào yêu họ được như trong điều răn thứ hai Chúa ban: “Hăy yêu kẻ lân cận như  ḿnh(Mác 12:31).

Trong Kinh Thánh 1 Cô-Rinh-Tô 13, Chúa dậy rất rơ chúng ta phải yêu thương lẫn nhau:

“Dù tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có t́nh yêu thương, th́ tôi chỉ như kẻng kêu hay là chập chơa vang tiếng. Dù tôi được ơn nói tiên tri, biết tất cả sự mầu nhiệm và mọi sự tôi đều hay biết, dù tôi có đức tin có thể dời núi nhưng không có t́nh yêu thương, th́ tôi chẳng ra ǵ.  Dù tôi phân phát gia tài nuôi kẻ nghèo khó, đày đọa thân ḿnh trong khổ cực, nhưng nếu không có t́nh yêu thương th́ những điều làm đó chẳng ích chi cho tôi. T́nh yêu thương hay nhịn nhục, t́nh yêu thương hay nhân từ, t́nh yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe ḿnh, chẳng lên ḿnh kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công b́nh, nhưng vui trong lẽ thật. T́nh yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự. T́nh yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ….”

Rơ ràng tôi không có t́nh yêu thương với bà chủ tiệm may quần áo nên tôi đă trở nên nóng giận. Tôi phải đi đến những nơi nào tôi cảm thấy có t́nh yêu thương để ḷng tôi lại chan chứa đầy t́nh yêu thương với người đồng loại. Ba năm trước đây khi trở về Việt Nam, sáng sớm 6 giờ 30 đi lang thang ở vườn Tao Đàn t́m xôi để mua th́ tôi t́nh cờ gặp một cô này mặc quần cụt, áo thun, trên đường đến vườn tập thể dục. Thấy mặt tôi ngó dáo dác, cô ta hỏi có giúp ǵ cho tôi được không. Tôi nói tôi muốn t́m gánh hàng xôi để mua xôi. Sau khi nghe xong, cô ta t́nh nguyện dẫn tôi đi mua xôi và nếu tôi muốn, dẫn tôi đi xem thắng cảnh ṿng quanh SàiG̣n. Tôi sợ người lạ nên từ chối không đi. Bây giờ suy nghĩ lại, cô ta là người đem t́nh thương của ḿnh tỏa rộng cho người khác v́ cô ta muốn giúp tôi. Những người như thế này đáng cho tôi bày tỏ t́nh thương trở lại. Thay v́ đi Santa Ana gặp một bà làm cho tôi nóng giận, tôi cần trở về Sàig̣n gặp cô đó bày tỏ t́nh yêu thương để trong ḷng tôi không có sự ghen ghét mà chỉ có nỗi vui mừng.

Dĩ nhiên là tôi phải làm trong bí mật, không thể nào để vợ tôi biết v́ nếu nàng biết th́ t́nh yêu thương của nàng chẳng thể nào “nhân từ”. Nó sẽ trở thành ghen ghét, nóng giận, ăn tươi nuốt sống tôi như tôi nóng giận với bà chủ tiệm may quần áo!

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/

December 2011