Du lịch Âu Châu - Phần 3:

Pisa và Florence

(tiếng Ư là Pisa và Firenze)

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

Ṭa tháp nghiêng Pisa

 

Nhà thờ thánh Mary, Cattedrale di Santa Maria del Fiore, Florence

 

 

 

          Khi c̣n ở Việt Nam, hai nơi ở Italy tôi có đọc qua là vận động trường Colossus ở Rome và tháp nghiêng Pisa. C̣n bé th́ chẳng biết nó ở đâu, nhưng một khi đă đi Venice, xem bản đồ th́ tôi thấy Pisa gần, có thể lấy xe điện đi từ Venice.

 

          Hăng xe lửa ItaliaRail của Italy đi khắp nơi trong Italy nên vài tháng trước khi đi, tôi vào trang web ItaliaRail mua vé. Muốn đến Pisa từ Venice th́ phải đến thành phố Florence trước, rồi đổi xe điện "regional" vùng địa phương từ Florence đi Pisa. Tuyến chính yếu Venice-Florence là xe điện loại nhanh có số ghế riêng biệt hẳn ḥi, trong khi tuyến Florence-Pisa địa phương th́ tự khách chọn ghế. Giá vé khứ hồi là $90 dollars/ một người.

 

 

          Xe khởi hành lúc 7:25 AM sáng. Từ Venice (trạm Venezia San Lucia) đến Florence (trạm Firenze Santa Maria Novella) mất hai tiếng, ngừng 40 phút chuyển tiếp sang xe điện khác, đi một giờ nữa th́ đến Pisa (trạm Pisa Centrale) lúc 11 giờ AM sáng. Tổng cộng thời gian đi là ba tiếng rưỡi. Tuy rằng ở Venice ba đêm, nhưng một ngày đi Pisa từ 6:20 sáng đến 11 giờ tối mới trở về khách sạn nên chúng tôi thật sự  Venice có hai ngày.

 

          Bến xe lửa ở góc phía Bắc của Venice phải đi tầu đến nên buổi chiều hôm trước tôi đă ra bến tầu hỏi thăm ḍ cách đi. Họ bảo tôi sáng sớm 6 giờ không có water bus mà chỉ có taxi, giá là $60 Euro cho cả chuyến; ban đêm lúc nào cũng có water taxi.

 

          Tôi ra bến tầu lúc 6:20 sáng, nh́n quanh quất ở trạm taxi, tầu th́ có nhưng tài xế th́ không. Đi bộ đến trạm kế tiếp cũng đồng một cảnh ngộ. Khi tôi trở lại bến đầu tiên th́ thấy có một anh chàng mở miếng vải che một chiếc water taxi. Tôi hỏi anh ta có đi ra trạm xe lửa và tốn bao nhiêu tiền th́ anh ta nói có, giá 70 Euro. Tôi nói hôm qua tôi hỏi người ta nói chỉ có 60 Euro, sao bây giờ lại đắt hơn 10 Euro, th́ anh ta nói bây giờ mới là sáng sớm nên giá đắt phụ trội.

 

          Nh́n chung quanh không có một water taxi nào khác, tuy rằng tức... cành hông v́ bị anh chàng  bắt chẹt trắng trợn tính thêm 10 Euro nhưng  v́ sợ trễ giờ xe điện, tôi đành leo lên tầu.

 

          Đời sống đầy dẫy người sẵn sàng đánh đổi liêm sỉ để mang tiền bạc, lợi ích đến cho ḿnh. Họ đặt cái tôi của họ là số một. Họ đặt thỏa măn tiền bạc cho cá nhân họ lên trên hết. 10 Euro chẳng đáng cho ḿnh giận, thế nhưng nó làm tôi thật... bức xúc. Tôi chỉ phải ngồi trong tầu 20 phút rồi sẽ không bao giờ gặp anh ta nữa nên anh ta chẳng c̣n cơ hội làm tiền tôi, thế nhưng với cách cư xử như thế, anh ta sẽ c̣n ảnh hưởng đến bao nhiêu người khác trong đời sống.

