Đi cruise tầu to nhất thế giới,

Harmony of the Seas

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

        Tôi thích đi cruise. Xin lỗi tất cả mọi người từ xóm trên xuống xóm dưới là tôi dùng chữ "cruise" tiếng Anh mà không dịch sang tiếng Việt "tầu du lịch", v́ tôi không nghe quen chữ này. Tầu của các hăng cruise chỉ vào Việt Nam độ chục năm nay, trong khi ở phương Tây kỹ nghệ cruise phôi thai đă bắt đầu từ đầu thế kỷ 20. Chiếc thuyền Titanic chở du khách đi từ Anh sang New York City đắm ở gần Newfoundland Canada khá xa xưa, vào năm 1912.

        Khi nghe chữ "cruise" là tôi liên tưởng ngay đến những chuyến cruise đại, cao lớn, tân tiến tuyệt đẹp đi trên biển cả mênh mông xanh ngát. Trái lại, khi nghe chữ "tầu du lịch", không hiểu sao tôi cứ mường tượng đến tầu cánh ngầm đi từ Bến Bạch Đằng ra Vũng Tầu trên con sông SàiG̣n nhỏ xíu, nước đục ngầu mầu nâu phù-sa, lục b́nh trôi tràn ngập, và thỉnh thoảng những ghe thuyền cực kỳ cũ nát không sơn phết bán ve chai chẳng ai mua chạy b́nh bịch chầm chậm trên sông một cách nặng nhọc với nguy cơ sẽ ch́m bất cứ lúc nào. Rất có thể là v́ từ ngày sang Mỹ tôi chưa bao giờ dùng cái tăm sắt nhỏ xíu mầu vàng một đầu đập dẹp như cái muỗng để lấy ráy tai nên tôi bị lăng tai trầm trọng không hiểu rơ chữ "tầu du lịch", nhưng cho dù có lăng tai hay không, tôi muốn tŕnh bày cho quư ṭa biết là tôi dùng chữ "cruise" tiếng Anh ở đây v́ tôi nghe chữ "tầu du lịch" không quen tai chứ không phải v́ tôi vọng ngoại. Tâm khảm tôi suốt đời là An Nam Mít, lúc nào cũng  muốn "ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn thua" (người nào viết "ao nhà vẫn hơn" cần đi bác sĩ rọi óc xem có bị mát dây thần kinh hay không).

        Nếu ai nghĩ đi cruise tốn kém, không đủ tiền đi th́ tôi xin gióng tiếng chuông chùa là quư vị lầm to như tôi thời c̣n trẻ học Trung học. Thời đó tôi nghèo sát đất, không bao giờ có một đồng bạc trong túi nên xa lánh bạn bè v́ đi đâu chơi cũng phải cần tiền mua thức ăn lặt vặt. Chính v́ cái mặc cảm nghèo này mà tôi không bao giờ giao thiệp thân mật với con gái, chẳng bao giờ cua cô nào v́ ḿnh không có một xu để bao bạn một ly chè đậu đỏ hay một dĩa bột chiên. Nếu ngày đó gặp cô nào tôi cũng cua th́ biết đâu chừng giờ này tôi đă có... mười vợ chứ không phải một vợ như bây giờ? Đi cruise cũng thế, nếu không chịu thử đi một lần trong đời cho biết th́ quư vị đă mất bao nhiêu cơ hội xem những nơi khác trên thế giới, nhất là nếu quư vị tuổi già cú đế như tôi th́ thời gian rất cấp bách, time is of the essence. 

        Thời chỉ có người giầu mới có tiền đi cruise đă xưa lắm rồi, xưa như thời chiếc thuyền Titanic: phần lớn hành khách đi  chiếc tầu Titanic từ Anh sang Mỹ là những người giầu có nổi tiếng quốc tế. Vợ chồng chủ hăng Macy's, ông Isidor Straus và vợ Ida chết theo tầu. Bà Ida từ chối không chịu được cứu, t́nh nguyện chết theo chồng. Thật là gương của một phụ nữ dũng cảm, chung thủy. Tôi th́ khác, nếu vợ chồng tôi kẹt trên tầu Titanic th́ tôi sẽ giành chỗ của vợ tôi để tôi được cứu sống. Những người giầu đi Hạng Nhất First Class trên con tầu Titanic thời bấy giờ giá vé từ 30 đến 870 Bảng Anh. Đổi ra giá trị tiền bây giờ là $3500 US dollars cho đến $101,000 US dollars.

        Trong khi đó, bây giờ một tuần đi cruise ở pḥng có ban-công nh́n ra biển giá trung b́nh  khoảng $1500 dollars/ một người. Hai vợ chồng tốn $3000 dollars đi du lịch không đủ làm Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam cá nhân sập tiệm. Trái lại, cả hai tha hồ có 24 tiếng đồng hồ honeymoon với sóng nước hữu t́nh.

