Ha vô đơn chí

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

          Đậu xe vào băi đậu ở phi trường Burbank, vợ chồng tôi đi bộ đến terminal. Tôi mổ vai ngày 03-August. Hôm nay là 3 giờ chiều Thứ Bẩy 19-August, chỉ hơn hai tuần mà tôi đă lấy máy bay đi Las Vegas tuy rằng vai vẫn c̣n đau. Nhưng chuyến đi Vegas này vợ chồng tôi đă dự định từ xửa từ xưa có con mẹ bán dưa, trong khi việc mổ vai chỉ bất đắc dĩ xảy đến sau này nên chúng tôi để nguyên chuyến đi không tŕ hoăn.

          Vai tôi vẫn c̣n đau, vẫn c̣n treo lủng lẳng trên chiếc băng vải nên tôi đi tay không trong khi nàng đẩy hành lư. Đi du lịch với nhau mấy chục năm, đây là lần đầu tiên nàng lo hết valise, tôi chỉ đi tay không nên tôi có cảm tưởng ḿnh là một Giám Đốc người Hàn Quốc có một cô đi theo hầu làm tất cả chuyện nặng nhọc cho ḿnh. Tôi nên cảnh giác không có cảm tưởng này v́ tôi biết vợ tôi có cảm giác khác: nàng là nữ đặc công sát thủ Bắc Hàn chín đẳng đai đen Taekwondo, giả dạng là người kéo hành lư sẵn sàng hạ thủ tên nào quấy rầy nên tôi mà gáy th́ chỉ có chết sớm.

          Phi trường địa phương Burbank rất nhỏ, máy bay khởi hành phần đông đúng giờ nên phút chốc chúng tôi đă trên không trung. Lái xe từ nhà tôi đi Vegas mất bốn tiếng nhưng thời gian bay rất ngắn, 50 phút nên chỉ trong phút chốc, máy bay đă đến không phận Vegas chuẩn bị đáp xuống.

          Vegas nằm giữa sa mạc, vào mùa hè nóng cực độ 105F (40C) là chuyện thường. Cái nóng này tạo ra một luồng nhiệt lơ lửng trên bầu khí quyển. Khi máy bay đáp xuống, đôi lúc  đi vào nó như vào một cơn cuồng phong nên phi cơ bị rung động dữ dội. Người nào lần đầu tiên đi máy bay trong đời bảo đảm sẽ văi đái ra quần, tưởng máy bay sắp rớt. Hôm nay máy bay tôi rung chuyển đến ê mông, phi công ra lệnh cho tiếp đăi viên bỏ phục vụ nước cho khách, trở lại ghế ngồi thắt dây an toàn.

          Vừa bước ra khỏi terminal với máy lạnh điều ḥa không khí, cái nóng gay gắt của Vegas hắt vào mặt làm cơn nhức đầu khi máy bay chạm đất của tôi bây giờ lại càng đau hơn búa bổ. Lần nào bay đến Vegas tôi cũng mướn xe nhưng lần này không lái được nên tôi không mướn. Oanh, em gái vợ tôi đă bay đến trước chúng tôi một giờ, đă mướn xe nên đón vợ chồng chúng tôi. Đă 5 giờ chiều nên chúng tôi đi ăn tối. Tôi không bao giờ uống thuốc trong đời, ngay cả khi bị bệnh, nhưng đầu nhức bưng bưng không chịu được nên Oanh đưa tôi hai viên thuốc Advil.

 

 

          Sau khi xem cảnh ở Bellagio Conservatory,

 

 

chúng tôi check in vào Hotel Wynn. Chín giờ tối vừa nằm xuống giường, thân thể tôi lạnh kinh khủng như xương ướp trong nước đá. Đắp chăn, đắp gối bao nhiêu cũng không đủ, người tôi giật run v́ cơn lạnh kéo dài khoảng 30 phút. Sau đó th́ cơ thể tôi lại nóng cùng cực như ngồi bên cạnh ḷ rèn. Mồ hôi vă ra như tắm. Tôi chóng mặt và suốt đêm hôm đó, cứ mỗi nửa tiếng tôi đi đái nhắt, nước tiểu không tuôn ra như nước suối Đa-Nhim mà nhiễu giọt từng bước từng bước thầm.

