Tưng vua Quang Trung, Trn Hưng Đo

trên đt M

Nguyn Tài Ngc

http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

 

nguồn : Người Việt

 

Ba tuần trước lái xe xuống Garden Grove, Orange County, dự một tiệc cưới, t́nh cờ khi đi ngang trên đường Euclid giữa Westminster và Hazard, bên phải tôi thấy một khu tiệm Việt Nam với tượng h́nh vua Quang Trung. Cũng trong khu tiệm này có một con đường nhỏ cắt ngang Euclid với đèn xanh đèn đỏ. Đọc tên bảng đường, tôi không khỏi không thấy thú vị: "Emperor Quang Trung". Tên một người Việt Nam trên một con đường ở Mỹ!

        Đă có tên đường Việt Nam ở dưới Orange County: con đường Bolsa ở thành phố Westminster ngày xưa chỉ tên là Bolsa. Sau đó, nghị viên thành phố biểu quyết sơn thêm một hàng chữ thứ hai nhỏ trên bảng tên đường, dưới chữ "Bolsa": "Đại lộ Trần Hưng Đạo". Thành phố Garden Grove mới đây đă biểu quyết cũng sẽ làm như thế với bảng tên đường Bolsa chạy ngang thành phố ḿnh, thêm chữ  "Đại lộ Trần Hưng Đạo". Trong cả hai trường hợp, tên đường Bolsa vẫn giữ nguyên, chỉ in thêm chữ "Đại lộ Trần Hưng Đạo". Đường "Emperor Quang Trung" là tên một đường riêng hẳn ḥi. Nó thay hẳn cho tên đường cũ là "Business Center Parkway".

 

 

        Tôi là người óc có đầy sạn nên đề cập tên những nhân vật trong lịch sử xưa kia th́ c̣n có thể nhớ, chứ hỏi tiểu sử th́ tôi xin chịu thua, chỉ nhớ sai lầm liên quan đến hiện đại. Chẳng hạn như nếu ai hỏi về vua Quang Trung Nguyễn Huệ, tôi chỉ nhớ ông ta hay đi mua sắm ở Thương Xá Tax, nhà ông ta đi ra hướng bờ sông SàiG̣n,  gần Hotel Majestic. Thành thử ra trước khi trí nhớ bị quá lệch lạc, tôi xin tóm tắt về lịch sử vua Quang Trung:

        Nguyễn Huệ (1753 - 1792), là một trong ba anh em nhà Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ), có công chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh Bắc Nam, lật đổ hai triều đại này cùng nhà Hậu Lê, chấm dứt t́nh trạng Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỷ. Nguyễn Huệ lên ngôi vua năm 1788, vương hiệu Quang Trung Hoàng Đế , hay c̣n gọi là Bắc B́nh Vương. Vua Quang Trung có công đánh bại các cuộc xâm lược của Xiêm-La từ phía Nam, của Đại-Thanh từ phía Bắc, và là vị vua có tài cai trị, đưa ra  nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng nước Đại Việt. Tiếc rằng ông mất rất trẻ, 39 tuổi.

        Nguyễn Ánh, cháu của Chúa Nguyễn Phúc Khoát thuộc về triều đại Nguyễn ở phía Nam tranh chiến với triều đại Trịnh ở phía Bắc, sau khi vua Quang Trung chết, đánh bại quân Tây Sơn vào năm 1802, lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Gia Long. Vua Gia Long thù ḍng họ nhà Tây Sơn đến nỗi chẳng những tru di tam tộc, lấy óc làm bô nước tiểu, mà c̣n vĩnh viễn gọi anh em Tây Sơn là giặc ngụy, chẳng khác nào các đồng chí Bắc Kỳ gọi quân dân Việt Nam Cộng Ḥa. 

        Ngày xưa c̣n bé học về vua Quang Trung, biết là một trong ba anh em nhà Tây Sơn, nhưng tôi chẳng biết Tây Sơn ở đâu. Rút tỉa bài học, nếu ai không biết Tây Sơn ở đâu th́ tôi xin giải thích là Tây Sơn gần Qui Nhơn, tỉnh B́nh Định. Nếu ai không biết Qui Nhơn ở đâu nữa th́ tôi đề nghị đi bán nước mía v́ lấy mía cây không cần ra Qui Nhơn.

