Nghe nga l tai:

"Bức xúc, Làm rơ, Cụ thể, Đối với"

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

 

          Những tháng gần đây suưt mấy lần tôi phải gọi Cứu thương khẩn cấp 911 đến nhà chở tôi vào nhà thương cấp cứu sau khi đọc một vài tờ báo tiếng Việt ở miền Nam California: vài chữ dùng cũng như cách hành văn của người miền Bắc mang vào Nam sau 1975 bây giờ đă bắt đầu xuất hiện nhan nhản trên vài trang báo.

          Viết văn trôi chảy, hành văn ngắn gọn đă khó, bây giờ cộng thêm chữ dùng luộm thuộm, cầu kỳ không cần thiết lại càng làm cho một người chán nản hơn khi cầm một tờ báo lên đọc, chỉ muốn ra cầu B́nh Lợi gieo ḿnh tự tử bỏ lại người t́nh trăm năm.

          Tôi xin minh xác là tôi không chê bai tất cả chữ dùng và cách hành văn của miền Bắc sau 1975. Tôi chỉ không thích vài chữ, vài trường hợp dùng sai lầm, câu văn không đúng. Nhiều chữ người miền Bắc dùng mà người miền Nam không dùng không có nghĩa là người miền Bắc sai. Ngược lại, họ đúng là đằng khác. Thí dụ như những chữ : triển khai, đảm bảo, hoành tráng, sự cố, đáp án, hưng phấn, nhất quán, kiệt xuất...., người miền Nam nghe ngứa lỗ tai v́ không dùng, nhưng tất cả những chữ này đều đúng v́ nó là tiếng Hán Việt.

          Nhưng có nhiều chữ người miền Bắc dùng ngứa tai và tôi nghĩ là sai. Tôi muốn nêu ra tôi không phải là giáo sư Việt Văn, cũng chẳng phải là Phó Tiến Sĩ Hàn Lâm Viện Quốc Ngữ. Tôi rời SàiG̣n qua Mỹ sống khi tôi c̣n rất trẻ, 17 tuổi, nên dĩ nhiên vốn liếng Việt ngữ của tôi thua xa hơn đa số mọi người. Thành thử ra ai không đồng ư với quan điểm của tôi th́ xin cứ "phê b́nh xây dựng", tôi sẽ ngậm đắng bồ ḥn lắng tai trâu nghe không phản hồi. 

          Hôm nay tôi chỉ muốn bàn đến bốn chữ: "làm rơ", "đối với", "cụ thể", và "bức xúc". Bốn chữ này rất thông dụng, ai đọc một bản tin ở Việt Nam th́ thế nào cũng có cơ hội đọc qua (Tất cả những thí dụ trong bài viết này tôi trưng dẫn từ các trang mạng tin tức ở Việt Nam hiện giờ, ngoại trừ một câu duy nhất với chữ dùng "đối với" tôi trích từ BBC.com tiếng Việt).  

          1. "Làm rơ" : Chữ "làm rơ" trước 1975 miền Nam không dùng. Thay vào đó, miền Nam dùng chữ "điều tra". Đây là những câu thí dụ với chữ "làm rơ":

          a. Khẩn trương điều tra làm rơ vụ cháy chợ đêm ở Phú Quốc. 

          b. Chúng tôi đă yêu cầu cơ quan điều tra làm rơ, xử lư nghiêm.

          c. Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiến hành điều tra, làm rơ.

          d. Để đảm bảo an toàn tính mạng của ḿnh và gia đ́nh, bà Trang đă đề nghị Công an TP Hà Nội, Công an quận Thanh Xuân chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ điều tra làm rơ và xử lư theo quy định của pháp luật.

          e. Luật sư của Cao Toàn Mỹ kiến nghị làm rơ hành vi hối lộ.

          f. Ngày 23.6, Công an TP.Cần Thơ cho biết đơn vị này đă xác minh, làm rơ thông tin trên mạng xă hội về "clip bắt cóc trẻ em".

