Xem phim "Kong: Skull Island"

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

 

        Hôm Thứ Ba vợ chồng tôi đi xem ciné phim "Kong: Skull Island (đảo Đầu lâu)". Những tháng sau này cứ mỗi tối Thứ Ba tôi thường đi xem ciné khi có phim hay.

        Tôi đi xem vào Thứ Ba v́ hai lư do: Thứ nhất, năm ngoái rạp ciné gần nhà của tôi đă đổi hết ghế loại cũ thành loại ghế mới chiều rộng hơn gấp rưỡi có thể nằm duỗi thẳng chân. V́ cần khoảng cách cho ghế duỗi nằm, họ tháo hết  mỗi hàng ghế cũ cách quăng, tạo ra khoảng trống rộng răi nên ghế mới ngồi thật thoải mái, có thể vào rạp ciné để nằm...ngủ. Thứ nh́ là giá vé vào cửa ngày Thứ Ba chỉ có $6.50 dollars thay v́ giá b́nh thường trong các ngày khác là $13 dollars.

        $13 dollars một vé ciné th́ đối với người người đại, đại hà tiện như tôi th́ quá đắt, không đáng xem. Khi vé giảm xuống chỉ c̣n $6.50 dollars th́ bậc đo lường hà tiện tiêu chuẩn quốc tế của chính tôi vội kết luận ngay là quá good deal, không đi th́ phí của giời, người lỗ chỉ là ḿnh chết trong ḷng một ít nên $6.50 dollars đủ là động cơ thúc đẩy tôi lái xe dời gót ngọc ra khỏi nhà đi tham quan rạp hát.

        Có lẽ xem ciné là cái thú số một của các cô cậu thanh niên khi chưa lập gia đ́nh, nhất là của những đôi uyên ương. Kinh nghiệm của tôi khi c̣n trẻ là hai người ngồi sát nhau, vai sánh vai, tay nắm tay, thủ thỉ tṛ chuyện suốt phim. Đến lúc hết phim đi ra về th́ chẳng một ai nhớ chuyện phim là ǵ.

        Bây giờ cái thú xem phim vẫn c̣n đó, nhưng hoàn cảnh thay đổi. Ngày xưa ḿnh mừng rỡ v́ ghế ngồi nhỏ xíu, nàng ngồi sát bên ḿnh. Bây giờ th́ nàng mừng rỡ v́ ghế ngồi rộng răi, hai người ngồi cách biệt hẳn nhau. Ngày xưa th́ ḿnh nói thủ thỉ, nàng lắng nghe trong say đắm. Bây giờ th́ ḿnh vừa mở miệng ra là tay nàng ra dấu im lặng để nàng xem phim. Ngày xưa trong lúc đang xem phim bàn tay năm ngón của ḿnh ṃ mẫm sang bên kia biên giới không gặp một sự kháng cự mănh liệt nào có tổ chức. Bây giờ th́ biên giới có biết bao nhiêu là chướng ngại vật: nào là ví xách tay to tổ bố, áo lạnh, nào là áo măng-tô, dù che mưa... để ngăn chận đà tiến tấn công không có giấy phép. Mọi sự bây giờ làm nản ḷng người chiến sĩ, hết c̣n hăng hái, háo hức, ham muốn, hứng khởi, hừng hực, hó háy, hăng tiết vịt, hổn ha hổn hển, hí ha hí hửng, hồ hởi xông lên vào nơi nàng hở hang, hớ hênh, mà đành tiu nghỉu hậm hực, hết ư, hạn chế, hăm ḿnh, hờ hững, hiu quạnh, hoăn binh, rút lui cho được việc nhà nước.

        Lư do chúng tôi xem phim "Kong: Skull Island", một phim về King Kong -con khỉ gorilla khổng lồ-, là v́ t́nh cờ tôi đọc trên Internet nói là phần lớn phim này quay ở Việt Nam: Vịnh Hạ Long và núi đồi, hang hốc, rừng rậm thiên nhiên đẹp xuất sắc.

        King Kong là tác phẩm do nhà làm phim Mỹ Merian Cooper sáng tạo. Vào năm 1933, ông viết và làm phim "King Kong".

 

 

        "King Kong" cho đến nay thành công vượt bực về thương mại, nổi tiếng khắp nơi, tạo ra bao nhiêu phim chuyện, sách báo, liên hệ về nó khắp thế giới.  Chính phim King Kong đă được đóng lại hai lần vào năm 1976 và 2005, cả hai lần đều hốt bạc.