        Lư do tôi thấy thú vị khi nh́n tượng vua Quang Trung trên đường Euclid v́ trên đường Bolsa cách đây ba năm người Việt cũng đặt tượng đài ông Trần Hưng Đạo (c̣n gọi là Đức Thánh Trần) ở khu plaza nhỏ Hà Nội Plaza nơi có tiệm ăn Hà Nội và Le Crossant Doire,  số 9078 Bolsa Ave, Westminster.

 

 

Photo: Minh Nguyen

 

        Theo báo Việt Báo, tượng vua Quang Trung do điêu khắc gia Gia Phạm Thông thực hiện với chi phí là $67,000 dollars, bằng đồng nặng 1200 lbs, cao 10 feet (3 mét) kể cả bệ,  di chuyển về California từ Texas. Kể cả bệ, gắn vào thành tượng đài, chi phí là $170,000 dollars. Tham dự ngày lễ khánh thành đặt tượng đài có một lô quan khách thành phố cùng với nhiều Ḥa Thượng thuộc về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (lễ khánh thành tượng Trần Hưng Đạo ở Hà Nội Plaza cũng có sư săi tham dự).

        Tôi mạn phép đi ra ngoài đề là thiết lập một cái tượng ở bên Mỹ th́ có liên hệ ǵ với Phật giáo mà sư săi tham gia? Ông Phật sinh vào năm 563 trước Công nguyên. Ngày xưa thời ông Phật, tất cả mọi người tin là trái đất vuông. Chỉ cho đến vào năm 340 trước Công nguyên, Aristotle người Hy-Lạp mới xác định thật sự là trái đất tṛn. Vua Quang Trung và Hưng Đạo Vương chết mấy trăm năm về trước ở Việt Nam, chẳng bao giờ biết Mỹ v́ lúc đó không có Facebook. Ông Phật không thể nào biết nước Mỹ v́ tin là trái đất vuông và không biết là có nước Mỹ. Ông Phật cũng không biết hai người kia th́ sư săi đến dự lễ khánh thành tượng để làm ǵ? Nếu nói để cầu siêu th́ tôi thấy hơi quá vô lư. Vua Quang Trung chết đă hơn 200 năm. Trần Hưng Đạo chết hơn 700 năm. Nếu hai người này có xuống địa ngục hay lên thiên đàng th́ chuyện đă xẩy ra đời xửa đời xưa rồi, có cầu siêu đến đâu th́ làm ǵ mà giúp họ được?   

        Nếu ai thắc mắc tại sao chẳng bao giờ thấy mấy ông Mục sư Tin Lành tham dự lễ khánh thành tượng đài th́ tôi xin giải thích là trong 10 điều răn, Chúa cấm thờ h́nh tượng trong điều răn thứ 4 và 5, Xuất Ê-Díp-Tô Kư (Exodus 20:4-5):

        "Ngươi chớ nắn một h́nh tượng cho ḿnh giống bất cứ h́nh dạng nào  trên trời cao hay dưới nước, dưới đất thấp. Ngươi chớ quỳ lạy hay thờ phượng chúng… - You shall not make for yourself an image in the form of anything in heaven above or on the earth beneath or in the waters below.  You shall not bow down to them or worship them…")

        Trần Hưng Đạo là người được nhiều người Việt lập đền thờ, trong nước Việt Nam cũng như ở Hoa Kỳ.

 

 

Tượng Trần Hưng Đạo ở Grand Century Mall, San Jose. Nguồn : SBTN

 

        Xin mời đọc sơ qua tiểu sử Hưng Đạo Vương:

        Trần Hưng Đạo (năm sinh không rơ là 1228, 30, hay 31 - mất 1300) tên thật là Trần Quốc Tuấn, là quan vơ đời nhà Trần, có công ba lần đẩy lui cuộc xâm lăng của quân đội Nguyên - Mông Cổ (1258, 1285, 1287) với trận cuối cùng nổi tiếng nhất  trận Bạch Đằng. Bắt chước Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo đóng cọc dưới sông. Khi thủy triều xuống, chiến thuyền địch quân mắc cạn bị quân ta tàn sát. Ông là người giỏi binh thư chiến lược, viết "Binh thư yếu lược" và "Hịch Tướng sĩ". Năm 1289,  Vua Trần Nhân Tông phong chức Trần Hưng Đạo lên Hưng Đạo Đại Vương, với vị trí tối cao toàn quyền chỉ huy quân đội. Khi ông chết, người đời gọi ông là Đức Thánh Trần.

