Hát Bc ca Nam

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

Ca sĩ Thanh Lam

 

 

        Hôm kia tôi t́nh cờ đọc một bản tin một cô ca sĩ người miền Bắc tên Thanh Lam khi được phỏng vấn, phát ngôn một câu nói làm nhiều ca sĩ và người miền Nam không đồng ư, phản ứng mănh liệt. Đây là hai câu hỏi trong cuộc phỏng vấn đó:

        Hỏi: Chị có đồng t́nh với cách kinh doanh bolero của nhiều ca sĩ ngày nay?

        Đáp: Bolero ngày nay như cái mỏ, các ca sĩ nhảy vào khai thác hết rồi, khiến nó bị bào ṃn. Như vậy, nó không đem đến vẻ đẹp đích thực của âm nhạc nữa, đó là sự biến tướng.

        Hỏi: Trước đây, Đàm Vĩnh Hưng có nhắc tới sự ḱ thị của nghệ sĩ ngoài Bắc với nghệ sĩ trong Nam. Theo chị, có sự phân biệc Nam Bắc trong âm nhạc hay không?

        Đáp: Không có ngành nghề nào không cần phải học cả. V́ khi không có tŕnh độ thực sự th́ không khai thác chiều sâu được, nó chỉ hớt váng được lúc đầu thôi. Nhưng trong miền Nam lại nổi lên nhiều ca sĩ chẳng học hành ǵ cả mà vẫn nổi tiếng nhờ truyền thông. Tôi đặt dấu hỏi về điều này 

        Câu trả lời thứ hai của cô Thanh Lam: "Nhưng trong miền Nam lại nổi lên nhiều ca sĩ chẳng học hành ǵ cả mà vẫn nổi tiếng nhờ truyền thông." đă dấy động cơn... sùng của nhiều người lên tiếng cực lực phản đối.

        Tôi những tưởng chiến tranh Việt Nam đă đi vào quên lăng 42 năm qua v́ quân và dân ta với năng lực lănh đạo, rà soát tổ chức, biên chế và công tác tập huấn cán bộ, sức chiến đấu của Đảng trong nhiệm vụ then chốt, chất lượng huấn luyện, tŕnh độ chiến đấu của bộ đội quán triệt cao, đă vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nguy cơ, kiên định con đường và mục tiêu xă hội chủ nghĩa. Đảng ta đă  hoàn thiện bộ máy nhà nước làm tṛn sứ mệnh vẻ vang cho tổ quốc, xứng đáng với niềm tin của nhân dân, nh́n xa thấy tương lai tươi sáng của dân tộc,  hạnh phúc của nhân, giải phóng đất nước (tôi hiểu đoạn tôi vừa mới viết th́ chết liền), thế nhưng chỉ v́ một câu nói mà nay Đàng Ngoài của Chúa Trịnh phía Bắc sông Gianh lại khai chiến với Đàng Trong của Chúa Nguyễn ở miền Nam, Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa đóng đô ở Hà Nội lại bùng nổ trận chiến với Việt Nam Cộng Ḥa thủ đô ở SàiG̣n.

        Người ta cho lời tuyên bố của Thanh Lam là chủ quan, hồ đồ, vô ư thức, với mục đích đào hố sâu giữa nghệ sĩ miền Nam và miền Bắc.

        Lời nói của Thanh Lam có đúng hay không? Tôi xin mạn phép tŕnh bày ư kiến thô thiển của tôi về hai câu trả lời đó:

        1. Bolero ngày nay như cái mỏ, các ca sĩ nhảy vào khai thác hết rồi, khiến nó bị bào ṃn. Như vậy, nó không đem đến vẻ đẹp đích thực của âm nhạc nữa, đó là sự biến tướng.

        Nếu quư vị đang hồ hởi, hồi hộp, nín thở, nghe lời giải thích của tôi th́ quư vị về bán nhà là vừa. Tôi chẳng biết ǵ về nhạc, không mê say nhạc, chẳng biết ca sĩ nào là ca sĩ nào, ngoại trừ những ca sĩ già cú đế trước 1975. Ngày xưa thời Trung học tôi có một anh bạn tên Huỳnh Bá Thanh là tay đánh trống của nhà trường. Những hôm đến nhà anh chơi ngồi nghe anh đánh trống, tôi nhớ lỏm bơm anh nói với tôi trống đánh điệu Bolero là "Chắt. Bùm. Chắt. Bum. Bum. Bùm".