          Sáng Chủ Nhật hôm sau, tôi có hẹn với chị tôi, chị ấy sống ở Vegas, gặp nhau ăn sáng nhưng tôi gọi phone hủy bỏ. Chị tôi muốn đến khách sạn chở tôi vào nhà thương nhưng là người ĺ lợm, tôi bảo thôi khỏi v́ tôi nghĩ là nằm trong khách sạn rồi cơn đau sẽ dịu bớt. Vả lại, pḥng hotel tôi trên tầng thứ 36 với phong cảnh tuyệt đẹp, bỏ đi th́ uổng.

 

 

          Cả ngày Chủ Nhật hôm đó, tôi lăn lộn trên giường nhức đầu chóng mặt không thuyên giảm. Buổi chiều chỉ có vợ tôi đi ăn tối với chị em mừng birthday Oanh v́ tôi không tài nào rời khỏi giường.

          Sáng Thứ Hai 21-8 hôm sau, chuyến máy bay trở về lại Burbank của tôi là 8 giờ sáng. Dù rằng c̣n sốt và nhức đầu, tôi ép ḿnh gọi taxi ra phi trường. Tôi nghĩ là tôi có thể cầm cự cơn đau nhưng khi sắp hàng vào máy bay, cơn sốt rét bất thần trở lại. Tôi lạnh run đến nỗi khi tŕnh vé, tay tôi run cầm cập khiến tôi phải lấy tay trái chụp vào tay cầm vé để người soát vé không thấy, sợ họ không cho tôi lên máy bay.

          Thoát qua cửa ải soát vé, tôi vào bên trong máy bay ngồi nhưng vẫn tiếp tục lạnh thấu xương. Lạnh như ḿnh đang nằm trong bồn nước đá. Lạnh như tối ngủ trên tuyết với quần áo mỏng manh. Lạnh như cái liếc của vợ khi tôi dám chê nàng nấu ăn dở. Lạnh đến nỗi tôi không ngồi thẳng được mà phải gập người, đầu dựa vào ghế trước. Vợ tôi khoác áo lạnh của nàng trên người tôi. Bà hành khách ngồi ngang tôi dạ xót xa thấy tôi run cầm cập nên cũng cởi áo lạnh bà đang mặc khoác vào tôi. Nhưng bây giờ th́ không có cái ǵ tăng sức nóng cho tôi, ngay cả nếu hoa hậu Kampuchia cởi áo ôm tôi vào ḷng. Toàn thân tôi run lập cập, và rồi tôi ói mửa.

          Tôi cần đi tiểu nên đứng dậy. Hàng ghế của tôi số 10 nhưng tôi có cảm tưởng đi xa c̣n hơn từ SàiG̣n đến Sa Đéc mới đến restroom. Máy bay đang taxi ra phi đạo nên tôi đi loạng choạng zigzag đụng người bên trái, đụng người bên phải trước khi đến mục tiêu. Hai người tiếp viên thấy tôi đi lảo đảo nên chụp tôi, miệng hỏi liên tiếp: “Are you OK?”. Khi tôi tiểu xong, th́ sau này vợ tôi nói ở bên ngoài những tiếp viên đă nói chuyện với phi công là có một hành khách cần đi nhà thương. Viên phi công hỏi: “Do we go or do we have to return to the gate? -Ḿnh có thể bay hay phải trở lại cổng?” Họ quyết định tôi phải vào nhà thương cấp tốc nên máy bay của tôi đang chuẩn bị sắp sửa cất cánh th́ phải quành lại trở về cổng đợi.