          - Bốn câu a, b, c, d: Nghĩa của chữ "làm rơ" đă nằm trong chữ "điều tra". Tự điển Tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Khoa Học Hà Nội định nghĩa "điều tra" là "t́m hỏi, xem xét để biết rơ sự thật". Thế th́ khi điều tra người ta dĩ nhiên sẽ phải "làm rơ". Không thêm chữ "làm rơ" ai đọc cũng hiểu nên dùng thêm chữ "làm rơ"  sau chữ "điều tra" là thừa, vô ích.

          - Câu e: Chữ "làm rơ" ở đây là "điều tra". Sao không dùng "điều tra" như trong bốn câu trên?

          - Câu f: Tự điển Tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Khoa Học Hà Nội định nghĩa "xác minh""làm cho rơ sự thật qua thực tế và chứng cớ cụ thể". Như thế, dùng thêm chữ "làm rơ"   đây là quá thừa v́ đó là giai đoạn đă thực hiện trong chữ "xác minh". Bỏ chữ "làm rơ", người đọc câu văn vẫn hiểu.

          Thêm một lư do chính yếu nữa không nên dùng chữ "làm rơ" mà chỉ dùng chữ "điều tra":  "làm rơ" là tiếng Việt, "điều tra" là tiếng Hán Việt. Tiếng Việt dùng trong đàm thoại rất tốt v́ mọi tầng lớp có kiến thức về Việt Văn từ uyên bác đến nông thôn đều hiểu rơ, nhưng nó sơ sài, nghèo nàn, ngữ vựng rất giới hạn. Do đó, bắt buộc phải dùng tiếng Hán Việt để phong phú hóa ngữ vựng tiếng Việt.  Nơi nào dùng được tiếng Hán th́ nên dùng. Ai cũng biết chuyện nhà thương sinh đẻ Từ Dũ trước 1975 gọi là "Bảo sanh viện Từ Dũ".  Khi Cộng Sản chiếm miền Nam, nó bị đổi tên thành "Xưởng đẻ". Bắt dùng tiếng Việt thay tiếng Hán Việt trong trường hợp này quá ngu xuẩn v́ chữ "Xưởng Đẻ Từ Dũ" nghe quá ghê rợn nên vài năm sau nó được thay thế trở lại bằng tiếng Hán Việt "Bệnh Viện Phụ Sản Từ Dũ".

          (Một điều rất thú vị là tôi tra tự điển Tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Khoa Học Hà Nội (1994) và của Nhà Xuất Bản Từ Điển Bách Khoa Hà Nội (2012), cả hai đều không có chữ "phụ sản"! Thế là thế nào? Tiếng Việt dùng chính thức cho một bệnh viện lại không có trong tự điển tiếng Việt?)

          Tiếng Hán Việt nghe hay hơn, có kiến thức hơn tiếng Việt: chính người Cộng Sản dùng tiếng Hán Việt khắp nơi: Ở Việt Nam giấy tờ nào tôi cũng thấy có hai hàng chữ trên cùng.  Hàng thứ nhất là Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, và hàng thứ hai là Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc. Cả ba chữ trong hàng thứ hai đều là chữ Hán Việt.

          Bây giờ tưởng tượng dùng chữ Việt thay thế cho hàng thứ hai : Đứng một ḿnh - Theo ư ḿnh, không bị cấm đoán vô lư - Sung sướng. Đọc nghe có phải là kém kiến thức, không hay, không sâu sắc bằng tiếng Hán Việt không? Cũng cùng một lư do, chữ "White House" của Mỹ trước 1975 miền Nam dịch là "Ṭa Bạch Cung", nghe rất là sang trọng quư phái hơn là chữ dùng quá đơn giản, quá ấu trĩ bây giờ:  "Nhà Trắng". Chữ "trực thăng", "túc cầu", "nữ quân nhân"... của miền Nam dùng trước 1975 nghe kiến thức hơn chữ "máy bay "lên thẳng", "bóng đá", "lính gái"..., dùng ngày nay. 