        Mới đây, vào tuần lễ đầu tháng 9 ở Arlington, ngoại ô Dallas, Texas, cũng có một buổi lễ gây quỹ lập tượng đài Trần Hưng Đạo ở khu Bến Thành Plaza, 1818 E Pioneer Pkwy #100, Arlington, TX 76010.

 

nguồn: http://tredeponline.com/2017/06/le-dong-tho-xay-dung-tuong-dai-duc-thanh-tran-tai-ben-thanh-plaza-arlington-texas/

 

        Nước Mỹ độc nhất vô nhị trên thế giới khi nói về dân ngoại quốc ở trong nước. Trong 325 triệu công dân th́ có đến 350 ngôn ngữ khác nhau. Mỗi một nhóm dân đều thiết lập riêng biệt khu phố xá, thương mại của quốc gia ḿnh như Chinatown, Little Tokyo, Koreatown, Little Kabul (Kabul là thủ đô của nước A-Phú-Hăn, Afghanistan)... Người Việt đi xa hơn một tí: trong khu nhiều người Việt họ lập chùa chiền, thiết lập tượng đài, giăng cờ VNCH loạn xạ.

        Quyền đặt tên đường là của thành phố. Thành phố nào có nhiều người Việt nằm trong Hội đồng Thành phố th́ lại càng có cơ hội biểu quyết những vấn đề có lợi cho người Việt (Garden Grove có sáu vùng district, ba vùng th́ nghị viên là người Việt Nam. Westminster có hai nghị viên và Thị Trưởng là người Việt Nam). Đó là lư do tại sao thành phố Garden Grove biểu quyết chấp thuận đường “Emperor Quang Trung”.

Tôi không đồng ư đặt tên đường Việt trên đất Mỹ. Tôi sẽ tŕnh bày vài lư do dưới đây, nhưng rất đơn giản là thử tưởng tượng cộng đồng người Hoa ở Việt Nam đặt tên vài con đường ở SàiG̣n là Mao-Trạch-Đông, Tập-Cận-B́nh th́ chúng ta có bằng ḷng hay không? Đă là công dân Mỹ th́ ưu tiên số 1 là văn hóa, phong tục Hoa Kỳ. Một người Mỹ, nhất là nếu sinh ở Garden Grove, sẽ lộn ruột khi thấy phố xá của ḿnh mang tên một ngôn ngữ không phải là tiếng Anh.

Thêm một lư do nữa tôi chắc người Việt ở Mỹ ít ai biết là cha ông người Mỹ ghét chế độ vua chúa Anh quốc nên họ đă ấn định rơ trong Hiến Pháp Hoa Kỳ ở Điều 1, Khoản 9, Tiết mục 8:

“Hoa Kỳ không ban tặng bất cứ danh hiệu quư tộc nào. Nếu không có sự đồng ư của Quốc Hội, những nhân viên chính phủ giữ chức vụ có lợi tức và tài khoản không được phép nhận bất cứ quà tặng, danh hiệu, tước vị  nào do vua chúa, hoàng tử, hay chính phủ ngoại quốc ban tặng”.

(“No title of nobility shall be granted by the United States: and no person holding any office of profit or trust under them, shall, without the consent of the Congress, accept of any present, emolument, office, or title, of any kind whatever, from any king, prince, or foreign state”).

Chế độ vua chúa Anh Quốc tạo ra sự áp bức, bóc lột công dân nên tiết mục này trong Hiến Pháp ghi rơ nước Mỹ không ban danh hiệu quư tộc. Ngay cả cách gọi Tổng Thống khi thiết lập Hiến Pháp, các ông cha nước Mỹ cũng bàn căi nên gọi như thế nào, có nên tiếp tục gọi như gọi vua Anh hay không: “His Highness, The President of the United States” (tôi tạm dịch “Thưa thánh thượng, Tổng Thống nước Mỹ”). Nhưng họ đồng ư “His Highness” quá …cao thượng nên chỉ gọi “Mr. President”, hay “His Excellency” (tạm dịch: “Thưa Ngài”).