          Đầu óc tối tăm mặt mũi nên tôi thở phào khi cổng máy bay mở ra và bốn nhân viên cấp cứu đă đợi sẵn. Họ d́u tôi đi từ máy bay ngược trở lại vào pḥng đợi. Khi ngồi xuống, mồ hôi tôi ra ướt đẫm cả áo. Họ check nhiệt độ của tôi là 103 F (39.4C) (nhiệt dộ b́nh thường là 98.6 F – 37 C), và nhịp tim đập 134 (trung b́nh từ 60 đến 100 nhịp đập/một phút). Để lên chiếc giường đẩy lưu động, họ đẩy tôi ra xe cứu thương đă đợi sẵn và rời phi trường.

          V́ tôi mà máy bay đ́nh trễ sắp bay phải quay trở lại. Tôi đi máy bay khá nhiều nhưng có lẽ chưa ai gặp nhiều trường hợp hi hữu trong khi bay như tôi:

-Một lần máy bay từ New York về Los Angeles phi công loan báo cạn xăng phải đáp xuống Las Vegas đổ xăng. Lư do là v́ ở New Work có băo tuyết nên máy bay bị đ́nh trễ khởi hành. Đến khi được phép cất cánh th́ phải xếp hàng với nhiều máy bay khác để được “de-iced”: người ta  xịt nước trên cánh máy bay để tuyết tan, pḥng ngừa khi cất cánh tuyết nặng có thể làm máy bay mất thăng bằng.     

-Một lần máy bay vừa cất cánh, chim đập vào kính phi công nứt rạn làm máy bay phải quay trở lại. Hành khách đổi sang máy bay khác.

-Một lần máy bay bể bánh khi đang chạy lấy đà bay đi Cancun. Máy bay lắc c̣n hơn động đất, cả chục xe cứu hỏa ùa đến xịt nước sợ máy bay bốc cháy.

-Và lần này, máy bay sắp sửa cất cánh th́ phải hủy bỏ, trở lại phi trường. Lần này đặc biệt nhất v́ chính tôi là nguyên nhân của sự đ́nh trệ. 

          Trên xe, họ chích vào tay tôi để truyền nước biển, hỏi lại diễn tiến xẩy ra, xin copy căn cước và thẻ bảo hiểm y tế. Một anh gương mặt Á Đông hỏi tôi người gốc ǵ. Tôi nói Việt Nam. Anh ta mừng rỡ nói vợ anh ta cũng là người Việt, tên Phương.

 

 

          Tôi được đẩy vào pḥng Emergency của Sunrise Hospital, và lần lượt y tá đến tiếp nước biển, trụ sinh, rút mấy ống máu và nước tiểu  để chẩn định bệnh. Sau gần bẩy tiếng ở nhà thương, tôi vẫn nhức đầu chóng mặt, sốt vẫn lúc lên lúc xuống, bác sĩ vẫn chưa t́m ra bệnh. Lúc 4:30 chiều, tôi hơi đỡ chóng mặt. V́ không muốn nằm đêm ở nhà thương Vegas, và v́ vợ tôi c̣n phải về đi làm, tôi xin phép cô bác sĩ cho tôi xuất viện để tôi bay về nhà, viện lẽ trong người đă thấy đỡ hơn. Cô bác sĩ trẻ nói theo nguyên tắc họ phải giữ tôi qua đêm, t́m ra bệnh và chữa cho tôi hết nóng sốt, nhưng v́ tôi nài nỉ nên cô ta cho phép tôi rời nhà thương.

 

 

          5 giờ chiều chúng tôi lấy taxi trở lại phi trường Vegas, vào quầy bán vé của Southwest Airlines, giải thích là trễ chuyến máy bay ban sáng nên xin đổi vé khác, bù tiền thêm nếu cần thiết. Anh bán vé xem computer, nói là có thấy chú thích nên đưa chúng tôi hai vé mới không cần bù thêm tiền, sẽ bay lúc 6:10 PM. Thấy tay tôi treo ṭn teng trên băng vải, anh ta nói sẽ cho ưu tiên vào trước v́ tàn tật.  Vé đi ban sáng của tôi rẻ hơn ban chiều, thế mà anh nhân viên Southwest không tính thêm tiền mà c̣n cho tôi ưu tiên vào máy bay trước. Tử tế với khách hàng là một quảng cáo hữu hiệu cho hăng của ḿnh. Tôi rất có ấn tượng tốt với Southwest Airlines.

