Ai thắng nếu Hoa Kỳ và Trung Cộng

đánh nhau ở Biển Đông?

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

          Trong tám năm Obama tại chức Tổng Thống, với chính sách nhu nhược, nhượng bộ thế giới, từ Trung Đông đến Nga, Á Châu, Trung Cộng, các nước thù địch đều xem thường Mỹ.

          Dù rằng đă kư hiệp ước giảm thiểu khả năng chế tạo vũ khí nguyên tử với Hoa Kỳ, một hiệp ước mà chính quyền Obama giấu vài chi tiết không cho dân biết, Iran vẫn tiếp tục thử hỏa tiễn hướng theo sức hút trái đất (ballistic missile test), vẫn huấn luyện khủng bố, vẫn đe dọa láng giềng, và vào tháng Giêng năm ngoái, chẳng xem Mỹ ra kư lô ǵ khi bắt 10 thủy thủ Mỹ khi tầu của họ đi nhầm vào hải phận Iran.

          Nga chiếm Crimea của Ukraine vào năm 2014 v́ biết rằng Obama sẽ không quyết liệt phản đối. Nga càng ngày càng tỏ uy quyền của ḿnh giúp Syria, một chính thể độc tài giết dân không gớm tay. Obama chỉ đe dọa lèo là sẽ tấn công chính quyền Assad giết dân lành vô tội nhưng không giữ lời hứa, không dám thi hành khiến bây giờ với sự giúp đỡ của Nga, Assad đă củng cố oai quyền.

          Ở Á Châu, Trung Cộng tha hồ chiếm đóng Trường Sa/ Hoàng Sa của Việt Nam và xây căn cứ quân sự ở Trường Sa, v́ biết rằng Mỹ cũng như các nước Đông Nam Á không ai dám chống lại ḿnh bằng quân sự.

          Đă thế, với đồng minh Do Thái th́ Obama đối xử ngày càng tệ hại. Điều làm muối mặt Do Thái nhất là vào tháng 12-2016, Hoa Kỳ với tư cách là Hội viên Thường trực có quyền phủ quyết, thế mà Obama không phủ quyết kiến nghị của Hội Đồng Bảo An lên án Do Thái tiếp tục xây nhà mới trên phần đất  tranh chấp giữa Do Thái và dân Palestine.

          Ai chê Trump th́ chê, nhưng trong bao nhiêu năm Trung Cộng hoành hành ở biển Đông Obama ngoảnh mặt làm ngơ th́ bây giờ với Trump lên nắm quyền sự thể thay đổi: Hoa Kỳ công khai đương đầu với Trung Cộng. Vào ngày 18 tháng 2, Trump gửi hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cùng với tầu bè hộ tống trong Đệ nhất Hạm đội Tác chiến với Hàng không mẫu hạm 1 (Carrier strike group 1) vào Biển Đông. Hành động này thách thức thẳng mặt với Trung Quốc v́ Hoa Kỳ tuyên bố vùng Biển Đông là hải phận quốc tế, nước nào di chuyển cũng được cho dù Trung Quốc cứ nghêu ngao là hải phận của ḿnh, sau khi cướp Trường Sa/Hoàng Sa của Việt Nam.

USS Carl Vinson ở biển Đông.

Nguồn:http://images.indianexpress.com/2017/03/uss-carl-vinson.jpg

 

          Đề Đốc James Kilby trên chiếc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson ở biển Đông tuyên bố: "Chúng tôi sẽ ở đây (vùng biển Đông). Chúng tôi đă từng hoạt động ở đây trong quá khứ, sẽ hoạt động trong tương lai. Hoa Kỳ muốn trấn an các nước đồng minh. Chúng tôi muốn chứng tỏ cho tất cả các quốc gia biết là ở hải phận quốc tế nước nào cũng có thể tự do đi lại, nước nào cũng có thể buôn bán thương mại dùng thương thuyền của ḿnh. Đây là một thông điệp mà chúng tôi muốn để lại cho mọi người hiểu biết".

          Tuy không đề cập Trung Cộng, nhưng Đề Đốc Kilby rơ ràng cảnh cáo Trung Cộng không được chiếm vùng Biển Đông là của riêng v́ Mỹ sẵn sàng chống chọi, dẹp tan bạo lực đó.