          "Điều tra" đọc nghe nhất định uyên bác hơn "làm rơ". Tôi cho thêm một thí dụ tiếng Hán Việt hay hơn tiếng Việt: hai anh chàng gặp một người đẹp đổ nước nghiêng thùng. Một anh giỏi tiếng Hán Việt và một anh chỉ dùng tiếng Việt. Cả hai đều chào cô gái. Anh giỏi tiếng Hán Việt nói:  

          -Tôi hân hạnh được diện kiến giai nhân tuyệt mỹ với nhan sắc khuynh đảo nam nhi huynh đệ chi binh năm châu bốn bể.  

          anh chỉ dùng  tiếng Việt nói:

          -Tôi vui mừng gặp được cô đẹp hết sẩy với sắc đẹp làm ngả nghiêng đàn ông con trai anh em lính tráng chúng tôi khắp mọi nơi trên thế giới.

          Tôi biết những người bạn Nam Kỳ của tôi vừa đọc xong hai câu sẽ chê ngay anh nói câu đầu đúng là Bắc Kỳ sạo, nói phét, nổ hơn tác đạn. Với gốc Bắc Kỳ dzốn, tôi xin dành một phút mặc niệm...đồng ư với cả hai tay lẫn hai chân. Nhưng nếu tôi đă có can đảm công nhận cái dở của Bắc Kỳ th́ những người bạn Nam Kỳ của tôi cũng nên can đảm công nhận là anh chàng phát ngôn câu đầu nghe súc tích hơn anh chàng nói thứ hai.

          2. "Đối với":

          Đây là vài câu thí dụ dùng chữ "đối với":

          - Ngày 13/7, TAND tỉnh Đắk Lắk đă mở phiên ṭa sơ thẩm xét xử vụ án h́nh sự đối với bị cáo Nông Văn Thực (SN 1995, trú tại thôn Đoàn Kết 2, xă Cư Huê.

          - Từ 1-7-2017, mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đăi đối với người có công với cách mạng sẽ tăng từ 1.318.000 đồng lên 1.417.000 đồng. 

          - Giáo viên bị phát hiện chửi thề đối với học sinh.

          - 6 điều cấm đối với cảnh sát quản giáo.

          - Ngày 16/7, cơ quan điều tra công an quận Long Biên đă bắt khẩn cấp, ra quyết định tạm giữ h́nh sự đối với Nguyễn Văn Tuấn (40 tuổi trú tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) để điều tra về hành vi dâm ô trẻ em.

          - Đây là câu thí dụ duy nhất tôi không trích từ trang mạng ở Việt Nam, mà trích từ trang mạng nổi tiếng BBC.com, phần tiếng Việt: "Một cuộc bắt cóc có thể đă xẩy ra hôm 23/7 tại công viên Tiergarten, Berlin, đối với một người Việt, trang tin Taz.de dẫn nguồn cảnh sát thành phố nói.

          Bây giờ quư vị đọc lại những câu này, nhưng bỏ chữ "đối với".  Có phải là không có chữ "đối với", quư vị vẫn hiểu ư câu là ǵ, và suy nghĩ sâu xa thêm một tí nữa, không có chữ  "đối với", câu văn vẫn hoàn toàn chính xác, không có ǵ là sai văn phạm? 

          So sánh câu -Giáo viên bị phát hiện chửi thề đối với học sinh, và câu bỏ chữ "đối với" - Giáo viên bị phát hiện chửi thề học sinh: Hai câu này nghĩa như nhau, không thay đổi. Trong khi câu thứ hai nghe rất đơn giản th́ câu thứ nhất với chữ "đối với"  làm nó rườm rà, nặng ch́nh chịch hẳn lên.

          Chữ "đối với" dùng trong những thí dụ ở đây vô bổ, dư thừa. Thêm nó, câu văn trở nên rườm rà th́ thêm vào làm quái ǵ?

