Du lịch Âu Châu

Phần 5, Kết cục : Rome

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

nguồn: http://www.littleexplorers.com/europe/italy

 

 

        Máy bay đáp xuống phi trường Fiumicino-FCO, Rome trễ, 6 giờ chiều. Từ phi trường đến trung tâm thành phố Rome đường dài là 23 km, đi xe mất khoảng 40 phút (chỉ có Mỹ và Canada gọi trung tâm thành phố là downtown trong khi tất cả các quốc gia dùng Anh ngữ trên thế giới gọi là City Center, hay có vài nơi gọi là Central Business District- CBD).

        Ai có tiền th́ quá giản tiện: mướn taxi chở vào hotel 4-sao, 5-sao ngay trong trung tâm thành phố. Người không có rủng rỉnh xu hào nhưng vẫn muốn ở hotel "shang trọng" th́ có thể bắt chước chúng tôi: đặt pḥng ở khách sạn 4-sao Rome Marriott Park Hotel, giá rất rẻ, $130 dollars/ một đêm, 15 phút lái xe từ phi trường. Hotel có xe đón khách ở phi trường chở về khách sạn, giá chỉ là 5 Euro/một người. Tôi chưa bao giờ thấy một khách sạn Marriott nào mà khu Tiếp tân to lớn như Marriott này.

        Có lư do tại sao giá mướn pḥng rẻ ở đây: khách sạn tọa lạc nơi đồng không mông quạnh, kế bên hăng Toyota Italy, hoàn toàn không có hàng quán. Muốn đi đến trung tâm thành phố Rome th́ hotel có bus du lịch chở đi với giá 10 Euro/một người cho cả hai lượt đi/về: Sáng 8, 9, hay 10 giờ xe chở khách đến Rome, chiều, 5, 7 , 8 giờ tối xe quay lại đón. Tôi nghĩ dịch vụ đưa đón đi phi trường và đi Rome của khách sạn quá rẻ và tiện lợi.

Rome Marriott Park Hotel,

Via Colonnello Tommaso Masala, 54, 00148 Roma, Italy

        Sáng hôm sau chúng tôi lấy chiếc xe bus du lịch đầu tiên 8 giờ đi Rome, nửa tiếng là xe đến nơi. Tôi có cả ngày ở Rome v́ sáng hôm sau mới bay về Mỹ. Xe điện ngầm ở Rome không tiện lợi v́ chỉ có vài đường và chạy ṿng ngoài thành phố, không vào ngay những nơi ḿnh muốn đi. Đi xe bus th́ tiện nhất, nếu có cell phone dùng Google Map chỉ dẫn. Tôi ít dùng cell phone và thời tiết không nóng lắm nên quyết định đi bộ cả ngày đến những nơi muốn xem.

 Rome. Tiếng Ư là Roma. Việt Nam ḿnh dịch theo mấy người Tầu không phát âm được chữ "r", biến Roma thành "La-Mă". Roma là một đế quốc vĩ đại đă một thời ảnh hưởng rất nhiều văn hóa của các quốc gia văn minh trên thế giới, chẳng hạn như ngôn ngữ Anh, Pháp, Ư, Tây-Ban-Nha, Bồ-Đào-Nha, hay cả Việt Nam... đều dựa trên tiếng La-Tinh của người La-Mă; thế mà chẳng hiểu sao tôi về thăm Chợ-Lớn mười lần mà chưa bao giờ đến Rome, măi cho đến bây giờ.

        Nghĩ cho đúng chẳng phải lỗi của tôi mà lỗi tại nền giáo dục Việt Nam. Ngày xưa đi học chỉ biết về hai quốc gia đô hộ Trung Hoa, Pháp quốc với Tần Thủy Hoàng, Lưu Bị, Từ Hi Thái Hậu, mười mấy đời vua Louis (không phải Vuitton), Jeanne d'Arc, Napoleon, Charles De Gaulle... chứ có bao giờ biết về Hercules, Julius Caesar, Augustus Caesar đâu?