 

          Ngồi trên chiếc water taxi tờ mờ sáng, tôi có dịp quan sát gần gũi những nhà cửa ngay trên con sông chính Grand Canale. Phần đáy nhà chạm nước biển bị nước tàn phá loang lổ rỉ sét, rong rêu ốc hến bám đầy. Ngoại trừ thiểu số một vài căn hay hotel bốn, năm sao chủ nhà tu bổ và sơn phết lại, c̣n th́ đại đa số không ai buồn tu sửa. Lư do rất dễ hiểu là bên ngoài nhà là nước biển hay là rạch nước, không có đất liền để bắc cầu thang đứng trám xi-măng, sơn phết, th́ làm sao mà sửa? V́ thế mà hầu như phần bên ngoài của tất cả nhà cửa ở Venice không sửa sang.

 

  

 

 

 

  

 

          Ra ngoài sông Grand Canale xem sinh hoạt dân chúng trong khi đợi xe điện, tôi mới thấy là tất cả hàng hóa, thức ăn, vật dụng xây cất... ở Venice là do tầu chở đến. Không có máy móc vận chuyển hàng hóa mà chỉ là những bắp thịt lực lưỡng của đàn ông khuân vác đồ đạc từ trên tầu vào nhà. Những người như anh Vọi nên sống ở đây v́ sẽ được trọng dụng, không bao giờ thiếu việc. Và những người không có vóc dáng anh Vọi như tôi cũng nên đến đây làm việc khuân vác để trở thành anh Vọi.

 

 

 

 

          Khách quan mà nói, người Ư rất đẹp. Cả nam nữ mũi cao, mắt xanh, da trắng , tóc vàng, nhiều người trông đẹp mê hồn. Đă có dịp đến xem rất nhiều quốc gia, tôi long trọng tuyên bố với quốc dân đồng bào là tôi nghĩ người Ư đẹp nhất thế giới. Tôi gặp rất nhiều người đẹp như tài tử minh tinh. Tài tử minh tinh thật th́ bao nhiêu người đă làm say mê khán giả khắp trần gian: Gina Lollobrigida, Claudia Cardinale, Sophia Loren, Monica Bellucci...

 

Claudia Cardinale

 

Sophia Loren

 

Monica Bellucci

 

          Khi c̣n ở Việt Nam có hai phim cowboy hốt bạc khi tŕnh chiếu. Tôi không nhớ tựa là ǵ, có thể là "Tay súng thần tốc", tựa tiếng Anh là "Trinity is my name", và "They still call me Trinity". Tôi nhớ xem mà cứ xuưt xoa anh chàng đóng vai chính quá đẹp trai. Tên anh ta là Terrence Hill (tên thật là Mario Girotti), người Ư, và đây là ảnh anh ta trong phim:

 

 

          Năm tháng đầu tiên khi sang Mỹ, tôi xem TV show của Dean Martin (tên sinh là Dino Paul Crocetti). Lúc bấy giờ từ Việt Nam mới qua, mắt chỉ quen nh́n thấy người Việt nên khi thấy Dean Martin da trắng, tôi cũng khen ông ta đẹp quá chừng. Dean Martin cũng là người Ư:

 

 

          Trai hay gái, tính trung b́nh, tôi nghĩ không người nước nào đẹp bằng người Ư. 

 

          Chiếc xe điện chở chúng tôi đi Florence mới vừa vào ga, hàng số 7 như trên bảng chỉ dẫn cho biết. Một anh chàng mặc quần áo khá tươm tất lúc năy giúp tôi, hỏi tôi đi đâu, đến dẫn chúng tôi đến toa số 13, dù rằng chúng tôi không cần giúp v́ số toa và số ghế đă in trên vé. Sau khi ngồi vào ghế, tôi mới hiểu tại sao anh ta tận t́nh giúp một người không quen biết: sổ ra một tràng tiếng Ư, anh ta ch́a bàn tay xin tiền. Mặc dù vợ tôi và bạn vợ tôi đă cho anh ta bốn Euro, anh ta vẫn c̣n thấy không đủ, đứng ́ ra xin xỏ tiếp. Tôi nổi cáu bảo anh ta đi nơi khác. Sau này khi đi chuyến về ngược lại, ở nhà ga Florence tôi để ư thấy nhiều người giả bộ giúp người khác t́m toa xe với mục đích xin tiền như thế. Thành ra nên nói thẳng thừng với những người này là ḿnh không cần giúp đỡ.

