Li quên

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

Tuần vừa rồi, trước và sau khi viết bài “Quên”, vài người gửi cho tôi link nhạc có giá trị vô bờ bến bằng chiếc cầu Bến Hải, phải xem trước khi động đất ở California có thể làm ḿnh toi mạng, phải xem trước khi các văn pḥng bác sĩ Việt Nam ở California chấm dứt chương tŕnh giảm giá đặc biệt cho ai trả tiền mặt, chích hai mông chỉ trả tiền có một mông:  cái link đó là để xem Paris By Night 103 và 104 trên Youtube. Cộng thêm vào đó, tôi nhận thêm vài Power Point có “giá trị nghệ thuật” đặc biệt với tiếng hát của cô ca sĩ đ̣i thù lao $5000/ một xuất, đ̣i trả tiền máy bay cho chồng đi theo, và của anh chàng ca sĩ Bắc Kỳ trước 75 gia đ́nh anh chị em đă hát nhạc thác loạn ăn chơi trong khi chiến sĩ bỏ mạng ở chiến trường, bây giờ th́ cũng theo đạo tiền về Việt Nam hát kiếm sống.

 

Tôi có hỏi những người này tại sao xem và phổ biến những ca sĩ, MC ngày xưa hớt hăi lo quắn đít t́m đủ mọi cách rời quê hương bây giờ không biết xấu hổ về lại Việt Nam ca hát chỉ v́ tiền, th́ họ trả lời cho tôi là nghe hát thấy hay, vả lại miễn phí, xem không mất tiền, có chết cửa tứ nào mà dại ǵ lại không xem. Cái ǵ hay của họ th́ ḿnh xem, cái ǵ dở th́ đừng để ư đến!

 

Lư luận này nghe không lọt lỗ tai v́ chữ “dở” dùng ở đây không đúng nghĩa. Đàn ông không ga-lăng với vợ là dở. Nhưng cái dở ở đây không chết con ruồi muỗi nào v́ không hại vợ. Vợ có thể rất ư là x́-nẹc cấm cung hai bữa thế nhưng ông chồng không làm điều ǵ phản đạo đức. (Trừ trường hợp chồng đưa vợ đi chơi, xe đậu trên con đèo phía bên hành khách là vực thẳm. Hai người bước ra ngắm trời xanh non nước rồi đến khi vào lại xe đi về, ông chồng không ga-lăng mở cửa xe cho vợ. V́ xe đậu sát vực thẳm không có chỗ đứng nên khi bà vợ phải tự ḿnh mở cửa th́ chẳng may sẩy chân ngă xuống vực chết. Đây là hại vợ nhưng không có chủ ư: trong cả mấy chục triệu ông chồng th́ chỉ có được một người may mắn như ông này). Trái lại, đàn ông có vợ, bỏ vợ về Việt Nam t́m con gái khác th́ không phải là ông ta dở về chung t́nh, mà là ông ta không có một đời sống đạo đức.

 

Nếu chỉ chú trọng về cái hay th́ tại sao tôi không thấy một người nào gửi email cho tôi khen Osama bin Laden có công làm cho dân cuồng tín Hồi giáo hiệp một chống Mỹ? Sao không một người nào khen Hitler giỏi, đă có công giúp nước Đức phục hồi kinh tế khi ông ta lên cầm quyền? Sao không ai khen Mao Trạch Đông đă có công đuổi Tưởng Giới Thạch qua Đài Loan, thống nhất Trung Hoa? Câu trả lời là v́ những người này dă man vô đạo đức, nên dù họ có đạt được một thành quả nào trong xă hội, thế giới không cần biết sự thành công đó mà chỉ chú trọng vào việc truyền bá hành động vô lương tâm của họ cho  nhân loại biết để trong tương lai nếu có phải gặp trường hợp tương tự th́ biết đường đối phó, tránh được thảm họa.