        Cốt chuyện phim năm 1933 là King Kong sống ở Skull Island trên vùng biển Ấn Độ Dương (phim "Kong: Skull Island" đổi lại đảo ở Nam Thái B́nh Dương). Đạo diễn Carl Denham mang theo một cô đào tên Ann Darrow và một ê-kíp đóng phim đến Skull Island giả dạng đóng phim nhưng dụng tâm thật sự của Denham là bắt Kong đem về New York để trưng bày như là "kỳ quan thứ 8 của thế giới".

        Thổ dân trên đảo Skull Island theo truyền thống hiến dâng một thiếu nữ trong làng cho Kong, nhưng khi phát hiện Ann Darrow, họ bắt cô đào này tế thay thế. Nhưng Kong có cảm t́nh với Darrow, giết vài quái vật để bảo vệ nàng. 

        Carl Denham thành công bắt Kong đem về New York phô trương. Trước mặt đám đông và ánh đèn camera chớp sáng, Kong nghĩ đám đông muốn hại Darrow nên sợ hăi, nắm cô ta trong tay và leo lên ṭa cao ốc Empire State Building. Đến gần sân quan sát của cao ốc, Kong đặt Darrow xuống, leo lên tận đỉnh nhưng bị máy bay bắn rớt xuống đất chết.

        Tôi đă xem cả ba phim King Kong 1933, 1976, và 2005 nên thú thật là khi vào xem phim Kong 2017 lần này, tôi nghĩ chủ yếu là để xem cảnh quay ở Việt Nam như thế nào, chứ c̣n cốt chuyện th́ tôi nghĩ chắc cũng giống như ba phim trước thôi, "biết rồi, khổ lắm, nói măi".  

        Thế nhưng khi phim bắt đầu chiếu và xem đến phân nửa cuộn phim là tôi nhận thấy tôi đă lầm như nhạc sĩ Lam Phương lầm mang vợ là Túy Hồng sang Mỹ "Anh đă lầm mang em sang đây".

        "Kong : Skull Island" không có vẻ ǵ giống ba phim trước mà lại giống như phim phối hợp giữa phim khủng long Jurassic Park (1993)  và Apocalypse Now (1979), một phim vĩ đại về chiến tranh Việt Nam với Marlon Brando và Martin Sheen.

 

 

 

Đây là cốt chuyện:

        Năm 1973, Bill Randa (John Goodman), làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ, mướn Đại Úy Đặc nhiệm Không Quân người Anh James Conrad (Tom Hiddleston) và một phi đội trực thăng tên là Sky Devils dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Hoa Kỳ  Preston Packard (Samuel Jackon) để phác họa chi tiết ḥn đảo Skull Island ở Nam Thái B́nh Dương, nhưng thật sự là t́m Kong. Cùng đi theo đoàn mạo hiểm là nữ phóng viên Mason Weaver (Brie Larson). Weaver nghĩ rằng đoàn thám hiểm này có âm mưu quân sự đen tối nên muốn âm thầm đi theo để lột trần sự thật.

        Vừa vượt qua tường mây mù dầy đặc che phủ Skull Island từ thế giới bên ngoài th́ phi đội trực thăng này gặp Kong. Kong bị chọc tức nên phá hủy tất cả trực thăng, giết hơn nửa phi đội.

        Đoàn người sống sót gặp một làng thổ dân và Hank Marlow (John C. Reilly), một lính Mỹ sống sót từ thời Đệ Nhị Thế Chiến, sống chung với đám thổ dân đă hơn 30 năm. Trong ba phim trước những người thổ dân này sống sau một bức tường đóng bằng cột trụ gỗ cao khổng  lồ mục đích để bảo vệ họ, Kong không phá vào bên trong giết họ được. Trong phim này th́ Marlow tiết lộ Kong không ác độc mà cùng phe với thổ dân chống lại thằn lằn khổng lồ. Bức tường cột trụ gỗ là để chắn không cho thằn lằn vào, không phải để ngăn ngừa Kong. Và cũng như trong ba phim trước, Kong yếu tim trước nhan sắc của một cô gái, nữ phóng viên Ann Darrow.

        Trải qua những màn đánh nhau với quái vật khổng lồ như bạch tuột, nhện, thằn lằn, với chiếc tầu của Marlow và sự giúp đỡ của Kong, vài người sống sót thoát khỏi Skull Island, nhưng bỏ Kong ở lại.