 

 

Có máy bán vé ngay tại trạm

 

          Đi xe điện không khỏi làm tôi nhớ đến kỷ niệm đi xe điện qua đêm tám tiếng đồng hồ hai năm trước đây với anh Cương và Phương Dung từ Moscow đến St Petersburg ở Nga, một kỷ niệm quá êm đẹp và vui thích, khác với kỷ niệm lần đầu tiên tôi đi tầu hỏa Thống Nhất từ SàiG̣n ra Nam Định vào năm 1995, ḷng lúc nào cũng lo nơm nớp như tôi là điệp viên Đặng Chí B́nh trong một sứ mạng bí mật ra chợ Long Biên ăn bún chả Hà Nội.

 

 

 

 

          Xe điện của Italy tân thời, hiện đại, chỗ ngồi rộng răi, không khác ǵ xe Shinkansen bullet train của Nhật. Thế nhưng đẹp đến đâu, sạch sẽ đến đâu, hiện đại đến đâu cũng không thể nào bằng chiếc tầu hỏa Thống Nhất của Việt Nam vào năm 1995 khi Cộng Sản vẫn c̣n bị Hoa Kỳ phong tỏa mậu dịch, khi Tây Phương chưa ồ ạt đổ tiền rừng bạc bể vào Việt Nam đầu tư. Tầu hỏa Thống Nhất là một khối sắt biết đi, khách ngồi trong một ḷ lửa. Ghế ngồi là ghế sắt, tuy là có bán hai loại vé phần cứng phần mềm. Dân bỏ rác ngập đầu, đến trạm th́ người gác toa cầm chổi quét. Máy lạnh là một chiếc quạt máy con nhỏ xíu gắn ở một đầu toa. Cầu tiêu đúng nghĩa là cầu tiêu: một cái lỗ tṛn đâm thủng sàn sắt xe lửa, đi thẳng xuống đường rầy. Cửa sổ có hàng rào sắt giăng chằng chịt v́ sợ trẻ con chọi đá. Tôi không bao giờ quên được anh gác toa người Bắc khi biết tôi ở Mỹ về, hỏi: "Thế..., tầu hỏa ở nước ngoài có nịch sự như tầu hỏa của nước ta không anh?"

 

          11:05 AM sáng xe điện đến nhà ga Pisa Central Station. Đă xem bản đồ trên mạng web trước ở nhà, tôi biết chỉ đi thẳng con đường trước mặt độ 35 phút là sẽ gặp ṭa nhà nghiêng. Thu Hương có điện thoại với bản đồ nên xác định là chúng tôi đi đúng đường:

 

          con đường tôi đang đi vàng lên mái tóc thề, ngơ hồn dâng tái tê.

          anh làm thơ vu quy, khách qua đường lắng nghe, đường ḿnh đi đúng Pisa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          Vào ngày 14 Tháng 8 năm 1173, người ta khởi công xây Tháp Pisa (tiếng Ư là Torre pendente di Pisa). Ngay từ lúc ban đầu, thiết kế đă phạm lỗi kiến trúc là nền nhà mỏng chỉ có ba thước, nằm trên một địa thế mà lớp đất thứ hai mềm. Năm năm sau, khi bắt đầu xây đến tầng thứ nh́ th́ tháp bắt đầu nghiêng.  

 

          V́ bấy giờ Cộng Ḥa Pisa liên tục đánh nhau với Genoa, Lucca và Florence nên mọi xây cất đ́nh chỉ trong một trăm năm. Sự đ́nh chỉ này làm tháp không nghiêng nữa v́ ḷng đất trở nên rắn chắc qua thời gian.

 

          Năm 1272, xây cất lại tiếp tục. Để giúp cho ṭa nhà "nghiêng" trở lại, các kiến trúc sư cố t́nh xây những tầng kế tiếp với một bên này tầng chiều cao cao hơn bên kia. Năm 1284, mọi xây cất lại ngừng hẳn v́ Pisa bị Cộng Ḥa Genoa đánh bại.

 

          Ba mươi năm sau, xây cất lại tiếp tục và cuối cùng 199 năm sau, Tháp Pisa được hoàn thành vào năm 1372 với tầng trên cùng để chuông.

 

 

 

 

 

 

 

 

          Vào Thế Chiến Thứ II, Đức chiếm đóng Italy, dùng tháp Pisa làm ṭa quan sát. Một sĩ quan t́nh báo Mỹ đến đây thám thính với nhiệm vụ xác định quân Đức dùng ṭa nhà này để quân đội Hoa Kỳ oanh tạc hủy diệt nó. Thế nhưng nhận thấy tháp Pisa quá đẹp nên vị sĩ quan này không báo cáo, và nhờ thế mà tháp Pisa vẫn tồn tại cho đến hôm nay.

