Made in Vietnam

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

        Hoa Kỳ là xứ dư thặng, tất cả mọi thứ không chỉ có một mà ít nhất là từ hai trở lên. Đảo mắt qua một ṿng trong nhà tôi đă thấy ngay những thứ có ít nhất là hai cái: tủ lạnh,  xe hơi, pḥng khách, pḥng ngủ, rest room, bàn giấy, bàn ủi, máy móc dụng cụ thể thao,  máy chụp h́nh, điện thoại, TV, computer, máy in, máy chơi games, hệ thống âm thanh nhạc, đồng hồ... C̣n những thứ từ chục đến  trăm th́ cũng không ít: quần áo, giầy dép, bát đĩa, nồi niêu soong chảo, DVD phim ciné, sách vở, dụng cụ ḱm búa sửa xe, làm vườn, thức ăn hộp. Cái cần thiết có càng nhiều càng tốt th́ mỗi gia đ́nh lại chỉ được một: vợ. Có nhiều hơn một vợ th́ xe phú-lít đến nhà bắt giam bỏ bót. Cái xứ văn minh này xem thế mà thua xa những quốc gia Ả-Rập về ấn định những điều cần thiết.     

        Mười mấy năm trước khi t́m nhà mua, tôi ṭ ṃ vào xem những căn nhà bên trong rộng 5000 square feet (460 mét vuông). Những căn nhà này thật là hoành tráng, rộng mênh mông, pḥng ngủ chính yếu Master bedroom rộng vĩ đại dù rằng nhà đă có 4,5 pḥng ngủ và  pḥng tắm. Restroom của những Master bedroom này to đến nỗi có hai bồn toilette, và bồn tắm đứng có hai hệ thống ṿi nước riêng biệt cho hai người tắm cùng một lúc. Tại sao lại có hai cái giống nhau? Một để cho chồng và một cho vợ! Tôi đồng ư là cơ hội hai vợ chồng cần đi toilette cùng một lúc tuy rằng rất ít khi nào xẩy ra nhưng không phải là không có. Nhưng nếu có th́ dùng toilette khác trong nhà, việc ǵ mà phải có hai bồn toilette trong một pḥng tắm? Để ngửi khí độc ngang ngửa với mùi nước mắm Phan Thiết của nhau? C̣n tắm th́ khi sao chổi xuất hiện th́ may ra hai người mới tắm cùng một lúc. Cho dù bất đắc dĩ cần tắm cùng một lúc th́ thứ nhất là nhà có nhiều pḥng tắm khác dùng được, thứ hai là trong Master bedroom có một bồn tắm nằm và một pḥng tắm đứng, cần ǵ phải xây pḥng tắm đứng rộng gấp đôi để có hai ṿi nước cho hai người tắm chung cùng một lúc? Thật là dư thừa không cần thiết.

        Vợ tôi nói thiết kế như thế để tạo thêm cảnh hấp dẫn romantic khi hai người cùng tắm chung. Tôi xin trả lời là hấp rẫn cái búa. Vợ chồng trẻ tuổi tài cao, thân h́nh c̣n sexy nẩy lửa, làm tiền đủ khả năng  mua nhà to lớn đắt tiền như thế này rất là hiếm. Đại đa số những người mua nhà tráng lệ chỉ là những đấng sồn sồn trăng rụng xuống cầu, và những người tuổi đă trăng tàn bến Ngự này khi đi tắm chỉ chờ đến Tết Trung Thu tắt đèn tối thui để vợ chồng chẳng thấy thân h́nh ác liệt của nhau. Nếu tắm chung thấy thân h́nh đẹp rụng rời của mỗi người trong ánh sáng của ngày nhật thực th́ tôi chắc chắn sẽ là mầm mống của đơn xin ly dị.