        Tuy rằng số người đi cruise mỗi năm càng tăng - năm 2016  tổng số người đi cruise trên thế giới là 24.2 triệu người -, con số này vẫn c̣n quá ít: nó chỉ bằng một nửa  số du khách đến Las Vegas xem hàng năm!

        Đây là tỷ lệ vùng người ta đi cruise nhiều nhất:

1. Caribbean (vùng biển phía Nam Florida của Mỹ):    33.7%

caribbean_map.gif

2. Mediterranean - Địa Trung Hải     :         18.7%

westmed.gif

3. Những nơi khác                                  :       13.8%

4. Âu Châu (không kể Mediterranean)   :       11.7%

5. Á Châu                                                :       9.2%

6. Úc, New Zealand                                :       6.1%

7. Alaska                                                 :       4.1%

8. Nam Mỹ                                              :       2.7%

 

        Lư do người ta đi cruise nhiều nhất ở Caribbean, vùng biển phía Nam Florida của Mỹ, v́ Mỹ là dân đi cruise nhiều nhất thế giới:

        Số dân đi cruise vào năm 2014:

1. Hoa Kỳ                :       11.21 triệu

2. Đức                    :       1.77 triệu

3. Anh                     :        1.61 triệu

4. Úc                       :       1 triệu

5. Ư                         :       840,000

6. Canada                        :       800,000

7. China                  :       700,000

8. Pháp                    :       590,000

9.Tây-Ban-Nha       :       450,000

        Tôi thích đi cruise v́ nhiều lư do:

- không phải thu dọn valise mở ra xếp vào cho đến cuối cùng chuyến đi.

- tầu chở đi xem nhiều nơi với giá phải chăng.

- thức ăn có sẵn từ sáng đến khuya, khỏi lo nấu nướng.

- room service không tốn tiền, hoặc nếu có th́ chỉ là tiền tượng trưng vài dollar. Tha hồ ở trong pḥng gọi ...French fries!

- hàng quán, pḥng ngủ, tiệm rượu... tất cả trên tầu sang trọng như khách sạn năm sao.

- nhiều phương tiện giải trí.

- hai ngày buổi tối họ đề nghị khách mặc vest, soirée, khung cảnh rất lịch lăm.

- thỉnh thoảng chỉ có hai vợ chồng chúng tôi đi cruise. Nếu có bạn bè tâm đầu ư hợp cùng đi th́ rất vui nhộn, phá hơn chợ vỡ. Nhưng tôi nghĩ vài cặp là đủ rồi, nếu đi chung với nhiều người ít quen biết th́ trở nên "quần chúng", mà "quần chúng" th́ dĩ nhiên sẽ có kẻ làm phiền ḷng hàng xóm đang cần sự yên lặng nghỉ ngơi.

- tha hồ mang dép, mặc quần xà-lỏn vào những nơi sang trọng như nhà ăn, quán nước nghe nhạc.

- bây giờ đi thăm thành phố nào trên thế giới cũng đều thấy khách Trung Quốc (Tôi ngạc nhiên khi thấy quá nhiều du khách Trung Quốc khi đi Quebec tháng 10 vừa rồi; hay ở Mt Rushmore, South Dakota, tượng bốn ông Tổng Thống Mỹ: du khách chỉ là vợ chồng tôi và hai xe bus du khách Trung Quốc). Khách Trung Quốc phần lớn ồn ào, không tư cách lịch sự, có cá tính tía em hừng đông đi cày bừa. Trên cruise rất ít khách Trung Quốc, điển h́nh qua số dân các quốc gia trên thế giới đi cruise tôi liệt kê ở phần trên. 

- đây là điểm tôi thích nhất: trong bẩy ngày trên tầu vợ chẳng trốn đi đâu được, đêm nào nào cũng phải trở về cabin ngủ với chồng!   

 

        Chuyến cruise lần này chúng tôi cùng với hai cặp vợ chồng bạn đi một tuần trên chiếc Harmony of the Seas của hăng Royal Caribbean, khởi hành từ Fort Lauderdale, Florida.

        Harmony of the Seas đóng ở Pháp, hạ thủy tháng 5, 2016 và cùng với chiếc Allure,  đóng đô ở Fort Lauderdale, Florida, trong khi chiếc Oasis đóng đô ở Port Canaveral, cũng ở Florida.

        Harmony, Allure, và Oasis là ba cruise ship "chị em", cùng vào một bậc to nhất thế giới, với trọng tải 225 ngh́n tấn, số hành khách chứa là 5400 người, với số tối đa là 6300 người (nếu có 3,4 người trong một gia đ́nh có con nít ở chung pḥng).

