Vienna, Austria

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

 

        Chiếc tầu hỏa đến Wien Hauptbahnhof lúc 3:30 chiều ngày Thứ Hai 16-October.  Người Austrian nói tiếng Đức. "Wien" là Vienna, "Hauptbahnhof" là nhà ga chính. "Wien Hauptbahnhof" là "Nhà ga chính ở Vienna". Du khách sẽ thấy chữ "Wien" -nghĩa là Vienna- khắp nơi trong thành phố.

        Package du lịch tôi mua rất tốt v́ tôi có thể thay đổi ngày bay, chuyến bay, mỗi nơi ở bao nhiêu đêm, và hotel tùy theo sở thích của ḿnh. Riêng về hotel, dĩ nhiên là nếu trong túi có rủng rỉnh xu hào th́ chọn hotel năm sao với địa điểm tốt nhất là ở trong phố, City Center. Thế nhưng túi tôi không có rủng rỉnh xu hào nên ưu tiên chọn của tôi không phải là hotel  5-sao mà là 3 hay 4 sao,  dễ dàng dùng metro hay hop on hop off, gần trung tâm thành phố nhưng cũng gần nhà ga xa lửa. Hotel ở Vienna của tôi do đó chỉ cách nhà ga hai km, cách trung tâm thành phố 1.5 km, ngay sát bên Belvedere Palace. Đi taxi từ nhà ga về hotel là 11 Euro.

        Trong khi Prague và Budapest dùng tiền tệ riêng của nước họ, Vienna dùng  Euro. Dân số của Vienna là 1.8 triệu (2.6 triệu kể cả vùng phụ cận). Vienna là thành phố nhiều người nói tiếng Đức thứ nh́ trên thế giới, chỉ sau Berlin. "The Economist Intelligence Unit" xếp hạng các thành phố theo năm tiêu chuẩn: t́nh h́nh chính trị yên ổn, y tế, văn hóa & môi trường, giáo dục, hệ thống đường xá. Họ  xếp Vienna đứng thứ nh́ trên thế giới (1 là Melbourne, 3 là Vancouver, 4 là Toronto, 5 là Calgary).

        Vienna là "Thành phố âm nhạc" . Bốn nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới đều tiêu khiển cuộc đời của họ ở Vienna: Haydn,  Mozart, Beethoven, Schubert. Và dĩ nhiên không ai là không biết bản nhạc nổi tiếng nhạc sĩ Johann Strauss II người Austrian viết và ḥa tấu năm 1866 ở Vienna: "The Beautiful Blue Danube" (xin nhấn mạnh là "The Blue Danube" chứ không phải là hai bản nhạc thế giới không ai biết  "Gửi em ở cuối sông Hồng" hay "Đêm bên sông SàiG̣n nhớ Bác" ).

        Năm 1938, Hitler chiếm Austria. V́ Austria chiến đấu cùng phe với Đức quốc xă nên Austria bị quân đội đồng  minh bỏ bom thiệt hại nặng nề, rất nhiều lính Austria tử trận. Hitler tàn sát người Do Thái, giết từ năm đến sáu triệu người Do Thái ở Âu Châu (trong tổng số chín triệu). Năm 1934, số người Do Thái ở Vienna   176,000 người. Năm 1955 khi  Austria giành  lại độc lập, số người Do Thái ở Vienna -một số bị giết, một số chạy tỵ nạn sang nước khác-  chỉ c̣n lại  9000 người.

Khách sạn 5 sao Hotel Imperial, Vienna: Hitler thời trẻ làm nghề hầu bàn ở đây.

        Mức sống ở Vienna cao như Paris, London..., thức ăn đắt đỏ. Một chai nước nhỏ, bán bất cứ ở đâu, 3 Euro. Một bát phở là 14 Euro (16 dollars), so với chỉ có $5 dollars ở Prague hay Budapest (cả ba đều là phở Bắc, chỉ có bánh phở với thịt).  Giống như Prague và Budapest, quán ăn Việt Nam ở Vienna khắp nơi.