          Steve Bannon, cố vấn về chiến lược quốc gia cho Trump, năm ngoái tiên đoán là Mỹ và Trung Cộng sẽ đánh nhau trong ṿng mười năm tới ở Biển Đông v́ sự xâm lược quá khích của Trung Cộng. Bannon muốn ra mặt ḱnh địch Trung Cộng hẳn ḥi. Ngoại Trưởng Rex Tillerson cũng có cùng một quan điểm v́ Tillerson so sánh việc Trung Cộng xâm lăng, xây dựng căn cứ quân sự, chiếm đóng Trường Sa của Việt Nam như Nga chiếm Crimea của Ukraine.

Steve Bannon, Giám Đốc Chiến lược cho Donald Trump

Nguồn: The Daily Beast

 

Rex Tillerson, Ngoại Trưởng quốc gia

Nguồn: The New Yorker

 

          Ở buổi điều trần tại Thượng Viện biểu quyết xác nhận ông là Ngoại trưởng Quốc gia, Tillerton tuyên bố là Ṭa Bạch Cung cần phải ra dấu cho Trung Cộng biết rơ ràng là việc xâm chiếm Trường Sa là vi phạm quốc tế và không được cho phép. Tillerson nói rằng: "Trung Cộng xâm chiếm lănh thổ không phải là của ḿnh".

          Để chứng tỏ hành động đi đôi với việc làm,  Hạm đội Tác chiến với Hàng không mẫu hạm Mỹ biểu dương lực lượng ở biển Đông, mục đích cố t́nh thách thức Trung Cộng.

          Bộ Ngoại giao Trung Cộng cảnh cáo Washington chớ thách thức “chủ quyền” của họ trên Biển Đông, và phản đối các quốc gia liên quan (ám chỉ Mỹ) đe dọa và gây tổn hại đến an ninh, chủ quyền của Trung Cộng và các nước Đông Nam Á ven biển dưới danh nghĩa tự do hàng hải, hàng không.

          Các quốc gia Cộng Sản Nga, Trung Cộng, Việt Nam, Triều Tiên thường đánh vơ mồm. Bắc Kinh mỗi lần phát ngôn là cùng một luận điệu đe dọa Mỹ. Nếu chiến tranh thật sự xẩy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng ở biển Đông, nước nào sẽ định đoạt thắng thua, nhất là bây giờ Trung Cộng cũng có hàng không mẫu hạm?

          Về hàng không mẫu hạm, trong khi Mỹ có 11 chiếc và đang đóng hai chiếc nữa, th́ cả thế giới, Italy và Tây-Ban-Nha mỗi nước có hai chiếc. Nga, Trung Cộng, Pháp, Ấn Độ, Thái Lan, mỗi nước chỉ có một chiếc.

          Trung Cộng có mỗi một hàng không mẫu hạm duy nhất tên là Liaoning (Liêu Ninh). Trung Cộng tuyên truyền rầm rộ về khả năng của Liêu Ninh, nhưng thật sự nó chỉ là một con cọp giấy.

"Tầu sân bay" Liaoning (Liêu Ninh) của Trung Cộng.

Nguồn: Sputniknews

 

          Vào năm 1988, Hải Quân Nga-Sô cho đóng một hàng không mẫu hạm tên là Riga ở Ukraine. Nhưng sau khi Nga-Sô bị giải thể vào năm 1991, việc đóng tầu bị ngừng hoàn toàn, và với Riga chỉ hoàn thành 68%, Ukraine rao bán với trạng thái dở dang "as is", hỏi Trung Cộng, Ấn Độ, và Nga có muốn mua hay không. Không nước nào muốn mua nên Ukraine bỏ mặc chiếc Riga cho thời gian, nắng mưa, gió băo tàn phế.