Hoa Kỳ đă không thích vua chúa mà nay ḿnh lại đặt tên đường “Hoàng Đế Quang Trung”? Tệ hơn nữa, “Hoàng Đế Quang Trung” chẳng ăn nhậu ǵ đến nước Mỹ!

        Người Việt ở Mỹ thiết lập tượng đài Trần Hưng Đạo, vua Quang Trung... trên phần đất thương mại do chính họ - tư nhân - làm chủ nên hoàn toàn hợp pháp.

        Câu hỏi để tranh luận ở đây là người Việt ở Hoa Kỳ có nên đặt tên đường Việt Nam, hay thiết lập tượng đài nhân vật lịch sử Việt Nam trên đất Mỹ hay không?

        Ư kiến của tôi là không, người Việt không nên xây tượng đài nhân vật lịch sử Việt Nam ở Hoa Kỳ. Đây là lư do:

1. Không ai biết mặt thật của Trần Hưng Đạo hay vua Quang Trung:

        Joseph Nicephone Niepce phát minh máy ảnh năm 1827, nhưng măi đến năm 1839 th́ Robert Cornelius mới chụp tấm ảnh chân dung đầu tiên, và bốn năm sau nữa, 1843, th́ Tổng Thống Mỹ đầu tiên được chụp h́nh là John Quincy Adams:

 

 

        Trước năm 1843, tất cả ảnh chân dung đều là vẽ. Thí dụ đây là ảnh vẽ của George Washington:

 

 

        Tuy rằng không có máy chụp h́nh, năm 1503-1506, Leonardo da Vinci vẽ chân dung Mona Lisa không khác ǵ h́nh chụp (tranh vẽ này vào năm 1962 giữ kỷ lục trị giá bảo hiểm cao nhất thế giới: 100 triệu dollars. Bây giờ giá trị của nó là một tỷ dollars, đắt nhất thế giới. Vua Pháp Francis I mua bức tranh này nên nó thuộc về nước Pháp, hiện trưng bày ở Bảo Tàng Viện Louvre, Paris).

 

 

        Người Á Đông không có khiếu vẽ bằng người Tây Phương. Nh́n những tranh vẽ chân dung ngày xưa của người Nhật hay người Tầu, tất cả rất đơn giản chỉ vài đường vẽ, mặt nào cũng giống nhau. Người Việt xưa kia c̣n tệ hơn, hoàn toàn không có khiếu vẽ hay kiến trúc. Thành thử ra chúng ta không có tranh vẽ chân dung của Nguyễn Huệ, của Trần Hưng Đạo. H́nh vẽ giống ảnh chụp của các nhân vật lịch sử Việt Nam, thí dụ như h́nh Trần Hưng Đạo trên tờ giấy 500 Đồng thời Việt Nam Cộng Ḥa,  đều là do trí tưởng tượng của họa sĩ vẽ sau này.

        Tôi cho một thí dụ chẳng may vợ hay chồng mất tích. Một thời gian sau cảnh sát đến nhà báo đă t́m ra, mời ḿnh lên sở cảnh sát nhận diện và mang về nhà. Đến nơi thấy một người lạ hoắc không phải vợ/ chồng ḿnh th́ ḿnh có đồng ư, hay là cương quyết từ chối không mang về v́ người đó không phải là người ḿnh yêu thương? Tôi chắc chắn ai cũng chọn câu trả lời thứ hai. Thế th́ tại sao lại đi khắc một cái tượng mặt không phải là ông Trần Hưng Đạo rồi cứ tuyên truyền láo khoét đó là ông Trần Hưng Đạo để làm kỷ niệm hay thờ lậy? 

        Năm h́nh dưới đây đều là h́nh Trần Hưng Đạo, thế mà cả năm gương mặt đều khác nhau:

 

Tranh vẽ Trần Hưng Đạo ngày xưa (nguồn: wikipedia)

 

Tượng Trần Hưng Đạo ở Bến Bạch Đằng, SaiGon – Wikipedia

 

Tượng Trần Hưng Đạo ở Hà Nội

 

Ảnh Trần Hưng Đạo trên giấy 500 Đồng thời VNCH

 

Tượng Trần Hưng Đạo trong khu Tiệm ăn Hà Nội Plaza, Orange County (Ảnh: Minh Nguyen)

 