        Ngay cả cuộc t́nh mùi mẫn, người Việt ḿnh cũng chỉ biết Vơ Tắc Thiên và Đường Thái Tông, Napoléon và Joséphine, chứ có ai biết Marcus Antonius (Mark Antony) và Cleopatra? (Marcus Antonius là một tướng lănh ủng hộ Julius Caesar. Khi Caesar bị ám sát, Marcus lên lănh đạo La-Mă. Tuy là có vợ , ông ta mèo mỡ với Cleopatra, Hoàng Hậu lănh đạo nước Ai Cập. Cleopatra sinh hạ ba con với Marcus).

        Khi học Trung học ở SàiG̣n, nhờ đi xem ciné tôi mới biết loáng thoáng về chuyện t́nh của Marcus Antonius và Cleopatra. Nói "loáng thoáng" chứ thực sự tôi chẳng nhớ ǵ hết v́ lúc bấy giờ tâm trí tôi chỉ nhớ cô bạn ngồi ở ghế bên cạnh. Mặc dù là phim Mỹ, giống như bao nhiêu phim Mỹ khác, tôi nhớ tựa đề chuyện phim đổi sang tiếng Pháp: "Marc Antoine et Cléopatre".

Những ảnh sau đây chụp ở Piazza Navona:

        Giai đoạn lịch sử phôi thai của Italy là lịch sử của La-Mă v́ đế quốc La-Mă chẳng những chiếm Italy mà c̣n chiếm hầu hết Âu Châu và Đông-Á trong mười thế kỷ, từ trước Thiên Chúa giáng sinh cho đến thế kỷ thứ 5 sau Thiên Chúa giáng sinh.

        Không những chỉ có quân đội siêu phàm đánh đâu thắng đó, đế quốc La-Mă có nền văn minh xuất chúng. Ngoài ngôn ngữ La-Tinh của La-Mă bao nhiêu quốc gia khác dựa làm căn bản cho ngôn ngữ riêng của ḿnh, rất nhiều việc liên quan đến xă hội, luật pháp người La-Mă phát minh mà thế giới bắt chước:

        - Ở Hoa Kỳ và nhiều nước Tây Phương, khi một người phạm luật bị cảnh sát bắt, luật pháp phải xem họ là vô tội cho đến khi ra ṭa xét xử. Đây là luật của người La-Mă (trái với ở Việt Nam, khi Công An bắt là dân ô-tô-ma-tích có tội, không cần đợi đến ngày ra ṭa xét xử).

        - Chính quyền La-Mă tin rằng dân chúng phải sống trong một môi trường lành mạnh, dân nghèo phải có thức ăn, nên họ mở mang y tế và chương tŕnh phân phát thức ăn giúp dân nghèo.

        - Thiên Chúa Giáo (Công giáo) bành trướng dưới thời đại La-Mă: ban đầu những người tin Chúa v́ không tin vào các thần hoang đường của La-Mă nên bị săn lùng, giết chết, hay bị đem ra đấu trường cho sư tử ăn làm tṛ giải trí cho thiên hạ. Nhưng vào năm 313, Hoàng Đế La-Mă Constantine tin nhận Chúa, ban luật ai muốn làm công dân La-Mă th́ phải tin nhận Chúa nên Thiên Chúa Giáo trở nên bành trướng dữ dội. Đây là lư do nhà thờ xây khắp nơi ở Ư, và Công giáo là quốc giáo.

        - Phong tục trao đổi quà vào ngày lễ, trao nhẫn trong đám cưới bắt nguồn từ người La-Mă.