 

Ảnh sau đây từ phim "Kong: Skull Island" của Warner Bros:

 

        Cảnh rừng núi, sơn động trong phim "Kong : Skull Island" thật là ...spectacular.  Phim này quay ở ba nơi: Australia, Hawaii, và hơn nửa phim quay ở Việt Nam.

1. Australia:

Gold Coast. Khu rừng nhiệt đới Tamborine Mountain, xa Brisbane độ một tiếng:

 

Coombabah Lakelands 

 

South Stradbroke Island và Moreton Island:

 

2. Hawaii:

Kualoa Ranch, Oahu. Nơi đây cực kỳ đẹp. Hơn 50 phim và TV show quay ở đây, kể cả Jurassic Park:

 

Dillingham Ranch ở Waialua:

 

Hawaii State Art Museum: 

 

Kalaeloa Airport và Chinatown:

 

Honolulu Watershed Forest Reserve, gần Lulumahu Falls Trail:

 

3. Việt Nam:

 

Vịnh Hạ Long, Tràng An, Tam Cốc - Ninh B́nh, Quảng B́nh:

 

Khu vực Cống Lá - Ba Hang, vịnh Hạ Long

 

Tràng An và Tam Cốc, tỉnh Ninh B́nh:

 

Sông Ngô Đồng, tỉnh Ninh B́nh (ảnh trên là trong phim Kong: Skull Island):

 

Tràng An, tỉnh Ninh B́nh

 

Đầm Vân Long, tỉnh Ninh B́nh:

 

Động Phong Nha, Kẻ Bàng, tỉnh Quảng B́nh (ảnh của Victor Iniesta):

 

Hang động tự nhiên to nhất thế giới Sơn Đọng, tỉnh Quảng B́nh (nguồn: Peacefulday):

 

        Tôi rất ngạc nhiên v́ mới vào phim độ 20 phút th́ Kong đă xuất hiện, đánh nhau ầm trời với cả phi đội trực thăng. Tôi tưởng ra mắt Kong sớm như thế th́ phần sau của cuộn phim c̣n ǵ là thu hút khán giả, thế nhưng với cốt chuyện éo le, quái vật khổng lồ xuất hiện liên tục làm khán giả chú ư đến kết cục.

        Một điểm tôi chú ư trong phim này là Kong to gấp bẩy, tám lần Kong trong ba phim trước. Về nhà đọc tin tức tôi mới biết là v́ họ sẽ quay thêm hai  phim sau Kong đánh nhau với Godzilla, quái vật trong phim Nhật-Bản cao bằng nhà lầu ba mươi mấy tầng nên cần phải thổi phồng vóc dáng King Kong cho bằng Godzilla. Phim thứ hai là "Godzilla 2" sẽ tŕnh chiếu vào ngày 8-Tháng 6-2018, và phim cuối cùng "Godzilla vs. Kong" sẽ ra mắt vào năm 2020.  

        Bỏ đi chi tiết quá sạo là King Kong cũng mê gái đẹp như những con tương cận với tôi, chuyện phim gay cấn náo động. T́nh tiết ly kỳ. Những con quái vật khổng lồ sáng tạo bằng CGI đánh nhau ngoạn mục như thật. Diễn xuất thật xuất sắc, không phải của hai nam nữ diễn viên chính, mà là của diễn viên phụ John C. Reilly trong vai Hank Marlow anh lính Mỹ sống trong rừng với thổ dân làm phim "Kong: Skull Island" lôi cuốn người xem từ đầu đến cuối. Tôi xin làm Chiêm tinh gia Huỳnh Liên tiên đoán John Reilly sẽ thắng giải Oscar Diễn viên phụ diễn xuất hay nhất.  

 

John C. Reilly trong vai Hank Marlow

 

        Cô đào Brie Larson trong vai nữ phóng viên Mason Weaver có vẻ thừa thăi, không cần đến trong chuyện phim mặc dù cô đóng vai chính xuất hiện từ đầu đến cuối. Cô ta không bị bắt tế thần như phim nguyên thủy 1933 mà trong phim này cô chỉ có mặt để làm nghề chụp h́nh. Thế nhưng tôi đoán các ông chết v́ gái, nếu chỉ có King Kong th́ làm ǵ mấy ông đi xem nên phim nào cũng phải cho thêm một giai nhân xuất hiện trên màn ảnh.