        Nhạc Việt Nam không như nhạc Mỹ đa dạng đủ mọi thể loại, rock, jazz, country, soul, pop, country...., mà nhạc Việt Nam hầu như chỉ có một loại Bolero "Đời tôi cô đơn yêu ai hổng ai thương..", thể hiện qua nhạc của hầu hết các nhạc sĩ miền Nam: Anh Bằng, Trần Thiện Thanh, Châu Kỳ, Hoàng Thi Thơ, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Nhật Ngân...

        Nhạc Việt Nam của ḿnh gần giống như nhạc country music của Mỹ ở điểm là nghe rầu thúi ruột, lời nhạc đại khái chỉ là tui thương em nhưng em không thương tui, em bỏ tui đi với thằng cà chớn nào khác làm tui buồn khóc mất em, mất nhà, mất xe hơi, mất xe gắn máy...., chỉ c̣n con chó Toutou.

        Tôi không đồng ư với cô Thanh Lam là nhạc Việt bây giờ bị bào ṃn v́ đă bị các ca sĩ nhẩy vào khai thác gần hết. Tôi nghĩ lư do bào ṃn là v́ số lượng nhạc phong phú chỉ do các nhạc sĩ ở miền Nam viết trước thời gian 1975. Nhạc sĩ sau 1975 viết không hay nữa. Xin lưu ư là tôi chỉ nói tổng quát, không bao giờ dám chê tất cả v́ có những bài nhạc viết sau 1975 rất hay.

         Nhạc miền Nam viết trước 1975 về t́nh yêu trai gái thật súc tích, điệu nhạc bắt tai êm dịu, lời nhạc mây mưa uyển chuyển đến đâu th́ nhạc miền Bắc viết khô khan, rầm rộ, đến đấy. Làm sao những bản nhạc: "Bác cùng các cháu đi hành quân", "Cô gái SàiG̣n đi tải đạn", "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây", "Năm anh em trên một chiếc xe tăng", "Nụ hôn và cây súng", "Xe ta đi trong đêm Trường Sơn" có thể so sánh với nhạc của Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Anh Bằng, Vũ Thành An, Trần Thiện Thanh, Phạm Duy...?  Bằng chứng rất rơ là cho dù đă hơn 40 năm, các ca sĩ ở Việt Nam và ở hải ngoại vẫn hát lại những bài nhạc viết trước 1975. Cô ca sĩ Lệ Quyên số Một ở Việt Nam hiện thời hát toàn là "nhạc vàng" trước 1975 v́ lư do rất đơn giản là người ta thích nghe. Không có quốc gia nào trên thế giới bây giờ vẫn nhai đi nhai lại nhạc cũ như nước Việt Nam ḿnh.

 

        2. Không có ngành nghề nào không cần phải học cả. V́ khi không có tŕnh độ thực sự th́ không khai thác chiều sâu được, nó chỉ hớt váng được lúc đầu thôi. Nhưng trong miền Nam lại nổi lên nhiều ca sĩ chẳng học hành ǵ cả mà vẫn nổi tiếng nhờ truyền thông. Tôi đặt dấu hỏi về điều này 

        Thông thường, một người phải có tŕnh độ cao cấp th́ khi chỉ trích, lời nói họ mới có uy tín. Tôi Google t́m tiểu sử Thanh Lam th́ khám phá là cô một cột trụ của ngành ca nhạc, rất nổi tiếng ở Việt Nam. Thanh Lam học âm nhạc và chơi đủ thứ nhạc cụ từ thưở nhỏ. Cô thắng đủ thứ giải thưởng âm nhạc trong và ngoài nước. Là người gạo cội trong ngành ca hát, tôi nghĩ cô ta có đủ thẩm quyền tuyên bố nhận định của ḿnh trong lănh vực cô rất giỏi. Câu hỏi ở đây là lời nói của cô có đúng hay không? Tại sao một số người miền Nam phản đối, nghĩ rằng lời phát biểu này sai?