        - Dương lịch chúng ta dùng bây giờ là dựa trên lịch của Hoàng Đế Julius Caesar (Đức Giáo Hoàng Gregory XIII điều chỉnh lại năm 1582) . Khi Caesar lên ngôi, ông ta bỏ lịch cũ , "làm" ra lịch mới. Tôi viết chữ "làm" trong ngoặc v́ Caesar ăn cắp lịch đă có sẵn của người Ai Cập. Lịch mới của Caesar một năm có 365 ngày, năm thứ tư có 366 ngày, như là lịch chúng ta dùng hiện thời. Caesar lấy một tháng đặt theo tên của ḿnh: tháng 7. Chữ July là từ tên của Caesar, Julius. Sau này khi Augustus Caesar -cháu của Julius Caesar- lên ngôi, Augustus lấy tháng kế tiếp đặt theo tên của ḿnh. Tháng 8 v́ thế có tên là August.

 

3 ảnh sau đây chụp bên trong Nhà thờ Thánh Ignazio di Loyola, xây vào năm 1650. Cho dù nhà thờ cao ṿi vọi đến đâu, rất nhiều nơi có tranh vẽ đại và tỉ mỉ trên trần nhà (ảnh thứ hai). Đứng ở dưới ngoái cổ lên xem th́ chỉ có... trẹo cổ nên vài nhà thờ để kính phản chiếu dưới đất cho khách xem trần nhà dễ hơn (ảnh thứ ba).

 

 

Những ảnh sau đây chụp ở Di tích Quốc Gia Kỷ niệm Vua Vittorio Emanuele II (Monumento Nazionale a Vittorio Emanuele II):

 

        Tôi xin ra ngoài đề ở đây để nói luôn về nguồn gốc tên của những tháng trong năm:

Tháng 3 - March (tiếng La-Tinh là Martius):        Lịch La-Mă bắt đầu từ tháng 3. Người La-Mă tin rằng chiến tranh tạm dừng giữa năm cũ và năm mới nên đặt tên tháng đầu tiên theo tên của Thần Chiến Tranh, Mars.

Tháng 4 - April (tiếng La-Tinh là Aprilis): có vài giả thuyết khác nhau. "April" tiếng La-Mă là "thứ nh́". Tháng 3 là tháng thứ nhất th́ April, tháng 4, là tháng thứ nh́. Giả thuyết khác cho rằng April là tên của Thần Aphrodite.

Tháng 5 - May (tiếng La-Tinh là Maius):      đặt theo tên Nữ thần của cây mới mọc, Maia.

Tháng 6 - June (tiếng La-Tinh là Junius):     đặt theo tên của Nữ thần xem về Hôn nhân, Juno. Đây là lư do tại sao đám cưới ở Hoa Kỳ thường được tổ chức vào Tháng 6.

Tháng 7 - July (tiếng La-Tinh là Julius):       Hoàng Đế Julius Caesar chọn tháng này đặt theo tên của ḿnh, Julius.

Tháng 8 - August (tiếng La-Tinh là Augustus):     Hoàng Đế Augustus Caesar chọn tháng này đặt theo tên của ḿnh, Augustus.

        Theo lịch hiện thời, September, October, November và December là tháng 9,10,11,12, nhưng vào thời La-Mă, nó thật sự là tháng 7, 8, 9, và 10:

Tháng 9 - (tiếng La-Tinh là Septembris):      từ chữ La-Tinh "septem", nghĩa là 7.

Tháng 10 - (tiếng La-Tinh là Octobris):        từ chữ La-Tinh "octo", nghĩa là 8.

Tháng 11 - (tiếng La-Tinh là Novembris):     từ chữ La-Tinh "novem", nghĩa là 9.

Tháng 12 - (tiếng La-Tinh là Decembris):     từ chữ La-Tinh "decem", nghĩa là 10.

Tháng 2 - (tiếng La-Tinh là Februarius):      lịch La-Mă ban đầu chỉ có mười tháng, từ tháng 3 đến tháng 12. Mỗi cuối năm, cả quốc gia có hội lễ ăn mừng Februa. Vào năm 690 trước Thiên Chúa Giáng sinh, vua Numa Pompilius quyết định đặt ra thêm cả một tháng để ăn mừng, dùng tên hội lễ Februa.