          Tôi muốn nói thêm về câu từ trang mạng nổi tiếng BBC.com phần tiếng Việt, lư do là tôi sùng... thằng bố, không thể nào không nói:

          Đây là câu văn của BBC.com:

          -Một cuộc bắt cóc có thể đă xẩy ra hôm 23/7 tại công viên Tiergarten, Berlin, đối với một người Việt, trang tin Taz.de dẫn nguồn cảnh sát thành phố nói.

          Và đây là câu tôi sửa lại cho gọn gàng, mạch lạc, trôi chẩy:

          Trang tin Taz.de tiết lộ cảnh sát thành phố t́nh nghi một người Việt có thể đă bị bắt cóc vào ngày 23/7 tại công viên Tiergarten, Berlin.

          Một thông tấn xă có uy tín như BBC thế mà lại tuyển dụng một nhân viên viết tiếng Việt với tŕnh độ như một đứa trẻ con 9, 10 tuổi: luộm thuộm, luông tuồng, tối nghĩa, dùng chữ "đối với" ở đây hoàn toàn dư thừa, vô tích sự. Tôi muốn nhấn mạnh là người viết bài này chắc chắn 100% là sản phẩm của nền giáo dục Bắc Việt, không phải của Việt Nam Cộng Ḥa.

          3. "Cụ thể" :

          Đây là vài câu thí dụ dùng chữ "cụ thể":

          - Thấy chiếc xe tải đi qua đoạn đường xấu, sa vào ổ gà khiến hàng chục thùng bia rơi xuống đường, công nhân trong một công ty ở gần đó đă xúm lại giúp tài xế thu dọn các thùng bia bị đổ tung tóe.

          Cụ thể, vào khoảng 15h30 ngày 17-7, chiếc xe tải chạy trên đường ĐT 743 theo hướng từ TP.HCM về B́nh Dương, khi ngang đến phường Dĩ An, thị xă Dĩ An, gặp đoạn đường xuống cấp khiến xe bị nghiêng làm hàng chục thùng bia rơi xuống đường.

 

          - Trong quá tŕnh kiểm tra, tổ công tác phát hiện ô tô mang BKS 64A-027.78 do nam tài xế chưa rơ danh tính điều khiển chạy vượt quá tốc độ.

          Cụ thể, chiếc xe chạy quá tốc độ qui định là 81/70km/giờ nên tổ công tác ra tín hiệu dừng phương tiện để kiểm tra.

 

          - Tối nay đội trưởng đội CSGT Hàng Xanh thuộc pḥng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67) Công an TP.HCM xác nhận, vụ việc xảy ra vào chiều 17/7 trên địa bàn do đội này quản lư, liên quan đến cán bộ chiến sĩ của đội.

          Cụ thể theo lănh đạo đội CSGT Hàng Xanh th́ chiều 17/7 trung úy Nguyễn Quốc Việt làm nhiệm vụ điều tiết giao thông tại giao lộ Ung Văn Khiêm – Nguyễn Xí, P.25, Q.B́nh Thạnh.

 

          - Đến 9h ngày 17-7, ngay sau khi tâm băo đi qua, các đơn vị điện lực trên địa bàn đă huy động mọi nguồn lực khắc phục được 53 lộ đường dây trung áp, riêng tỉnh Nghệ An đă khôi phục cấp điện cho thành phố Vinh. C̣n lại nhiều xă tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng B́nh chưa khắc phục được sự cố, ảnh hưởng tới hàng trăm xă.

          Cụ thể như tại Thanh Hóa có 365 xă, Nghệ An có 298 xă; Hà Tĩnh có 160 xă, Quảng B́nh có 10 xă bị ảnh hưởng…

 

          Trước 1975, miền Nam chỉ dùng chữ "cụ thể" trong nghĩa là "có thật, thực tại, trái với trừu tượng". Thí dụ: "Cô ấy đưa ra nhiều bằng chứng cụ thể". Miền Bắc dùng thêm nghĩa chữ "cụ thể"  trong những thí dụ trên. Trong nghĩa này th́ miền Nam trước 1975 có chữ tương tự: "điển h́nh". Nhưng có là một chuyện, không dùng là chuyện khác. Miền Nam trước 1975 không dùng chữ "cụ thể" tưới hột sen, vô tích sự như trong bốn thí dụ trên.

