Đọc sách

"TÁC GIẢ VIỆT NAM

(Vietnamese Authors)"

của Lê Bảo Hoàng

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

 

                Tuần trước UPS email báo cho tôi biết đă gửi hàng đến nhà. Tôi là một trong những người ở Mỹ dạo này mua hàng hóa hầu hết trên Internet như  Amazon, eBay..., khiến biết bao nhiêu công-ty có cửa hàng sập tiệm (bà láng giềng kế bên tôi c̣n không đi chợ, đặt mua rau cải, thức ăn... siêu thị gửi thẳng đến nhà), thế nhưng tôi không nhớ là mua một món ǵ qua Internet làm tôi thắc mắc không biết có ai gửi nhầm đồ đạc đến tôi hay không.

          Mở cửa ra nhận gói hàng, tôi được một món quà ngạc nhiên do anh Lê Hân gửi: sách TÁC GIẢ VIỆT NAM (Vietnamese Authors) do Lê Bảo Hoàng sưu tập. Sách dầy 812 trang, giá bán $45 dollars, nặng đủ dùng làm vũ khí tự vệ phóng phi tiêu khi tối ngủ có kẻ trộm xâm nhập vào nhà, hoặc đủ để đốt thời gian nằm ghế sa-lông đọc qua đêm khi vợ phạt khóa cửa không cho vào pḥng ngủ. 

          Lê Bảo Hoàng là một trong nhiều bút hiệu của nhà thơ Luân Hoán, một người quen thuộc trong giới văn học. Ông viết từ... đời xửa đời xưa, viết khá nhiều, và vẫn c̣n tích cực viết. Luân Hoán đă in 23 sách thơ (17 thi phẩm in riêng, 6 in chung) và 5 sách văn, với ấn phẩm thơ đầu tiên phát hành năm 1964. Ông là anh thi sĩ Lê Hân, người cũng đă bỏ khá nhiều th́ giờ biên soạn cho lần phát hành thứ hai 2017 của quyển sách này.

          Tôi copy trang sách về tiểu sử của Luân Hoán và Lê Hân:

 

 

        H́nh b́a sách là của họa sĩ Khánh Trường. Giới văn hữu không ai là không biết Khánh Trường v́ hầu hết các b́a sách và băng nhạc ở hải ngoại sau 1975 dùng tranh anh vẽ (có hai họa sĩ nữa là Đinh Cường và Nguyên Khai). Suy nghĩ cho kỹ, tôi nghĩ có lẽ giới giang hồ cũng không ai mà không biết anh v́ anh là người xuề x̣a dễ thân thiện, nhậu rượu cùng bạn bè quen thân với tướng cướp Bạch Hải Đường.

 

 

 

 

          Tôi chỉ suy nghĩ sự việc thực tế, không bao giờ viết chuyện tưởng tượng được nên tôi rất khâm phục những họa sĩ như Khánh Trường vẽ lắm tranh trừu tượng. Đầu óc anh chắc phải ... méo mó lắm.

 

          Tôi có dịp gặp Khánh Trường Tháng Tư năm ngoái khi anh cho phép tôi dùng tranh của anh để làm b́a cho cuốn "Bắc Kỳ". Anh rất vui tính, không những là họa sĩ mà cũng là một nhà văn, viết và xuất bản rất nhiều, từng là chủ biên của tạp chí Hợp Lưu ở Hoa Kỳ từ 1990 đến 2005.

 

        Lần gặp nhau đó anh tặng cho tôi hai cuốn sách anh viết, một cuốn tựa đề là "Có yêu em không?". Tôi phải bái phục anh là sư phụ v́ anh không có một vẻ tí ti ǵ là sợ vợ (vợ ngay đó th́ nhất định là phải yêu rồi chứ tại sao chồng lại bức xúc, thắc mắc, không biết là ḿnh "Có yêu em không?"). Nếu tôi là người viết cuốn sách với tựa đề đó th́ bảo đảm đêm nào trước khi đi ngủ, vợ tôi cũng cầm chổi lông gà, mặt đay nghiến, ánh mắt giận dữ nóng bỏng c̣n hơn tia sáng laser chiếu vào tôi (đang quỳ gối) trong khi nàng quát tháo: "Trả lời nhanh! Có yêu em không? Hay là yêu con khỉ gió nào?"