          Tuy vẫn c̣n chóng mặt và nhức đầu, tôi không bị sốt rét nên bay trở lại Burbank an toàn. Về nhà sau khi ăn cơm tối, v́ nhức đầu nên tôi lên giường ngủ. Vừa leo lên giường, tôi lạnh toát cả người và cái lạnh thấu xương lại kéo tới. Cả đêm hôm đó, tất cả những nhức đầu, chóng mặt, sốt rét, đi restroom mỗi nửa tiếng khi tôi ở Las Vegas tất cả đua nhau kéo trở lại. Tôi thống khổ kéo mạng sống qua đêm.

          Sáng hôm sau Thứ Ba trước khi đi làm, vợ tôi khuyến khích tôi nên đi nhà thương, hỏi tôi có cần nàng nghỉ ở nhà. Cơn đau của tôi lên xuống bất chợt, và tôi nghĩ nằm tịnh dưỡng trên giường măi rồi cũng dứt nên bảo nàng cứ đi làm. Tôi thầm nghĩ sức tôi là sức trâu, ngày nào tôi cũng hoạt động không ngừng th́ có nhức đầu đến đâu nằm nhà cũng hết. Nói đến làm lụng tay chân th́ tôi nghĩ tôi dai sức khá nhiều so với người cùng tuổi với tôi. Công tŕnh đại nhất của tôi là khi 28 tuổi, tôi xây một tường gạch ở sau nhà của tôi lúc bấy giờ. Tôi đọc sách để t́m hiểu  cách đào mống và để cây sắt. Và với sức người sỏi đá cũng thành cơm, tôi trộn xi-măng, đặt từng viên gạch. Hai ngày trước đây tôi trở lại căn nhà cũ để chụp h́nh. Cái tường tôi xây vẫn c̣n đứng vững sau 31 năm!

 

 

          Khi mua căn nhà này vào năm 2001, tôi đóng ba tủ sách. Ảnh tủ sau đây là to nhất, tôi phải đóng riêng năm khúc rồi mang lên lầu ráp lại. Tất cả đóng từ những mảnh gỗ to lớn tôi mua,  đo, cắt, và tự vẽ kiểu lấy.  

 

 

          Cái tường gạch và tủ sách này đối với tôi là công tŕnh Vạn lư trường thành nên tôi nghĩ không bệnh tật nào có thể vật ngă được tôi.  V́ thế tôi quyết định cứ nằm ở nhà chịu trận.

          Quyết định này quá sai lầm v́ đến 11 giờ sáng cơn nhức đầu trở nên dữ dội. Một người bạn gọi điện thoại, đang nói chuyện tôi phải bỏ phone nên con gái tôi gọi Ambulance cấp cứu đến nhà chở tôi vào nhà thương.

 

 

          Nằm ở Emergency care ở nhà thương Simi Adventist, mọi sự trở lại déjà vue: Họ chích kim vào tay tôi để tiếp IV và thuốc trụ sinh. Lại lo nhiệt độ. Lại đo áp suất máu. Lại check nhịp tim. Lại lấy nước tiểu. Lại lấy máu. Tay tôi bị kim chích quá nhiều trở nên bầm tím, và cô y tá khổ sở chích vài nơi mới rút được máu của tôi. Bao nhiêu máu dê của tôi tích tụ trong đời đi hai lần nhà thương không c̣n dư một giọt.  Tôi thiếp ngủ ra vào trong cơn nhức đầu xoay như chong chóng.