        Tuy rằng phàn nàn phụ nữ có quá nhiều quần áo giầy dép, tôi phải thú tội trước Ṭa án Nhân Dân là tôi cũng phạm cùng một tội trạng: cho dù là số quần áo của vợ tôi có lẽ nhiều hơn của tôi gấp ba, bốn lần, tôi cũng có quá nhiều quần áo, giầy dép không cần thiết. Dù rằng tôi không có nhiều giầy dép bằng vợ tôi - nàng có đủ để về SàiG̣n mở tiệm giầy trên đường Nguyễn Đ́nh Chiểu - , chính tôi cũng có đến 13 đôi giầy và 8 đôi dép! My goodness! Ối mèn đét ơi! Làm   một người mang hết 13 đôi giầy và 8 đôi dép? Thành ngữ Mỹ có câu : "The end justifies the means",  nghĩa là “viện lư do cần đạt đến mục tiêu nên phải hành động bất chánh". Ngày xưa ở Việt Nam tôi chỉ có mỗi một đôi giầy Bata trắng, mua v́ đi học bắt mặc đồng phục. Chẳng những đi học không thôi mà đi khắp mọi nơi lúc nào cũng dùng có mỗi một đôi giầy đó. Bây giờ ở Mỹ th́ không, mỗi một thứ sinh hoạt phải mang một đôi giầy cho phù hợp:  giầy trịnh trọng đi ăn đám cưới cô Thắm về làng, giầy đi làm, giầy tennis, giầy leo núi, giầy chạy bộ, giầy làm vườn, giầy bowling. Có đi hết đường ṃn Hồ Chí Ḿnh từ Bắc vào Nam cũng không cách nào ṃn tất cả giầy tôi có, thế nhưng mua th́ vẫn cứ mua v́ bị thu hút vào xă hội mua sắm không ngừng của Mỹ.

        V́ có mặc cảm phạm tội phung phí môi trường, đă mấy năm nay tôi không mua sắm quần áo. Nhưng cho dù có quyết chí đến đâu, tuần vừa rồi tôi vẫn phải đi mua vài quần dài loại chơi tennis hay chạy bộ.  Gia tài tôi có hai cái quần dài thể thao dùng đă mười lăm năm nay nhưng nó đă rách rưới khá nhiều. Tôi đă dùng máy may vá vài lần v́ nghĩ vất đi th́ phí của giời. Thế nhưng có hà tiện đến đâu th́ cũng đă đến lúc phải vất hai cái quần này vào sọt rác v́ nó quá bệ rạc. Nó không phải là t́nh nghĩa vợ chồng nên chẳng có ǵ luyến tiếc. Từ lúc mua cái máy may v́ tức tối lên lai quần quá đơn giản mà vợ tôi cứ mang ra tiệm cho họ làm, số quần áo tôi lên lai hay vá ở nhà đă tiết kiệm cho tôi đủ tiền mua một chiếc Mercedes, thành ra mua thêm vài cái quần thể thao cũng không thể nào khánh tận Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

        Tôi mua ba cái quần đủ nhăn hiệu khác nhau. Nhăn hiệu khác nhau chỉ là một sự t́nh cờ v́ tiêu chuẩn tiên quyết của tôi khi đi mua sắm là rẻ. Và cũng là một sự t́nh cờ mà ba cái quần do ba nước khác nhau làm: Made in China, Made in Bangladesh, và Made in Vietnam.

        Quần áo ở Mỹ hầu hết là nhập cảng v́ Mỹ không thể nào cạnh tranh với lương nhân công của nước ngoài, và t́m được người Mỹ trắng ngồi đạp máy may một ngày tám tiếng th́ khó hơn ṃ kim đáy bể. Đại đa số quần áo bán ở Mỹ là Made in China, 10 cái th́ chắc 4 là làm ở China. Phần c̣n lại là Made in India, Bangladesh, Jordan, Philippines, Indonesia, và gần đây số lượng mỗi ngày mỗi nhiều: Made in Vietnam.

        Hơn hai chục năm đầu tôi sống ở Mỹ, chẳng có thứ ǵ Made in Vietnam. Thế nhưng sau khi Tổng Thống Clinton băi bỏ lệnh cấm vận Việt Nam vào ngày 3 Tháng 2 1994 (một phần cũng nhờ Việt Nam thay đổi chính sách kinh tế Đổi Mới vào năm 1986, bỏ chính sách kinh tế Trung Ương Đảng đầu năo phân phối theo kiểu Cộng Sản Nga-Sô sang thị trường cung cầu tự do của Tư Bản), và rồi hai nước kư kết Hiệp Ước Thương mại song phương (bilateral trade agreement) vào năm 2000, th́ bắt đầu sau đó, hàng hóa ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện ở Hoa Kỳ.