          Bẩy năm sau, năm 1998, Ukraine bán đấu giá chiếc Riga như đống sắt vụn. Quân đội Nhân dân Trung Cộng dưới danh nghĩa trá h́nh của một công ty từ Macau tên là Chong Lot, mua tầu lạt-xon Riga này với giá 20 triệu dollars. Tháng 6 năm 2000, chiếc Riga được kéo về Trung Cộng, nhưng v́ nó chỉ là một khối sắt rỉ sét, nhiều quốc gia không cho phép dùng hải phận của họ v́ sợ nó ch́m. Tháng 2 năm 2002, nó mới thành công được kéo vào hải phận Trung Quốc. Phí tổn tổng cộng là 25 triệu dollars trả cho chính phủ Ukraine, nửa triệu dollars giấy tờ kéo, và 5 triệu dollars tiền kéo trong 20 tháng.

          Trung Quốc bỏ ra mười năm sửa sang, chỉnh đốn khối sắt rỉ sét này trở thành "tầu sân bay*", và tháng 9 năm 2012, nó chính thức hạ thủy, bổ sung vào Quân đội Nhân dân Trung Quốc, đổi tên thành Liaoning (Liêu-Ninh).

          Chiếc "tầu sân bay*" này mục đích chính chỉ dùng để huấn luyện, chứa máy bay chiến đấu. Nó không vơ trang vũ khí tấn công. Ngay cả ống chứa hỏa tiễn chống tiểm thủy đĩnh cũng không dùng. Nó chỉ trang bị với hệ thống radar và hệ thống hỏa tiễn pḥng không pḥng vệ 1030 CIWS và FL-3000N. V́ nó không có tầu chiến đi theo bảo vệ, ra trận gặp hàng không mẫu hạm Mỹ th́ nó sẽ tiêu đời, nhưng dùng là phi đạo để máy bay có nơi cất cánh tham chiến, nó là một vơ lực đáng ngại cho Việt Nam và Phi-Luật-Tân . Tôi nghĩ v́ thế mà vào năm 2009, Việt Nam kư giao kèo mua sáu chiếc tiềm thủy đĩnh của Nga với giá 2 tỷ dollars.

          { *Ghi chú:  trước 1975, Việt Nam Cộng Ḥa dùng chữ "hàng không mẫu hạm" để gọi chiến hạm dài bằng ba sân banh chuyên chở máy bay, và chiến đấu cơ có thể cất cánh và hạ cánh trên tầu. Chữ "hàng không mẫu hạm" - tiếng Hán có nghĩa là "tầu chiến mẹ chở máy bay" - rất hay v́ có cả chục chiến hạm khác lúc nào cũng đi theo để hộ tống và bảo vệ nó, thành ra nó chính là tầu mẹ, và nó cũng là tầu chiến ("Hạm" có nghĩa là tầu quân sự).  Nghe vắn tắt, đúng nghĩa, và thanh thoát làm sao! Sau 1975, Việt Cộng không gọi "hàng không mẫu hạm" mà gọi là "tầu sân bay". Nghe chẳng những không... văn hóa một tí nào, như là ngữ vựng của đứa bé học lớp Năm, mà c̣n không đúng sát nghĩa v́ "hàng không mẫu hạm" là tầu mẹ có hơn chục chiến hạm, tiềm thủy đĩnh đi theo bảo vệ.

          V́ Trung Cộng dùng chiếc LiaoNing chỉ với mục đích duy nhất là để chở máy bay, tôi mới nẩy ư dùng chữ Cộng Sản bây giờ "tầu sân bay" cho thật sát nghĩa.

            Nói về chữ người Cộng Sản dùng bây giờ nghe ngứa lỗ tai th́ tiện đây tôi xin đưa ra thêm một chữ khác: Trước 1975, Việt Nam Cộng Ḥa gọi "spokesperson" là "phát ngôn viên". "Phát ngôn viên" là ba chữ cùng là tiếng Hán, nghe rất hay. Bây giờ sách báo Cộng Sản dùng chữ "người phát ngôn". Nghe thật là ngứa tai, cần đi lấy ráy tai mỗi ngày mười lần cho hết. Nếu không muốn dùng chữ Hán th́ tại sao vẫn c̣n dùng chữ "phát ngôn"? Chữ "người phát ngôn" và "phát ngôn viên" đều là ba chữ, có lợi ǵ bỏ chữ "viên" thay thế bằng "người", chưa nói đến là sai v́ không thể ghép chữ Nôm và chữ Hán? Nghe thật là kém văn hóa, thế mà khu xóm ở SàiG̣n tôi thấy bảng vẽ "KHU VĂN HÓA" nhặng kín cả lên. Ai là người biểu quyết cho những khu phố này có văn hóa? Chẳng lẽ là "người phát ngôn" của Phường, của thành phố?