2. Chỉ sống với dĩ văng vô bổ. Hăy chú trọng đến hiện tại và tương lai:

        Ai cũng hănh diện với chuyện Hưng Đạo Vương ba lần đánh bại quân Nguyên/ Mông Cổ. Nên nhớ là thời bấy giờ không có máy bay vận chuyển quân đội C-5 Galaxy hay C-141 Starlifter, lính Nguyên/Mông Cổ phải đi bộ đến Việt Nam tham chiến. Từ Ulaanbaatar - thủ đô Mông Cổ- đến Hà Nội đường dài gần 3000 cây số. Quân Nguyên th́ gần hơn, cho là chỉ xa Hà Nội 700 cây số. Với vận tốc đi bộ 4 km/ một giờ, một ngày đi tám tiếng x 8 = 32 km, nếu quân Mông Cổ đi bộ đến đánh Hà Nội th́ phải mất 100 ngày, quân Nguyên phải mất 23 ngày. Không phải đi tay không mà c̣n mang vũ khí, gươm giáo, quân trang, lương thực... Khi đến Việt Nam tham chiến th́ thứ nhất là đi bộ mấy chục ngày hết xí quách, thứ hai là vũ khí hai bên tương tự như nhau không ai hơn, chỉ có dao búa, gươm giáo...,  lúc lâm trận đánh xáp lá cà th́ nếu địch quân có thua Trần Hưng Đạo cũng là lẽ dĩ nhiên v́ yếu tố mệt mỏi.

        Chuyện này xưa như trái đất, đă xẩy ra hơn 700 năm. Trong khi ḿnh cả ngày mơ tưởng đến chuyện cũ hào hùng đánh bại quân xâm lược th́ thế giới đi xe hơi, Việt Nam đi xe gắn máy, thế giới ngồi cầu tiêu bồn, Việt Nam lắm nơi chỉ có cầu tiêu lỗ, thế giới con nít ngồi xe hơi bố mẹ chở đi học, Việt Nam có nơi con nít lẫn thầy cô giáo đu dây qua sông. Thế giới bỏ Việt Nam xa lắc xa lơ.

        Trung Quốc bây giờ với một quân đội vũ khí hùng hồn, ngang nhiên đem quân xâm lấn Hoàng Sa, Trường Sa, giết người Việt như ngóe, chính quyền Cộng Sản Việt Nam không dám cản chân. Thời thế đă thay đổi, vũ khí đă thay đổi, quân đội họ đă thay đổi, hùng mạnh gấp chục lần Việt Nam. Bây giờ ḿnh có gươm th́ họ có súng. Ḿnh có súng trường th́ họ có đại bác. Ḿnh có ḿn th́ họ có bom. Ḿnh có bom th́ họ có bom nguyên tử. Ḿnh có tầu chiến th́ họ có hàng không mẫu hạm. Nếu đánh nhau, Trung Quốc không cần xua quân chết binh mà chỉ cần ở một nơi bắn hỏa tiễn ào ào.

        Xây tượng vua Quang Trung, Trần Hưng Đạo trên nước Mỹ để cho "thế giới nể phục, quân Tầu phải khiếp vía, cho thấy tinh thần chống ngoại xâm bất khuất của tổ tiên ta"một  hành động ẩn trốn, tránh né vào dĩ văng, không dốc công trong hiện tại để bắt kịp nước người trong tương lai.

3. Mâu thuẫn:

        V́ ai cũng có thể dựng tượng đài trên phần đất thương mại tư nhân, tưởng tượng người Cuban ở Mỹ sẽ xây tượng Fidel Castro, người Tầu dựng tượng Mao-Trạch-Đông, người Nga dựng tượng Vladimir Putin, người Thái Lan xây tượng vua Chulalongkorn, người Phi xây tượng Ferdinand Marcos...

        Tôi dám chắc là những người Việt xây tượng đài Trần Hưng Đạo khi mua nhà th́ chỉ mua nhà ở khu Việt Nam hay khu người Mỹ (Mỹ trắng chứ không Mỹ đen!), chứ không mua nhà ở khu người Mễ, Tầu, Ả-rập, Phi-Luật-Tân..., nơi những người này có thể dựng tượng đài nhân vật lịch sử của họ. Tại sao? V́ họ nghĩ là họ ở Mỹ nên mua nhà khu người Mỹ chứ ai điên ở những khu người nước khác.  Lư do này chứng tỏ họ rất mâu thuẫn.

