Santa Barbara

& Solvang, California

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

Mission Santa Barbara

 

 

          Khí hậu ôn ḥa, đồi núi hùng , ven biển mênh mông từ Bắc chí Nam. Đây là ba yếu tố khiến tiểu bang California thu hút dân chúng đến đây sống nhiều nhất trên nước Mỹ, 39 triệu, bỏ xa tiểu bang với dân số nhiều thứ nh́ là Texas với 28 triệu.

          Không có ǵ sung sướng hơn bằng sống gần biển cả. V́ thế, những thành phố gần biển San Diego, Long Beach, San Jose, San Francisco, Los Angeles của California đều nằm  trong những thành phố đông dân nhất của Mỹ. Thành phố nhỏ th́ cũng đông như nấm. Nổi tiếng nhất trong các thành phố nhỏ là Santa Barbara với dân số  90,000 người.

          Khoảng cách từ shopping mall Phước Lộc Thọ của khu phố người Việt trên đường Bolsa ở Orange County đến Santa Barbara, phía Bắc Los Angeles,  là 130 miles (210 km). Lái xe mất ba tiếng nếu đi ban ngày v́ kẹt xe. Nhà tôi ở ngay chính giữa hai nơi, lái đi Santa Barbara hay lái xuống Phước Lộc Thọ cũng đều mất thời gian như nhau, một giờ rưỡi đồng hồ.

nguồn: https://soundwaves.usgs.gov/2007/09/LocMapCalPacLG.gif

 

          Santa Barbara có rặng núi Santa Ynez chạy sát ven biển nên giới hạn diện tích đất đai xây nhà cửa.

 

 

          Là thành phố sống nhờ du lịch nên dân Santa Barbara đại khái chỉ có ba giới người: giới người lam đi làm cho kỹ nghệ du lịch, giới người địa phương ở đây lâu, và giới người giầu có phần đông ở thành phố kế bên, Monticeto. Nhiều người trong lănh vực điện ảnh ở Monticeto.

          Thuở xa xưa, người Mọi Chumas ở đây. Tây-Ban-Nha đến chiếm Santa Barbara làm nô lệ trong 300 năm cho đến khi Mễ-Tây-Cơ giành lại độc lập vào năm 1822. Thế nhưng chỉ hơn 20 năm sau, trong trận chiến Mễ-Tây-Cơ & Hoa Kỳ vào năm 1846, Santa Barbara đầu hàng không đổ một giọt máu. Vào năm 1848, Mễ-Tây- trao Santa Barbara cho Mỹ trong ḥa ước Guadalupe Hidalgo kư vào năm 1848.

          Khi Tây-Ban-Nha đô hộ Santa Barbara, các giáo sĩ Thiên Chúa giáo người Tây-Ban-Nha di cư sang đây sinh sống, giảng lời Chúa cho người Mọi Chumash. V́ thế ở đây có nhiều nhà thờ tồn tại từ thời đó. Các nghị viên thành phố sau này quyết tâm di tŕ lịch sử xưa kia nên ban luật pháp gắt gao bảo tŕ nhà cửa, không cho đập phá tân trang qui mô. Nhà cửa ở Santa Barbara do đó cũ xưa, phần lớn chỉ một tầng. Các khách sạn, ṭa Đô Chính, ṭa án... phần đông là các dinh thự xây thời Tây-Ban-Nha bây giờ vẫn c̣n tồn tại hoặc tân trang lại theo kiến trúc xưa.

 

 

          Santa Barbara rất nhỏ, không có freeway riêng mà chỉ có mỗi một freeway US 101 chạy ngang qua hướng Nam- Bắc. Từ downtown có một con đường chính yếu State Street đầy hàng quán, tiệm ăn,  chạy thẳng ra biển, tận cùng ở cầu tầu -pier- Stearns Wharf. Con đường này cuối tuần rất tấp nập với du khách và sinh viên tại đây từ University of California, Santa Barbara. Santa Barbara chỉ có 90,000 dân, trong khi UC Santa Barbara đă có đến 25,000 sinh viên, một con số khách hàng khá đông đảo.

          Tuy rằng có thể xem Santa Barbara và Solvang trong ṿng một ngày {Solvang là thành phố xưa  người Đan-Mạch dựng lên, chỉ cách Santa Barbara 35 miles (56 km), lái xe mất 45 phút }, thế nhưng du khách tốt nhất nên ngủ lại một đêm ở Santa Barbara cho khỏi vội vă, hấp tấp.