            Đây là câu thí dụ cả hai chữ ở Việt Nam dùng bây giờ tôi thấy trong trang web viettimes:

(http://viettimes.vn/trung-quoc-phan-ung-gi-ve-tau-san-bay-my-den-bien-dong-108213.html:   Trung Quốc phản ứng ǵ về tàu sân bay Mỹ đến Biển Đông?

 

VietTimes -- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh cáo rằng Mỹ không được áp dụng bất cứ hành vi nào thách thức cái gọi là “chủ quyền và an ninh” của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cảnh báo Ấn Độ...) }

         

          Trong khi Trung Cộng bỏ ra 25 triệu dollars mua tầu lạt-xon về chế biến thành tầu sân bay, th́ chiếc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ đang phô trương ở biển Đông hạ thủy vào năm 1982 với giá tiền đóng là 3.8 tỷ dollars. Đó là tiền đóng vào năm 1982. Năm nay 2017,  chiếc hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford mới nhất của Mỹ dự định hạ thủy, tiền đóng tầu là 12.9 tỷ dollars!

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson.

Nguồn: KPBS

 

          Hàng không mẫu hạm của Mỹ cao bằng nhà lầu 20 tầng, chứa từ 5500 đến 7500  thủy thủ đoàn, chuyên chở từ 60 đến 90 chiến đấu cơ và trực thăng, có nuclear reactors sản xuất hạnh nhân (nuclear) là nhiên liệu nên nó di chuyển vô giới hạn đường xa, không cần cặp bến "đổ xăng" trong 20 đến 25 năm trời!

          Vận tốc của hàng không mẫu hạm Mỹ là 30+ knotts (56+ km, 35+ miles), nhanh nhất trong tất cả chiến hạm hay tiềm thủy đỉnh thành ra nó không sợ tầu nào rượt bắt. V́ nó là một khối sắt khổng lồ dễ bị là mục tiêu trong chiến trận, và nếu mất nó th́ có lẽ  cả hạm đội sẽ khốn khổ, nó  luôn luôn có hộ tống ở dưới nước là tầu ngầm, trên mặt biển th́ có chiến hạm, và ở trên trời là  chiến đấu cơ khi xong việc th́ đáp ngay trên hàng không mẫu hạm.

          Để luôn luôn theo dơi biến chuyển chung quanh, hàng không mẫu hạm có hệ thống radar cực kỳ tối tân kiểm soát bầu trời để phát hiện chiến đấu cơ hay hỏa tiễn địch. Trên trời th́ chiếc phi cơ thám thính E-2C Hawkeye của hàng không mẫu hạm bay ṿng ṿng trên cao độ thật cao, chĩa hệ thống radar xuống dưới để kiểm soát xem có chiến hạm địch ở tận chân trời hay chiến đấu cơ địch bay với cao độ thấp tránh radar. Trong khi đó, chiến hạm Destroyers và Frigate dùng  hệ thống rà đáy biển (sonar) và cảm biến từ trường (magnetic sensors)  để phát hiện tầu ngầm khác đến gần.  

          Nếu trên không các chiến đấu cơ, và trên biển các chiến hạm, tiềm thủy đỉnh thất bại hăm đà tiến của quân địch khi tham chiến th́ hàng không mẫu hạm, trang bị với cả hai thứ súng ống, hỏa tiễn dùng để pḥng vệ lẫn tấn công, có thể tự một ḿnh bảo vệ nó.

          Một hàng không mẫu hạm của Mỹ luôn luôn có một đội chiến hạm theo hộ tống, gọi là Carrier Strike group (Hạm đội tác chiến với hàng không mẫu hạm), điển h́nh như sau:

Carrier Strike group (Hạm đội tác chiến với hàng không mẫu hạm)

Nguồn: TimesofSanDiego.com

 

          - 2 x Chiến hạm Cruisers với hệ thống pḥng không khét tiếng chính xác Aegis bắn guided missiles SAM, hỏa tiễn được điều khiển phương hướng.

Guide-missile Cruiser USS Normandy.