        14 Euro ăn một bát phở Bắc chẳng ngon bằng phở miền Nam, th́ thà ăn McDonald's sướng hơn. Mỗi lần đến một quốc gia ngoại quốc tôi đều vào McDonald's để khảo giá. Giá cho một McDonald's combo meal: hamburger, fries, và Coke ở Mỹ là 8 dollars. Ở bất cứ thành phố nào trên thế giới: SaiGon, Bangkok, Tokyo, London, Paris, Beijing, Singapore, Rome, Athens..., giá một combo meal như thế cũng sấp sỉ như ở Mỹ, trên dưới một, hai dollars, thành ra  ăn bát phở 16 dollars làm ǵ cho đau bụng.

        Tất cả người Việt chúng tôi gặp trong ba thành phố này đều là người miền Bắc nên tôi rất ngạc nhiên khi anh chủ tiệm phở chúng tôi ghé vào ăn tối ở Vienna là người miền Nam. Anh giải thích là anh vượt biên năm 1978 theo dạng người Hoa, qua đảo Mă-Lai chờ măi mới có một phái đoàn đến bảo trợ định cư. Phái đoàn ấy là Austria. Lúc bấy giờ anh không biết Austria mà chỉ biết Australia, nên vừa nghe xong cứ tưởng là Australia, thấy đi cũng được nên đồng ư đi. Khi đặt chân lên đất định cư th́ mới biết Austria là một xứ khác ở Âu Châu, không phải là Australia!

        Buildings ở Vienna giống như ở Paris: mặt tiền là xi-măng, không sơn đủ mầu như Prague hay Venice. V́ thế cả thành phố có một mầu xám ảm đạm bao phủ. Đến một thành phố lạ, du khách sẽ biết thành phố đó giầu có, trật tự, bằng cách nh́n nhà cửa ngăn nắp, giữ ǵn đẹp đẽ, dân chúng mặc quần áo chỉnh tề, lịch sự. Đó là Vienna.

        Giống như Prague và Budapest, Vienna không có móc túi hay cướp bóc lặt vặt. Ai thích nhạc và viện bảo tàng th́ sẽ thích Vienna.  Cả hai vợ chồng tôi không ưu ái bảo tàng viện nên có Hoàng Cung  Schönbrunn Palace với 1441 pḥng, khi xe Hop On Hop Off đến,  chúng tôi chỉ ngồi trên xe nh́n mà không ghé vào.

        Vienna không linh động, không xinh đẹp bằng Prague; tôi thích Prague hơn.

        Đây là những nơi chúng tôi đi xem ở Vienna:

        1. Hoàng cung Hofburg, xây vào thế kỷ thứ 13, bây giờ là nơi Tổng Thống Austria ở và làm việc Ngày xưa đây là Hoàng cung vào mùa Đông, Schonbrunn Palace là Hoàng cung vào mùa hè. Trong khi dân nghèo cạp đất ăn, không có mái ngói che đầu th́ vua ngày xưa- phương Tây hay phương Đông- có hai hoàng cung cả ngh́n pḥng, một để dùng vào mùa Đông và một để dùng vào mùa Hè. Đây là lư do tôi không thích bất cứ quốc gia nào bây giờ c̣n có hệ thống vua tôi. Mọi người khi sinh ra đều b́nh đẳng, không ai automatic là công chúa, là hoàng tử để chẳng những ngồi trên đầu thiên hạ mà c̣n được tiền bạc sung túc cả đời. Đây là sự bóc lột dân lành một cách trắng trợn, là nền tảng để Cộng Sản lợi dụng, cổ vơ dân nghèo lật đổ xă hội tư bản.

 

        2. Đại học Vienna:

        3. St Stephen's Cathedral: hoàn thành năm 1160, là nhà thờ chính yếu của Công giáo Austria. Mozart làm đám cưới ở đây năm 1782. Có cả chục ngàn xương người chết chôn dưới đất nhà thờ, như Catacomb ở Paris. Du khách có thể leo bộ 343 bậc trong một cầu thang trôn ốc, cao 67 mét, để đến đỉnh ở South Tower. Đến đỉnh th́ hộc x́ dầu nhưng đáng đồng tiền bát gạo, thấy toàn cơi Vienna từ trên cao.