Tháng 1 - (tiếng La-Tinh là Januarius):        Pompilius sau đó đặt thêm một tháng nữa vào đầu năm theo tên của Thần Bắt Đầu và Chấm Dứt, Janus. (Người La-Mă tin cái ǵ cũng có Thần nên họ thờ cả ngh́n Thần hay Nữ Thần).

        - Người La-Mă phát minh xi-măng nên v́ thế mà họ nổi tiếng về xây cất đường xá, cầu cống, hệ thống dẫn nước... Rất nhiều cầu và đường lộ xây đă gần 2000 năm đến nay vẫn c̣n dùng ở Italy.

Pantheon, Rome: Đền thờ xây năm 118-128. Mái nhà làm bằng xi-măng & cát của ṭa nhà tṛn phía sau rộng nhất thế giới c̣n đứng vững.

Trên đường bành trướng vương quốc, khi quân đội La-Mă chiếm đóng đến đâu th́ họ xây đường xá đến đó, tất cả đều nối về Rome. Do đó, thành ngữ Anh có câu: "All roads lead to Rome", nghĩa đen là "đường nào cũng dẫn đến Rome", nghĩa bóng là "dùng phương pháp nào th́ kết quả cũng như thế". Họ cũng phát minh ra mốc cây số mà bây giờ cả thế giới dùng: tất cả đường xá quân đội La-Mă xây đều có mốc cây số tính từ Rome.

        Chúng tôi đi bộ khắp Đông Tây Nam Bắc của Rome, và đây là vào nơi chính yếu:

        1. Ṭa Thánh Vatican: Tuy là tọa lạc trong Rome, Ṭa Thánh Vatican là một quốc gia độc lập và là quốc gia nhỏ nhất thế giới về diện tích (110 mẫu) lẫn dân số (1000 người).

 Có ba ṭa nhà chính yếu trong phạm vi Vatican:

        - Nhà thờ Thánh Peter (Phi-E-Rơ là một trong 12 sứ đồ của Chúa Jesus), tiếng Ư là Basilica Papale di San Pietro in Vaticano.

        - Nhà thờ Sistine Chapel (Cappella Sistina ), nằm trong khu Palazzo Apostolico. Đây là nơi Đức Giáo Hoàng cư ngụ, là building h́nh chữ nhật cao sau đài phun nước này.

        - Bảo tàng viện .

        Tôi chỉ vào Nhà Thờ Thánh Phi-E-Rơ, ṭa nhà chính yếu nằm giữa trong h́nh.

        Rất nhiều phụ nữ ngoại quốc, có lẽ toàn là dân Mỹ, mặc quần cụt đến đây bị chận không được vào bên trong nhà thờ v́ bên ngoài có bảng cấm hẳn ḥi viết cấm mặc quần short.

        Tôi chưa bao giờ vào trong một nhà thờ nào đại, sang trọng, tráng lệ, điêu khắc tỉ mỉ như nhà thờ này, từ dưới đất cho lên đến tuốt tận trần nhà trên cao, nhiều nơi lót bằng vàng. Vô số tượng khắc và tranh vẽ khổng lồ khắp nơi. Cái nguy nga cũng thể hiện trong đá mài lót với đủ mầu sắc phối hợp cầu kỳ. Xă hội hiện đại có lẽ không thể nào tái thiết lập một công tŕnh công cộng kinh khủng như thế.

        Kinh ngạc trước sự giầu sang chói ḷa đập vào mắt ḿnh của Nhà thờ Thánh Phi-E-Rơ, tôi thầm nghĩ là người nào sống ở đây, dùng nhà thờ này thờ phượng Chúa sẽ không có uy tín ǵ để giảng lời Chúa cho tỷ người nghèo khổ trên thế gian.