 

 

Tôi và hai anh Khánh Trường, Thành Tôn   

 

          Ở b́a sau, Lê Bảo Hoàng giải thích về quyển sách: " 'Tác Giả Việt Nam' thuần túy là một sưu tập danh sách một số người sinh hoạt văn học nghệ thuật, trong nhiều bộ môn. Hầu hết các tác giả đều đă có công tŕnh thành h́nh, được giới thiệu đến giới thưởng ngoạn. Những tác phẩm này có mặt từ 1905 đến hôm nay, 2016. Một Trăm Mười Một năm không phải là một thời gian ngắn. Tập trung trong một tập sách hẳn nhiên thiếu sót,..."   

 

   

 

          Những người liệt kê trong Tác Giả Việt Nam là văn sĩ, thi sĩ, nhà biên khảo, dịch giả, soạn giả, nhạc sĩ, họa sĩ, đạo diễn, nhiếp ảnh gia viết sách về nhiếp ảnh Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh (tôi thích chụp h́nh nên biết hai ông này cùng Nick Út là những nhiếp ảnh gia nổi tiếng).

          Sách liệt kê hơn 2000 tác giả. Sưu tầm hơn 2000 tác giả là cả một công tŕnh lâu lắc mất nhiều th́ giờ. Tuy rằng không mất nhiều th́ giờ bằng xây cầu chữ Y, nhưng nếu tôi là người biên khảo, bảo đảm tôi phải mất ít nhất hai năm bế quan tỏa cảng ban đêm, ban ngày làm việc đầu tắt mặt tối th́ mới xong cuốn sách. Do đó, đây cả là một kỳ công của nhà thơ Luân Hoán đă bỏ bao nhiêu ngày tháng đơn thân độc mă tham khảo   thu thập tài liệu để hoàn thành quyển sách.

          Tác giả nói đúng:  “Tập trung trong một tập sách hẳn nhiên thiếu sót (nhiều  tác giả khác)”. Không nói về những văn thi sĩ chân chính, mỗi lần có dịp đi dự các lễ họp, tôi được giới thiệu đến bao nhiêu là văn, thi sĩ:  "Đây là nhà văn Nguyễn Văn X", "Đây là nhà văn Trần Thị Y". Ai cũng là văn sĩ. Ai cũng là thi sĩ. Thành thử tôi đoán văn thi sĩ Việt Nam ở hải ngoại chắc cũng lên đến một trăm ngh́n người (OK, OK, tôi nói hơi quá lố, con số văn thi sĩ ở hải ngoại không nhiều đến thế, chỉ có... 99999 người). Nhiều văn thi sĩ đến nỗi cách đây vài năm tôi phải viết bài: "Đừng gọi tôi là văn sĩ"

http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/NguyenTaiNgoc/van298.htm

 

          Phải công nhận là hơi thú vị khi thấy tên tôi cũng trong sách:

 

 

          Tôi có đề cập là đă lâu lắm rồi tôi không đọc sách v́ tôi không c̣n kiên nhẫn đọc một bài dài hơn mười trang. Chỉ có ba loại sách duy nhất tôi c̣n đọc bây giờ là thứ nhất, sách du lịch: tôi chỉ đọc trang hay thành phố nào ḿnh cần biết; thứ hai, tự điển: khi cần phải tra chữ ǵ ḿnh không hiểu, và thứ ba, sách tham khảo Y học khi bỗng dưng có một mụt nhọt nổi lên trên mông mà tôi không biết v́ lư do ǵ, ăn quá nhiều chè táo soạn hay lạm dụng nước mắm trong thức ăn?

          Thế nhưng cho dù là sách này dầy đến 812 trang, đây là loại sách tôi  đọc không nản chí v́ tiểu sử mỗi tác giả ngắn chỉ 1/3 hay 1/4 trang. Muốn biết về tác giả nào tôi chỉ tra khảo tác giả đó, không cần đọc dài ḍng văn tự từ trang thứ nhất  đến trang 812.