        Tôi không thất vọng khi lư do chính yếu đi xem phim này là để xem cảnh trí ở Việt Nam. Trời xanh non nước, vịnh Hạ Long quay từ trên không hay quay từ ngang tầm mắt nh́n, rừng núi xanh ngát ở Ninh B́nh, Quảng B́nh, làng mạc ở Tràng An... , tất cả đẹp bát ngát, êm dịu, hoang dă,  người xem chỉ há hốc miệng khen thầm "Ồ!" đến "À". Đặc biệt là Vịnh Hạ Long, tôi đă có dịp đích thân đến xem nên khi thấy cảnh quen thuộc trên phim là cả một sự thích thú. 

 

Vịnh Hạ Long, November 2014

 

        Đạo diễn Vogt-Robers nói là anh ta muốn mang cảnh trí lạ chưa bao giờ thấy vào phim để khi xem xong, khán giả phải ngẩn ngơ hỏi phim quay ở đâu.  Sau khi họ biết được là phim quay ở Việt Nam, anh ta nói: "Tôi hy vọng là họ sẽ đi du lịch sang Việt Nam thám hiểm, và rồi sẽ mê cảnh trí, dân chúng, văn hóa, và thức ăn Việt Nam".

        Lần đầu tiên khi hăng phim muốn mướn anh quay lại phim King Kong, Vogt-Robers từ chối v́ không muốn ḿnh làm bổn cũ sao lại, nhất là King Kong đă được đóng lại ba lần từ ba đạo diễn khác nhau. Khi hăng phim đồng ư cho anh muốn dựng lại chuyện phim thế nào cũng được theo ư của anh th́ lúc đó Vogt-Robers mới nhận lời. Và ư của anh là King Kong lồng trong phim chiến tranh Việt Nam "Apocalypse Now - Tận thế Bây giờ", cho khán giả xem những cảnh trí núi non hùng vĩ chưa ai thấy ở Việt Nam. V́ như thế mà King Kong trong "Kong: Skull Island" ở trong rừng thiêng nước độc từ đầu đến cuối phim, không như những phim trước gần cuối th́ Kong được đem về New York.         

        Ngoài những lư do đă nêu trên, tôi thật là thích phim này v́ nó mang đến cho tôi rất nhiều kỷ niệm những năm đầu tôi sống ở Mỹ sau khi rời SàiG̣n tháng 4 năm 1975.

        Những năm tháng đầu tiên xa nhà ấy tôi sống trong xă hội Hoa Kỳ không  một dấu tích ǵ của Việt Nam. Không thức ăn Việt Nam. Không nước mắm Việt Nam. Không báo chí sách Việt ngữ. Không máy bay quân sự bay trên bầu trời. Không lính tráng quân đội trong quân phục đi ngoài đường. Thậm chí không có cả người Việt để nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Nó làm tôi có cảm tưởng quê hương cũ của tôi đang ở một hành tinh xa vời nào khác.

        V́ thế, tôi nóng ḷng muốn t́m ṭi tất cả những ǵ có liên hệ đến Việt Nam. Những buổi chiều sau khi học lớp ESL (English as a Second Language), tôi la cà vào tiệm sách t́m tạp chí Newsweek, TIME, để đọc lại những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa, để t́m hiểu làm thế nào mà miền Nam buông súng đầu hàng, và để thỉnh thoảng mừng vô biên khi xem tin tức thấy vài tấm ảnh SàiG̣n yêu dấu của tôi, nhưng bây giờ trong chế độ mới.

        Khi Hollywood làm phim về chiến tranh Việt Nam như Platoon, The Deer Hunter, Full Metal Jacket, Apocalypse Now, tôi xem ngấu nghiến và xem lại nhiều lần. Cảnh lính Mỹ với súng M-16 trên tay đi băng ngang đồng ruộng, cảnh bom napalm nổ lửa rực bốc cháy, cảnh  đoàn trực thăng Huey bay trên nền chiều tà mặt trời rực vàng trong khi nhạc thời cuối 1960 nổi lên trong phim "Kong: Skull Island" làm tôi nhớ lại chiến tranh, và đặc biệt phim "Apocalypse Now" , một phim vĩ đại về chiến tranh Việt Nam quay năm 1979, với Marlon Brando.