        Tôi đọc câu này vài lần, và theo ngu ư, thiển ư, hay cái ǵ ư đi nữa của tôi, tôi nghĩ lời nói này không sai. Đây là một nhận định tổng quát, tuy rằng cần khẩn trương bổ túc chi tiết để làm rơ thắng lợi vẻ vang, nhưng căn bản của nó th́ không có ǵ sai trật.

        Thực tế trong đời sống là phải học hành th́ mới có tŕnh độ, có kiến thức để quán xuyến vấn đề. Dĩ nhiên là có những người không học hành nhưng thành công tột bực, nhưng đó chỉ là thiểu số rất ít.

        Nghe một ca sĩ người miền Bắc hát, một người biết ngay là họ đă học trường âm nhạc v́ lời ca sắc sảo, giọng hát mạnh mẽ, âm ngân lâu dài, khác hẳn với ca sĩ miền Nam. Ca sĩ miền Nam, hay cả những ca sĩ ở hải ngoại, ít người có tŕnh độ học hỏi từ các trường âm nhạc; phần lớn họ là ca sĩ Karaoke.

        Thế nhưng điểm quan trọng Thanh Lam không đề cập ở đây là khác với tất cả các nghề nghiệp khác phải học mới có tŕnh độ như học mới thành bác sĩ, nha sĩ..., ngành ca hát có điểm đặc biệt là không cần học cũng có thể thành công. Mục đích của ca sĩ là dùng lời nhạc để rung động con tim người nghe. Các ca sĩ người Bắc với đồng một giọng the thé, sắc sảo, dồn dập hùng hồn "Toàn dân nghe chăng sơn hà nguy biến. Hận thù đằng đằng..." trong những bản nhạc  "Hát mừng các cụ dân quân", "Trai anh hùng gái đảm đang", "Tiếng hát từ thành phố mang tên Bác", "Đường tôi đi dài theo đất nước", "Chào anh giải phóng quân chào mùa xuân đại thắng", "Nổi lửa lên em", "Tầu anh qua núi"....nghe toát lạnh xương sườn xương đ̣n gánh, th́ có học âm nhạc đến đâu đi nữa cũng không hấp hồn người nghe bằng giọng hát thùy mị, nhẹ nhàng của một ca sĩ miền Nam không hề học âm nhạc, qua những nhạc phẩm trữ t́nh viết trước 1975 hay sau này.

        Câu "...mà vẫn nổi tiếng nhờ truyền thông."  chỉ đúng có nửa phần. Vâng, ngành truyền thông từ xưa đến nay đóng vai tṛ then chốt trong việc truyền bá tin tức cũng như "lăng-xê" các minh tinh ca sĩ, thế nhưng nếu người hát dở th́ sẽ không có người nghe, ngành truyền thông sẽ x́-tốp phát thanh hay phát h́nh. Lư do ngành truyền thông truyền bá một ca sĩ v́ khán thính giả mê thích giọng hát, không cần biết người hát có quá tŕnh học trường âm nhạc hay không.

        Tôi đọc tin tức ở Việt Nam, biết là có khối ông trong chức lănh đạo dùng bằng cấp giả để đoạt đến địa vị nghề nghiệp. Những người này vẫn tại chức, vẫn thăng tiến trong việc làm v́ không ai kiểm soát để phô bày sự gian dối của họ. Ca sĩ th́ khác. Khán thính giả trong vai giám khảo sẽ cho rớt đài người hát dở ngay lập tức, cho dù họ khoe khoang với người khác là họ hát hay. Ngược lại, ca sĩ nào chỉ cần hát đúng note nhạc với giọng hát truyền cảm trữ t́nh làm mấy ông đi toilette cũng phải xách theo iPhone hay iPad để nghe th́ việc người ca sĩ đó có học âm nhạc hay không không thành vấn đề.

        Nhu cầu thị trường chứ không phải là có học trường âm nhạc hay không quyết định sự thành công của một ca sĩ.

Nguyễn Tài Ngọc

October 2017

http://saigonocean.com/index.php/en/

 

 

Mời nghe cho vui những bài bolero do ca sĩ Quỳnh Trang hát:

 

http://www.saigonocean3.com/casiQuynhTrang/QuynhTrang-2.htm