 

          Đây là vài nhận xét của tôi sau khi đọc sách TÁC GIẢ VIỆT NAM (Vietnamese Authors):

 

          1. Cho dù là có bao nhiêu thứ "sĩ" liệt kê trong sách như văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ..., thế mà lại có một thứ "sĩ" không có ở đây: ca sĩ. Vâng, tôi biết là ca sĩ làm lắm tiền hơn văn thi sĩ, nhưng một trăm năm sau văn thi sĩ nổi tiếng sẽ lưu danh hậu thế, c̣n ca sĩ th́ sẽ chẳng ai biết đến. Chẳng cần một trăm năm, bây giờ hỏi một cô cậu 30 tuổi có biết Chế Linh, Duy Khánh, Thanh Tuyền... là ai, bảo đảm có lẽ ba, hay cả bốn trong bốn người không ai biết. Chắc tôi phải viết lời khác cho bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên "Thà là giọt mưa rớt trên tượng đá" : "Thà là văn sĩ hơn là ca sĩ..."

 

          2. Phần lớn các tác giả trong sách tuổi đă xế chiều hay quá xế chiều và có một cuộc sống đạm bạc, chẳng ai giầu bằng viết văn, không như ca sĩ. Thôi, tôi xin đổi ư kiến: "Thà là ca sĩ hơn là văn sĩ"....

 

          3. Sách này liệt kê nhiều tác giả hiện thời đang ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ khác với người Cộng Sản, người Việt Nam Cộng Ḥa vẫn tôn trọng những người có tiếng tăm trong giới văn học, không phân biệt họ ở trong một t́nh trạng chính trị nào. Tôi để ư rất nhiều người viết văn ở Việt Nam là hội viên của Hội Nhà Văn Việt Nam. Văn học phải là phi chính trị nhưng theo Wikipedia:   "Hội Nhà văn Việt Nam là một tổ chức của những người Việt Nam hoạt động sáng tác, dịch thuật và phê b́nh văn học, theo hiến pháp 1992 là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Tổ chức được thành lập vào năm 1957, lúc đó là một thành viên của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Hiện nay, hội Nhà văn Việt Nam là một thành viên của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam".

          Ngày nào Hiệp Hội các Nhà Văn ở Việt Nam c̣n là  "là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân"  th́ ngày đó tác phẩm của họ vẫn không  phản ảnh trung thực những ǵ họ suy nghĩ, hoặc tác phẩm của họ bị chính quyền nhân dân ảnh hưởng sâu đậm.

 

          4. Có một người trong sách tôi mở ra t́m ngay là Nguyễn Hiến Lê, một học giả nổi tiếng sống dưới thời Việt Nam Cộng Ḥa, ở lại SàiG̣n sau ngày 30-4-1975 và mất ở SàiG̣n vào năm 1984. Ngày xưa c̣n bé tôi nhớ ở nhà có quyển "Đắc Nhân Tâm" và "Quẳng Gánh Lo Đi", Nguyễn Hiến Lê dịch của Dale Carnegie. Bố tôi rất thán phục ông này.

 

 

          Năm 1988, nhà xuất vản Văn Nghệ phát hành quyển Hồi Kư III của ông, tôi có mua đọc.

 

 

          Trong quyển Hồi Kư III này, ông viết lại diễn biến đời sống từ năm 1975 đến 1981. Ông thú nhận là một học giả uyên bác, ông đă đọc bao nhiêu sách báo t́m hiểu về Cộng Sản Nga, Tầu, Bắc Việt, và tuy sống với Việt Nam Cộng Ḥa, ông vẫn có cảm t́nh với Việt Cộng, ghét Mỹ, Pháp (lời của Nguyễn Hiến Lê trong Hồi Kí III là chữ nghiêng, mực tím):

          "Tôi vốn có cảm t́nh với Việt Minh, với Cộng Sản, ghét thực dân Pháp, Mĩ, nhất là từ 1965 khi Mĩ đổ quân ào ạt vào miền Nam; tôi khinh những chính phủ bù nh́n của Pháp, Mĩ. Tôi phục tinh thần hy sinh, có kỉ luật của anh em kháng chiến và mỗi lần có thể giúp họ được ǵ th́ tôi sẵn ḷng giúp" (trang 17, Hồi Kí III, Nguyễn Hiến Lê).