 

Khi có một biến cố trọng đại nào ảnh hưởng đến tinh thần, chúng ta thường không bao giờ quên. Nếu nó là một kinh nghiệm xấu hoặc kinh hoàng, chúng ta không bao giờ tái phạm lại vết cũ. Khi tôi c̣n nhỏ, chơi đánh bài với bạn bè dù rằng chỉ để ăn thua nút khoén, dây thun, bố tôi một mực cấm cản. Một hôm lại bắt được tôi đánh bài, ông ta bắt tôi ra quỳ ở giữa đường với hai tay tôi cầm cái mâm ở trên đầu mà ông ta đă để một bộ bài trên cái mâm đó. Tôi xấu hổ cùng cực, từ đó không bao giờ đánh bài nữa.   

 

Lần đầu tiên về Việt Nam năm 1995, chúng tôi đi Nam Định bằng tầu hỏa và rồi trở về nhà ga SàiG̣n. Trời tờ mờ sáng, mọi người c̣n ngủ, xe cộ vắng hoe. Một đám xích-lô vây quanh chúng tôi, tất cả đều là thanh niên,  sau khi hỏi giá, tôi chọn chiếc xe thứ ba v́ rẻ tiền hơn hai chiếc trước. Leo lên chiếc thứ ba để chở tôi về nhà, tôi ngạc nhiên là hai chiếc xích-lô mà tôi đă hỏi giá trước chạy theo xe tôi. Khi tôi hỏi anh xích-lô th́ anh ta nói đừng để ư ǵ  họ cũng là bạn, chỉ chạy theo cho vui. Lúc xe đến nhà th́ hai người lái xích-lô kia với thái độ hung hăng,  miệng chửi thề luôn miệng, đ̣i tôi trả tiền cho họ v́ tôi đă hỏi họ trước mà không đi. Anh chàng xích-lô chở tôi lúc ban năy trấn an tôi đừng lo ǵ hết, bây giờ đ̣i tôi trả tiền cho nhanh rồi lái xe đi mất, không nói một lời với hai người kia! May là người nhà ở Việt Nam ra kịp thời chứ không th́ vợ chồng tôi đă bị hai người xích-lô này làm thịt. Cái kinh nghiệm khủng khiếp đi xích-lô ấy không bao giờ quên được nên từ đó trở đi, không bao giờ tôi đặt chân lên một chiếc xích-lô khác ở SàiG̣n.

 

Tháng 7 năm 1975 khi gia nhập vào đời sống nước Mỹ, trong vài tháng hè học ESL (English As a Second Language) chờ đợi vài tháng nữa nhập học Trung học lớp 12, tôi lang thang ở những tiệm sách cũ mua hết những tuần báo Time và Newsweek số phát hành vào tháng 4 và tháng 5 1975 tường thuật về sự kinh hoàng, bom đạn chết chóc của miền Bắc gây ra trên đường chinh phục miền Nam. Tôi vẫn c̣n giữ những tuần báo ấy, thỉnh thoảng đem ra đọc để nhớ lại kỷ niệm hăi hùng của ngày tôi ra đi.

 

Ba thí dụ trên cho thấy chuyện ǵ kinh hoàng xẩy đến trong đời th́  ḿnh không bao giờ quên.  Tôi tin chắc là những ca sĩ, MC trở lại Việt Nam ca hát không thể nào không nhớ cái kinh nghiệm tang thương của tháng Tư 1975.  Họ chỉ chọn lựa cố quên đi trong tâm khảm của họ ấy thôi.

 

Họ được quốc gia Hoa Kỳ đùm bọc, cung ứng cho một nơi ở vĩnh viễn trên thiên đàng tự do. Thay v́ khi thành tài trả cái ơn ấy, họ chọn về Việt Nam kiếm tiền cho cá nhân họ. Luật lệ về thuế má của nước Mỹ là nếu một người sống và làm việc ngoài nước Mỹ, họ có thể xin miễn thuế. Thế nhưng nếu một người sống ở nước Mỹ mà đi làm ở những quốc gia khác, họ phải khai báo số tiền lợi tức thu nhập ở nước ngoài để bị đánh thuế. Nếu tôi là người không có sĩ diện, không  nghĩ đến ngày xưa tôi xấu hổ bỏ chạy bây giờ lại vác mặt quay về th́ tôi không dại ǵ khai báo tiền tôi thu vào ở ngoại quốc để nước Mỹ đánh thuế.