Nguồn: maritimequest

 

          - 2 hay 3 x Chiến hạm pḥng vệ Destroyers. Mục đích của Destroyers là bảo vệ mẫu hạm. Nó vơ trang với cruise missiles, hỏa tiễn tự điều khiển với vận tốc phá bức tường âm thanh.

Destroyer USS Winston Churchill.

Nguồn: https://c1.staticflickr.com/1/205/511190794_99b7205fb2_b.jpgt

 

          - 1 x Frigate: tầu này lớn hơn Destroyer nhưng nhỏ hơn Cruiser, dùng để chống tầu ngầm.

Frigate USS Talbot.

Nguồn: Wikipedia

 

          - 2 x Tiềm thủy đĩnh: dùng để chống tầu ngầm và chiến hạm địch.

Submarine USS Connecticut.

Nguồn: National Interest

 

          - 1 x Chiến hạm cung cấp lương thực, nhiên liệu, đạn dược.

          - Tùy theo chiến trận và sứ mạng th́ c̣n nhiều chiến hạm  khác tháp tùng như tầu chở nhiên liệu, đạn dược, xe tăng, quân lính...

          Trên đây là liệt kê chiến hạm bảo vệ hàng không mẫu hạm. Về không phận, mỗi hàng không mẫu hạm chở từ 60 đến 90 máy bay, nhiệm vụ bảo vệ mẫu hạm lẫn tấn công quân địch. 

          -F/A-18 Hornet.

F/A-18.

Nguồn: fas.org

 

          - F-14 Tomcat.

F-14.

Nguồn: fas.org

           

          -E-2C Hawkeye:  máy bay trinh sát, có nhiệm vụ thông báo địa vị của máy bay, tầu  địch.

E-2C Hawkeye.

Nguồn: Katsuhiko Tokunaga

 

          -S-3B Viking: chiến đấu cơ chuyên tấn công tiềm thủy đĩnh.

 

S-3B Viking.

Nguồn: Military-Today.com

 

          -EA-6B Prowler: máy bay trinh sát, nhiệm vụ quấy rối radar địch và làm rối loạn liên lạc của đối phương.

EA-6B Prowler.

Nguồn: The Aviationist.com

 

          -SH-60 Seahawk: trực thăng tiêu diệt tiềm thủy đĩnh và dùng để cứu nạn.

SH-60 Seahawk.

Nguồn: Militaryfactory.com

 

          Khi chiến tranh xẩy ra ở biển Đông, lợi thế  của Trung Cộng là trận chiến xẩy ra gần địa phận nhà nên Trung Quốc có thể dùng vũ khí và nhân lực dàn sẵn trên đất liền, tiếp liệu nhanh chóng. Nhưng hàng không mẫu hạm Liaoning của Trung Cộng chỉ là một khối sắt nặng nề di chuyển trên biển, chỉ trang bị vơ khí tự vệ không tấn công, không có chục chiến hạm bảo vệ nó nên chắn chắn sẽ bị Hoa Kỳ đánh đắm hay thiệt hại nặng nề khi bắt đầu giao chiến.

          Việc tiên quyết của Trung Cộng là muốn đánh đắm hay gây thiệt hại nặng nề cho hàng không mẫu hạm Mỹ, v́ mất nó, cả đội chiến hạm của Mỹ sẽ là con rắn không đầu. Nhưng đánh đắm một hàng không mẫu hạm của Mỹ không phải là dễ: lần cuối cùng xẩy ra măi vào năm 1942 khi chiếc hàng không mẫu hạm Hornet bị những máy bay tự tử kamikaze của Nhật đánh ch́m.

          Đây là những lư do không thể nào phá hoại hàng không mẫu hạm Mỹ:

          - Thứ nhất, hệ thống radar hiện thời của Trung Cộng không đủ sức phát hiện hàng không mẫu hạm Mỹ nằm ở tọa độ nào, báo lại cho hệ thống hỏa tiễn bắn đi. Hàng không mẫu hạm của Mỹ không bao giờ đứng yên một chỗ mà chạy không ngừng. Nó cũng thiết bị với hệ thống radar làm rối loạn radar địch.