        Chúa Jesus khi c̣n sống đi lang thang khắp nơi giảng Kinh Thánh, ăn nhờ ở đậu, không có chỗ ở cố định. Kinh Thánh thỉnh thoảng đề cập Chúa Jesus không có nhà: "Ban ngày Chúa dạy dỗ trong đền thờ, khi chiều đến th́ Ngài lên ngủ trên một đỉnh núi tên là Olivet" (Lu-ca 21:37)"Có một thầy giáo dạy luật đến thưa cùng Chúa Jesus rằng: "Lạy Thầy, Thầy đi đâu th́ tôi sẽ đi theo đó". Đức Chúa Jesus đáp rằng: "Cáo có hang, chim trời có tổ, nhưng Con của Đức Chúa Trời không có chỗ mà gối đầu" (Ma-Thi-Ơ 8:19-20).

        Sống trong một nơi đài các xa hoa như thế này th́ làm ǵ một người nếm được mùi nghèo khổ, làm sao có thể nói người ta thắt lưng buộc bụng trong khi ḿnh sống đời đế vương, làm sao nói người ta tin Chúa khi ḿnh không theo lời Chúa dạy?

        Trong sách Kinh Thánh Ma-Thi-Ơ 19:24, Chúa Jesus nói môn đệ rằng: "Ta nói với anh em rằng lạc đà chui qua lỗ kim c̣n dễ hơn người giầu vào nước Đức Chúa Trời".

 

        2. Đài phun nước Trevi ( Fontana di Trevi): tọa lạc ở khu phố Trevi, Đài phun nước này nổi tiếng thế giới, rất nhiều phim quay ở đây. Nếu ai đi Las Vegas ở Mỹ, vào Khách sạn Casino Caesars Palace sẽ thấy Caesars Palace xây một bản copy giống y hệt như của Ư.

        Quân đội La-Mă ngoài nổi tiếng về thiết kế đường phố, họ cũng xây hệ thống dẫn nước uống vào thành phố khắp nơi. Đài phun nước này do Đức Giáo Hoàng XII khởi xướng năm 1730, xây ở Ngă Ba của hệ thống dẫn nước vào Rome mà quân đội La-Mă thiết lập 2000 năm trước đây. Hơn 30 năm sau công tŕnh xây dựng mới xong. Đức Giáo Hoàng kế tiếp, XIII, khánh thành nó vào năm 1762.

        Người ta ước lượng số tiền cắc du khách thẩy vào bồn nước mỗi ngày là 3000 Euro. Số tiền cắc thẩy vào cho cả năm 2016 là 1.5 triệu dollars! Chính phủ dùng tiền này để hỗ trợ siêu thị cung cấp thức ăn cho người nghèo.

 

 

        3. Vận động trường Colosseum (tiếng Ư là Collosseo) : Đây là vận động trường không nóc xây bằng cát & xi-măng to nhất thế giới, có thể chứa từ 50,000 đến 80,000 người. Người La-Mă xây nó vào năm 80. Gần hai ngh́n năm mà nó c̣n đứng vững, và vô số các quốc gia trên thế giới trong thời gian hiện đại bắt chước xây vận động trường theo kiểu của nó đủ cho thấy sự siêu phàm về xây cất của người La Mă.

        Thời gian ban đầu khi mới xây xong, Collosseo dùng là nơi xử tử tội nhân, nhiều người theo Thiên Chúa Giáo bị giết ở đây. Nó cũng là nơi dùng để giải trí: các dũng sĩ với gươm giáo so tài với nhau, nhiều lúc cho đến chết, hay chém giết cọp, sư tử... Chung quanh vận động trường là cả mấy mẫu đất c̣n vô số di tích hủy phá của thành lũy, đền thờ, khải hoàn môn, xây cùng thời với vận động trường.