          Tôi ghi lại những nơi tôi viếng thăm weekend vừa rồi:

 

1. Hyatt Centric Santa Barbara, 1111 E Cabrillo Blvd, Santa Barbara:          Chúng tôi ở đây hai đêm. Băng qua một con đường là biển. Như tôi đă đề cập, nhà cửa ở Santa Barbara rất xưa nên Hotel Hyatt Santa Barbara là một villa cũ kiến trúc kiểu Tây-Ban-Nha. Mọi sự bên trong cũng xưa như trái đất, không có central air conditioning mà chỉ có máy lạnh gắn riêng từng pḥng nghe rất ồn như nhiều hotel ở  Việt Nam. 

 

 

          Rạng đêm thứ nhất, sáng 5 giờ tôi dậy choàng máy chụp h́nh vào cổ, đi bộ băng qua bên kia đường định đi dọc theo bờ biển vừa lắng nghe sự thanh tịnh của không gian, vừa nghe tiếng sóng biển, vừa có dịp chụp h́nh. Trên băi biển phía bên kia là một building về  Nghệ Thuật - Arts -, muốn tiếp tục bước ra biển th́ phải đi qua nó.

 

Đây là view từ hotel tôi nh́n qua bên kia đường. Building bên tay phải là Arts Center.

 

          Vừa đi qua mặt sau của building vài bước với đèn vàng leo lét, tôi thấy một nhóm độ 30 người nằm đứng, và một bà xỉ vả tôi thật to tiếng bằng tiếng Anh: "Không được chụp h́nh! Tao cấm mày chụp h́nh tụi tao!", và rồi bà ta tuôn tràn tiếng chửi thề. Tôi nói với bà ta là tôi không biết bà ta và nhóm người ở phía sau building là ai, và tôi không có ư định chụp họ. Nói xong tôi bỏ đi. Hết ngừng chửi tôi, bà ta quay qua chửi một người khác trong nhóm và mặc dù càng ngày càng rời chỗ ấy, tôi vẫn c̣n nghe tiếng bà ta tiếp tục chửi rủa người nào đó văng vẳng.

 

 

          Khi quay trở lại 30 phút sau th́ tôi thấy bốn chiếc xe cảnh sát đèn xanh đỏ chiếu sáng lái đến, đậu ngay nơi đằng sau building. Sáu, bẩy người cảnh sát bước đến chỗ những người homeless nằm ngủ. Có lẽ là bà già giết giặc la tôi cấm chụp h́nh đă gây ẩu đả với người khác nên cảnh sát đến để giải bà ta về bót.

 

 

          Đây là bài học cho tôi cũng như quư vị: tránh voi chẳng xấu mặt nào. Nếu tôi đă dở chứng Don Quichotte đứng lại căi nhau với bà già giết giặc này th́ biết đâu chừng bà ta đă cho tôi một nhát chém hư vô, bây giờ tôi viết bài từ nhà thương Chợ Rẫy thay v́ từ ở nhà như bây giờ.  

          Người đàn bà này và số người nằm ngủ lóc nhóc qua đêm ở phía sau căn building Arts là những người vô gia cư - homeless- ở Santa Barbara. Du khách đến Santa Barbara sẽ thấy một điều lạ lùng là người homeless ở đầy dẫy khắp nơi, băi biển và dọc theo con đường mua sắm State Street.

          Santa Barbara là một thành phố rất "liberal" theo về phía tả nên dung thứ những người homeless. V́ thế, giống như Hawaii ở băi biển Waikiki cũng là một thành phố liberal, người homeless ở Santa Barbara tối ngủ khắp nơi trên băi biển. Trong khi những thành phố khác càn quét, cố gắng tập trung người vô gia  vào một nơi th́ Santa Barbara thả lỏng chọ họ muốn đi đâu th́ đi. Có một lư do tại sao thành phố dung thứ homeless: Chính phủ Liên Bang trả tiền tài trợ cho thành phố lo cho người homeless. Số tiền viện trợ này Liên Bang tính theo mỗi đầu người nên hàng năm các thành phố phải cố gắng điểm danh xem thành phố ḿnh có bao nhiêu người vô gia cư. Santa Barbara có 1455 người homeless, được Liên Bang tài trợ mỗi năm 2.5 triệu dollars từ ngân sách của Department of Health, Education and Welfare (HEW).

 

Một người homeless ở băi biển

 

          Băi biển Santa Barbara vừa lạnh, vừa xấu. Rất nhiều rong và xác cây cối. Sóng biển mang nước dạt vào trong bờ tạo ra những vũng nước đọng thật to; và v́ không có chỗ thoát nên nhiều nơi hôi hám. Tôi đă đi rất nhiều biển ở California nên thật là buồn khi tôi dám long trọng tuyên bố với quốc dân đồng bào rằng băi biển Santa Barbara là một trong những băi biển xấu nhất ở California. Băi đă xấu, tuổi của ḿnh mặc quần xà-lỏn hay áo bikini xuống tắm biển th́ lại càng ...giảm đi giá trị của băi biển nên tôi van quư vị xồn xồn đừng là nguyên nhân gây cớ vấp phạm cho người khác lấy súng bắn giết ḿnh như Lee Oswald ám sát John Kennedy. 