          Thế nhưng chỉ vài tháng sau khi Bắc Việt chiếm đóng miền Nam và vài năm kinh nghiệm cá nhân đau thương sống dưới chế độ mới, Nguyễn Hiến Lê thức tỉnh, sững sờ, giác ngộ là chưa có chế độ nào tệ đến thế:

          "...muốn thấy chế độ đó ra sao (chế độ Cộng Sản Bắc Việt) th́ phải sống dưới chế độ năm năm. Đó là bài học đầu tiên và vô cùng quan trọng mà tôi và có lẽ cả 90% người miền Nam rút được từ 1975 tới nay..." (trang 25, Hồi Kí III, Nguyễn Hiến Lê).

          Trong tất cả những chỉ thị quân đội Bắc Việt ban hành bắt dân phải tuân lệnh mà  ông Nguyễn Hiến Lê liệt kê trong hồi kư:  thương yêu bác Hồ, kiểm kê tài sản, đánh tư bản, đưa dân đi vùng kinh tế mới, đày binh lính công chức Việt Nam Cộng Ḥa đi tù, bắt dân đi thanh niên xung phong, đổi tiền, chiếm nhà & tài sản của dân chúng, thiết lập loa khắp đường phố phát thanh tuyên truyền chính trị, lập ra hộ, tổ, bắt dân đến họp tổ học tập ("Tổ Trưởng thường ít học nên hay nói, nói dai, đáng lẽ 15 phút xong th́ kéo dài cả giờ, giờ rưỡi mất th́ giờ của dân; do đó ít người muốn đi họp, miễn cưỡng tới dự để khỏi bị ghi tên vắng mặt mà công an để ư...Tŕnh độ văn hóa của cán bộ chỉ vào hạng có tiểu học, bài học rất chán, mà cũng có một số người vỗ tay khen, có khi chưa hết câu đă vỗ tay khiến cho các học viên miễn cưỡng vỗ tay theo..."  -trang 27-28, Hồi Kí III, Nguyễn Hiến Lê)..., một sắc lệnh mà tôi muốn bàn thảo ở đây là đốt sách. Đây là lời tường thuật của ông Nguyễn Hiến Lê:

          "Năm 1975, sở Thông tin văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đă bắt các nhà xuất bản hễ sách nào c̣n giữ trong kho th́ phải nạp hai hay ba bản để kiểm duyệt: sau mấy tháng làm việc, họ lập xong một danh sách mấy chục tác giả phản động hay đồi trụy và mấy trăm tác phẩm bị cấm, c̣n những cuốn khác được lưu hành.

          Nhưng đó chỉ là những sách c̣n ở nhà xuất bản, những sách tuyệt bản c̣n ở nhà tư nhân th́ nhiều lắm, làm sao kiểm duyệt được? Cho nên sở Thông  tin văn hóa ra chỉ thị cho mỗi quận phái thanh niên đi xét sách phản động, đồi trụy, trong mỗi nhà để đem về đốt. Bọn thanh niên đó đa số không biết ngoại ngữ, sách Việt cũng ít đọc, mà bảo họ kiểm duyệt như vậy th́ tất nhiên phải làm bậy. Họ vào mỗi nhà, thấy sách Pháp, Anh là lượm, bất ḱ loại ǵ; sách Việt th́ cứ tiểu thuyết là thu hết, chẳng kể nội dung ra sao. Họ không thể vào hết từng nhà được, ghét nhà nào, hoặc công an chỉ nhà nào là vô nhà đó.

          Một nhóm ba thanh niên cũng xin vào xét ba tủ sách của tôi. Nhà tôi tiếp họ, hỏi:

          - Các cháu học ở đâu? Có đọc sách ông Nguyễn Hiến Lê không?

Một người học Đại học, đáp có đọc sách của tôi. Nhà tôi bảo:

- Nhà này là nhà ông Nguyễn Hiến Lê đấy.

Họ vội vàng xin lỗi rồi rút lui.