 

 

Bảng information và sinh hoạt hàng ngày của một bệnh nhân treo trong pḥng:

- Cột bên trái là tên bệnh nhân, nói thông thạo ngôn ngữ ǵ. Kế đến là tên ba cô y tá trực pḥng, và tên ba bác sĩ. Dr. Yan là bác sĩ chuyên môn, hai người kia là bác sĩ tổng quát.

- Cột giữa là chương tŕnh thuốc men của bệnh nhân.

- Cột bên phải là tên người đại diện nhà thương lo giấy tờ, ngày tôi xuất viện, và người quen của bệnh nhân khi nhà thương cần liên lạc. 

          5 giờ chiều, bác sĩ Yan người Trung Quốc ghé vào nói chuyện với tôi. Trước đây đă có hai bác sĩ vào pḥng nói chuyện với tôi, nhưng cả hai đều là bác sĩ tổng quát. Bác sĩ Yan chuyên môn về gan, thận... Anh ta nói với tôi là qua phân định máu, tất cả các bộ phận trong cơ thể tôi b́nh thường, từ con tim dại khờ chưa rạn nứt đến thận vẫn chưa suy. Bác sĩ Yan nghĩ chỉ có hai trường hợp là tôi bị viêm bọng đái – bladder, hay viêm tuyến tiền liệt – prostatitis. Anh ta gọi cô y tá đem ngay máy ultrasound rà bụng tôi như rà bụng mấy bà đẻ, và sau khi nhấn vào bụng tôi nhiều lần nhưng tôi không đau, anh ta loại bọng đái, nói là tôi bị viêm tuyến tiền liệt – prostatitis. Anh ta nói sẽ bảo nhà thương chụp CAD Scan tôi chiều nay, nhưng chắc chắn kết quả sẽ là negative, không bộ phận nào bị viêm. V́ đă t́m ra bệnh, Dr. Yan nói sẽ di chuyển tôi ra khỏi Emergency care, lên pḥng b́nh thường: nhà thương sẽ giữ tôi lại vài đêm nữa cho đến khi tôi hoàn toàn b́nh phục.

          Prostatitis là ǵ? Tôi hoàn toàn không có uy tín để giải thích. Nhưng tôi có một người anh là bác sĩ chuyên môn chữa ung thư máu - Oncologist, bác sĩ Nguyễn Tài Mai. Sau khi nghe tin tôi bị Prostatitits, anh ấy gửi email giải thích:

“Prostatitis là sưng (viêm) tuyến nhiếp hộ*  (prostate) - Trong truờng hợp acute và serious, bacteria có thể vào máu (cho nên gọi là sepsis: nhiễm trùng máu). Khi có sepsis th́ sẽ có triệu chứng toàn diện : nóng sốt , chills (ớn lạnh ) , áp suất mạch giảm đưa đến "xỉu" (syncope) và lab sẽ cho thấy tế bào máu trắng (White blood cells) tăng cao . 

 

 sepsis th́ phải t́m cách t́m nguồn gốc infection ở đâu : cho cả đàn ông đàn bà : phổi (sưng phổi - chụp film sẽ thấy) , nuớc đái (đàn bà hay bị thuờng hơn đàn ông) - (và ở đàn bà có thể đi nguợc lên thận (viêm thận - pyelonephritis) .

 

Viêm từ đuờng nuớc đái và sinh dục (genito- urinary) : thuờng do vi trùng Gram negative: chẳng hạn E. coli (từ phân)  hoặc các loại vi trùng : Enterobacter, Serratia, Pseudomonas, Enterococcus, and Proteus . Những loại vi trùng này thuờng ít kháng thuốc và phải chữa  ngay bằng trụ sinh cho vào tĩnh mạch .