 

 

2. Stearns Wharf,  217 Stearns Wharf, Santa Barbara:

 

          Stearns Wharf   cầu tầu duy nhất ở Santa Barbara. Chiều tối dẫn bồ đến đây ăn romantic dinner và xem thiên hạ câu cá th́ là cái tuyệt thứ hai trong đời (tuyệt thứ nhất là đến đây với vợ).   

 

 

3. State Street, Santa Barbara : đường nhộn nhịp nhất ở Santa Barbara.

 

 

          Có một khu block shopping nhiều hàng quán mới tân thời tên là Paseo Nuevo ở trên đường State Street, giữa hai đường cắt ngang Canon Perdido và Ortega.

 

 

          Santa Barbara và Beverly Hills rất hay khi khách cần đậu xe: có rất nhiều parking garage của thành phố, 75 phút đầu miễn phí (sau đó th́ cũng rất rẻ, h́nh như  một giờ chỉ có $1.50 dollar). Vào trang web của thành phố Santa Barbara để xem địa chỉ nhưng nơi đậu xe miễn phí:  

http://www.santabarbaraca.gov/civicax/filebank/blobdload.aspx?BlobID=41765

 

          Có nhiều shuttle của thành phố chạy lên xuống con đường State Street từ sáng đến 6 giờ chiều, giá chỉ có 50 cents, rất ư là rẻ, rẻ hơn giá của một chiếc dầu cháo quẩy ở Mỹ:

 

 

 

4. Santa Barbara County Courthouse, 1100 Anacapa St, Santa Barbara:

 

          Kiến trúc Spanish của ṭa án này rất đẹp. Bên ngoài cỏ xanh mướt, khung cảnh rất thanh b́nh. Du khách vào bên trong xem miễn phí. Có cầu thang máy đi lên đến tầng cao nhất nên những người nào sợ đi bộ đêm ngủ không phải gặp ác mộng. Không có chuông ở tầng trên cùng nên ai muốn đoạn tuyệt cuộc t́nh Lan và Điệp th́ không thể lên đây gióng tiếng chuông chùa quy y cửa Phật, nhưng qua tường bằng kính, một người có thể xem cách thiết kế của cái đồng hồ khổng lồ bên ngoài.

 

          Tầng trên cùng là cảnh 360 độ của Santa Barbara.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Cây Moreton Bay Fig Tree  tàn to rộng lớn nhất ở nước Mỹ, ở trên đường Montecito, góc  Chapala Street, Santa Barbara:

 

          Theo Wikipedia, vào năm 1876, một thủy thủ đưa cho một cô bé một hạt giống, và cô ta trồng ở 201 State Street. Một năm sau khi cô ta dọn nhà đi nơi khác, một cô bạn dời cây này đến góc đường Montecito và Chapala. Năm 1970, thành phố Santa Barbara tuyên bố nó là một di tích lịch sử.

 

          Vào tháng 7 năm 1977, người ta đo kích thước của cây này. Ở mực cao 4.5 feet (1.4m) từ mặt đất, chu vi của thân cây là 41.5 feet (12.6m). Cái tàn của nó nơi rộng nhất là 198 feet (60m).

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Mission Santa Barbara - 2201 Laguna St, Santa Barbara:

 

          Nhà thờ truyền giáo Santa Barbara được thiết lập bởi các linh mục giáo sĩ Công giáo Tây-Ban-Nha ngành Franciscans vào năm 1786. Họ di cư từ Tây-Ban-Nha sang đây với mục đích truyền giảng lời Chúa cho những người mọi Chumash ở đây thời bấy giờ. Tên Saint Barbara là theo huyền thoại của một cô gái bị bố chặt đầu khi cô ta tin Chúa. Sau trận động đất đại vào năm 1812, nhà thờ này được tu sửa nhiều lần.

 

          Sát bên hông nhà thờ là nghĩa địa chôn tất cả những người đă phục vụ ở nhà thờ. Bên trong họ vẫn c̣n giữ di tích của cuộc sống 200 năm về trước. Tôi xem rất  kỹ những bàn ghế vật dụng nồi niêu soong chảo thời xa xưa, nhưng nhất định là không thấy vết tích của iPhone7 hay ví xách tay Louis Vuitton.

 

 

 

 

 

 

           

Đây là nơi giặt quần áo ngày xưa:   

 

(kỳ tới: Solvang)

 

Nguyễn Tài Ngọc

March 2017

http://saigonocean.com/index.php/en/

 

 

Tài liệu tham khảo:

http://www.independent.com/news/2017/jan/12/how-many-homeless-santa-barbara/a   

wikipedia