          Lần đó sách ở SàiG̣n bị đốt kha khá. Nghe nói các loại đồi trụy và kiếm hiệp chất đầy pḥng một ông chủ thông tin quận, và mấy năm sau ông kêu người lại bán với giá cao.

          Lần thứ nh́ năm 1978 mới làm xôn xao dư luận. Cứ theo đúng chỉ thị “ba hủy”, chỉ được giữ những sách khoa học tự nhiên c̣n bao nhiêu phải hủy hết, v́ nếu không phải là loại phản động (một hủy), th́ cũng là đồi trụy (hai hủy), không phải phản động, đồi trụy th́ cũng là lạc hậu (ba hủy), và mỗi nhà chỉ c̣n giữ được vài cuốn, nhiều lắm là vài mươi cuốn tự điển, toán, vật lí…Mọi người hoang mang, gặp nhau ai cũng hỏi phải làm sao. Có ngày tôi phải tiếp năm, sáu bạn lại vấn kế.

Mấy bạn tôi luôn nửa tháng trời ngày nào cũng xem lại sách báo, thứ nào muốn giữ lại th́ gói riêng, lập danh sách, chở lại nhà một cán bộ cao cấp (sau đ̣i lại th́ mất già nửa); c̣n lại đem bán kí-lô cho “ve chai” một mớ, giữ lại một mớ cầu may, nhờ trời.

Một luật sư tủ sách có độ 2000 cuốn. đem đốt ở trước cửa nhà, chủ ư cho công an phường biết, rồi kêu ve chai lại cân sách, cũng ngay dưới mắt công an.

          Ông bạn Vương Hồng Sển có nhiều sách cổ, quí, lo lắng lắm mà cũng uất ức lắm, viết thư cho sở Thông tin văn hóa, giọng chua xót xin được giữ tủ sách, nếu không th́ ông sẽ chết theo sách.

          Một độc giả lập một danh sách các tác phẩm của tôi mà ông ta có trong nhà, đem lại sở Thông tin hỏi thứ nào được phép giữ lại, nhân viên Thông tin chẳng cần ngó tên sách, khoát tay bảo: Hủy hết, hủy hết." -trang 75-76, Hồi Kí III, Nguyễn Hiến Lê).

          Không ai biết số lượng sách "phản động", "đồi trụy", "hủ lậu" của miền Nam Việt Nam Cộng Ḥa bị chính quyền Bắc Việt bắt đốt sau 1975 là bao nhiêu, vài trăm ngh́n, hay vài triệu quyển. Nguyễn Hiến Lê mất năm 1984, nhưng nếu ông may mắn sống đến bây giờ th́ sẽ thấy ở Việt Nam bây giờ không những "ba cái hủy - một hủy: phản động, hai hủy: đồi trụy, và ba hủy: hủ lậu" chẳng những nhan nhăn khắp nơi như nấm, nằm trong dạng sách báo, mà chúng c̣n nằm trong âm nhạc, trang phục, phim ảnh, social media, đời sống...

 

          Đọc sách giúp người ta mở mang trí tuệ. Mục đích của việc đốt sách do đó chỉ làm ngu dân, ngăn ngừa dân chúng mở rộng kiến thức để dễ bề kiểm soát. Lịch sử Trung Quốc không xa lạ với chế độ độc tài đốt sách: Tần Thủy Hoàng vua nước Tần, người tàn ác khét tiếng, ra lệnh đốt hết sách và chôn sống 460 học giả Khổng Giáo vào năm 213 trước Thiên Chúa giáng sinh.

 

          Thay v́ đốt sách hay ngăn cấm sách, chúng ta cần khuyến khích mọi người đọc sách để mở rộng tầm hiểu biết. Xuất bản một quyển sách tham khảo hơn 2000 tác giả Việt là một đóng góp quan trọng của nhà thơ Luân Hoán. Sách Tác Giả Việt Nam (Vietnamese Authors)  nhất định đă làm phong phú thêm số lượng sách vở trong kho tàng văn học nghệ thuật Việt Nam.  

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://saigonocean.com/index.php/en/

April 2017

 

Tài liệu tham khảo:

https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_Nh%C3%A0_v%C4%83n_Vi%E1%BB%87t_Nam