        Các cường quốc giầu mạnh v́ nền kinh tế của họ là sản xuất chế tạo. Khi gia nhập thị trường thế giới, Việt Nam chúng ta c̣n trong thời kỳ phôi thai, nước ngoài không vào đầu tư mở hăng xưởng nên chỉ xuất cảng tài nguyên sẵn có. Mười mấy năm trước đây khi vào chợ người Việt ở khu Santa Ana, trông thấy một món hàng xuất cảng từ Việt Nam sang Mỹ làm tôi ngạc nhiên lẫn thú vị: cá kho tộ. Sự thú vị ở đây không phải là cá, mà là tộ. Chẳng những chỉ bán cá mà bán luôn cả nồi sứ, khách mua về để cả nồi sứ và cá hâm lại trên bếp, xong chỉ có việc ăn.

        Ai ở Mỹ nghĩ rằng hàng hóa thức ăn nhập cảng vào Mỹ là an toàn xa lộ, hợp thức tiêu chuẩn vệ sinh sạch sẽ gắt gao, th́ lầm to như bản nhạc "Lầm:  Anh đă lầm đưa em sang đây. Cho tâm hồn tan nát từng ngày..." do nhạc sĩ Lam Phương cảm tác khi nhận thấy ḿnh lầm to đưa vợ là bà Túy Hồng chạy tỵ nạn sang Mỹ để rồi vợ bỏ ḿnh đi lấy chồng khác.

        Hầu hết thức ăn nhập cảng vào Mỹ gửi bằng đường thủy. Trong năm 2011, số lần hàng hóa chở bằng tầu đến Mỹ là 24 triệu lần. Con số này nhẩy vọt gấp bốn lần từ 6 triệu lần nhập cảng vào Mỹ năm 2011. Bạn thử đoán xem trong 24 triệu kiện hàng này th́ tỷ lệ hàng hóa được nhân viên FDA (Food and Drug Administration) - Cục Quản lư Thực phẩm và Thuốc men - thật sự rờ mó khám xét là bao nhiêu không?

        A. 74.2%

        B. 36.8%

        C.  1.4%

        Nếu bạn chọn A hay B th́ bạn cũng lầm như nhạc sĩ Lam Phương. Câu trả lời là C, chỉ có 1.4%. Cho dù FDA càng ngày càng phải nhờ cậy vào artificial intelligence ("thông minh nhân tạo": máy móc, vi tính có thể làm những việc con người làm như dùng mắt quan sát, nghe và hiểu người khác nói, thông dịch ngôn ngữ, quyết định phải trái....), nhưng số lực lượng nhân viên thanh tra F.D.A. investigators của toàn nước Mỹ quá ít -1,800 người-, th́ nếu có hăng thực phẩm nào ở Việt Nam muốn gửi lậu mắm ruốc kỳ-nhông bằng tầu một trăm lần sang Mỹ th́ tôi cũng không ngạc nhiên một trăm lần đều qua thoát Hải Quan Hoa Kỳ.

        Trở lại chiếc quần tôi mua Made in Vietnam. Trong ṿng mười năm trở lại đây China có một đối thủ nhập cảng quần áo vào Mỹ: Việt Nam. Tuy China vẫn là quốc gia xuất cảng quần áo vào Mỹ nhiều nhất nhưng con số này mỗi năm mỗi giảm, so với Việt Nam càng ngày càng gia tăng, bây giờ là quốc gia thứ nh́ xuất cảng áo quần sang Mỹ. Lư do cho sự tăng giảm này là nhiều công ty ngoại quốc di chuyển hăng xưởng từ China sang Việt Nam v́ môi trường và lương bổng ở Việt Nam thuận lợi hơn ở China.