          Giống như chữ "đối với", chữ "cụ thể" trong những câu trên quá dư thừa, không cần thiết. Quư vị đọc lại bốn câu trên nhưng bỏ chữ "cụ thể"  th́ sẽ thấy nghĩa câu văn không thay đổi. Riêng câu cuối, nguyên thủy là: 

          - Đến 9h ngày 17-7, ngay sau khi tâm băo đi qua, các đơn vị điện lực trên địa bàn đă huy động mọi nguồn lực khắc phục được 53 lộ đường dây trung áp, riêng tỉnh Nghệ An đă khôi phục cấp điện cho thành phố Vinh. C̣n lại nhiều xă tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng B́nh chưa khắc phục được sự cố, ảnh hưởng tới hàng trăm xă.

          Cụ thể như tại Thanh Hóa có 365 xă, Nghệ An có 298 xă; Hà Tĩnh có 160 xă, Quảng B́nh có 10 xă bị ảnh hưởng…

          Tôi sửa lại, bỏ chữ "cụ thể", ngắn hơn rất nhiều mà nghĩa vẫn không thay đổi:

          - Đến 9h ngày 17-7, ngay sau khi tâm băo đi qua, các đơn vị điện lực trên địa bàn đă huy động mọi nguồn lực khắc phục được 53 lộ đường dây trung áp. Riêng tỉnh Nghệ An đă khôi phục cấp điện cho thành phố Vinh. C̣n lại 365 xă tại Thanh Hóa, 298 xă ở Nghệ An, 160 xả ở Hà Tĩnh, 10 xă ở Quảng B́nh chưa khắc phục được sự cố.

          Tóm tắt th́ giống như chữ "đối với", chữ "cụ thể" cũng vô bổ, không cần thiết. Thêm nó, câu văn trở nên rườm rà th́ thêm làm ǵ?

          4. " Bức xúc" :

          Đây là vài câu thí dụ dùng chữ "bức xúc":

          - Một băi rác bỗng nhiên xuất hiện  với mùi xú uế nồng nặc khiến cư dân rất bức xúc.

          - Thí sinh bức xúc v́ bị thu lại đề thi sau các môn thi.

          - Kỳ Hân bức xúc lên tiếng khi con bị mang ra chửi rủa.

          - Giải quyết kịp thời những bức xúc của dân.  

          - Anh Lê Văn Thọ (thôn An Kỳ, xă Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngăi) do quá bức xúc với Ban quản lư các cảng cá tỉnh Quảng Ngăi, đă đăng clip tự đâm ḿnh lên Facebook để bày tỏ.

          - Trong cuộc trao đổi, ông Liêm giải thích: “Lúc đó tôi đang rất bận đi công tác gấp. Tôi đă xuất tŕnh thẻ để giải thích v́ tôi đi gấp, có thể xử lư sau. Nhưng khi tôi đưa giấy ra th́ một người mặc thường phục tiến lại lấy giấy, nên tôi mới bức xúc…”

          Nếu ai làm thống kê hỏi những người Việt ở hải ngoại chữ nào dùng sau 1975 mà họ ghét nhất, tôi nghĩ chữ  "bức xúc" rất có cơ hội đứng đầu sổ. Không ai hiểu nghĩa nó là ǵ, chỉ đề cập đến nó là lắm người bực tức.

          chữ viết thế nào, bức xức hay bức xúc?

          nghĩa là ǵ, nhức nhối tận con tim?

          hay là ḷng giận dữ đến phát điên,

          bực cái ḿnh, bực bội, và bực tức?  