        Thế nhưng trong khi hai chiếc Oasis và Allure tương tự giống nhau không khác một tí nào th́ chiếc Harmony mỗi thứ hơn một tí: trọng tải nặng hơn 1700 tấn, chiều rộng rộng hơn 2.5 ft (gần 8 tấc), chiều dài dài hơn một tí, và số hành khách chở tối đa cũng nhiều hơn, 6780 người (cộng với 2300 nhân viên). Thành thử ra khi nói cruise to nhất thế giới th́ nhất định chỉ là một chiếc: Harmony of the Seas.

        Tôi đă có đi chiếc Oasis nên muốn xem bên trong chiếc Harmony khác chiếc Oasis như thế nào. Tôi khám phá là cả hai hầu như hoàn toàn giống nhau, ngoại trừ Harmony có cầu tuột Ultimate Abyss (cao 12 tầng lầu)

Bionic Bar (quán rượu robot pha chế cocktail cho khách hàng)

tầu Oasis không có, và vài điểm lặt vặt khác.

        trên con thuyền Titanic,
        có dây treo ở siết trên cao. 
                gái trai mập ốm, thấp cao,
        đu sang cái rụp, chả sao, dễ dàng.

 

        riêng tôi v́ tuổi già sức yếu,
        sợ chiều cao, teo quíu ... của giời. 
                người th́ vừa đổ mồ hôi,
        vừa quần ướt đẵm, lạy Trời, no more!

        Harmony đi ba nơi: 1. St Maarten/St Martin, 2. San Juan, Puerto Rico, và 3. Labadee, Haiti. Tôi đă đi ba nơi này và đă đề cập trong những bài trước, nên lần này chỉ xin vắn tắt:

        1. St Maarten/St Martin:     Tầu rời bến Fort Lauderdale vào 5 giờ chiều Thứ Bẩy, lênh đênh trên biển ba đêm, sáng Thứ Ba th́ ghé vào đảo St Maarten/St Martin. Ai mới đi vùng biển Caribbean lần đầu th́ phải chọn tầu ghé vào đảo này v́ nó có lẽ là đảo tôi thích nhất ở vùng Caribbean. Nửa đảo bên phải St Martin thuộc về Pháp có biển khỏa thân Orient Beach.

        Nửa đảo bên trái St Maarten thuộc về Ḥa Lan có phi trường Juliana, một trong những phi trường nguy hiểm nhất thế giới cho khách đi biển v́ phi đạo nằm sát biển, máy bay đáp xuống ngay trên đầu người tắm biển. Lần đến đảo này có bốn tầu cặp bến cùng một lúc, kể cả chiếc Allure và chiếc Harmony của chúng tôi là hai tầu to nhất thế giới nên du khách trên tầu xuống thật đông. Lúc ban chiều khi về, một khúc đường về tầu từ băi biển Sunset ở Juliana Airport,  xe kẹt cứng nối đuôi hàng dài. Tôi nghĩ là sẽ có người trễ tầu nên nếu đi, quư vị nên thận trọng giờ giấc để trở về tầu cho kịp.

        Một lư do nữa tôi thích St Maarten là nơi cặp bến chỉ có phương tiện giao công của chính quyền cho phép mới được vào đón khách. Đo đó, đón taxi đi tour trên đảo rất an toàn và giá phải chăng. 

  

        2. San Juan, Puerto Rico:     Hai ngay kế đó tầu ghé vào San Juan và Labadee. San Juan, Puerto Rico là thuộc địa của Mỹ. Sau khi bị Mỹ đánh bại vào năm 1898, Tây-Ban-Nha nhường Puerto Rico lại cho Mỹ (và Philippines với một số đảo khác).  Tuy là có nhiều người nói tiếng Anh, phần lớn dân nội địa chỉ nói tiếng Spanish. Dân ở Puerto Rico là công dân Mỹ. Nhiều người Puerto Rico v́ dân tộc tính nghĩ họ là người Puerto Rico trước, sau mới là Mỹ (Puerto Rico tham dự Thế Vận Hội vời tư cách là một quốc gia độc lập).