        Đây là thống kê số lượng tiền quần áo quốc tế xuất cảng vào Mỹ năm 2013 (tỷ dollars):

        Con số ở trên chỉ là quần áo, chưa kể giầy dép. Năm 2013, Việt Nam xuất cảng 8.3 tỷ dollars giầy dép đi khắp thế giới với thị trường nhập cảng nhiều nhất là Thị Trường Chung Âu Châu, 2.9 tỷ dollars, thứ nh́ là Hoa Kỳ với 2.74 tỷ dollars.

        Tại sao Việt Nam xuất cảng giầy dép, nhất là sang Mỹ,  nhiều quá thế? Một trong những câu trả lời là Nike: Nike bán 32 tỷ dollars vào năm ngoái và Việt Nam là một trong những quốc gia mà Nike có nhiều hăng xưởng đóng giầy Nike.   

        Quần áo và giầy dép của Việt Nam bán sang Mỹ là một con số đại khổng lồ, so với các món hàng khác Việt Nam xuất cảng qua Mỹ. Thống kê của năm 2009 trong h́nh dưới đây  cho thấy năm món hàng Việt Nam xuất cảng/ nhập cảng với Mỹ nhiều nhất:

        Hoa Kỳ/ Việt Nam nhập cảng/xuất cảng, 2009 (triệu dollars):

        Ảnh bên trái là năm thứ Mỹ xuất cảng nhiều nhất sang Việt Nam : Máy móc (Machinery), Xe hơi (Automobiles), Bông g̣n (Cotton), Thức ăn gia súc và Vật liệu (Animal Feed and Materials), Vật liệu plastic (Plastic Materials).

        Ảnh bên phải là Mỹ nhập cảng nhiều nhất từ Việt Nam: Vải và Quần áo (Textiles and Garments), Gỗ và Sản phẩm gỗ (Wood and Wood Products), Giầy Dép (Footwear), Thủy Sản (Fishery Products), Dầu thô (Crude Oil).

nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/United_States%E2%80%93Vietnam_trade_relations

        Để kết thúc bài viết, sau đây là thống kê Việt Nam xuất cảng và nhập cảng nhiều nhất với  những quốc gia trên thế giới trong năm 2014 (http://atlas.media.mit.edu/en/profile/country/vnm/ ):

Quốc gia Việt Nam xuất cảng nhiều nhất:

Thứ Tên                 Trị giá hàng hóa            Tỷ lệ      

hạng                        xuất cảng (tỷ dollars)

 

 1     Hoa Kỳ            $29,90                             18.0%

 2     China              $17.50                             11.0%

 3     Japan               $15.20                             9.2%

 4     Hàn Quốc        $ 7.92                              4.8%

 5     Đức                 $ 7.64                              4.6%

 6     Hong Kong     $ 5.26                              3.2%

 7     U.A.Emirates  $ 4.61                              2.8%

 8     Malaysia         $ 4.54                              2.8%

 9     Úc                   $ 4.49                              2.7%

10    Anh                 $ 4.04                              2.4%

11    Pháp                $ 4.00                              2.4%

12    Thái Lan         $ 3.90                              2.4%

13    Ấn Độ             $ 2.68                              1.6%

14    Nga(10 tháng) $ 1.20

 

Mười quốc gia Việt Nam xuất cảng nhiều nhất, 2014(tỷ dollars):

 

 

 

Quốc gia Việt Nam nhập cảng nhiều nhất:

Thứ Tên                 Số tiền hàng hóa            Tỷ lệ      

hạng                        nhập cảng (tỷ dollars)

 

 1     China              $44.70                             30.0%

 2     Hàn Quốc        $21.70                             14.0%

 3     Japan               $11.90                             7.9%

 4     Singapore        $ 7.98                              5.3%

 5     Thái Lan         $ 7.58                              5.0%

 6     Hoa Kỳ            $ 5.91                              3.9%

 7     HongKong      $ 4.66                              3.1%

 8     Malaysia         $ 4.37                              2.9%

 9     Ấn Độ             $ 3.45                              2.3%

10    Úc                   $ 2.71                              1.8%

11    Đức                 $ 2.64                              1.7%

12    Indonesia         $ 2.63                              1.7%

13    Brazil              $ 1.66                              1.1%

14    Nga(10 tháng) $   .60

 