 

          Từ lúc hoàn thành năm 1372, ṭa nhà vẫn tiếp tục nghiêng nên năm 1964, lo ngại cho tháp có thể sụp đổ, chính quyền Italy kêu cầu thế giới giúp đỡ nghĩ ra cách ngăn chận không cho nó nghiêng nữa.

 

          Năm 1991 cho đến năm 2001,  một đội kỹ sư, kiến trúc sư, địa chất gia quốc tế cùng hợp tác với nhau, phong tỏa tháp Pisa để thi hành những biện pháp kỹ thuật ngăn chận không cho tháp nghiêng: Hút nước dưới ḷng đất ra. Thêm nền đá dưới ḷng đất. Dây cáp gh́ tháp sâu trong ḷng đất. Đặt những tảng sắt bên phần tháp không nghiêng. Nhưng cuối cùng biện pháp hữu hiệu nhất là khoan sâu vào phần đất không nghiêng, rút ra 38 khối thước vuông đất. Phương pháp này tạo nên một phần đất trống cho tháp nghiêng trở lại, và thành công: tháp "nghiêng" trở lại hơn một thước rưỡi: Năm 1993 độ nghiêng của tháp ở trên tầng cao nhất là 5.4 mét. Năm 2003, độ nghiêng chỉ c̣n 3.9 mét.

 

          Năm 2008, các kỹ sư tuyên bố là lần đầu tiên trong lịch sử, tháp không c̣n nghiêng thêm nữa. Tuy rằng sẽ không bao giờ trở lại trạng thái thẳng đứng, họ tiên đoán là tháp Pisa sẽ đứng vững không nghiêng ít nhất trong hai trăm năm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          Chúng tôi ăn trưa rồi hai giờ rưỡi đi xe điện, đến Florence vào lúc 3:30 PM chiều. Chuyến xe điện từ Florence về lại Venice khởi hành lúc 8:45PM tối nên chúng tôi có năm giờ tiêu khiển ở Florence.

         

          Bước chân ra khỏi  trạm xe điện Firenze Santa Maria Novella ở Florence, trời nắng gắt, tôi hoàn toàn mất phương hướng không biết nên đi trái hay phải. Không có một bảng chỉ dẫn nào chỉ Chợ Bến Thành đi lối này, chợ Tân Định đi lối kia thành thử ra tôi khựng lại vài phút, trốn nắng ở bóng râm của một cột điện.  Sau khi hỏi ư kiến của Chiêm tinh gia Huỳnh Liên, chúng tôi đi bộ về phía bên trái v́ hướng đó có nóc của một nhà thờ khá to, có lẽ sẽ nhộn nhịp.

 

          Ở một góc đường trong khi cả đám tiếp tục đi bộ băng qua đường đèn xanh,  tôi dừng lại v́ nghe hai bà Mỹ da trắng đi ngược chiều với tôi nói tiếng Anh. Tôi xin lỗi làm phiền,   khám phá cả hai đều là người Mỹ nên hỏi họ chỉ tôi đi xem nơi nào gần đây đáng xem, như là Ngă Ba Chú Ía. Bà ta chỉ về hướng nhà thờ tôi đang đi, nói nơi đó tấp nập du khách. Tôi cám ơn, băng qua đường gặp lại vợ tôi và bạn trong một căn nhà. Hóa ra căn nhà đó là nơi giúp đỡ hướng dẫn du khách của thành phố. Họ cho chúng tôi một bản đồ, và khoanh đúng ngay nơi mà hai bà Mỹ kia nói nên đi: Piazza del Duomo, một quảng trường rộng lớn với nhiều chỗ đáng xem.

 

          Đi bộ 30 phút th́ tôi chúng tôi đến Piazza del Duomo. Tôi há hốc miệng v́ trước mặt tôi là hai nhà thờ và tháp chuông đại xây bằng đá mài thật tỉ mỉ. Sau này tôi khám phá ra  Piazza del Duomo là trung tâm lịch sử của Florence, và Florence được xem như là nơi phát sinh của thời đại Renaissance (thế kỷ thứ 14-17), là gạch nối của văn hóa thời Trung Cổ và thời hiện đại. Trong thời đại Renaissance, nghệ thuật, điêu khắc, tranh vẽ... bộc phát.