 

Thế cho nên , ngay từ lúc đầu , cho ngay một loại trụ sinh mà ḿnh đóan rằng sẽ giết đuợc các loại Gram negative bacteria - rồi chờ trong ṿng 24 - 48 giờ sẽ có kết quả cấy máu , cấy nuớc đái trở về : lúc đó sẽ nh́n bảng sensitivity của Lab báo cáo , mà giữ nguyên trụ sinh đó (nếu ḿnh đoán đúng ngay từ đầu  ) hay thay đổi đi (nếu vi trùng mọc ra khác) . (có khi các loại cấy máu , nuớc đái không mọc th́ cứ cho trụ sinh như ḿnh đóan , rồi theo dơi triệu chứng bên giuờng bệnh : tiến tŕnh của bệnh nhân - [sốt xuống , áp mạch ổn định , luợng nuớc đái đo từng giờ hay mỗi 8 giờ chấp nhận đuợc etc   ,  bệnh nhân tỉnh táo hơn ] , sẽ cho biết ḿnh đúng hay sai). 

 

Sau khi hạ sốt độ 48 giờ , có thể chuyển sang trụ sinh uống bằng miệng (tuơng đuơng về độ mạnh cũng như loại thuốc trụ sinh  đă cho vào tĩnh mạch ) , và cho xuất viện . Rồi sau đó bảo theo dơi với urology , và rồi c̣n tùy suy nghĩ và bàn luận của ḿnh  với chuyên viên tiết niệu (urologist).” Bác sĩ Nguyễn Tài Mai

 

(*Tôi xin ghi chú anh tôi gọi prostate là "tuyến nhiếp hộ". Tự điển Y học của Việt Nam bây giờ gọi prostate là "tuyến tiền liệt" nên trong bài viết này, tôi dùng chữ Việt Nam dùng hiện giờ).

          Theo như anh tôi giải thích th́ khi một bệnh nhân bệnh, bác sĩ thâu thập information  triệu chứng là ǵ. Dựa theo triệu chứng này họ sẽ cho tạm thuốc uống. Sau khi phân tích máu và nước tiểu, họ đoán bệnh rơ hơn, cho thuốc chính xác hơn.

          Đầu óc tôi đầy sạn không thể nào làm bác sĩ v́ tôi không thể nào nhớ bằng tiếng Anh tên bộ phận trong cơ thể: Esophagus, Pancreas, Trachea…, tên vi trùng bằng tiếng Anh như Enterobacter, Serratia, Pseudomonas…, hoặc thuốc trị bệnh như Doxycycline, Levofloxaxin, Oxycodone…Tôi mà là bác sĩ th́ giống như truyền thống người Việt, bệnh nhân nào tôi cũng cho là trúng gió, thuốc chữa trị tôi sẽ cho uống thuốc ngừa thai xí-mụi một ngày hai viên hay năm viên tùy theo mức độ đau nặng nhẹ. Voilà! Không cần dùng tiếng Anh nói trẹo quai hàm. Nếu bệnh nhân có chết th́ là v́ lư do mua nhằm xí-mụi giả, chẳng phải do lỗi nơi tôi.

          Nhà thương này có 220 giường bệnh, và sau này tôi được biết là có duy nhất một cô y tá người Việt Nam. Không biết có phải là số mạng hay không mà ngày thứ hai tôi nằm trong bệnh viện, cô ấy - tên Thuận - được phái nhiệm lo cho pḥng của tôi (“ca” trực của y tá ở nước Mỹ là 12 tiếng từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối, và một ngày trung b́nh một y tá lo cho năm pḥng, năm bệnh nhân). Cả nhà thương chỉ có một cô y tá người Việt mà “ngẫu nhiên” cô ấy được phái đến pḥng chăm sóc tôi? Tôi đă đọc bao nhiêu chuyện gián điệp rùng rợn nên đầu óc nghĩ quanh quẩn biết đâu cô ta là đặc công Cộng Sản có liên hệ đến Vơ Thị Sáu được Cộng Sản huấn luyện bí mật đến đây ám sát nhà văn Nguyễn Tài Ngọc?   