 

 

        Nhiều yếu tố của phim "Apocalypse Now" xuất hiện trong phim "Kong: Skull Island" không phải là một sự t́nh cờ: đạo diễn Jordan Vogt-Roberts cũng mê phim "Apocalypse Now". V́ vậy anh ta cố t́nh đặt thời gian của phim Kong này vào năm 1973 - thời điểm của chiến tranh Việt Nam -  để phối hợp những ǵ anh thích trong "Apocalypse Now" vào trong phim này. Anh ta nói: "Tôi muốn xem một phim về chiến tranh Việt Nam với quái vật".  

        Chẳng những được xem lại những kỷ niệm xưa làm tôi "măn nhăn", phim "Kong: Skull Island" c̣n lồng vào những bản nhạc cuối thập niên 1960, mà khi nghe lại, tôi nhớ ngay đến SàiG̣n thời chinh chiến. Thật là "măn thính", đă lỗ tai:

        "Bad moon rising" của ban nhạc Credence Clearwater:

https://www.youtube.com/watch?v=5BmEGm-mraE

        "Long cool woman in a black dress" của The Hollies: 

https://www.youtube.com/watch?v=1l0xpkk0yaQ

        Sau khi hết phim, tôi ra về ḷng hân hoan. Không phải hân hoan v́ vợ cho phép nắm tay sau khi phim chấm dứt, nhưng hân hoan v́ xem được một phim hay, hân hoan v́ nó mang lại cho tôi những kỷ niệm khi c̣n trẻ. Có một bất ngờ khác nằm trong tiềm thức của tôi đă mấy chục năm nay bỗng dưng thức dậy khi xem phim đến đoạn đám lính chiến đấu với một con nhện khổng lồ. Tôi nhớ mang máng khi c̣n bé có xem phim một toán người lạc vào một hoang đảo. Trên hoang đảo này họ phải đánh nhau với rất nhiều những thú vật khổng lồ, và một trong những thú vật đó là một con cua to đại. Khi về nhà tôi vào Internet muốn t́m phim đó mà không biết tựa phim tên ǵ. Đă nghĩ rằng không thể nào có hy vọng t́m được nên mừng như bắt được vàng khi chỉ mới đánh hai chữ "giant crab", "mystery island" vào Google Search, nó đă ra ngay chính phim và ành tôi muốn t́m: "Mysterious Island - Đảo huyền bí", quay vào năm 1961.

 

 

Con cua khổng lồ trong phim "Mysterious Island - Đảo Huyền" bí (1961). Tôi xem phim này ở SàiG̣n khi c̣n bé.

 

        Thượng Đế sáng tạo đầu óc con người thật nhiệm mầu. Một sinh hoạt thường nhật - đi xem ciné phim người ta đánh nhau với con cua khổng lồ - nằm trong trí năo tôi  lẽ cũng gần năm mươi năm tôi hoàn toàn không nghĩ đến, thế mà chỉ v́ xem phim "Kong: Skull Island" mà nó lại lôi ra được cái "phần nhớ" cũ mèm đó trong óc tôi.

        May là trí óc tôi chỉ nhớ lại con cua. Tưởng tượng nhỡ không may mà nó nhớ lại vài cô bồ cũ năm mươi năm về trước ở SàiG̣n th́ bây giờ chắc chắn trăm phần trăm tôi sẽ bị từ chết đến bị thương. 

 

Bức ảnh sau đây có giá trị lịch sử, bán chắc có lẽ cũng thu tiền vào như tranh Picasso: Chụp vào tháng 8 năm 1995 ở nhà cũ của tôi ở chợ Bàn Cờ, đây là lần đầu tiên vợ chồng tôi trở về Việt Nam. Người chụp chung với tôi là cô Phượng, láng giềng ngay kế bên nhà. 20 năm xa nhà cũ, tôi về trở lại thấy cái ǵ cũng nhỏ: ảnh này chụp trên lầu nhà tôi, ngay cửa ra ban-công. Tôi bây giờ đă cao quá khổ, đầu đụng ngưỡng cửa của cửa lớn ra vào.  

 

Nguyễn Tài Ngọc

March 2017

http://saigonocean.com/index.php/en/

 

Tài liệu tham khảo:

http://www.atlasofwonders.com/2017/03/kong-skull-island-filming-locations.html

http://www.islands.com/kong-skull-island-filming-locations

https://en.wikipedia.org/wiki/King_Kong

http://www.vulture.com/2017/03/why-does-kong-skull-island-take-place-during-vietnam.html 

http://www.denofgeek.com/us/movies/kong-skull-island/262727/kong-skull-island-director-i-wanted-to-see-apocalypse-now-with-king-kong