 

 

 

 

 

 

          1. Nhà thờ Thánh Mary, Saint Mary of the Flower (tiếng Ư: Cattedrale di Santa Maria del Fiore) : xây năm 1296, hoàn thành 1436, kiến trúc kiểu gothic (có những chóp nhọn). Nhà thờ này to thứ tư ở Âu Châu, là ṭa nhà to nhất vẫn c̣n tồn tại từ thời Trung Cổ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          Kế nó là tháp chuông Giotto, cao 84.7 mét (277.9 ft).

 

 

 

          2. Nhà thờ dùng làm phép Báp-Têm của Thánh John (tiếng Ư: Battistero di San Giovanni ): xây năm 1059- 1128, kiến trúc kiểu La Mă.

 

 

          Quẹo về hướng bờ sông, đi vài block là chúng tôi gặp hai quảng trường đối diện nhau, Piazza della Signoria và Palazzo Vecchio:

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh họa sĩ này có thiên tài: anh dùng phấn vẽ bức tranh này trên mặt đất. Thế mà thiên tài không được trọng dụng: anh kiếm sống nhờ khách cho tiền lẻ. 

 

 

          Không có th́ giờ nên chúng tôi không xếp hàng mua vé vào bên trong xem mà chỉ đứng bên ngoài, cả nhà thờ Thánh Mary và Palazzo Vecchio. Có nhiều người hát dạo với đàn guitar, nam có, nữ có, ngồi rải rác rao bán CD của họ. Họ đàn và hát thật hay, có lúc chúng tôi ngồi bệt xuống đất nghe. Thỉnh thoảng họ hát những bài nhạc xưa "Oldies" của Mỹ nghe thật là mùi tai. Phải cho các cán bộ đi ra nước ngoài để thấy chẳng ai thèm biết nước Việt Nam nghèo khổ, chẳng ai hát bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng hay  Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, mà toàn là hát nhạc của đế quốc Mỹ: My way, Unchained melodies, Stand by me, Sad movies make me cry....

 

          Đói bụng nên cả bọn ngồi ăn ở một tiệm trước mặt nhà thờ Thánh Mary. Chỉ có hai ngày thôi mà tôi đă chán ngấy thức ăn Ư, theo tôi dở nhất Việt Nam Cộng Ḥa. Thức ăn của họ chỉ có Xà-lách (salad), pasta, bánh ḿ sandwich, pizza, hay seafood. Trước khi ăn, nhà hàng nào cũng đem ra bánh ḿ gặm trước. Ở Mỹ th́ họ cho ăn với bánh ḿ. Ở Ư, họ chỉ đem ra dầu ăn (olive oil) và dấm đen (balsamic vinegar) để chấm với bánh ḿ. Tôi không thích mùi này một tí nào!

 

           Ở Mỹ dầu dressing ăn với salad có đủ loại, mỗi lần ở nhà ăn salad luôn luôn đem ra bốn, năm thứ dressing khác nhau, ai thích thứ nào th́ dùng thứ đó. Trong khi ở Ư th́ đi đi trăm nhà hàng như một, dầu trộn salad chỉ là dầu ăn (olive oil) và dấm đen (balsamic vinegar)!

 

          Sandwich của Ư thật là khô, chỉ có ham và sausage cắt mỏng. Pasta, spaghetti, không có thịt ḅ viên meat balls như ở Mỹ.  C̣n pizza là thức ăn tôi nghĩ đă phát xuất từ Ư th́ phải ngon hơn Mỹ, nào ngờ nó dở vô cùng: tuy rằng có vài nơi nướng pizza dầy bột, nhưng hầu hết pizza bột mỏng dính. Và không như ở Mỹ phần thức ăn topping trải bên trên pizza loại Supreme có đến sáu, bẩy thứ như pepperoni, ham, beef, sausage, olive, ớt - bell pepper, nấm - mushroom..., pizza ở Ư chỉ có hai món topping là tối đa! Ai ăn chay sẽ thấy Ư là thiên đàng v́ chẳng có thịt ḅ, thịt heo ở đâu hết. Tôi ngán đến tận cổ nên thà nhịn không ăn, may thay khi đi bộ về lại trạm xe lửa th́ có một tiệm McDonald's. Vào ăn một cái Big Mac mà như là người lênh đênh trên biển vừa mới vớ được một chai nước.