        Một sự thật rất thực tế là càng có nhiều người Việt Nam dọn vào một khu nào th́ người Mỹ càng dần dần bỏ đi hết. Không đi làm sao được khi làng xóm cũ của họ ngày xưa bây giờ từ từ bị một văn hóa khác lạ chiếm đóng và bành trướng cái văn hóa đó khắp nơi, từ cờ quốc gia, bảng hiệu với ngôn ngữ ngoại quốc đến nhà biến thành chùa, tượng đài h́nh thù người Á Đông  xuất hiện khắp nơi?

4. Không giữ lời thề tuyên thệ khi xin trở thành công dân Mỹ:

        Khi một người nộp đơn xin làm công dân nước Mỹ, được chấp thuận th́ vào ngày lễ tuyên thệ trở thành công dân, họ phải đọc lời thề này, hay một ông quan Ṭa sẽ đọc cho họ nghe để hứa theo, soạn thảo từ Phần 337 (a) trong Đạo Luật Nhập cư và Quốc tịch:

        "Tôi tuyên thệ và thề rằng tôi tuyệt đối hoàn toàn từ bỏ mọi ḷng trung thành với bất cứ Hoàng Tử, Vua, Chúa, Hoàng Hậu, Tổng Thống, Thủ Tướng, các nhà nhà lănh đạo nước ngoài mà ngày xưa tôi là công dân của nước đó. Tôi hứa sẽ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp và luật pháp của Hoa Kỳ chống với tất cả kẻ thù trong và ngoài nước. Tôi hứa sẽ đặt cả ḷng tin lẫn sự trung thành của tôi vào Hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ. Tôi hứa sẽ mang vũ khí bảo vệ Hoa Kỳ, phục vụ trong quân đội với vai tṛ không tham dự chiến trường, phục vụ bất cứ điều ǵ lănh đạo dân sự của quốc gia đ̣i hỏi nơi tôi, nếu luật pháp đ̣i hỏi. Chính tôi tự nguyện hứa những điều này với không một áp lực từ bên ngoài, không một sự chần chừ trong tâm trí. Xin Chúa giúp đỡ tôi".

        "I hereby declare, on oath, that I absolutely and entirely renounce and abjure all allegiance and fidelity to any foreign prince, potentate, state, or sovereignty, of whom or which I have heretofore been a subject or citizen; that I will support and defend the Constitution and laws of the United States of America against all enemies, foreign and domestic; that I will bear true faith and allegiance to the same; that I will bear arms on behalf of the United States when required by the law; that I will perform noncombatant service in the Armed Forces of the United States when required by the law; that I will perform work of national importance under civilian direction when required by the law; and that I take this obligation freely, without any mental reservation or purpose of evasion; so help me God."

        Nếu những người Việt xây tượng đài vua Quang Trung, Trần Hưng Đạo là công dân Mỹ th́ họ đă vi phạm lời hứa đầu tiên khi họ xin vào công dân: "Tôi tuyên thệ và thề rằng tôi tuyệt đối hoàn toàn từ bỏ mọi ḷng trung thành với bất cứ Hoàng Tử, Vua, Chúa, Hoàng Hậu, Tổng Thống, Thủ Tướng, các nhà nhà lănh đạo nước ngoài mà ngày xưa tôi là công dân của nước đó".

        Một người phải có ḷng trung thành với vua Quang Trung, với Trần Hưng Đạo nên mới dựng tượng để nhớ đến họ. Nếu ai căi dựng tượng họ không phải là tỏ ḷng trung thành, v́ thế vẫn tuân theo lời tuyên thệ khi xin làm công dân th́ tôi xin dẫn chứng một thí dụ trong Kinh Thánh  sách Ma-Thi-Ơ đoạn 5 câu 28 nói rơ chỉ một suy nghĩ trong tư tưởng đă là phạm tội: "Ta phán cho các ngươi biết hễ ai nh́n phụ nữ mà động t́nh ham muốn th́ trong ḷng đă phạm tội tà dâm với người đó rồi".

        Nếu ḿnh là công dân Mỹ th́ tại sao không xây tượng George Washington, tượng Kennedy...,  lại xây tượng nhân vật lịch sử của quốc gia ḿnh từ bỏ, Việt Nam?