          - Thứ hai, hàng không mẫu hạm Mỹ trang bị hệ thống súng ống hỏa tiễn cho cả tấn công lẫn pḥng thủ. Và với vũ khí tấn công, hàng không mẫu hạm Mỹ có thể hủy diệt nơi phát xuất hỏa tiễn địch.

          - Thứ ba, trừ khi là bị trúng bom với sức tàn phá tương tự như bom nguyên tử, hàng không mẫu hạm Mỹ, dù bị thiệt hại v́ hỏa tiễn địch, vẫn có thể hoạt động chiến đấu  tuy là với mức độ kém b́nh thường. Không thể nào mà hàng không mẫu hạm Mỹ có thể bị đánh đắm v́ thiết kế của hàng không mẫu hạm là có cả ngh́n pḥng ngăn cách nước không vào được nên thủy lôi hay hỏa tiễn  chỉ có thể phá một phần những pḥng ngăn cách nước này, hàng không mẫu hạm vẫn nổi.

          - Thứ tư, trong bất cứ thời gian nào, 24 giờ một ngày, Mỹ luôn luôn có bốn Carrier Strike group (Hạm đội tác chiến với hàng không mẫu hạm), trong tư thế sẵn sàng tham chiến:

Carrier Strike group (Hạm đội tác chiến với hàng không mẫu hạm)

Nguồn: Stennis.navy.mil

 

một của Đệ Lục Hạm Đội ở vùng biển Địa Trung Hải, một của Đệ Tứ Hạm Đội ở Nam Mỹ, một của Đệ Thất Hạm Đội ở vùng biển Thái B́nh Dương, và một của Đệ Ngũ Hạm Đội ở Đông Nam Á. Một khi một hạm đội tham chiến, hạm đội thứ nh́ sẽ chạy đến tiếp ứng, tăng cường sức mạnh đương đầu với địch quân (Mỹ có tổng cộng 12 Carrier Strike group  - Hạm đội tác chiến với hàng không mẫu hạm. 3 hay 4 hạm đội luôn luôn trong tư thế sẵn sàng tham chiến). Chiếc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson hiện giờ ở Biển Đông là được đặt tên theo ông Carl Vinson, là dân biểu Quốc Hội từ năm 1914 đến 1965. Vinson được xem là cha đẻ của chủ thuyết "Hải quân sẵn sàng trong hai đại dương, Thái B́nh Dương và Đại Tây Dương". V́ thế mà Mỹ có hạm đội tác chiến với hàng không mẫu hạm ở cả hai đại dương, có khả năng sẵn sàng đánh hai trận chiến cùng một lúc.         

          - Và thứ năm, với khả năng thám thính và hiểu biết sức mạnh của Trung Cộng, Hải quân Mỹ đă có sẵn giải quyết để đối phó, pḥng trường hợp chiến tranh.

          Vệ tinh, máy bay, chiến hạm, hay hệ thống radar trên đất liền của Trung Cộng có thể phát hiện sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Mỹ, thế nhưng biết chính xác tọa độ liên tục từng giây phút là chuyện khác. Các quân sự gia Hoa Kỳ kết luận rằng Trung Cộng c̣n phải mất nhiều năm nữa, và phải đầu tư cả tỷ dollars vào hệ thống radar, kỹ thuật quân sự mới có thể "khóa" hàng không mẫu hạm Mỹ trong tầm radar.

          Ngay cả sau khi Trung Cộng có khả năng "khóa"  hàng không mẫu hạm Mỹ trong tầm radar, việc có thể tiêu diệt được hàng không mẫu hạm Mỹ hay không lại là chuyện khác. Từ lúc phát hiện đến lúc bắn hỏa tiễn phải qua nhiều giai đoạn:

          - báo cáo tọa độ của hàng không mẫu hạm.

          - người hay máy phải quyết định có bắn hay không.

          - nếu có, th́ phải tốn th́ giờ phóng hỏa tiễn đi.

          - phải tính hỏa tiễn bay theo đường hướng nào để khỏi bị địch quân bắn rớt.

          Trong khoảng thời gian tính toán này th́ chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ di chuyển không ngừng trên biển với tốc độ khá nhanh là 35 miles/ một giờ, và chạy loạn xạ không cùng một hướng. Hơn nữa radar của hàng không mẫu hạm Mỹ quấy rối loạn radar địch, và hỏa tiễn Mỹ sẽ bắn phá hỏa tiễn địch, nên việc đánh ch́m hàng không mẫu hạm Mỹ là "impossible".