 

          Tôi rất thỏa chí xem được Tháp nghiêng Pisa. Đúng là phép lạ nó không sập. Florence là một ngạc nhiên: tôi không ngờ Florence đẹp đến thế. C̣n rất nhiều nơi ở Florence để xem nhưng chúng tôi không có th́ giờ. Ngạc nhiên nữa là khi về nhà tôi Google t́m "10 thành phố đẹp nhất thế giới" th́ có hai trang web liệt kê Florence!  

 

          Sáng ngày thứ tư ở Venice, Thứ Bẩy 6-May-2017, đă đóng sẵn tất cả valise từ tối hôm qua, tôi dậy sớm đi một ṿng xem sinh hoạt thành phố một lần cuối cùng. Khi đi du lịch, niềm thích thú nhất của tôi là đi dạo khi trời mới tờ mờ sáng. Có đi thật sớm như thế mới biết dân địa phương bắt đầu như thế nào cho một ngày mới, mới biết thực tế sinh sống của dân t́nh chuẩn bị cho một ngày làm việc, một ngày đi học, một ngày chào đón du khách.

 

          Ở Venice, buổi tối dân để bao rác ra trước cửa để sáng sớm người đổ rác kéo xe đến lấy. Thợ đẩy giao rau cải, thức ăn nước uống đến nhà hàng. Họ cũng giao drap giường, bao gối, khăn tắm mới giặt, đổi lấy những cái đă dùng. Nhà cửa bên ngoài dù tường loang lỗ không sửa sang, không sơn phết, cửa sổ nhà nào cũng có một chậu hoa nở đủ mầu báo hiệu cho sự sống động ở bên trong.

 

 

 

 

 

 

          Những con rạch vẫn c̣n im ĺm ngái ngủ. Vài người lái thuyền đă khua gondola t́m khách. Có 400 gondola ở Venice. Tất cả người lái gondola đều là đàn ông, chỉ trừ duy nhất một người là đàn bà. Muốn chèo gondola, một người phải thi lấy bằng khảo hạch không những phải biết chèo thuyền mà c̣n phải biết lịch sử cùng những ṭa nhà xưa cũ của Venice, và điều quan trọng nhất là phải biết ngoại ngữ.

 

 

 

 

 

          Tôi đi bộ dần ra con sông chính Grand Canale. Có 139 nhà thờ ở Venice, và phần đông nhà thờ nào cũng có tháp chuông. Một điều lạ là tôi thấy nhiều tháp chuông bị nghiêng khủng khiếp, thế mà những nhà ở bên phía chuông nghiêng không có dấu hiệu lo sợ là nó sẽ sập xuống trên nhà ḿnh.

 

 

 

          T́nh cờ tôi trông thấy chiếc tầu cruise của tôi, MSC Poesia, đang trên đường về trở lại bến Venice. Phần đông cruise đi một tuần, đi chiều Thứ Bẩy th́ về lại sáng Thứ Bẩy tuần sau. Khách cũ xuống, khách mới lên, và cứ như thế tái diễn. Sáng Thứ Bẩy hôm nay, khách cũ đang trên đường về bến để khách mới là tôi sẽ lên trưa nay.

 

 

          Trở lại khách sạn, chúng tôi ăn sáng, nghỉ ngơi cho đến 10:30 AM th́ check out, kéo valise ra bến San Zaccaria đi water bus ra bến tầu cruise đậu. Giá vé water bus một người 8 Euro, hai người 16 Euro, mà c̣n phải đi bộ kéo valise 10 phút từ hotel ra bến tầu. Nếu có tiền đi water taxi để  hotel lo th́ tốn 90 Euro, và không phải đi bộ xa như thế. Đời sống lúc nào cũng thảnh thơi nhàn hạ nếu có tiền. Thảnh thơi nhàn hạ chắc chắn đem lại hạnh phúc. Ai dám bảo tiền không đem lại hạnh phúc?

 

          Sáng 11 giờ du khách đă bắt đầu kéo đông nghẹt đến quảng trường San Marco. Chiếc water bus đến và chở chúng tôi đến bến tầu cruise đậu. Lại phải hai tay kéo hai valise đi bộ một quăng đường thật dài mới đến chiếc cruise. Qua nhiều thủ tục lâu lắc, cuối cùng chúng tôi cũng lên tầu. Bốn giờ chiều tầu nhổ neo đi một tuần, bỏ lại Venice nh́n từ trên tầu trông thật đẹp.