        Nếu muốn vinh danh người Việt th́ vinh danh tập thể. Đây là ba thí dụ người Việt dựng đài kỷ niệm vinh danh người Việt Nam ở hải ngoại mà tôi thấy rất hợp lư và đáng khâm phục:

1. Vietnam War Memorial, 14180 All American Way, Westminster: đài tưởng niệm 58,000 binh sĩ Mỹ và 300,000 quân đội Việt Nam Cộng Ḥa chết ở chiến tranh Việt Nam, phí tổn một triệu dollars do cộng đồng người Việt quyên góp, hoàn thành năm 2002. Điêu khắc gia Tuấn Nguyễn khắc hai tượng lính bằng đồng, một Mỹ, một Việt, cao 15 feet (4.6 mét), đứng kế bên nhau.

 

 

2. Vietnamese Boat People Monument, Bankstown City Plaza, Sydney, Australia: thiết lập vào ngày 29-04-2011, đài kỷ niệm này là h́nh một chiếc ghe với năm người Việt trên tầu đi t́m tự do. Nó tưởng niệm cho sự cực khổ,  gian nguy, chết chóc, bất chấp đến sinh mạng của những người Việt trốn tránh chính quyền Cộng Sản đi t́m tự do vào cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980.

Vietnamese Boat people Monument, Sydney.

 

3. Vietnamese Boat People Memorial, 14801 Beach Blvd, Westminster : với sự quyết tâm kiên tŕ trong mười năm trời, vợ chồng Thái Tú Hạp và Trần Ái Cẩm cuối cùng quyên đủ tiền cộng đồng để xây tượng đài tưởng niệm những người bỏ trốn Cộng Sản t́m tự do bằng thuyền.  Đài kỷ niệm hoàn thành vào tháng 4 năm 2009.

nguồn: http://www.roadsideamerica.com/attract/images/ca/CAWESvietboat_dk1288_620x300.jpg 

 

        Cả ba đài kỷ niệm trên đều tưởng niệm sự hy sinh, thống khổ của trăm ngh́n dân Việt v́ Cộng Sản. Sự đau thương này cũng ảnh hưởng đến quốc gia Hoa Kỳ và Úc-Đại-Lợi, nơi dân Việt chọn định cư vĩnh viễn.

5. Khiêm nhường, chớ khoe khoang: 

        Quốc gia nào trên thế giới cũng xây tượng đài các nhân vật quan trọng của quốc gia ḿnh. Đây là một điều tốt, giúp cho công dân biết được lịch sử. Khi một nhân vật lịch sử của một nước khác dựng lên ở nước ḿnh th́ thường là nhân vật đó đóng góp quan trọng vào xă hội ảnh hưởng đến thế giới, hoặc đă giúp đỡ quốc gia ḿnh. Thí dụ như ở Mỹ, tượng và đường Lafayette (người Pháp) có nhiều nơi ở Washington, DC v́ Marquis de Lafayette có công giúp Mỹ đánh nhau với Anh tranh giành độc lập.

 

 

        Ở London, Anh Quốc, có nhiều tượng của Tổng Thống Mỹ Franklin Roosevelt v́ Mỹ giúp Anh đánh Đức.

Tượng Tổng Thống Franklin Roosevelt và Churchill ở London

 

        Tôi có thể đưa ra nhiều thí dụ khác nữa, nhưng điểm chính yếu ở đây là Pháp không bỏ tiền thiết lập tượng Lafayette ở Mỹ, Mỹ không bỏ tiền xây tượng Kennedy hay Roosevelt ở Anh. Mỹ và Anh, khâm phục những người nước ngoài này nên mới dựng tượng vinh danh họ.

        Một người khiêm nhường không bao giờ khoe khoang. Ngược lại, họ chỉ muốn hạ ḿnh, không muốn ḿnh là trung tâm của sự chú ư. Nếu ḿnh khâm phục vua Quang Trung, Trần Hưng Đạo... th́ khâm phục bằng cách xây tượng đài ở nước Việt Nam, hay để ở trong ḷng. Hai ông này có lập công ǵ cho nước Mỹ? Hỏi 325 triệu người Mỹ tôi chắc chắn không ai biết vua Quang Trung hay Trần Hưng Đạo là ai. Ḿnh xây tượng nhân vật lịch sử Việt Nam trên đất Mỹ th́ không khác chi là khoe khoang chính ḿnh cho dân Mỹ.