          “-Dạ chào anh. Em tên Thuận. Em là y tá lo cho anh ngày hôm nay. Em cũng bằng tuổi anh”. Thuận nhỏ người, nếu cô ta không giới thiệu th́ tôi nghĩ Thuận chỉ vào khoảng 45 là cùng. Thuận là người dễ tính nên nói chuyện với Thuận trong ngày làm tôi quên được sự nhàm chán nằm trong nhà thương. Tuy bằng tuổi tôi, Thuận quên chọn ngày làm đám cưới nên vẫn độc thân cho đến bây giờ. Thuận làm việc ở đây đă 21 năm, và rất thích nhà thương này.

          Thuận nói nhà thương này rất ít y tá người da trắng, toàn là người ngoại quốc như Việt, Phi, Mễ, Ấn Độ…  Lư do là phụ nữ Mỹ trắng họ không thích bị sai bảo, và không thích làm lụng cực nhọc. Thuận vượt biên đến 14 lần, cuối cùng thành công rời Việt Nam năm 1985. “Trời ơi, em ở với Việt Cộng 15 năm. Việt Cộng nó đ́, nó cướp mà ḿnh c̣n phải lạy lục cám ơn nó. Mấy con Mỹ trắng này phải cho nó sống với Cộng Sản để biết địa ngục là ǵ. Thành ra tụi nó sợ chứ đối với em làm việc ở đây như là ở Thiên Đàng, mà nhà thương họ c̣n “fair” (công bằng) nữa”.

          Thuận là một trong những người Việt rời Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ thề không bao giờ trở lại nơi chôn nhau cắt rốn v́ kinh nghiệm kinh hoàng sống với Cộng Sản. Sáng hôm sau khi hết phiên, hôm trước tôi có bảo con tôi mang vào quyển sách “Bắc Kỳ” tặng cho Thuận nên tôi tặng cho Thuận quyển sách. Thuận là người hiếm có v́ ít dùng Internet nên quyển sách tôi viết là món quà tặng hoàn hảo. Tôi cảm ơn Thuận đă săn sóc tôi, nói hy vọng sẽ gặp nhau ngoài phố. Đây chỉ là lời Bắc kỳ khách sáo đến từ con tim không chân thật của tôi v́ tôi vẫn c̣n nghi ngờ Thuận là gián điệp Cộng Sản nằm vùng gửi đến đây để giết tôi. Nhưng trong 12 tiếng làm việc, Thuận chưa giết được tôi v́ tôi đề cao cảnh giác quá kỹ, Thuận chưa t́m ra dịp tôi sơ hở để chích vào mông đít.

          Khi nhập viện, nhà thương đưa một lô giấy tờ cho tôi kư. Một trong những tờ giấy đó là tôi phải gọi y tá giúp đỡ khi cần di chuyển trong pḥng, đặc biệt là đi restroom,   họ sợ bệnh nhân ngă.

 

 

Trong restroom có bảng yết thị khuyến khích bệnh nhân gọi y tá khi cần giúp đỡ. Dây đỏ là để bệnh nhân kéo báo động khẩn cấp trong trường hợp không nói được.   

          Thế nhưng kư th́ kư, mặc dù tay phải đau v́ mổ, mặc dù tay trái bị dây nhợ chằng chịt dính với cột giữ bịch thuốc, mặc dù tối ngủ chân bị bó lại với một máy bơm không khí ép phồng lên xẹp xuống cho máu thông lưu, với một tay trái tôi làm tất cả mọi sự một ḿnh, ngay cả mỗi lần cần đi restroom. Ngày xuất viện, tôi cho vài cô thẻ tặng uống cà-phê Starbucks, cám ơn họ đă săn sóc tôi. Một cô trẻ người Phi xem pḥng tôi, lúc nào cũng hỏi tôi: “Mr. Nguyen, do you need anything?”, và lần nào tôi cũng trả lời: “No, I don't need anything, thank you.”, ôm chầm lấy tôi, nói tôi là bệnh nhân yên lặng nhất, dễ dàng nhất, dễ thương nhất, không bao giờ nhờ cô ta làm ǵ hết trong khi các bệnh nhân khác gọi phiền cô ta tối ngày.