          Trung Cộng cũng đă từng khoe số lượng tiềm thủy đĩnh hùng hậu của nước ḿnh, 60 chiếc. Nhưng các chiến lược gia Hoa Kỳ nêu ra là 60 chiếc này không đi xa, chỉ lảng vảng ở gần Trung Cộng, thiếu kinh nghiệm và lỗi thời. Khi chạy dưới biển nó phát ra tiếng động ồn ào, dễ dàng bị radar phát hiện vị trí để tiêu diệt.

          Tóm lại, quư vị yên tâm. Nói chung, không một quốc gia nào trên thế giới, dù rằng Nga hay Trung Cộng, có thể chống chọi lại quân sự với Mỹ; và nói riêng về hải chiến, không ai có thể đánh bại Hải Quân Hoa Kỳ.

          Bảng đối chiếu dưới đây là chín quốc gia bỏ tiền vào ngân sách quốc pḥng nhiều nhất thế giới vào năm 2015 (tỷ dollars), theo  Stockholm International Peace Research Institute: 

THỨ HẠNG

QUỐC GIA

NGÂN SÁCH

QUỐC PH̉NG

% CỦA GDP

1

Hoa Kỳ

596.0

3.3

2

Trung Cộng

215.0

1.9

3

Saudi Arabia

87.2

13.7

4

Nga

66.4

5.4

5

Anh

55.5

2.0

6

Ấn Độ

51.3

2.3

7

Pháp

50.9

2.1

8

Nhật

40.9

1.0

9

Đức

39.4

1.2

Tổng cộng 8 nước, không kể Hoa Kỳ 

 

606.6

 

 

          Theo danh sách này, ngân sách quốc pḥng của Mỹ bằng 8 nước kế tiếp cộng lại, và hơn gấp hai lần rưỡi của Trung Cộng. Năm nay, Trump muốn tăng cường ngân sách quốc pḥng Hoa Kỳ thêm 54 tỷ dollars, hơn gấp ba lần ngân sách quốc pḥng của Trung Cộng.

          Ngay khi tôi đang viết bài này, 9 tháng 3/2017, Hạm đội tác chiến với hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vẫn c̣n tuần dương ở biển Đông, không gặp một chống cự hay quấy nhiễu quân sự nào của Trung Cộng dù rằng trước đây Trung Cộng đă hăm hở lên tiếng đe dọa Hoa Kỳ.

          Thùng rỗng lúc nào cũng kêu to.

 

Nguyễn Tài Ngọc

March 2017

http://saigonocean.com/index.php/en/

 

Tài liệu tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_military_expenditures

http://thediplomat.com/2016/02/vietnam-gets-fifth-submarine-from-russia/

https://en.wikipedia.org/wiki/Carl_Vinson

http://thediplomat.com/2016/02/vietnam-gets-fifth-submarine-from-russia/

https://en.wikipedia.org/wiki/Carrier_strike_group

http://science.howstuffworks.com/carrier-group.htm

https://www.forbes.com/sites/lorenthompson/2012/01/23/can-china-sink-a-u-s-aircraft-carrier/#6678493d2a82

https://www.theguardian.com/world/2017/jan/24/trump-white-house-beijing-takeover-south-china-sea

https://www.theguardian.com/us-news/2017/feb/02/steve-bannon-donald-trump-war-south-china-sea-no-doubt

http://www.washingtontimes.com/news/2016/dec/27/obama-refusal-israel-vote-most-anti-semitic-2016/

http://www.washingtontimes.com/news/2017/jan/15/president-obama-foreign-policy-widely-seen-as-fail/

http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/five-reasons-us-aircraft-carriers-are-nearly-impossible-sink-17318?page=2

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20170219/bien-doi-tau-san-bay-my-bat-dau-tuan-tra-bien-dong/1267303.html

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/cum-tau-tac-chien-my-tuan-tra-bien-dong-trung-quoc-phan-ung-1123384.tpo#carl vinson

http://science.howstuffworks.com/aircraft-carrier.htm