 

          Qua cách dùng của chữ "bức xúc" trong những câu bên trên, một người có thể đoán nghĩa của nó là "bứt rứt, bực bội, khó chịu, tức tối, ray rứt".

          Thế nhưng lạ lùng thay, khi tra Tự điển Tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Khoa Học Hà Nội th́ tôi thấy chỉ có một định nghĩa của "bức xúc" là: "Cấp bách lắm, yêu cầu phải giải quyết ngay. Thí dụ: Vấn đề bức xúc. Một nhiệm vụ bức xúc". Tra thêm hai tự điển tiếng Việt hiện dùng bây giờ th́ cả hai đều copy cùng định nghĩa trên, "bức xúc" là "cấp bách", không một nghĩa nào khác.

          V́ địa lư và lịch sử, người miền Bắc dùng nhiều tiếng Hán từ Trung Quốc. Tôi tra tự điển Hán Ngữ th́ đúng thế, người Hoa dùng chữ "bức xúc", và nó có đến hai nghĩa chứ không phải một: 

 逼促 bức xúc  :

1. Chật hẹp. Lương Thư : "Sở dĩ nội trung bức xúc, vô phục pḥng vũ"  (Từ Miễn truyện ) V́ thế bên trong chật hẹp, cũng không có pḥng thất.
2. Thôi thúc, bức bách.
Quan Hán Khanh : "Giá quan nhân đăi tu du, hưu nhẫm bàn tương bức xúc"  (Ngọc kính đài , Đệ tứ chiệp) Xin vị quan nhân đợi chốc lát, đừng có thôi thúc như vậy.

          Như thế, chữ "bức xúc"  tiếng Hán chỉ có hai nghĩa là: 1. Chật hẹp và  2. Cấp bách. Nó hoàn toàn không có nghĩa "bứt rứt, bực bội, khó chịu" mà người Việt ḿnh dùng theo nghĩa bây giờ. Thế mà cả nước Việt Nam bây giờ dùng chữ "bức xúc"  với nghĩa sai lầm.

          Dân chúng là người ít học, ít tham khảo nên nói sai, không kiến thức; thế nhưng cả ngành giáo dục, ngành truyền thông, v́ lư do ǵ mà cũng truyền bá, dạy bảo sai nghĩa của chữ "bức xúc"  để cho cả nước hiểu sai nghĩa của nó?

          Khi tham dự một buổi hội họp hay lễ tiệc, chúng ta ai cũng quần áo chỉnh tề, guốc giầy bóng loáng. Buổi tiệc lễ càng trịnh trọng bao nhiêu th́ chúng ta lại càng chải chuốt dung nhan, kỹ lưỡng, càng mặc vào những bộ quần áo đẹp nhất, mang những ví xách tay đắt tiền nhất bấy nhiêu. Chúng ta không muốn mặc quần áo xuề x̣a, không ngăn nắp, bù đầu, tóc rối. Tại sao? V́ hai lư do: chúng ta nghĩ người khác sẽ đánh giá ḿnh, và chúng ta hănh diện với chính ḿnh nên muốn phô trương sự hănh diện đó.

          Tương tự, ngôn ngữ là một đặc thù của văn hóa. Văn hóa của một dân tộc là niềm kiêu hănh của con dân quốc gia đó. Nếu trước khi đến một buổi tiệc chúng ta tỉ mỉ sửa soạn thân thể, trang phục để người khác khỏi chê bai x́ xào, th́ tại sao chúng ta làm lơ với chữ dùng sai lầm, câu văn luộm thuộm, nói năng rườm rà? Chỉ có người Việt nói tiếng Việt. Nếu chúng ta không hănh diện, không quan tâm sửa đổi nói cũng như viết tiếng Việt cho đúng th́ chúng ta chỉ là những người mâu thuẫn khi vỗ ngực tự hào: Tôi là người Việt Nam.

Nguyễn Tài Ngọc

August 2017

http://saigonocean.com/index.php/vi/