          Khi mổ vai, tôi khám phá bác sĩ đánh thuốc mê là người láng giềng của tôi. Lần này khi được đẩy vào khu Emergency Care của Simi Hospital, sau khi nói chuyện, tôi mới khám phá cô y tá lo cho tôi, Corney,  là bạn thân tiểu học với cô con gái đầu ḷng của chúng tôi. Khi c̣n bé, thỉnh thoảng Corney có đến nhà tôi chơi.

 

 

Đi nhà thương hai lần ở Simi, cả hai lần tôi đều gặp người quen. Không một nỗi may nào có thể kéo dài mà không dứt. Tôi không dám vào bệnh viện lần thứ ba, e rằng sẽ gặp một em nào 60 tuổi làm việc ở nhà thương xưa là bồ cũ của tôi thời Trung học. Thế th́ tôi biết ăn nói làm sao với vợ đây?

          Trưa Thứ Năm 24-8, sau hai đêm ở nhà thương, tôi được xuất viện. Con trai tôi đến đón. Hai ngày ở nhà thương thức ăn ghê rợn luộc không mắm muối nhai không vào nên tôi nói con  chở tôi đến tiệm tôi ước ao muốn ăn. Không, không phải là phở. Cũng chẳng phải là bún thịt nướng. Món tôi ước ao muốn ăn là Burger King với fried onions, hành chiên.   

          Ngồi gặm hamburger, tôi bị trầm cảm. Từ xưa đến nay sức khỏe tôi như trâu, làm việc h́ hục mỗi ngày không bao giờ bệnh tật. Tôi không bao giờ hút thuốc lá, không bao giờ uống bia rượu, không bao giờ uống thuốc lặt vặt như Tylenol, Advil…, ngày nào cũng dắt chó đi bộ, cuối tuần nào cũng chơi tennis thế mà cơn bệnh viêm prostate quật tôi ngă quỵ quá dễ dàng, tuy tôi nghĩ v́ vai tôi mổ c̣n đau nên không đủ kháng thể chống cự bệnh tật khi bay lên Vegas. Tôi có cảm tưởng như diều đứt dây, như xe nổ lốp, như Napoleon chiến bại ở Waterloo, như Lưu Bang (sau này lên ngôi vua nhà Hán) bị Hạng Vũ đánh bại ở Bành Thành, như Nguyễn Văn Thiệu thua…. hmm, khắp nơi vào tháng 4-1975.   

          Không thể nào phủ nhận được nữa, cái già của 60 năm cuộc đời cuối cùng bắt kịp theo tôi. Các bộ phận trong cơ thể tôi đă rù ŕ truyền miệng tôi đă bắt đầu xuống dốc nên mới bị bệnh thảm hại như thế. Không, không! Tôi không thể nào để cho chúng nó loan tin đồn thất thiệt  tôi đă già.

          Tuần này tôi sẽ đi nhuộm tóc vàng.    

 

Nguyễn Tài Ngọc

September 2017

http://saigonocean.com/index.php/en/

 

Ghi chú:

Phỏng đoán phí tổn y tế :

- Xe cấp cứu chở tôi từ phi trường Las Vegas đến nhà thương Sunrise, Las Vegas, 21-Aug: chưa biết.

- Tiền nằm một ngày ở Sunrise Hospital, 21-Aug : Tôi trả $75 co-payment. Ước lượng lệ phí nhà thương sẽ tính bảo hiểm y tế của tôi là $3,500 dollars/ 1 ngày.

- Xe cấp cứu chở tôi từ nhà đến Simi Adventist Hospital 22-Aug: chưa biết.

- Tiền nằm hai ngày ở Simi Adventist Hospital 22 đến 24-Aug: Tôi trả $150 co-payment một ngày. Tổng cộng $150 x 2 = $300 dollars.  Ước lượng lệ phí nhà thương sẽ tính bảo hiểm y tế của tôi là $5,000 dollars/ 1 ngày. Hai ngày là $10,000 dollars.