 

 

 

 

 

 

          Paris hay Venice, thành phố nào đẹp hơn? Tôi vào Internet, t́m "10 thành phố đẹp nhất thế giới", và xin ghi lại đây kết luận của năm trang web khác nhau:   

 

 

Thứ hạng

ucityguides

Conde Nast Traveler

Ranker

Flightnetwork

Destination

1

Venice

Venice

Paris

Bruges

Venice

2

Paris

Hong Kong

Amsterdam

Budapest

Lisbon

3

Prague

Istanbul

Bruges

Rome

Sydney

4

Lisbon

New York

London

Florence

Istanbul

5

Rio de Janeiro

London

Edinburgh

Amsterdam

Prague

6

Amsterdam

Chefchaouen

Kyoto

Rio de Janeiro

Singapore

7

Florence

Paris

Prague

Lisbon

Paris

8

Rome

Cape Town

Zurich

Prague

Rio de Janeiro

9

Budapest

Amsterdam

Salzburg

Paris

Cape Town

10

Bruges

St.Petersburg

Nice

Venice

Vancouver

 

Ghi chú: tên quốc gia của những thành phố trên:

 

Amsterdam              :        Netherlands    (thủ đô)

Bruges                        :        Belgium

Budapest                             :        Hungary           (thủ đô)

Cape Town               :        South America

Chefchaouen            :        Morocco

Edinburgh                 :        Scotland           (thủ đô)

Florence                     :        Italy

Istanbul                      :        Turkey

Kyoto                          :        Japan

Lisbon                         :        Portugal           (thủ đô)

London                       :        England            (thủ đô)

Nice                              :        France

Paris                            :        France               (thủ đô)

Prague                        :        Cezch                 (thủ đô)

Rome                          :        Italy                             (thủ đô)

Rio de Janeiro                    :        Brazil

Salzburg                     :        Austria

St. Petersburg                    :        Russia

Sydney                        :        Australia

Vancouver                :        Canada

Venice                         :        Italy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          Theo ư tôi, Paris là thành phố tráng lệ với rất nhiều đặc điểm các thành phố khác trên thế giới  không có như những đại lộ với hai hàng cây bóng mát, Champs-Élysées, tháp Eiffel, l'Arc de Triomphe, các dinh thự cổ kính, viện bảo tàng  như Louvre, những con đường dốc thơ mộng ở Montmartre, nhà cửa đồng bị giới hạn chiều cao nên cả thành phố những tầng lầu trông hợp nhất;  boulangerie, patisserie, và quán cà-phê khắp mọi nơi.

 

          Tuy nhiên Venice có nhiều đặc điểm thơ mộng mà Paris không có: ngơ hẻm chật hẹp cong queo; cầu thang lên xuống khắp nơi; mặt tiền của cả trăm  building đều khác nhau với kiến trúc tỉ mỉ, ngộ nghĩnh; và nhất là đặc điểm độc nhất vô nhị không một thành phố trên thế giới nào có: sông ng̣i len lỏi khắp nơi, xe hơi hay ngay cả xe gắn máy, xe đạp, không chạy được trong thành phố, tất cả mọi người phải đi bộ. Đến Venice, một du khách sẽ có cảm tưởng là đang ở Disneyland dành cho người lớn.

 

 

 

 

 

          Một cặp t́nh nhân không thể nào đi bộ cả ngày ở Paris v́ đường xá rộng răi, xe cộ inh ỏi, thành phố quá to, nhưng ở Venice, một cặp t́nh nhân có thể đi bộ từ sáng đến tối trên những con phố nhỏ xíu len lỏi sông rạch nhộn nhịp với hàng quán, với cả ngh́n người chung quanh ḿnh, trong một khung cảnh rất an ninh.

 

          Tôi nhất định đồng ư với ba trang web trên: Venice là thành phố đẹp nhất thế giới.

 

Kỳ tới : Cruise MSC Poesia

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://saigonocean.com/index.php/en/

June 2017

 

Tài liệu tham khảo:

 

https://italiannotes.com/gondola-facts/

 

https://www.theguardian.com/artanddesign/2013/sep/24/leaning-tower-pisa-restoration-architecture

 

http://www.huffingtonpost.com/2013/08/12/tower-of-pisa_n_3744338.html