 

Ngày xưa khi họ tranh giành một chiếc ghế trên máy bay, một chỗ ngồi trên chiếc tầu để rời Việt Nam ngút lửa, họ mong người khác đối xử đặc biệt với họ để họ chiếm được một chỗ an toàn  trên đường t́m tự do. Bây giờ đă được ở xứ  tự do, nơi những người Việt ngày xưa ở Việt Nam  bị giam cầm,  gia đ́nh thân nhân họ chết nơi tù ngục, biển cả, thời gian bây giờ là lúc người ở hải ngoại cần đồng tâm nhất trí với những người đồng hương, cần đối xử đặc biệt với họ, cùng mặc niệm sự mất mát của họ, th́ chính những người ca sĩ, MC này lại ngoảnh mặt đi, đặt quyền lợi làm tiền của họ lên trên hết khi họ quyết định về Việt Nam kiếm cơm.

 

Ḷng tham thường là không đáy, ḷng tham không biết người khác nghèo khổ như thế nào, miễn sao giầu có và lợi lộc đến cho ḿnh. Giá một vé vào cửa cho những show hát của họ ở Việt Nam lên đến $100 dollars. Vâng, $100 dollars chứ không phải 100 đồng Việt Nam. Ở Mỹ với lương trung b́nh hàng năm GDP Per capita của một người là $47,200 dollars (https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/us.html ), ít người chịu bỏ 100 dollars mua vé xem bất cứ show ǵ. Thế mà ở VN lương trung b́nh GDP Per capita của một người chỉ có $3,200 dollars (https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html)

Nhân lên theo tỷ lệ, cái vé $100 dollars ở Việt Nam tương tự với giá ở Mỹ là $1,475 một vé!  Ở cả hai quốc gia với giá vé cắt cổ như vậy, chỉ có người giầu nứt đố đổ vách mới dám bỏ tiền đi xem. Ở Việt Nam thành phần nào có tiền nhiều như thế để đi xem? Dân làm ăn, dân chơi thị trường chứng khoán, một thiểu số làm cho công ty ngoại quốc giầu có, viên chức chính phủ giầu sụ… . Làm sao những người này giầu? V́ người tiêu thụ mua sản phẩm, v́ lương công chức của đa số dân chúng làm việc nghèo nàn so với một thiểu số giầu có. Có nghĩa là chỉ có dân nghèo là khổ. Đă thế, số tiền lương trả cho những ca sĩ MC bên Mỹ  sẽ biến khỏi Việt Nam không trở lại. Thay v́ như các hăng xưởng tư nhân ngoại quốc mở công ty ở Việt Nam đổ tiền vào trong nước, người dân được lợi khi đi làm được trả lương với tiền từ ngoại quốc, các ca sĩ, MC này thu tiền ở Việt Nam nhưng đem qua bên Mỹ tiêu thụ, mua nhà, mua xe, mua Louis Vuitton. Người ở Việt Nam có nghèo đói th́ sống chết mặc bay.

 

Từ đời xửa đời xưa có bà bán dưa, khi xem những chương tŕnh DVD nhạc tạo ra chương tŕnh chủ đề kích thích ḷng ái quốc của người xem, chẳng hạn như hănh diện là người Việt Nam, vinh danh lính VNCH…, mà tiền lời không dùng để trao tặng một tổ chức bất vụ lợi, hay giúp đỡ những người khốn cùng ở Mỹ, hoặc xây dựng một cơ sở bất vụ lợi  th́  tôi không tín nhiệm những công ty DVD này một tí nào. Kích thích ḷng ái quốc để làm lợi cho riêng ḿnh th́ xấu hổ người Việt Nam chứ không phải hănh diện người Việt Nam. Khi vừa mới xem DVD PBN hănh diện “Tôi là người Việt Nam”, tôi đă thấy những người trong chương tŕnh hoàn toàn không có một uy tín. Chưa nói đến sự lựa chọn đúng người hănh diện (tiêu chuẩn hănh diện của họ chỉ là những người giầu  hay có chức tước, ai bị đày ải trong tù hay người nghèo khó làm việc nhân đạo th́ khỏi cần đề cập), tôi đă nhủ thầm họ là ai, có tư cách ǵ  mà chọn người Việt Nam hănh diện đem tŕnh làng? Nếu nói là có khiếu viết văn th́ tôi xin nói phét một tí (OK, OK,  không phải một tí mà là nói phét động trời): tôi nhất định chẳng thua ai. Nếu nói là có khiếu phát biểu, biện luận trước công chúng th́ tôi chắc chắn cũng chẳng thua ǵ chị Ba Cầu Muối; thế nhưng nói như thế không có nghĩa là tôi hay họ có đủ uy tín để chọn lựa người tŕnh làng để hănh diện.  Cái giác quan thứ bẩy của tôi đă không sai khi họ mới vừa nghêu ngao “hănh diện là người Việt Nam” mà chỉ không đầy một năm sau mọi người nối đuôi nhau leo lên xe đ̣ lục tỉnh về SàiG̣n hát ḥ. Thế rồi MC lại tiếp tục MC, ca sĩ lại tiếp tục là ca sĩ, trong show thứ 506, 507, 508… mà mọi người trong chúng ta ai nấy, vô t́nh hay cố ư, quên hết hành động thật ngứa tai gai mắt của họ.