Mười quốc gia Việt Nam nhập cảng nhiều nhất,2014(tỷ dollars):

 

 

        Trong bất cứ lănh vực nào: cá nhân, gia đ́nh, tập thể, trường học, công ty, hăng xưởng, thành phố, tỉnh lỵ, .... tất cả chỉ có thể sống đời hưng thịnh nếu thu vào nhiều hơn chi ra, bán ra nhiều hơn mua vào. Quốc gia cũng thế, mua bán với các nước khác làm sao để cho hàng hóa bán ra  nhiều hơn mua vào th́ kinh tế mới phồn thịnh, đời sống dân chúng mới sung túc.

 

        Từ hai thống kê trên, đây là danh sách và số tiền chênh lệch của các quốc gia mà Việt Nam bán ra nhiều hơn mua vào, năm 2014 (tỷ dollars):

 

1.     Hoa Kỳ                    + $23.99 

2.     Đức                        + $ 5.00

3.     U.A.Emirates          + $ 4.10

3.     Anh                         + $ 3.37

4.     Japan                       + $ 3.30

5.     Pháp                        + $ 2.93

6.     Úc                           + $ 1.78

7.     Canada                    + $ 1.65

 

        đây là sự chênh lệch Việt Nam mua vào nhiều hơn bán ra, năm 2014 (tỷ dollars):

 

1.     China                      - $27.20

2.     Hàn Quốc                - $13.78

3.     Singapore                - $ 7.70

4.     Thái Lan                 - $ 3.68

5.     Ấn Độ                     - $   .77

 

        Nh́n hai danh sách trên, một người có thể kết kuận:

1. Số tiền buôn bán chênh lệch Việt Nam thu vào từ Hoa Kỳ có lợi cho Việt Nam, gần 24 tỷ dollars, là một con số vĩ đại so sánh với tất cả các quốc gia khác.

2. Ngoại trừ United Arab Emirates, sáu quốc gia Việt Nam thu vào tiền chênh lệch bán nhiều hơn mua có lợi cho Việt Nam  đều là các cường quốc của thế giới tự do.

3.  Bạn đồng minh đại của Việt Nam, China, là nước "làm tiền" Việt Nam nhiều nhất. Con số Việt Nam phải mua vào nhiều hơn là bán ra từ China cũng là một con số đại: -$27.2 tỷ dollars.

4. Nga là một nước nghèo nàn, ít buôn bán với Việt Nam. Thật sự ra, kinh tế Nga lệ thuộc hơn 50% về bán dầu hỏa, hơi khí. Trong năm 2011, Nga xuất cảng $168.7 tỷ dollars dầu hỏa, với tỷ lệ 50.6% của tổng sản phẩm xuất cảng của Nga. Sản phẩm xuất cảng thứ nh́ của Nga chỉ là tỷ lệ 4.5% của tổng sản phẩm: sắt thép (14.9 tỷ), thứ ba là phân bón, 8.6 tỷ dollars (2.6%).

 

Nguyễn Tài Ngọc

December 2016

http://saigonocean.com/

 

 

Tài liệu tham khảo:

http://www.worldstopexports.com/russias-top-10-exports/

http://vccinews.com/news_detail.asp?news_id=29438

http://www.lop.parl.gc.ca/Content/LOP/ResearchPublications/2014-60-e.html

http://atlas.media.mit.edu/en/profile/country/vnm/

http://www.census.gov/foreign-trade/balance/c5520.html

https://www.statista.com/topics/1243/nike/

https://www.usitc.gov/research_and_analysis/tradeshifts/2012/textiles.htm

http://fivethirtyeight.com/datalab/where-the-u-s-gets-its-clothing-one-year-after-the-bangladesh-factory-collapse/

http://foodsafety.news21.com/2011/imports/border/

http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=743&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20chuy%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%81&Group=ph%C3%A2n%20t%C3%ADch