        Tôi có thấy một bức ảnh chụp vài người đàn ông mang cravatte và đàn bà khoác khăn choàng cổ cờ vàng ba sọc đỏ dự buổi lễ gây quỹ xây tượng Trần Hưng Đạo. Tôi chắc chắn hơn 40 năm trước những người này khi c̣n ở Việt Nam chẳng bao giờ mang cravatte và khăn choàng cổ với cờ Việt Nam Cộng Ḥa. Họ chỉ mang mầu cờ vàng ba sọc đỏ ở bên Mỹ để khoe cho mọi người biết ḷng ái quốc của ḿnh. Nếu về Việt Nam mang khăn choàng cổ với mầu cờ VNCH để cho chính quyền Cộng Sản bắt vào tù th́ đấy mới là ḷng gan dạ, đấy mới là đáng khoe v́ không ai gan dạ như ḿnh. C̣n mang ở Mỹ th́ khoe làm ǵ v́ ai cũng khoe được: chẳng ai đe dọa ḿnh, không cảnh sát nào bắt tống giam, không công an nào đập chết.

        Khi trông thấy một lá cờ vàng ba sọc đỏ bay trên một căn nhà, một căn cứ quân sự, cờ là vật nổi bật v́ nó cho thấy căn nhà đó, căn cứ quân sự đó, thuộc chủ quyền của nước Việt Nam Cộng Ḥa.

        Bức ảnh dưới đây nổi tiếng nước Mỹ, thắng giải Pulitzer, chụp vào năm 1945 trên đỉnh núi Suribachi khi lính Mỹ đổ bộ trên đảo Iwo Jima, chiếm lại đảo này từ quân Nhật. Sáu người  lính Thủy Quân Lục Chiến cắm cờ Mỹ sau khi tái chiếm Iwo Jima. Ba trong sáu người chết trong trận chiến ngày hôm sau. Bức ảnh này nổi tiếng v́ quân lính hy sinh xương máu để cho lá cờ bay phất phới. Điểm chính yếu trong bức ảnh này là lá cờ quan trọng hơn binh lính, quan trọng hơn sự hy sinh xương máu: nó đại diện cho sự sống c̣n, sự vinh hạnh của một quốc gia. 

 

 

        Trong khi đó, trong bức ảnh những người đàn ông thắt cravatte và đàn bà khoác khăn choàng cổ với mầu cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ không phải là vật nổi bật. Không ai nghĩ nó đại diện cho Việt Nam Cộng Ḥa. Nó chỉ được dùng như một vật phụ thuộc. Nó được dùng như một trang sức để tăng vẻ đẹp của người mặc, để làm nổi bật người mang nó. Nó được dùng như một h́nh thức để khoe khoang.

        Đây là những người Việt Nam muốn dựng tượng Trần Hưng Đạo trên nước Mỹ?

 

Nguyễn Tài Ngọc

October  2017

http://saigonocean.com/index.php/en/

 

Tài liệu tham khảo:      

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_H%C6%B0ng_%C4%90%E1%BA%A1o

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_T%C3%A2y_S%C6%A1n

http://www.smashinglists.com/top-25-most-ancient-historical-photographs/

https://vietbao.com/a253420/tuong-dong-duc-thanh-tran-tu-texas-ve-an-vi-o-bolsa-tren-be-dai-truoc-den-tho-duc-thanh-tran-trong-khu-ha-noi-plaza

https://en.wikipedia.org/wiki/Gautama_Buddha

http://practicalphysics.org/greek-evidence-earths-shape-and-spin.html

https://orangecountytribune.com/2017/08/22/emperor-quang-trung-street-is-approved/

http://www.ocregister.com/2009/04/24/memorial-to-boat-people-who-died-to-be-dedicated-saturday/

https://www.census.gov/prod/cen2010/briefs/c2010br-10.pdf

http://www.ci.garden-grove.ca.us/citymanager/CityCouncil

https://en.wikipedia.org/wiki/Mona_Lisa

https://en.wikipedia.org/wiki/Raising_the_Flag_on_Iwo_Jima