 

Thỉnh thoảng đọc báo tôi thấy nhiều nơi so sánh người Việt Nam chúng ta như dân Do Thái da vàng. Tôi thật t́nh xấu hổ khi đọc đến sự so sánh này, không khác chi ta so sánh Tùng Lâm với Alain Delon, đoàn tầu hỏa Thống Nhất với xe lửa tốc hành TGV (Train à Grande Vitesse) của Pháp, khách sạn 5-sao Hương Mùa Thu của Saigon-tourist với 5-sao The Four Seasons của Mỹ. Trong khi các ca sĩ, MC, dân buôn bán, hồ hởi trở lại quê hương Việt Nam cũ chỉ với mục đích duy nhất là làm tiền, thừa biết rằng sinh mạng của họ được chính phủ Mỹ bảo đảm v́ họ là công dân Hoa Kỳ, hàng năm gần 3000 người Mỹ gốc Do Thái bỏ Hoa Kỳ trở lại Do Thái sinh sống với mục đích bảo vệ quê hương của họ, dù rằng nhiều người đă bị dân Palestine giết v́ họ t́nh nguyện về sống ở những phần đất Do Thái nằm trong khu địch quân Palestine. Trong khi những người MC, ca sĩ này quên mất một chính thể không xem mạng sống của người dân ra ǵ th́ vào tháng 10 năm ngoái, trong một cuộc trao đổi tù binh vô tiền khoáng hậu, Do Thái thả 1027 tù binh người Palestine họ giam giữ chỉ để đổi lấy một binh sĩ của ḿnh với chức Hạ Sĩ, anh Gilad Shalit. Trong khi những người MC, ca sĩ này quên mất lư do gần 40 năm trước họ phải trốn chui trốn nhũi, tranh giành mạng sống với người khác để rời khỏi Việt Nam th́ Simon Wiesenthal, người Do Thái, bị quân lính Hitler bắt và may mắn thoát khỏi Holocaust, không quên mối thù, tận tâm dùng cả đời của ḿnh hơn 50 năm  truy nă và bắt rất nhiều sĩ quan Đức Quốc Xă, người nổi tiếng nhất là Adolf Eichmann, bị cơ quan t́nh báo Mossad của Do Thái (tương tự như CIA của Mỹ) bắt cóc ông ta ở Á-Căn-Đ́nh rồi  đem trở về Do Thái hành quyết.

  

Chúng ta ai cũng hùng hổ vươn vai, vỗ ngực, đánh trống, thổi kèn, lùa trâu, tát nước, kêu gọi người khác tỉnh thức để xây dựng một quê hương xán lạn, nhưng chính chúng ta lại ngủ vùi trong một giấc ngủ triền miên u mê ám chướng, ngoảnh mặt, bịt tai làm ngơ, thậm chí đôi lúc c̣n cổ vơ  những chuyện ngứa tai gai mắt của những ca sĩ, MC về VN, những cơ cấu tổ chức, những tập đoàn thương mại, những cá nhân vẫn tiếp tục cộng tác với họ, không cần biết lập trường sống là ǵ.

 

Chẳng bao giờ người Việt Nam chúng ta sẽ là người Do Thái da vàng.

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/

November 2011