        Sau cả một ngày sáng chiều đi bộ ṛng ră, 5 giờ chiều chúng tôi đón xe của khách sạn trở về hotel. Sáng hôm sau ra phi trường Rome, chín ngày không ăn phở, không ăn thức ăn Tầu làm tôi méo cả mặt, sắp sửa phải đưa vào Bệnh viện Cộng Ḥa th́ chẳng hiểu có Linh Mục nào làm phép lạ hay không mà bỗng dưng trong phi trường Rome có nhà hàng Nhật, ăn súp udon và cơm chiên thịt ḅ cháy xèo trên chảo ngon vô cùng!

 

 

        Máy bay ngừng ở London (Heathrow Airport LHR) chuyển tiếp sang chiếc Airbus A380 hai tầng to khổng lồ bay về lại Los Angeles.

       

        Trong khi đi bộ t́m cổng chuyến bay, tôi thấy một cảnh tượng khó tin: rải rác nhiều nơi là pḥng dành cho người Hồi Giáo ngồi cầu nguyện hướng về Mecca! Tôi ghét những người giả dối ở Anh hay ở Mỹ dùng tiền dân đóng thuế, c̣ng lưng hầu hạ nuông chiều thiểu số người Hồi sống tại Anh hay Mỹ mà không dám vỗ ngực xưng tên công nhận, lại điêu ngoa núp bóng dưới những từ ngữ xáo trá: pḥng dành cho người Hồi cầu nguyện th́ viết thẳng ra là dành cho người đạo Hồi, nhưng ở đây viết là "Pḥng dành cho nhiều tôn giáo khác biệt"!

 

        Tôi rất thích Italy, thích cả bốn thành phố Venice, Pisa, Florence, Rome, nhưng Venice th́ thích nhất. Rome là thành phố đầy dẫy những ṭa nhà tráng lệ, những di tích lịch sử hủy hoại. Người nào thích khảo cổ, thích vào Chợ Lớn xem di tích nồi chảo làm bánh ḅ bánh tiêu lâu mấy trăm năm th́ sẽ rất thích Rome.

Castel Sant'Angelo:

Ara Coeli:

Piazza del Popolo:

 

 

Lăng mộ Hoàng Đế Augustus Caesar (đang trùng tu):

 

        Dân Ư thân thiện, nhiều người nói được tiếng Anh. Mỗi lần tôi hỏi phương hướng, ai cũng sốt sắng chỉ dẫn, dù rằng đôi lúc có người chỉ nói tiếng Anh bập bẹ. Biết được tiếng Anh th́ sẽ đi khắp chân trời góc bể không sợ lạc, miễn là đừng đọc Made in Vietnam là "Ma-zê in Viet Nam" th́ thánh cũng chẳng ai hiểu ( https://www.youtube.com/watch?v=qNN9AXDCycA ).

        Tôi nghe đồn là Ư ăn cắp ghê gớm lắm, hơn cả Paris, nhưng tôi hoàn toàn cảm thấy rất an ninh trong suốt chuyến đi. Venice th́ 100% là du khách không sợ ăn cắp vặt v́ Venice là ḥn đảo, và phần đông người ở đó là người Ư; ba thành phố kia th́ tôi đi chơi cũng ... thoải mái vô tư! Có lẽ ăn cướp chú trọng vào phụ nữ đi một ḿnh. Tôi là đàn ông, và tương đối cũng cao ráo to con nên chắc họ cũng ngại.

        Các cô nào đi du lịch xa cần người đi theo hộ tống th́ tôi sẵn sàng t́nh nguyện, miễn phí. Xin chú ư là dịch vụ t́nh nguyện của tôi không áp dụng cho các em gái trên 50 tuổi.

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://saigonocean.com/index.php/en/

June 2017

 

Tài liệu tham khảo:

http://wonderopolis.org/wonder/how-did-the-months-of-the-year-get-their-names

http://www.nationalarchives.gov.uk/latin/beginners/lesson12/lesson1203.htm

https://en.wikipedia.org/wiki/Trevi_Fountain

http://rome.mrdonn.org/achievements.html

http://www.lonelyplanet.com/italy/history

Wikipedia