        4. Karntner Strasse: đường từ Hoàng cung Hofburg đến St Stephen's Cathedral, khá vui nhộn và có nhiều tiệm bán đồ hiệu đắt tiền.

        5. Thư viện Quốc gia: Thư viện Quốc gia Vienna đang trong t́nh trạng tu sửa. Mặt bên ngoài của building không duy tŕ nên v́ thời gian đă trở thành đen đúa. Để ư nhiều ảnh tôi chụp nhà nửa đen, nửa trắng. Nửa trắng là đă được bắn đá tu sửa. Nửa đen là t́nh trạng nguyên thủy, chưa sửa tới. 

        6. Votivkirche Church:

        7. Bảo tàng viện, Dinh thự Belvedere: ngày xưa là nhà ở vào mùa hè của Hoàng Tử Eugene of Savoy (1663-1736). Bây giờ là museum, và là một Di sản Thế giới UNESCO công nhận. Hotel của tôi ở sát bên cạnh nên ra ngồi ngắm vườn hoa dài khoảng một rưỡi sân đá banh rất ít người đến xem, thật là "relaxed". 

 

        8. Sông Danube: trước khi đi tôi nôn nóng muốn xem tận mắt con sông Danube đẹp thế nào mà gây hứng cảm cho bài nhạc waltz The Blue Danube; thế nhưng thú thật sau khi đi thuyền một ṿng th́ ban đầu tôi có hồ hởi, phấn khởi, hứng thú, nín thở hồi hộp đến đâu th́ trên thuyền tôi thất vọng năo nề, ê chề đến đấy. Hai bên bờ sông Danube không có building tráng lệ, nhà thờ cổ kính Notre Dame như ở Paris, tầu không đi dưới những cây cầu thơ mộng như ở Paris, và có một thứ không có ở sông Seine ở Paris: graffiti vẽ đầy dọc theo hai bên bờ sông, tạo nên một cảm giác bẩn thỉu, không an ninh.

        Giống như Thụy Sĩ, tôi đoán sự sụp đổ của khối Cộng Sản Nga Sô/ Đông Âu đă mang theo bao nhiêu thành phần vô học sang Austria. Những người này sơn vẽ graffiti loạn xạ trên tường, tàn phá vẻ đẹp của thành phố.

        Khung cảnh thơ mộng của con sông Danube 150 năm về trước đă làm cho Johann Strauss II xúc động cảm tác bài "The Beautiful Blue Danube", nay không c̣n nữa. Tôi nghĩ cảnh graffiti xấu xí bây giờ chỉ làm cho một nhạc sĩ cảm tác những bản nhạc bất hủ như "Tiếng hát ghê rợn giữa rừng pác Pó", "Chào em cô gái Lam Hồng trong hầm trú bom", "Quân dân ta bắt bom napalm với  hai bàn tay trắng".

        Sau ba đêm ở Vienna, sáng Thứ Năm 19-Oct tôi lấy taxi trở lại nhà ga chính ở Vienna để đi Budapest. Nhà ga ở Vienna to hơn Prague nhiều, và có quầy information để giúp hành khách. Tuy là hạng Economy, chỗ ngồi rộng răi, nệm ghế êm của tầu hỏa chẳng phút chốc ru tôi ngủ sau khi xe lăn bánh.

         Life is good: không một chuyến xe lửa nào tôi đi cho đến giờ ghê rợn bằng con tầu hỏa Thống Nhất tôi đi 44 tiếng từ SàiG̣n ra Nam Định vào năm 1990.     

(kỳ tới: Budapest, Hungary)

Nguyễn Tài Ngọc

November 2017

http://saigonocean.com/index.php/en/

 

 

Tài liệu tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/Hofburg

https://artsbeat.blogs.nytimes.com/2011/01/10/top-10-composers-the-vienna-four/

https://en.wikipedia.org/wiki/Vienna

http://www.projetaladin.org/holocaust/en/40-questions-40-answers/basic-questions-about-the-holocaust.html

https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_the_Jews_in_Austria