        Dân  Puerto Rico muốn Mỹ nhận Puerto Rico là tiểu bang thứ 51, nhưng chuyện này sẽ không bao giờ xẩy ra. Tôi nghĩ v́ nhiều lư do:

        a. Hawaii cũng là đảo như Puerto Rico nhưng các doanh nhân Mỹ da trắng từ Mỹ sang Hawaii lập nghiệp, đảo chánh vua Hawaii, xem như là chiếm đất Hawaii. Trong khi Mỹ chỉ "thừa hưởng" Puerto Rico qua chinh chiến.

        b. Người nội địa Hawaii quá ít nên bị văn hóa người Mỹ lấn át dễ dàng (như người Mỹ da trắng lấn át văn hóa người mọi da đỏ); trong khi dân Mỹ trú ngụ ở Puerto Rico ít, Puerto Rico ảnh hưởng văn hóa Tây-Ban-Nha, quá khác biệt văn hóa Mỹ. Hơn nữa, dân tộc tính lúc nào cũng mạnh mẽ trong ḷng của mọi người: nhiều người Puerto Rico muốn một quốc gia độc lập, không muốn trở thành một tiểu bang Mỹ.

        c. Mỹ không muốn tài trợ, nuôi Puerto Rico như là một "welfare state".

        d. Chính trị:  V́ là công dân Mỹ nên dân Puerto Rico có quyền sang Hoa Kỳ ở. Florida là nơi gần Puerto Rico nhất nên dân Puerto, đại đa số theo Đảng Dân Chủ, phần lớn  sang ở ba thành phố Miami, Tampa, và Orlando, tiểu bang Florida. Mỗi bốn năm mùa bầu cử, tiểu bang Florida đóng vai tṛ then chốt quyết định Ứng cử viên Đảng nào sẽ là Tổng Thống. Lư do George Bush Con và Trump thắng chức Tổng Thống v́ cả hai thắng sát nút ở Florida với số phiếu Cộng Ḥa. Thua Florida th́ cả hai đă thua ghế Tổng Thống cho Al Gore và Hilary Clinton. Do đó Đảng Cộng Ḥa sẽ không bao giờ cho phép Puerto Rico là tiểu bang thứ 51 của Mỹ v́ dân Puerto Rico sang Florida ở chắn chắn sẽ biến Florida thuộc về Đảng Dân Chủ, bầu cho Tổng Thống Đảng Dân Chủ.

        3. Labadee, Haiti: Labadee là một băi biển riêng của hăng cruise Royal Caribbean, không có một người địa phương. Chỉ có hành khách tầu khi cặp bến xuống đây ngắm biển, phơi nắng, chơi những tṛ chơi biển như đu dây, ca-nô, tầu chở ra xa lặn hụp... tất cả phải trả thêm tiền. Nhân viên đem thức ăn từ trên tầu xuống, BBQ cho khách ăn trưa. Lần đầu tiên đến đây 4, 5 năm trước, tôi nhớ băi biển rất sạch và trong veo v́ tôi c̣n lặn xem cá (tuy rằng là cá nhỏ). Nhưng lần này th́ tôi quá thất vọng v́ băi biển vừa đục ngầu, vừa san hô, xác ṣ ốc khắp nơi, cắt vào bàn chân khiến đi đứng đau đớn rất khó khăn. Ai chưa đi đến đây th́ đừng nên đi.

        Những năm trước đi cruise không khác ǵ lên mặt trăng: liên lạc với đất liền là chuyện impossible. Lần này đi cruise có một sự tiến bộ vượt bực như Neil Armstrong tuyên bố khi vừa đặt chân lên mặt trăng: "Một bước nhỏ của một người b́nh thường nhưng là một bước nhẩy vĩ đại của nhân loại". Trên tầu có Wi-Fi chạy 24 tiếng một ngày! Giá cả cũng không đến nỗi đắt, $80/ một tuần cả chuyến đi. Ngày xưa phải bán vợ mới mua được vài phút Internet. Đă thế nó lại c̣n chạy chập chờn lúc được lúc không, so với bây giờ th́ Wi-Fi chạy rất tốt, tương đối không chậm lắm.

        Tôi đă đưa ra bao nhiêu lư do khuyến khích quư vị nên đi cruise. Nếu ai vẫn c̣n do dự, sợ hăi là sẽ có cảm tưởng xa lạ khi đi cruise th́ tôi xin mách nước, bảo đảm sẽ làm quư vị yên ḷng: khi đi cruise, hai vợ chồng mang theo mỗi người một cái iPad. Đến giờ lên giường ngủ, v́ có Internet nên thay v́ nói chuyện, đàm thoại với nhau th́ cả hai cứ yên lặng không ai nói ǵ hết, chỉ dùng iPad liên lạc với nhau.

         Quư vị sẽ cảm thấy thoải mái, không khí trên tầu y chang như ở nhà tối trước khi đi ngủ!

Nguyễn Tài Ngọc

January 2017

http://www.saigonocean.com/

 

Tài liệu tham khảo:

http://www.usatoday.com/story/travel/cruises/2016/11/04/harmony-seas-cruise-ship/93281116/

https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_largest_cruise_ships